Mục lục
HRW yêu cầu chính phủ Úc gây sức ép để Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 29/7 cho biết họ đã gửi một tờ trình cho chính phủ Australia và yêu cầu “gây sức ép” với chính quyền Việt Nam trong các cuộc gặp sắp tới tại sự kiện Đối thoại Nhân quyền Australia – Việt Nam lần thứ 19 diễn ra vào ngày 30/7 tại Canberra.“Trong hai thập niên qua, Australia đã tổ chức 18 cuộc đối thoại nhân quyền hầu như vô hiệu với Việt Nam và cần có cách tiếp cận mới”, bà Daniela Gavshon, Giám đốc quốc gia Australia của HRW nói trong thông cáo. “Thay vì tiếp cận theo kiểu thụ động về nhân quyền, chính phủ Australia nên gây sức ép để có những cải tổ mang tính hệ thống, dựa trên các mốc đánh giá rõ ràng.”Tổ chức theo dõi nhân quyền toàn cầu cũng nhắc lại những thành tích tiêu cực của Việt Nam về nhân quyền, bao gồm hơn 160 người đang bị giam giữ vì lên tiếng phê phán chính quyền, việc các nhà hoạt động môi trường đang trở thành đối tượng bị chính quyền nhắm tới, đứng thứ 3 thế giới về số lượng nhà báo bị cầm tù…HRW khuyến nghị chính phủ Úc cần tập trung vào 5 lĩnh vực ưu tiên về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, bao gồm: phóng thích các tù nhân chính trị và những người bị giam giữ tùy tiện; chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động môi trường; tôn trọng quyền của người lao động; bảo đảm trình tự tố tụng công bằng đối với các nghi can và bị cáo hình sự; và chấm dứt đè nén quyền tự do thực hành tôn giáo và tín ngưỡng.
https://www.voatiengviet.com/a/7717122.html
Nhà hoạt động Phạm Văn Trội ra tù lần 2, chia sẻ chuyện nhà tù và khả năng tị nạn chính trị
Nhà hoạt động Phạm Văn Trội, thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, vừa trở về nhà hôm 30/7 sau khi mãn hạn tù 7 năm về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.Chia sẻ với VOA, kỹ sư Phạm Văn Trội, 52 tuổi, cho biết sau khi bị kết án, ông đã bị chuyển từ trại giam ở Hà Nội đến trại Nam Hà, thuộc tỉnh Hà Nam, để thi hành án. Ông cho biết về điều kiện và chế độ giam giữ tại trại giam này: “Môi trường ở đấy rất khắc nghiệt, nóng thì rất nóng mà rét thì rất lạnh. Đấy là cái thứ nhất. Thứ hai là họ giam giữ chúng tôi trong một cái buồng rất nhỏ. Bốn người trong một buồng, mỗi người được 2 mét vuông, nhưng nhà vệ sinh lại không khép kín, ở Việt Nam gọi là cái xổm – ngồi xổm. Họ làm cái đấy ngay chỗ nằm ngủ của tù nhân nên một người đi vệ sinh thì những người khác phải ngửi mùi hôi thối. Một người đi vệ sinh là cả buồng mất ngủ. Cái đấy cũng làm ảnh hưởng sức khoẻ của tôi và nhiều người”.Nhà hoạt động này cũng cho biết về chất lượng thực phẩm đáng báo động trong nhà tù.”Thức ăn ở trong tù, thịt thì có khoảng 7 loại thịt khác nhau riêng về thịt lợn. Có miếng thì dai như cao su, có miếng thì thâm, miếng thì màu tím, miếng thì màu hơi lơ xanh và khi ăn vào thì có mùi không chịu được. Cho nên chúng tôi, một số người bỏ không ăn thịt. Ăn vào sợ bị độc thêm nên không dám ăn, thà nhịn còn hơn là ăn”.
https://www.voatiengviet.com/a/7724427.html
Ông Chu Ngọc Anh có trong diện được xét đặc xá năm nay?
