Mục lục
Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng từ trần
Tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Việt Nam, cùng nhiều tờ báo chính thức khác, vừa thông báo tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã qua đời hôm nay, 19/07/2024, vào lúc 13 giờ 38 phút, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ở Hà Nội, “sau một thời gian lâm bệnh”, thọ 80 tuổi. Theo tờ báo này, các cơ quan lãnh đạo của Việt Nam sẽ có “Thông cáo đặc biệt” về tổ chức Lễ Quốc Tang cho ông Nguyễn Phú Trọng. Như vậy ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư đầu tiên kể từ thời Lê Duẩn qua đời khi đang tại chức. Lên làm tổng bí thư từ năm 2011, ông cũng là lãnh đạo Đảng đầu tiên cầm quyền 3 nhiệm kỳ liên tiếp. Ông Nguyễn Phú Trọng là người đã phát động chiến dịch chống tham nhũng quy mô nhất từ trước đến nay. Tình hình sức khỏe của tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam được hiểu là đã rất nguy kịch sau khi hôm qua Bộ Chính trị thông báo là ông Nguyễn Phú Trọng phải tạm ngưng làm việc để “tập trung điều trị tích cực”, đồng thời thông báo là chủ tịch nước Tô Lâm thay thế ông để điều hành Đảng.Sau đó, báo chí chính thức loan tin là các lãnh đạo chế độ Hà Nội đã vào tận bệnh viện để trao cho ông Nguyễn Phú Trọng Huân Chương Sao Vàng để tặng thưởng “những công lao, đóng góp to lớn, đặc biệt xuất sắc” của tổng bí thư đảng. Ngay từ hôm qua, báo chí chính thức của Việt Nam cũng đã đăng các hình ảnh tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của ông Nguyễn Phú Trọng, kèm theo tiểu sử của ông.
Sự ra đi của ông Trọng ảnh hưởng đến tương lai chính trị Việt Nam như thế nào?
Thông tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tập trung điều trị bệnh và Chủ tịch nước Tô Lâm được Bộ Chính trị phân công thay quyền ông Trọng điều hành công việc của Đảng CSVN được đưa ra cùng với đồn đoán là ông Tô Lâm sẽ kiêm nhiệm cả hai vị trí tổng bí thư và chủ tịch nước. Như vậy ngay cả khi lúc này ông Trọng vẫn còn sống, ông đã rời khỏi quyền lực thực tế. Sự “ra đi” về mặt quyền lực của ông Trọng giữa nhiệm kì của đại hội 13 sẽ ảnh hưởng thế nào đến chính trị Việt Nam trong tương lai? Các chuyên gia, các nhà quan sát trong nước và quốc tế chia sẻ với RFA về vấn đề này. Lãnh tụ cộng sản Cu Ba là Phidel Castro từng nói “cách mạng không bao giờ nghỉ hưu”, và bản thân Phidel cũng không nghỉ hưu, làm tổng bí thư đến chết. Đối với Giáo sư Zachary Abuza, ông Trọng sẽ được ghi nhớ vì nhiều điều. Trong đó, điều đầu tiên ông Trọng sẽ được ghi nhớ là nhiệm kỳ Tổng Bí thư thứ ba chưa từng có của ông đã phá vỡ quy tắc hai nhiệm kỳ được thiết lập từ thời kỳ Đổi mới 1986. Và theo hầu hết các nhà phân tích, quyết định không về hưu sau nhiệm kỳ 2 của ông Trọng là quyết định ảnh hưởng lớn đến chính trị Việt Nam về sau. Trao đổi với RFA, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát chính trị Việt Nam ở Hà Nội, nhận định rằng quyết định không về hưu sau khi hết hai nhiệm kỳ của ông Trọng gắn liền với nhiều thất bại khác của ông Trọng, trong đó, thất bại lớn nhất là không tìm được người kế vị ở thời điểm đó.
Những sự thật đằng sau Quyết định 613 phân công Bộ trưởng Lương Tam Quang làm kinh tế
Đế chế Tô Lâm’ không phải bây giờ mới hình thành. Nhưng với tốc độ suy sụp về sức khỏe của Tổng bí thư, tân Chủ tịch nước đã chủ động tăng tốc một số ‘công tác chuẩn bị’ cho Hội nghị Trung ương 10 sắp tới và cho cả Đại hội 14 sang năm nữa. Nhờ đó, những sự thật được che dấu sau Quyết định số 613/QĐ-TTg đã hé lộ.Cuộc cách mạng cung đình của tân Chủ tịch nước Tô Lâm trên thực tế là ‘vô tiền khoáng hậu’ thật! Tuy nhiên, nó cũng không thể ‘đổ bộ’ một cách dữ dội vào đất liền như ‘những cơn bão cấp 10 – 13’, tính theo cả vận tốc lẫn mức độ hủy hoại môi trường kinh tế – xã hội. Đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 613/QĐ-TTg về việc phân công Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang chủ trì làm việc với hai địa phương (thành phố Đà Nẵng và tỉnh Hưng Yên) về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, tháo gỡ các khó khăn về nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật, kỷ cương hành chính… và các vấn đề khác nổi lên trên địa bàn (1) Tuy nhiên, có những sự thật mà Đảng và Nhà nước này đã ‘giấu nhẹm’, còn ‘truyên thông quốc doanh’ thì mù lòa, không biết ất giáp là gì, mà có biết chắc gì đã được trưng lên mặt báo. Thứ nhất, đó là việc phải vô hiệu hóa đòn trấn yểm tại Công trình Bắc Hưng Hải. Công trình này do Trung Quốc cố vấn nhằm mục đích tưới tiêu, cấp nước và phòng chống lũ lụt cho một vùng rộng lớn bao gồm các tỉnh như Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/what-behind-decision-613-07162024101133.html
6 người Việt chết trong khách sạn 5 sao ở thủ đô Bangkok
Có 6 người được phát hiện chết tại khách sạn 5 sao Grand Hyatt Erawan ở trung tâm thủ đô Bangkok vào hôm 16/7, bao gồm 4 người Việt Nam và 2 người gốc Việt. Họ gồm 3 nam và 3 nữ, chết do trúng độc.Theo thông tin từ buổi họp báo có sự tham gia của Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin vào tối 16/7, vào lúc 16 giờ cùng ngày, có 6 người được phát hiện đã chết trong một căn phòng của khách sạn Grand Hyatt Erawan.Những người này được xác định gồm 4 người Việt Nam và 2 người Mỹ gốc Việt. Những người chết gồm có 3 nam và 3 nữ.Cảnh sát nghi ngờ họ đã tử vong trong 24 giờ qua, có thể là khoảng sau 13 giờ 55 ngày 15/7.Cảnh sát tình nghi có thể còn một người Việt Nam thứ bảy nhưng chưa rõ tung tích người này.Không có vết thương nào được tìm thấy trên cơ thể các nạn nhân.Các nạn nhân sau đó được xác định là chết do trúng độc, theo báo Bangkok Post.Truyền thông địa phương đưa tin có thể họ đã trúng độc xyanua.Hai người mang quốc tịch Mỹ chết là Chong Sherine (56 tuổi) và Dang Van Hung (55 tuổi).Bốn người Việt Nam chết là Nguyen Thi Phuong Lan (47 tuổi), Pham Thanh Hong (49 tuổi), Tran Dinh Phu (37 tuổi) và Nguyen Thi Phuong (46 tuổi).