Sáng 2/8, tại họp báo công bố quyết định về đặc xá năm 2024 của Chủ tịch nước, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an đã trả lời câu hỏi về trường hợp cựu Bộ trưởng KH&CN, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh có thuộc diện được xem xét đặc xá năm nay.Trung tướng Lê Quốc Hùng cho biết, ông Chu Ngọc Anh được đối xử bình đẳng như tất cả các phạm nhân khác và sẽ được xem xét đặc xá nếu đủ điều kiện.Thứ trưởng Bộ Công an nêu rõ, hôm nay mới công bố quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước. Cơ quan chức năng phải rà soát cụ thể hồ sơ cải tạo của ông Chu Ngọc Anh, khi đó mới biết được có đủ điều kiện xét đặc xá hay không.Chủ tịch nước Tô Lâm đã ký quyết định đặc xá năm 2024 nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh và 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.Theo quyết định, đối tượng đặc xá bao gồm: Người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.Trong đó, người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, bị kết án tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện: Có tiến bộ, ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định; đã chấp hành án phạt tù ít nhất 1/2 thời gian đối với trường hợp bị phạt tù có thời hạn; đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, đã nộp án phí; đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với người bị kết án phạt tù về các tội tham nhũng…Người bị kết án phạt tù có thời hạn đã chấp hành ít nhất 1/3 thời gian, người bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đã chấp hành ít nhất 13 năm, cũng được đề nghị đặc xá khi: Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù; người có công với cách mạng; người đang mắc bệnh hiểm nghèo, ốm đau thường xuyên; người đủ 70 tuổi trở lên; có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn..
https://vietnamnet.vn/ong-chu-ngoc-anh-co-trong-dien-duoc-xet-dac-xa-nam-nay-2308016.html
Công an TP Đà Nẵng bắt ông Nguyễn Đình Trung với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”
Ông Nguyễn Đình Trung- 66 tuổi, ngụ tại phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, thành phố (TP) Đà Nẵng, vào ngày 2/8 chịu khởi tố và bắt giam theo cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân” dưới Điều 331, Bộ Luật Hình sự Việt Nam.Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) thuộc Công an TP Đà Nẵng thông báo các biện pháp vừa nêu đối với ông Nguyễn Đình Trung trong cùng ngày.Theo kết luận của cơ quan CSĐT, ông Nguyễn Đình Trung đã có hành vi soạn thảo, loan truyền nhiều đơn tố cáo, tố giác giác bị cơ quan này cho là “sai sự thật, bịa đặt” rồi gửi đến nhiều cơ quan, tổ chức từ Trung ương xuống địa phương. Tuy vậy CSĐT TP Đà Nẵng không cho biết cụ thể ông Nguyễn Đình Trung tố cáo, tố giác vụ việc gì.Hai điều 331 và 117 Bộ Luật Hình sự Việt Nam bị các tổ chức theo dõi nhân quyền và các quốc gia dân chủ cho là “mơ hồ’. Các điều này được chính phủ Việt Nam dùng để bịt miệng các tiếng nói đối lập, giới hoạt động ôn hòa cho quyền con người tại Việt Nam…Số liệu thống kê mà RFA tổng hợp được cho thấy có ít nhất 24 người bị bắt giam trong năm 2023 theo Điều 331; 11 người bị kết án theo điều này. Từ đầu năm 2024 đến nay, có 8 người tại Việt Nam bị bắt theo điều 331 và 9 người bị bắt theo điều 117.
Lê Nguyễn Hương Trà lại báo trước ‘số 2 lên thay số 1’
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà hôm 2 Tháng Tám bất ngờ công bố thay đổi nhân sự “tứ trụ” của đảng CSVN bằng bài đăng ngắn nhiều ẩn ý trên trang cá nhân: “Tra cứu thần số học hôm nay: Số 2 lên thay số 1, số 5 lên số 2.”Bà Trà không đăng kèm bất kỳ hình ảnh nào như mọi khi.“Số 2″ ở đây được hiểu là ông Tô Lâm, chủ tịch nước, sẽ ngồi vào ghế trống do ông Trọng bỏ lại.Trong khi đó, “số 5″ được diễn giải là ông Lương Cường, thường trực Ban Bí Thư, sẽ tiếp quản ghế chủ tịch nước của ông Tô Lâm.Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, tự “Cô Gái Đồ Long” được coi là nguồn tin khả tín về chính trường Việt Nam, vì bà từng đưa tin sớm về cái chết của ông Nguyễn Phú Trọng (cố tổng bí thư CSVN) cũng như việc ông Võ Văn Thưởng, bà Trương Thị Mai mất ghế hồi mấy tháng trước.Trước khi bà Trà loan tin, giới quan sát cho rằng sau khi ông Trọng chết, cuộc đấu giành ghế tổng bí thư chỉ diễn ra giữa hai ứng viên mạnh nhất hiện nay là ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính, thủ tướng.Giữa hai người, ông Tô Lâm được đánh giá là có “ưu thế” hơn hẳn, do Bộ Công An mà ông này nắm có đủ hồ sơ “vi phạm pháp luật” của bất kỳ giới chức nào của đảng.“Cái lò” của ông Trọng sẽ không tài nào nhóm lên được nếu trong tay không có hệ thống công an thao túng. Chỉ có công an mới nắm rõ hồ sơ chính trị hay kinh tế của từng người một trong hệ thống cầm quyền. Nhất cử nhất động của một cán bộ từ khi vào đảng cho tới khi về hưu đều không thể thoát khỏi cặp mắt công an.Do vậy, việc ông Tô Lâm sớm giành được ghế quyền lực nhất không nằm ngoài dự đoán của giới quan sát.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/le-nguyen-huong-tra-lai-bao-truoc-so-2-len-thay-so-1/
Thời CT Tô Lâm, chính sách về ngoại giao và nội trị Việt Nam có gì thay đổi?