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cy08vr8lrz3o
Hé lộ vụ tranh chấp đầu tư dẫn tới nhóm người Việt bị đầu độc ở Bangkok
Phó cục trưởng Cục Cảnh sát đô thị Thái Lan Nopasilp Poonsawat, ngày 17.7 đã xác định nghi phạm nói trên là bà Sherine Chong (56 tuổi), Nhân viên khách sạn cho hay bà Chong đã đợi một mình ở phòng 502 trên tầng 5 của khách sạn Grand Hyatt Erawan ở Bangkok khi các nạn nhân đến phòng đó hôm 15.7, theo tờ Bangkok Post hôm nay 18.7.Trước đó, bà Chong đã gọi đồ ăn và trà từ nhân viên phục vụ phòng, nhưng sau đó từ chối để người phục vụ pha trà cho mình, nói rằng bà sẽ tự pha.Camera an ninh đã ghi lại hình ảnh 4 người Việt và một người Mỹ gốc Việt khác mang theo hành lý vào phòng nói trên. Từ 14 giờ 17 phút ngày 15.7 không có ai rời khỏi phòng. Đến tối 16.7, một người giúp việc tìm thấy 6 thi thể trong phòng, trong đó có thi thể của bà Chong.Cũng theo ông Poonsawat, nghi phạm đã mời 5 người còn lại đến đầu tư vào một số dự án xây dựng. Trong số đó có một cặp vợ chồng được cho là đã đầu tư số tiền tương đương 10 triệu baht (hơn 7 tỉ đồng) vào một dự án xây bệnh viện ở Nhật Bản. Khi dự án không có tiến triển, họ đã có hành động pháp lý.Sáu người sẽ gặp nhau tại tòa trong hai tuần nữa, nhưng bà Chong đã mời năm người gặp nhau để đàm phán ngoài tòa. Họ đến Bangkok không cùng một lúc và ở những phòng khác nhau tại khách sạn 5 sao nói trên.Năm người Việt và gốc Việt đã trả phòng vào trưa 15.7, nhưng bà Chong vẫn giữ phòng 502 và mời họ quay lại để nói chuyện lần nữa. Bà đã gọi đồ ăn và trà cho họ.Cảnh sát Thái Lan cho hay dư lượng xyanua được tìm thấy trong 6 tách trà đã được dùng trong phòng 502. Cảnh sát đang truy tìm nguồn gốc của chất độc này, theo Bangkok Post.
Cựu Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Hồng bị bắt do dính líu vụ án ở Tập đoàn CN Cao su Việt Nam
Cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP HCM) kiêm cựu Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 09 – bà Nguyễn Thị Hồng, vào ngày 15/7 vừa qua bị bắt do dính líu vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa-Vũng Tàu, Bộ Tài nguyên-Môi trường và các đơn vị liên quan.Cáo buộc đối với bà Nguyễn Thị Hồng là “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) thuộc Bộ Công an Việt Nam ra quyết định vừa nêu đối với bà Nguyễn Thị Hồng. Ngoài ra, trong cùng vụ còn có ba người khác cùng chịu những lệnh gồm khởi tố bị can, bắt để tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nhà và nơi làm việc.Đó là ông Trần Ngọc Thuận – nguyên Thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT), Tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam, về tội “nhận hối lộ”; hai ông Võ Sỹ Lực – nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cao su Việt Nam; và Trần Thoại – Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Cao su Việt Nam, cùng về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.”Vào ngày 23/5 vừa qua, Cơ quan CSĐT thuộc Bộ Công an Việt Nam đã khởi tố chín cựu lãnh đạo Tập đoàn Cao su Việt Nam trong vụ án vừa nêu liên quan đến khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, TP HCM.
Bà Bùi Thị Minh Hoài làm Bí thư Thành ủy Hà Nội
Chiều 17/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc và lãnh đạo các bộ, ngành, thành phố Hà Nội.Cụ thể, theo quyết định của Bộ Chính trị, bà Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương thôi tham gia Ban Bí thư, thôi chức vụ Trưởng ban Dân vận Trung ương; điều động, phân công, chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.Bà Bùi Thị Minh Hoài 59 tuổi; Thạc sĩ, Cử nhân Luật; Cao cấp lý luận chính trị; quê huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng khóa 13; Ủy viên Trung ương Đảng khóa 10 (dự khuyết), 11, 12, 13.Bà Bùi Thị Minh Hoài từng giữ nhiều chức vụ như Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Hà Nam; Bí thư Thành ủy Phủ Lý; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam.
https://vietnamnet.vn/ba-bui-thi-minh-hoai-lam-bi-thu-thanh-uy-ha-noi-2302444.html
CEO Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan bị bắt
Bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai, vừa bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) khởi tố bị can, bắt tạm giam hôm 19/7.Bà Loan, 64 tuổi, bị cáo buộc vi phạm pháp luật trong việc chuyển nhượng dự án 39-39B Bến Vân Đồn. Bà Loan bị khởi tố với tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự.Hành vi vi phạm cụ thể của bà Loan hiện chưa được công bố. Trong sáng 19/7, công an đã khám xét biệt thự của bà Loan trên đường Trần Quốc Thảo, quận 3, TP HCM; thu giữ hàng chục thùng tài liệu, giấy tờ phục vụ công tác điều tra.Vụ khám xét được thực hiện khi C03 mở rộng điều tra vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa và các đơn vị liên quan dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, quận 4, rộng hơn 6.200 m2.C03 cho biết đang củng cố tài liệu, chứng cứ của các bị can, trong khi tiếp tục mở rộng điều tra các sai phạm khác của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai và các cá nhân, tổ chức có liên quan để thu hồi tài sản cho nhà nước.Trong vụ án liên quan tới Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, hôm 15/7, C03 đã khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Hồng, cựu Phó Chủ tịch UBND TP HCM, về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c724vx94zpwo
Nguyên cán bộ Phòng Tài Nguyên- Môi trường TP Phú Quốc bị bắt
Ông Phù Chí Hòa- nguyên cán bộ Phòng Tài nguyên- Môi trường (TN-MT) thành phố Phú Quốc vào ngày 19/7 bị khởi tố và bị bắt giam về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) thuộc Công an tỉnh Kiên Giang trong cùng ngày cho biết những biện pháp vừa nêu đối với ông Phù Chí Hòa được tiến hành vì có liên quan đến công tác mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại huyện Phú Quốc, nay là thành phố Phú Quốc, từ năm 2017. Vào thời điểm đó ông Phù Chí Hòa là tổ phó Tổ Văn phòng thuộc Phòng TN-MT huyện Phú Quốc.Cơ quan CSĐT cho biết vào năm 2018, ông Phù Chí Hòa được giao nhiệm vụ xác minh làm rõ nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của những thửa đất tại ấp 2, xã Cửa Cạn, huyện Phú Quốc. Ông Hòa đã tham mưu cho lãnh đạo Phòng TN-MT ký văn bản tham mưu cho cấp trên là Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dẫn đến thiệt hại cho công quỹ hơn 21 tỷ đồng.Các biện pháp của Cơ quan CSĐT thuộc Công an tỉnh Kiên Giang đối với ông Phù Chí Hòa như vừa nêu được nói là diễn biến mới nhất liên quan vụ ông Võ Duy Phong- nguyên công chức địa chính xã Cửa Cạn và ông Hà Việt Hùng- nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Cửa Cạn.Cả hai ông này bị Công an khởi tố hồi ngày 7/1 vừa qua.
Các tổ chức xã hội dân sự: Việt Nam cần sớm công nhận công đoàn độc lập
Hôm 15/7/2024, nhiều hội đoàn xã hội dân sự trong và ngoài Việt Nam đã cùng gửi thông cáo “Tuyên bố về quyền thành lập nghiệp đoàn độc lập của người lao động Việt Nam”. Thông cáo này được gửi đến Nhà nước Việt Nam, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, các nước tham gia các hiệp ước thương mại như CPTPP, IPEF. Trao đổi với RFA, ông Nguyễn Tiến Trung, một nhà hoạt động tham gia soạn thảo văn bản này, đã chia sẻ về lý do ông và các nhà hoạt động khác viết thông cáo về quyền thành lập nghiệp đoàn độc lập của công nhân và người lao động Việt Nam vào thời điểm này. Theo ông, chính quyền Việt Nam đã liên tục có những động thái nhằm trì hoãn, thậm chí thủ tiêu quyền lợi chính đáng này của giai cấp công nhân Việt Nam. Cụ thể, ông Nguyễn Tiến Trung chỉ ra ba vấn đề thôi thúc ông và các nhà hoạt động khác lên tiếng về vấn đề nêu trên.Vấn đề thứ nhất là chính quyền Việt Nam đã không ban hành thông tư, nghị định để hướng dẫn chi tiết cách thức người công nhân có thể đăng ký thành lập nghiệp đoàn độc lập. Ông nói: “Tôi xin nhấn mạnh là người công nhân chỉ cần “đăng ký” chứ không phải “xin phép” chính quyền vì đó là quyền tự do thành lập nghiệp đoàn. Trong khi đó, để đối phó với quốc tế, chương 13 Bộ Luật Lao Động đã cho phép công nhân thành lập Tổ Chức Đại Diện Người Lao Động Tại Cơ Sở. Việc cố tình không ban hành thông tư, nghị định rõ ràng là để trì hoãn không cho người lao động thực hiện quyền của mình. Năm 2023 là thời hạn chót để công nhân Việt Nam có quyền thành lập nghiệp đoàn độc lập theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhưng bây giờ đã qua nửa sau của năm 2024.”
Một người bị 7 năm tù vì cáo buộc ‘xúc phạm đảng, Hồ Chí Minh’
HƯNG YÊN, Việt Nam (NV) – Một phiên tòa diễn ra từ ba ngày trước tại tỉnh Hưng Yên nhưng nay mới được công luận bên ngoài tỉnh này chú ý. Đó là ông Phạm Văn Chờ, 60 tuổi, ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, bị kết án bảy năm tù với cáo buộc “xúc phạm đảng và Hồ Chí Minh.”Báo Hưng Yên dẫn cáo trạng vụ án quy chụp rằng bị cáo Phạm Văn Chờ sử dụng danh khoản Facebook “Phạm Chờ” và “Nguyễn Minh Tân” để phát livestream, chia sẻ hình ảnh, bài viết “xúc phạm đảng và Hồ Chí Minh.”Ông Chờ bị bắt hồi đầu Tháng Giêng, bị công an tịch thu đĩa DVD, Iphone 7Plus, thẻ ATM.Từ chiếc điện thoại bị tịch thu, Công An Tỉnh Hưng Yên có được “tang vật” là 31 trang in ra từ hai danh khoản Facebook nêu trên.Theo công an, những gì bị cáo Chờ đăng tải trên mạng xã hội là “xúc phạm vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc” và “tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của nhà nước.”Khi bị bắt, ông Phạm Văn Chờ khai rằng mình không có đồng phạm, không câu kết, móc nối với các “thế lực thù địch” bên ngoài Việt Nam.Sau khi tòa công bố phán quyết dành cho ông Chờ, báo Hưng Yên đưa tin với tiêu đề “Giá đắt cho kẻ chống phá nhà nước.”Theo bản tin, tại phiên tòa, “bị cáo vẫn ngoan cố, quanh co biện minh” nhưng rồi “phải cúi đầu nhận tội” trước “những lập luận sắc bén và bằng chứng không thể chối cãi.”