Các chính sách đối nội, đối ngoại của Việt Nam trước mắt sẽ không có gì thay đổi, ít nhất cho tới Đại hội 14 của đảng cộng sản Việt Nam, một nhà quan sát chính trị nhận định.Chỉ trong vòng hơn một năm, từ tháng 1/2023 – 5/2024, Việt Nam thay thành viên tứ trụ ba lần, bao gồm hai ông cựu chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng, cùng một Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Vào thời điểm đó, các chuyên gia quan sát tình tình chính trị Việt Nam đều đánh giá những thay đổi ở cấp thượng tầng như thế vẫn không ảnh hưởng đến các chính sách đối ngoại, cũng như chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam.Tuy nhiên, sau khi người đứng đầu đảng Cộng sản là ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, chủ tịch nước Tô Lâm tạm thời nhận luôn nhiệm vụ của ông Trọng khiến dấy lên câu hỏi các chính sách đối nội, đối ngoại sắp tới của Việt Nam có gì thay đổi hay không?Một nhà báo độc lập ở Việt Nam, hiện đang ở trong nước yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn, cho rằng ít nhất là tới Đại hội Đảng 14 vào năm 2026, ông Tô Lâm sẽ chỉ thúc đẩy các chính sách đã được hoạch định từ đại hội Đảng 13:“Sẽ không có gì thay đổi. Đường lối đa dạng hóa và cân bằng giữa các cường quốc, chủ trương ngoại giao phục vụ kinh tế được đề ra từ các Đại hội Đảng trước đây. Đường lối Ngoại giao cây tre vẫn được duy trì, vì chủ trương ấy đã mang lại những kết quả ngoạn mục trong thời gian ông Trọng nắm quyền. Ông Trọng là Tổng bí thư duy nhất của Đảng trong thời gian tại vị đã đón tiếp Nguyên thủ của cả ba cường quốc Mỹ – Trung – Nga.”Cô Duyên Bùi, hiện là giảng viên ngành Khoa học Chính trị tại trường đại học Hawaii Pacific University, cũng cho rằng Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Trung Quốc và Mỹ để bảo vệ chỗ đứng của mình trên trường Quốc tế.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/domestic-and-international-affairs-tolam-07292024123800.html
Việt Nam: Thêm một người bị bắt, khởi tố về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
Công an tỉnh Long An hôm 31/7 khởi tố, bắt giam một người về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” vì cáo buộc liên hệ với nhóm “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” có trụ sở tại Mỹ, một tổ chức bị chính quyền Cộng sản liệt vào nhóm “khủng bố”.Trang thông tin chính thức của chính phủ Việt Nam dẫn thông tin từ Bộ Công an cho biết Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Long An, đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam và khám xét đối với ông Nguyễn Văn Trung, 49 tuổi, ở ấp Cầu Tràm, xã Long Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109 Bộ luật Hình sự.Phía công an nói ông Trung, thông qua mạng xã hội Facebook, đã biết đến tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” tại Mỹ của ông Đào Minh Quân kể từ năm 2018.Sau một thời gian tìm hiểu về cương lĩnh, điều lệ, đường lối hoạt động của tổ chức này, ông Trung đã đăng ký tham gia “Trưng cầu dân ý” bầu ông Đào Minh Quân làm tổng thống đệ tam Việt Nam cộng hòa và đăng ký thủ tục tham gia tổ chức, với mong muốn sẽ được hưởng các quyền lợi mà tổ chức này mang lại sau khi ông Đào Minh Quân về lãnh đạo đất nước, lật đổ chế độ Cộng sản ở Việt Nam và thành lập chính phủ mới, vẫn theo thông tin từ Bộ Công an.