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/hung-yen-ket-an-ong-cao-nien-vi-xuc-pham-dang-ho-chi-minh/
Cán bộ, nhân viên Trung tâm Đăng kiểm 29.02S chịu án treo theo tội nhận hối lộ
Tòa án huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội vào ngày 16/7 tuyên án nhóm 10 cựu cán bộ và nhân viên Trung tâm Đăng kiểm Xe cơ giới đường bộ 29.02S (TT 29.02S) về tội “nhận hối lộ”.Truyền thông Nhà nước loan tin, dẫn các bản án do Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên đối với các hai cán bộ lãnh đạo gồm Nguyễn Khánh Tùng-cựu Giám đốc TT 29.02S; Nguyễn Khánh Hưng-cựu Phó Giám đốc TT 29.02S; và tám đăng kiểm viên TT 29.02S là Nguyễn Trọng Tâm; Phạm Văn Vương; Trần Ngọc Lâm; Vũ Quang Huy; Hà Đại Dương; Đào Ngọc Giang; Nguyễn Công Ước và Dương Văn Sinh.Ông Nguyễn Khánh Tùng bị 33 tháng tù; ông Nguyễn Khánh Hưng – 31 tháng tù; tám người còn lại từ 26 đến 30 tháng tù; nhưng tất cả 10 người đều được hưởng án treo.Tội danh đối với 10 người là “nhận hối lộ”.Cáo trạng nêu rõ TT 29.02S từ năm 2020 đến năm 2022 dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Nguyễn Khánh Tùng đã nhận tiền của các tài xế đến đăng kiểm để bỏ qua một số lỗi. Mức phải nộp cho mỗi xe ô tô con là khoảng 100.000 đồng; còn xe tải và xe khách là khoảng 200.000 đồng. Số tiền thu mỗi ngày từ 500.000 đến 600.000, có ngày lên một triệu đồng.
Chủ tịch và Phó chủ tịch huyện ra toà vì tham ô tiền tiếp khách
Các cựu Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, cùng các quan chức khác thuộc huyện này vừa phải ra toà vào ngày 15/7 với cáo buộc tội tham ô tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và mua bán trái phép hoá đơn.Truyền thông Nhà nước cho biết, có tổng cộng 23 bị cáo phải ra hầu toà trong vụ án này. Số tiền mà các bị cáo gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước được xác định là hơn 3,4 tỷ đồng, theo cáo trạng được báo trong nước trích đăng.Theo cáo trạng, từ năm 2019 – 2021, UBND huyện Chợ Mới còn nợ tiền tiếp khách gần 600 triệu đồng và tiền đã tạm ứng cho Phòng Tài chính – Kế hoạch (TC-KH) huyện chi hoạt động thăm hỏi, chúc Tết Nguyên đán tổng cộng hơn 1,3 tỷ đồng.Để có tiền trả nợ, các lãnh đạo huyện bao gồm ông Ngô Hoàng Hiếu (Chủ tịch), Vũ Minh Thao (Phó Chủ tịch), Nguyễn Hồng Viễn (Phó Chủ tịch) và các chánh và phó chánh văn phòng đã họp bàn tìm nguồn tiền trả. Sau đó, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo một số xã, yêu cầu các xã này thanh, quyết toán kinh tế gửi tiền về cho UBND huyện sử dụng.
Việt Nam trước chiến lược “mưa dầm thấm lâu” của Trung Quốc để độc chiếm Biển Đông
Ngày 12/07/2024 đánh dấu tròn 8 năm Tòa Trọng Tài Quốc Tế xác định rằng các yêu sách hàng hải mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế. Phán quyết cuối cùng của Tòa đã được Việt Nam “hoan nghênh” cùng với tuyên bố “ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình”.Tám năm sau, Việt Nam, Philippines vẫn phải đối phó với những hành động bạo lực, hăm dọa của Trung Quốc trong chiến lược “mưa dầm thấm lâu” độc chiếm Biển Đông (1). “Các hành động của Trung Quốc phản ánh sự coi thường trắng trợn đối với luật pháp quốc tế”, theo thông cáo của ngoại trưởng Mỹ ngày 11/07. Phía Liên Hiệp Châu Âu khẳng định trong một tuyên bố ngày 12/07 rằng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực năm 2016 có giá trị ràng buộc pháp lý đối với các bên liên quan. Tuy nhiên, đối với Bắc Kinh, chỉ có luật quốc gia của Trung Quốc mới có giá trị ở Biển Đông, theo nhận định của nhà phân tích, nghiên cứu độc lập Lénaïck Le Peutrec trong buổi phỏng vấn với RFI Tiếng Việt ngày 11/07/2024.Chiến lược này được ban thành luật về vùng lãnh hải tháng 02/1992. Thoạt nhìn định nghĩa “lãnh hải” của Bắc Kinh phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 mà Trung Quốc là thành viên. Nhưng điểm nguy hiểm nằm ở tuyên bố 1958, được nhắc lại trong bộ luật 1992, theo đó lãnh thổ đất liền của Trung Quốc bao gồm Đài Loan và các nhóm đảo khác như Sankaku/Điếu Ngư (tranh chấp với Nhật Bản), Bành Hồ, Đông Sa, Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa), Nam Sa (quần đảo Trường Sa).
Việt Nam nộp đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực giữa Biển Đông
Hôm 17/7 (giờ Mỹ), đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS) Hồ sơ Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam tại Khu vực Giữa Biển Đông (VNM‑C).Đại sứ Đặng Hoàng Giang – trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc – cùng phái đoàn của Bộ Ngoại giao do ông Trịnh Đức Hải, Đại sứ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, làm trưởng đoàn – đã chính thức nộp hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở khu vực giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng ra Tuyên bố về việc đệ trình nêu trên.Theo đó, quy trình này được thực hiện dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), được quy định tại Điều 76 của UNCLOS.Theo đó, khi quốc gia ven biển có thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, quốc gia ven biển cần phải nộp đệ trình về các thông tin và dữ liệu liên quan để Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc xem xét và ra khuyến nghị về ranh giới của thềm lục địa mở rộng.Đây là lần đệ trình thứ ba của Việt Nam.Năm 2009, Việt Nam đã nộp đệ trình riêng về Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực Bắc Biển Đông và đệ trình chung với Malaysia về Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý đối với khu vực Nam Biển Đông.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cevwj0wk2lyo
Chuyên gia Philippines kêu gọi Manila mời Hà Nội cùng tham gia kiện Bắc Kinh về Biển Đông
Một chuyên gia Philippines về luật hàng hải quốc tế đã kêu gọi Manila mời Hà Nội cùng kiện Trung Quốc lên tòa trọng tài về việc nước này đơn phương áp đặt các hạn chế đánh bắt cá ở bãi cạn Scarborough, tờ South China Morning Post cho biết.Ông Antonio Carpio, cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines, đã đưa ra lời kêu gọi này tới đại sứ các nước hôm 12/7, trong đó có đại diện của Đại sứ quán Việt Nam, các doanh nhân trong và ngoài nước, các học giả, các quan chức quân sự và chính phủ cao cấp.Các vị đại sứ này đã tề tựu để đánh dấu kỷ niệm 8 năm ngày Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông trong cái gọi là đường 9 đoạn.Buổi lễ kỷ niệm do Viện Stratbase ADR (Albert del Rosario) tổ chức này là lần đầu tiên ít nhất 26 nước cùng nhau bày tỏ ủng hộ Manila, vốn một mình khởi xướng vụ kiện nhằm vào Bắc Kinh hồi năm 2013 về việc nước này vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.Cựu thẩm phán Carpio đã phát biểu một trong những phương án tiếp theo là khởi xướng một vụ kiện mới ‘vì Trung Quốc không cho phép ngư dân Philippines đánh bắt trong bãi cạn Scarborough’, và nói thêm rằng Manila có thể mời Hà Nội cùng tham gia.
Việt Nam đối phó nguy cơ dịch tả lợn châu Phi lan rộng
Dịch tả lợn châu Phi đang lây lan nhanh ra các tỉnh thành trên khắp Việt Nam khiến Thủ tướng Phạm Minh Chính phải ra chỉ thị tăng cường các biện pháp chống dịch, truyền thông trong nước đưa tin.Chỉ thị được phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký thay Thủ tướng vào ngày 14/7 năm 2024 cảnh báo Dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng, nguy cơ lây lan diện rộng rất cao, theo Cổng thông tin Điện tử Chính phủ.Thịt lợn, hay thịt heo, là thực phẩm chủ chốt của người dân Việt Nam. Do đó, nếu dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh thì nó sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng và môi trường.Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, đã có 660 ổ dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 44 tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam và Long An.Số lợn bị buộc phải tiêu hủy là trên 42.400 con, cũng theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Cổng thông tin Điện tử Chính phủ dẫn lại.Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu thực hiện các biện pháp như tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết, lợn nghi mắc bệnh và hỗ trợ các hộ chăn nuôi có lợn bị dịch phải tiêu hủy; ngăn chặn và xử lý các trường hợp vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch; hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường vệ sinh, sát trùng chuồng trại; phân bổ kinh phí mua vaccine để tiêm phòng cho đàn lợn; phạt các hộ chăn nuôi giấu dịch…
https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-doi-pho-nguy-co-dich-ta-lon-chau-phi-lan-rong/7698637.html
Gần 33.000 người Việt nhập tịch Mỹ năm 2023
32.800 người Việt được cấp quốc tịch Mỹ năm 2023, đưa Việt Nam vào top 10 quốc gia có công dân nhập tịch Mỹ nhiều nhất.Báo cáo về số lượng công dân nước ngoài nhập tịch được Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) công bố gần đây cho thấy Mỹ cấp quốc tịch cho 878.000 người trong năm 2023, một trong những con số lớn nhất những năm gần đây.Trong đó, Việt Nam xếp thứ 6 với 32.800 người nhập tịch Mỹ. Con số này cao hơn 500 người so với năm 2022, phản ánh mối liên kết giữa hai nước và hai cộng đồng ngày càng tăng, theo USCIS. Quốc gia có công dân nhập tịch Mỹ nhiều nhất trong năm 2023 là Mexico với 111.500 người, tiếp theo là Ấn Độ với 59.100 người, và Philippines với 44.800 người.
https://vnexpress.net/gan-33-000-nguoi-viet-nhap-tich-my-nam-2023-4771674.html
Nếu được thực hiện, kênh đào Campuchia sẽ là thảm họa kinh tế và môi trường
Có nhiều lý do chính đáng vì sao Campuchia nên từ bỏ kế hoạch xây dựng một con kênh nối thủ đô Phnom Penh với Kampot, một thành phố ven biển cách đó 180 km về phía đông nam. Không có lý do nào dường như có thể làm thay đổi ý kiến của Hun Sen, thủ tướng Campuchia trong 38 năm, hay của con trai ông Hun Manet, được đưa lên làm thủ tướng hồi tháng 8 năm ngoái, hoặc phần còn lại của giới cầm quyền ở Campuchia nếu không có tín hiệu từ lãnh đạo chóp bu.Từ mùa xuân năm 2023, các câu chuyện trên các phương tiện truyền thông Khmer đã ca ngợi dự án kênh đào ‘Phù Nam Techo’. Việc đề cập đến sự tham gia của BRI, Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, đã mang lại cho dự án kênh đào sự tin cậy không thể bác bỏ vì BRI đã quản lý hiệu quả việc phát triển Cảng Sihanoukville và xây dựng đường cao tốc bốn làn xe cho mọi điều kiện thời tiết từ Phnom Penh đến cảng này.Cuối năm 2023, truyền thông Khmer thường xuyên nhắc đến một thỏa thuận trên nguyên tắc đạt được giữa các nhà lãnh đạo Campuchia và các nhà điều hành cấp cao của BRI. Công chúng được cho biết rằng, BRI sẽ sắp xếp các công ty Trung Quốc đào kênh như một dự án BOT (xây dựng/ vận hành/ chuyển giao). Các tường thuật về cuộc họp cấp cao tại văn phòng Hội đồng Phát triển Campuchia hồi tháng 10 [năm 2023] đã gợi ra sự tin tưởng rằng Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) sẽ ứng trước số tiền 1,7 tỷ USD được nói là cần tới.