https://www.voatiengviet.com/a/7724325.html
Chống tham nhũng thời hậu Nguyễn Phú Trọng: Sẽ vẫn “diệt chuột không để vỡ bình“
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời ngày 19/07/2024, chủ tịch nước Tô Lâm, nguyên bộ trưởng Công An, tạm giữ chức tổng bí thư, câu hỏi đang được đặt ra là chiến dịch chống tham nhũng, còn được gọi là “chiến dịch đốt lò”, do ông Trọng phát động rồi sẽ đi đến đâu? Cùng với cuộc chiến chống tham nhũng, đấu đá trong nội bộ đảng để giành chiếc ghế lãnh đạo tối cao sẽ diễn ra như thế nào từ đây đến Đại hội Đảng năm 2026? Trong phần tạp chí hôm nay, RFI Việt ngữ phỏng vấn nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, về chủ đề này. RFI: Thưa anh Lê Hồng Hiệp, trước hết điểm lại những gì mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đạt được trong cuộc chiến chống tham nhũng do chính ông phát động kể từ khi lên lãnh đạo đảng cách đây hơn 1 thập niên, anh nhận thấy có những điểm gì đáng ghi nhận?Lê Hồng Hiệp: “Có thể nói thành tựu quan trọng nhất của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại chính là đã phát động và dẫn dắt thành công một chiến dịch chống tham nhũng có thể nói là “vô tiền khoáng hậu” nhắm vào các quan chức thuộc mọi cấp bậc. Từ năm 2011, khi bắt đầu nắm chức tổng bí thư, ông đã bắt đầu phát động chiến dịch này, nhưng do một số trở ngại, đặc biệt là có sự lãnh đạo chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng thời bấy giờ, vai trò của đảng và của ông Nguyễn Phú Trọng trong việc chống tham nhũng còn hạn chế. Tuy nhiên, kể từ năm 2016, khi ông Trọng đã củng cố được quyền lực, chiến dịch này đã tăng tốc rất mạnh, tạo ra một làn sóng thanh lọc trong nội bộ đảng.Từ 2016 đến nay, có khoảng 139 ngàn đảng viên đã bị kỷ luật, trong đó có hơn 40 ủy viên trung ương đảng và 50 tướng lĩnh trong lực lượng quân đội, công an. Đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 2021 đến nay, có 7 ủy viên Bộ Chính trị, trong đó có những vị trong “tứ trụ”, như chủ tịch nước Võ Xuân Phúc, chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ và nguyên Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã bị buộc phải thôi nhiệm vụ vì các lý do khác nhau liên quan đến các vụ tham nhũng. Để so sánh thì chúng ta thấy là từ 1986 đến 2016, không có một ủy viên Bộ Chính trị nào bị cách chức vì tham nhũng, chỉ có 9 ủy viên trung ương đảng bị kỷ luật vì các vi phạm liên quan đến tham nhũng.