Hội nghị Cộng Đồng Chính Trị Châu Âu: Cơ hội khởi động lại quan hệ Anh Quốc – Liên Âu
Thủ tướng Anh Keir Starmer hôm nay, 18/07/2024, tiếp lãnh đạo 45 nước châu Âu đến dự hội nghị Cộng Đồng Chính Trị Châu Âu CPE. Đây là cơ hội để Luân Đôn khởi động lại quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu kể từ khi Anh Quốc rời khỏi khối này vào năm 2020. Thượng đỉnh CPE lần này được tổ chức tại lâu đài Blenheim, gần thành phố Oxford, nơi từng là dinh thự của gia đình cố thủ tướng Winston Churchill. Trước giờ khai mạc hội nghị, thủ tướng Starmer, thuộc Công Đảng, tuyên bố tuy không còn là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, Luân Đôn vẫn có rất nhiều mối liên hệ gắn kết với Bruxelles.Bên lề hội nghị, tân thủ tướng Anh sẽ có họp song phương với nhiều lãnh đạo Liên Âu. Trước buổi làm việc đầu tiên với tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào chiều nay 18/07, thủ tướng Anh Starmer nhấn mạnh : « Anh và Pháp là cột trụ bảo đảm an ninh và ổn định cho toàn thể châu Âu (…) ».
Khảo sát: 80% người Mỹ sợ đất nước đang chao đảo mất kiểm soát
Người Mỹ lo sợ đất nước của họ đang chao đảo mất kiểm soát sau vụ ông Donald Trump bị ám sát hụt, với lo ngại đang gia tăng rằng cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11 có thể gây ra nhiều bạo lực chính trị hơn, theo một cuộc khảo sát của Reuters/Ipsos công bố hôm 16/7.Ông Trump suýt mất mạng hôm 13/7 khi một viên đạn sượt qua vành tai của ông trong lúc ông đang phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử ở bang Pennsylvania. Một người tham dự thiệt mạng và hai người khác bị thương nặng.Vụ nổ súng gợi lại kí ức về những thời kì chính trị hỗn loạn như những năm 1960, khi Tổng thống Đảng Dân chủ John F. Kennedy bị ám sát năm 1963, sau đó là vụ sát hại ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Robert F. Kennedy năm 1968.Cuộc khảo sát của Reuters/Ipsos, kéo dài trong hai ngày và kết thúc hôm 16/7, được thực hiện trực tuyến, khảo sát 1.202 người Mỹ trưởng thành trên toàn quốc, trong đó có 992 cử tri có ghi danh bỏ phiếu.Kết quả cho thấy 80% cử tri – với tỉ lệ tương đương giữa những người theo Đảng Dân chủ và những người theo Đảng Cộng hòa – nói họ đồng ý với nhận định rằng “đất nước đang chao đảo mất kiểm soát.” Chỉ có 5% số người được hỏi nói việc một người nào đó trong đảng chính trị của họ thực hiện bạo lực để đạt được mục tiêu chính trị là điều có thể chấp nhận được
https://www.voatiengviet.com/a/khao-sat-nguoi-my-so-dat-nuoc-chao-dao-mat-kiem-soat/7702921.html
Vụ bắn ông Trump: Kỳ vọng và quan điểm chính trị Mỹ có thể thay đổi chỉ trong vài giây
Chiến dịch bầu cử Mỹ 2024 bây giờ có một hình ảnh mới mang tính biểu tượng: ông Trump, khoảnh khắc sau khi ‘chết hụt’, đã giơ nắm đấm lên trời, máu vẫn đang chảy trên mặt, và đằng sau là lá cờ Mỹ tung bay trong gió.”Chiến đấu!” ông Trum hô lên. Những người ủng hộ ông, vốn đang lo sợ cho tính mạng mình, cũng bắt đầu cổ vũ vị cựu tổng thống. Vụ nổ súng ở Pennsylvania sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm lý người Mỹ khi nó xuyên thủng lớp vỏ bảo vệ an ninh xung quanh các cấp độ cao nhất của các hoạt hoạt động liên quan đến tổng thống – từ kiểm soát an ninh từ xa, xe limousine chống đạn đến các đặc vụ tình báo được trang bị vũ khí nặng. Ngay cả các cựu Tổng thống cũng không tránh khỏi những biến cố bạo lực có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày ở Mỹ.Đó cũng là một khoảnh khắc nghẹt thở trong lịch sử chính trị Mỹ; một khoảnh khắc chắc chắn sẽ được tái hiện trong các video, các bức ảnh và những lời kể từ những người chứng kiến trong suốt quá trình vận động tranh cử tổng thống hiện nay và trong các chiến dịch sắp tới.Trong bài phát biểu hiếm hoi tại Phòng Bầu dục vào tối Chủ nhật ngày 14/7 (sáng hôm nay 15/7 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi người Mỹ hạ nhiệt khi tranh luận chính trị.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/czrjv2xvnr4o
Chân dung ‘khó hiểu và mâu thuẫn’ của kẻ ám sát hụt cựu Tổng thống Trump
Khu ngoại ô Bethel Park nhỏ bé của thành phố Pittsburgh ở bang Pennsylvania đang chao đảo sau khi FBI nêu tên một thanh niên địa phương, Thomas Matthew Crooks, là người đã bắn ông Donald Trump trong một sự kiện vận động tranh cử. Các nhà điều tra tin rằng Crooks, được trang bị súng trường AR-15 bán tự động, đã nổ súng vào cựu tổng thống khi ông đang phát biểu trước đám đông ở thành phố Butler, Pennsylvania, đồng thời khiến một người dự khán thiệt mạng và hai người khác bị thương.Các quan chức cho biết Crooks, nhân viên nhà bếp 20 tuổi, đã bị một tay súng bắn tỉa của cơ quan Mật vụ Mỹ bắn chết ngay tại hiện trường.Tuy nhiên, tại quê nhà khá giả của Crooks, hàng xóm cảm thấy sốc, không thể hiểu tại sao một thanh niên trầm tính như thế lại có bị buộc tội trong vụ nổ súng. FBI chỉ nói rằng Crooks là “đối tượng liên quan đến vụ ám sát cựu tổng thống và cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành”.FBI cho biết Thomas Crooks không mang theo giấy tờ tùy thân nên các nhà điều tra đã sử dụng DNA và công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác nhận người này.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cek9r4y25l3o
Vance – từ ‘người chống Trump’ đến ứng viên phó tổng thống
J.D. Vance từng liên tục công kích ông Trump, trước khi đảo ngược quan điểm và được cựu tổng thống chọn làm ứng viên cấp phó tranh cử năm 2024.Khi Donald Trump lần đầu tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, một trong những tiếng nói thường xuyên chỉ trích ông trong nội bộ đảng Cộng hòa là J.D. Vance, cựu quân nhân trẻ tuổi tốt nghiệp Trường Luật Yale, nhà đầu tư mạo hiểm tại Thung lũng Silicon.”Tôi không thể chịu nổi Trump”, Vance nói với NPR tháng 8/2016, khi sao truyền hình thực tế Trump trở thành ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa.”Tôi là một người Never Trump. Tôi chưa bao giờ ưa ông ta”, Vance trả lời phỏng vấn nhà báo bảo thủ Charlie Rose tháng 10/2016, một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống năm đó.Never Trump là phong trào hình thành với mục tiêu ngăn ông Trump nhận đề cử từ đảng Cộng hòa năm 2016 nhưng bất thành. Sau khi không thể ngăn được Trump đắc cử năm 2016, phong trào này hướng đến mục tiêu đánh bại ông trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020.Vance nhiều lần công kích Trump, mô tả cựu tổng thống là “gã ngốc”, “đáng bị lên án” và “không phù hợp để vào Nhà Trắng”. Nhưng sau khi Trump nhậm chức và trở thành người thống trị đảng Cộng hòa, Vance dần thay đổi quan điểm.Chính trị gia trẻ tuổi công khai xin lỗi ông Trump khi trả lời phỏng vấn Fox News năm 2021. Một năm sau, Vance được ông Trump hậu thuẫn, đánh bại đối thủ đảng Dân chủ Tim Ryan trong cuộc bầu cử giữa kỳ và thắng ghế thượng nghị sĩ bang Ohio.Vance, 39 tuổi, giờ đây có thể lên đỉnh cao mới trong sự nghiệp chính trị. Ông Trump ngày 15/7 thông báo chọn Vance làm ứng viên phó tổng thống, cùng tranh cử vào Nhà Trắng trong mùa bầu cử Mỹ năm nay.
https://vnexpress.net/vance-tu-nguoi-chong-trump-den-ung-vien-pho-tong-thong-4770414.html
Mỹ: Tổng thống Biden dường như dự tính rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dường như đã chấp nhận đề xuất là ông nên rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng. Tối 18/07/2024, hãng tin Anh Reuters và nhật báo Mỹ New York Times dẫn lại một số nguồn tin cho rằng hiện giờ đó chỉ còn là « vấn đề thời gian » và « ông (Biden) đang nghiêm túc nghĩ đến điều đó ». Phải cách ly vì bị nhiễm Covid-19, vị tổng thống 81 tuổi buộc phải tạm dừng chiến dịch tái tranh cử trong giai đoạn cao trào. Thêm vào đó là sức ép ngày càng tăng trong nội bộ đảng Dân Chủ. Theo tờ Washington Post ngày 18/07, cựu tổng thống Barack Obama, người vẫn có ảnh hưởng lớn trong đảng, cũng đã tỏ ra nghi ngờ về khả năng tiếp tục tranh cử của Joe Biden. Cũng trong ngày 18/07, thêm một thượng nghị sĩ Dân Chủ, Jon Tester của bang Montana, đã công khai kêu gọi ông Biden rút lui. Trước đó, trong các cuộc gặp riêng với tổng thống Mỹ, hai người đứng đầu phe Dân Chủ ở Thượng Viện và Hạ Viện Chuck Schumer và Hakeem Jeffries dường như đã nói với ông Joe Biden là việc ông ra tranh cử sẽ làm giảm cơ may chiến thắng của đảng trong cuộc bầu cử tháng 11. Bà Nancy Pelosi, cựu chủ tịch Hạ Viện, nghĩ rằng ông Biden « sẽ sớm rút khỏi cuộc đua » khi bà nói chuyện với các cộng sự.Một cố vấn của ông Joe Biden cho Reuters biết là vấn đề « hiện giờ không phải là ông sẽ rút lui hay không, mà là khi nào ông sẽ thông báo ». Nếu căn cứ vào một nguồn tin khác, thân cận với tổng thống Joe Biden, với đài NBC News, thì « chúng tôi đang tiến gần đến hồi kết ».
Ukraina đổi chiến lược “vừa đánh vừa đàm” với Nga vì nhiều đồng minh phương Tây bị khủng hoảng ?
Sau hai năm gạt Nga ra bên lề do thất bại của cuộc đàm phán không chính thức ở Thổ Nhĩ Kỳ, mùa xuân 2022, cũng như không mời Nga tham dự Thượng đỉnh về Hòa Bình cho Ukraina, tổ chức ở Thụy Sĩ, tháng 06/2024, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky giờ đây muốn mời Nga tham dự Thượng đỉnh lần thứ hai, tổ chức tháng 11 năm nay. Nga tỏ ra dè chừng nhưng không bác bỏ. Phải chăng Ukraina muốn « vừa đánh vừa đàm » trong bối cảnh không thuận lợi về quân và ngoại giao ? Lần đầu tiên kể từ khi Nga xâm lược Ukraina, tổng thống Zelensky « dịu giọng ». Trả lời họp báo ngày 15/07, khi đề cập đến hội nghị vì hòa bình nguyên thủ Ukraina cho rằng nên có sự tham dự của « đại diện phía Nga » mà không đặt ra bất kỳ điều kiện tiên quyết nào, ví dụ yêu cầu quân Nga rút hết khỏi các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Ukraina.Thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraina lần thứ nhất đã không mang lại kết quả cụ thể, ngoài những lời động viên, hứa sát cánh và hỗ trợ Ukraina. Theo giới phân tích, điều này dễ hiểu vì Nga, bên tham chiến trực tiếp, không có mặt và nhiều đối tác của Nga không tham dự.