Cuộc đàn áp dân ở Cồn Xanh ở Nam Định: Một Formosa thứ hai
Người dân đang bị đàn áp, lấy đất, bị bắt bớ và giam cầm để bảo đảm cho dự án thép mới đang dần được hình thành. Đó là những gì đang xảy ra tại mảnh đất Cồn Xanh thuộc huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Vụ việc đang bị che giấu, nhưng dần được dư luận quan tâm bởi nguy cơ đầu độc môi trường đang lộ rõ tại vùng quê ven biển này.Cồn Xanh có diện tích khoảng 800 ha, nhiều năm trước chính quyền địa phương cho khoảng 400 hộ dân đấu thầu, thuê khoảng 425 ha đầm canh tác nuôi thủy sản. Đến năm 2014, sau nhiều năm nuôi trồng thủy sản, hàng trăm hộ đã được cấp “giấy chứng nhận kinh tế trang trại.” Vùng đất này nghiễm nhiên là nơi sản xuất, sinh sống của người dân.Đến Tháng Mười Một năm 2021, UBND tỉnh Nam Định được mời gọi biến nơi này thành dự án công nghiệp cán thép cho Tập đoàn Xuân Thiện – một “đại gia đỏ” với nhiều nhánh làm ăn lớn ở Ninh Bình, Nam Định. Món lợi do tập đoàn này đưa ra, quá hời so với việc sản xuất thủy sản của dân chúng sống trong vùng, nên tỉnh đột ngột ban hành hàng loạt các quyết định về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tại khu vực Cồn Xanh, có nghĩa ngừng việc làm ăn sinh sống của hàng ngàn dân cư ở đây.UBND tỉnh Nam Định đơn phương ra thông báo thu hồi giải phóng mặt bằng để phục vụ việc đầu tư dự án xây dựng nhà máy cán thép Xuân Thiện Nghĩa Hưng của Công ty cổ phần Xuân Thiện Nghĩa Hưng, bất chấp trước đó đã ra tuyên bố quy hoạch nuôi trồng thủy sản có “tầm nhìn đến 2030.” Thậm chí giấy phép đầu tư sản xuất, cấp cho người dân trước đó vẫn còn hiệu lực. Ủy ban Nam Định tuyên bố sẽ đơn phương chấm dứt tất cả các hợp đồng thuê đất vào năm 2022. Sau thời điểm đó, họ sẽ thu hồi đất và không đền bù.
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/cuoc-dan-ap-dan-o-con-xanh-nam-dinh-mot-formosa-thu-hai/
Việt Nam và Hoa Kỳ đối thoại an ninh & thực thi pháp luật lần thứ nhất
Đối thoại an ninh và thực thi pháp luật Việt Nam- Hoa Kỳ lần thứ nhất diễn ra trong hai ngày 30 và 31 tháng 7 năm 2024 tại Hà Nội. Mục đích nhằm tăng cường quan hệ hợp tác về thực thi pháp luật và hợp tác an ninh trong bối cảnh Hà Nội và Washington nỗ lực thúc đẩy các mục tiêu chung về một khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do, rộng mở, thịnh vượng, an ninh, kiên cường.Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội phát đi thông báo vào ngày 31/7 cho biết đồng chủ trì cuộc đối thoại là Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam Lê Quốc Hùng và Phó Trợ lý Ngoại trưởng Thường trực thuộc Cục Phòng/Chống Ma túy & Thực thi Pháp luật Quốc tế- Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Shelby Smith Wilson.Nội dung cuộc đối thoại là trao đổi về một loạt vấn đề an ninh khu vực và phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, bao gồm phòng chống tội phạm ma túy, mua bán động thực vật hoang dã, mua bán người, tội phạm trên không gian mạng, rửa tiền, chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực.Hai phía còn trao đổi về các ưu tiên nâng cao năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật và tư pháp hình sự; cũng như tăng cường hợp tác về thực thi pháp luật nhằm giải quyết những thách thức chung liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia.
Hoa Kỳ từ chối nâng cấp Việt Nam lên ‘nền kinh tế thị trường’
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã từ chối nâng cấp Việt Nam từ nền kinh tế phi thị trường lên thành nền kinh tế thị trường. Bộ Thương mại Hoa Kỳ hôm nay 2/8 đã ban hành kết luận chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.Cùng ngày, Bộ Công Thương Việt Nam cho biết “lấy làm tiếc” về quyết định của phía Mỹ.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định này, trong đó có việc nhà nước vẫn can thiệp sâu vào mọi khía cạnh của nền kinh tế, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống tư pháp và tệ nạn tham nhũng.Đây được coi là một bước thụt lùi đối với nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ – thị trường quan trọng nhất của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã tăng cường vận động hành lang để Mỹ xem xét việc nâng cấp này kể từ khi hai nước nâng cấp quan hệ ngoại giao thành Đối tác Chiến lược Toàn diện trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden vào tháng 9/2023.Mỹ coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường từ năm 2002 trong cuộc điều tra chống bán phá giá đối với xuất khẩu cá da trơn. Tình trạng này gây bất lợi cho Việt Nam trong thương mại với Mỹ.Hiện chỉ có 12 quốc gia bị Mỹ xác định là có nền kinh tế phi thị trường, trong đó có Việt Nam
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cml2lvwg80po
Đưa tin trung thực bị coi là “bôi nhọ, xuyên tạc”?