Nga tuyên bố kiểm soát làng chiến lược ở Donetsk
Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội nước này tái kiểm soát làng chiến lược Urozhaynoye mà Ukraine phải mất nhiều tháng mới chiếm được trong đợt phản công.”Các đơn vị thuộc cánh quân Vostok tác chiến thành công và kiểm soát làng Urozhaynoye, tỉnh Donetsk. Quân nhân Nga đang rà phá bom mìn tại ngôi làng”, Bộ Quốc phòng Nga ngày 14/7 thông báo.Lực lượng Nga tấn công vị trí của các đơn vị Ukraine tại khu vực lân cận và đẩy lùi hai đợt tiến công của Lữ đoàn Phòng vệ Lãnh thổ số 123. Quân đội Ukraine ở đây mất 155 binh sĩ, 4 xe cơ giới, một lựu pháo M777 do Mỹ sản xuất, 5 lựu pháo FH-70 155 mm do Anh chế tạo và một pháo D-20, theo Bộ Quốc phòng Nga.Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine trước đó cùng ngày thông báo Nga mở 18 đợt tiến công vào làng Urozhaynoye và các khu vực lân cận. Trong tuyên bố sau đó, cơ quan này không đề cập đến tình hình tại Urozhaynoye.
https://vnexpress.net/nga-tuyen-bo-kiem-soat-lang-chien-luoc-o-donetsk-4770319.html
Volodymyr Zelenskiy: Chiến tranh đã thay đổi nhà lãnh đạo Ukraine như thế nào
Căng thẳng. Nóng nảy. Thiếu ngủ. Bước vào thế giới không ngừng nghỉ của Volodymyr Zelenskiy, tổng thống thời chiến của Ukraine.Người đàn ông 46 tuổi này cho biết tham vọng của ông khi đắc cử vào năm 2019 là giúp Ukraine trở thành một nền dân chủ hiện đại, trước khi sứ mệnh đó tan vỡ vì cuộc xâm lược của Nga vào năm 2022.“Tất cả những gì tôi mong muốn cách đây 5 năm là một đất nước tự do với nền kinh tế tự do”, Zelenskiy, một cựu diễn viên hài độc thoại, nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn vào tháng Năm nhân kỷ niệm năm năm ngày ông nhậm chức.Tuần này, thay vào đó, ông tuyên bố muốn giết Tổng thống Nga Vladimir Putin khi ông bày tỏ sự tức giận và đau khổ trước một cuộc không kích của Nga nhằm vào bệnh viện nhi lớn nhất Ukraine.Một Zelenskiy dày dạn kinh nghiệm chiến tranh, người đã khuyến khích các nhà lãnh đạo phương Tây hành động tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington trong những ngày gần đây, khác một trời một vực so với một chính trị gia chân ướt chân ráo trở thành tổng thống, chứ đừng nói đến một diễn viên hài nổi tiếng trong làng giải trí nhiều năm trước đó.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cy68jnw31jwo
Ukraine lắp ‘ô chống tên lửa’ ở Odessa, Anh bác việc giúp Kiev tập kích Nga
Trang quân sự Defence-ua.com dẫn bài đăng trên mạng xã hội của phát ngôn viên Hải quân Ukraine Dmytro Pletenchuk viết rằng, thành phố Odessa từng là mục tiêu của hàng loạt cuộc tấn công đạn đạo tầm xa có hệ thống từ phía Nga. Tuy nhiên, nơi này hiện đã có một ‘chiếc ô’ phòng thủ tên lửa đạn đạo. “Tên lửa đạn đạo Iskander của đối phương nhằm vào Odessa hôm 18/7 đã bị bắn hạ thành công, và đây là sự kiện đáng chú ý. Trước đây, một số tên lửa của đối phương đã tấn công hạ tầng tại cảng Odessa của chúng tôi”, quan chức Pletenchuk viết.Trang Defence-ua.com sau đó đã trích dẫn một số đoạn video đăng trên Telegram cho thấy, một vật thể không xác định đã bị bắn hạ trên bầu trời Odessa. Các chuyên gia làm việc cho trang quân sự này nhận định, loại khí tài được quân đội Ukraine sử dụng trong đoạn video trên có khả năng là hệ thống Patriot hoặc tổ hợp phòng không SAMP/T.
Tòa án Nga kết án phóng viên Mỹ Gershkovich 16 năm về tội gián điệp
Một tòa án Nga hôm 19/7 kết tội phóng viên Hoa Kỳ Evan Gershkovich làm gián điệp và kết án ông 16 năm tù, trong một động thái mà tờ báo chủ quản của ông, Wall Street Journal, gọi là “một bản án giả mạo đáng hổ thẹn”.Ông Gershkovich, công dân Mỹ 32 tuổi, người cho rằng những cáo buộc chống lại ông là sai sự thật, đã ra tòa vào tháng trước tại thành phố Yekaterinburg. Ông là nhà báo Mỹ đầu tiên bị bắt vì tội làm gián điệp ở Nga kể từ Chiến tranh Lạnh.Đoạn video về phiên điều trần do tòa án công bố cho thấy ông Gershkovich ngồi trong lồng kính trong phòng xử án, lắng nghe bản án được đọc nhanh chóng trong gần 4 phút bằng ngôn ngữ pháp lý.Khi được thẩm phán hỏi có thắc mắc gì không, ông trả lời “Không” bằng tiếng Nga. Thẩm phán Andrei Mineyev cho biết thời gian ông Gershkovich đã thụ án kể từ khi bị bắt gần 16 tháng trước sẽ được tính vào bản án 16 năm. Vị thẩm phán này ra lệnh tiêu hủy điện thoại di động và sổ tay của phóng viên. Bên bào chữa có 15 ngày để kháng cáo.
https://www.voatiengviet.com/a/7704841.html
Lãnh đạo EU chỉ trích ‘sứ mệnh hòa bình’ của Hungary
Lãnh đạo EU von der Leyen cho rằng “sứ mệnh hòa bình” Ukraine của Thủ tướng Hungary Orban thực chất là nỗ lực nhằm xoa dịu Nga.”Cái gọi là sứ mệnh hòa bình này chẳng khác nào sứ mệnh nhằm xoa dịu Nga. Nga đang trông chờ châu Âu cùng phương Tây mềm mỏng hơn và một số nước ở châu Âu đang làm theo”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nói ngày 18/7, đề cập tới Thủ tướng Hungary Viktor Orban.Sau khi Hungary đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU), Thủ tướng Orban đã thực hiện một số chuyến thăm tới Kiev, Moskva và Bắc Kinh để thực hiện “sứ mệnh hòa bình” nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột Ukraine.
https://vnexpress.net/lanh-dao-eu-chi-trich-su-menh-hoa-binh-cua-hungary-4772154.html