Một số tờ báo Nhà nước Việt Nam gồm báo Nhân Dân, báo Công an Nhân dân, báo Đảng Cộng sản Việt Nam luôn có những bài viết trong mục “chống diễn biến hòa bình” như “Cảnh giác với chiêu trò mới của các thế lực thù địch trên không gian mạng”; “Lật tẩy thủ đoạn “thao túng tâm lý” của các thế lực thù địch, phản động”; “Lật tẩy chiêu trò đả kích, bôi nhọ của các thế lực thù địch sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần” …Nội dung những bài viết vừa nêu cáo buộc những cơ quan báo chí hải ngoại “đưa tin không trung thực” về một vấn đề nào đó xảy ra tại Việt Nam. Tác giả những bài báo “chống diễn biến hòa bình” dùng những từ ngữ như “đả kích”, “bôi nhọ”, “thao túng tâm lý”, “xuyên tạc” gán cho cách đưa tin của những cơ quan truyền thông không phải thuộc Chính phủ Việt Nam.“Thế lực thù địch, phản động” được liệt kê ra là những cơ quan truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại, những nhà báo tự do ở nước ngoài, những facebookers đưa tin về Việt Nam.Vì sao có tình trạng đó?
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-truthful-reporting-considered-slander-07302024120518.html
Bốn VĐV Việt Nam sớm chia tay Olympic 2024
Sau ba ngày thi đấu, có ba VĐV ở các môn võ cùng một xạ thủ bắn súng của Việt Nam hết cơ hội cạnh tranh tại Olympic 2024.Chiều nay, võ sĩ boxing Hà Thị Linh bước vào vòng 1/8 hạng dưới 60kg nữ, gặp hạt giống số một người Trung Quốc Yang Wenlu. Đẳng cấp chênh lệch khiến Hà Thị Linh thất thế ở cả ba hiệp và thua chung cuộc 0-5.Kết quả không bất ngờ khi ở vòng 1/8 hạng này tại ASIAD 19, Yang Wenlu cũng thắng Hà Linh 5-0, trước khi giành HC vàng.Trước đó, Hà Thị Linh thắng Feofaaki Epenisa của Vương quốc Tonga 5-0, ở vòng loại thứ nhất. Cô là VĐV Việt Nam thuộc các môn võ đi xa nhất tại Olympic kỳ này, trong khi hai đồng nghiệp còn lại đều dừng ở vòng loại thứ nhất.Ở boxing hạng dưới 54kg nữ, Võ Thị Kim Ánh thua võ sĩ Ấn Độ Preeti Pawar 0-5. Còn ở judo hạng dưới 48kg nữ, Hoàng Thị Tình thua võ sĩ Tunisia Oumaima Bedioui 0-1.VĐV Việt Nam thứ tư chia tay Olympic 2024 là xạ thủ Lê Thị Mộng Tuyền, sau vòng loại 10m súng trường hơi nữ. VĐV sinh năm 1990 xếp thứ 40 trong 43 người tranh tài, với 621,1 điểm. Cô kém top tám vào chung kết 10,2 điểm.
https://vnexpress.net/bon-vdv-viet-nam-som-chia-tay-olympic-2024-4775384.html
Olympic Paris 2024 xin lỗi công chúng nếu lỡ cảm thấy bị xúc phạm về tôn giáo
PARIS, Pháp (NV) – Các nhà tổ chức Thế Vận Hội Paris cho biết hôm Chủ Nhật, 28 Tháng Bảy, rằng họ “thực sự xin lỗi” nếu khán giả cảm thấy bị xúc phạm khi thưởng thức lễ khai mạc táo bạo và kỳ quặc, nhưng phủ nhận rằng họ “cố tình miệt thị bất kỳ tổ chức tôn giáo nào,” Đài France 24 loan tin.Một số tổ chức Cơ Đốc Giáo và giám mục người Pháp lên án “hoạt cảnh chế giễu và nhạo báng Cơ Đốc Giáo” trong cuộc diễn hành hôm Thứ Sáu do đạo diễn sân khấu Thomas Jolly thực hiện.Những lời chỉ trích tập trung vào một cảnh có sự tham gia của các vũ công, nghệ sĩ nam giả nữ và một DJ trong các tư thế làm người ta liên tưởng tới Bữa Tiệc Ly, là lần cuối cùng mà Chúa Jesus dùng bữa với các tông đồ.“Rõ ràng là chúng tôi không bao giờ cố ý giễu cợt bất kỳ tổ chức tôn giáo nào cả,” phát ngôn viên Olympic Paris 2024 Anne Descamps nói với các phóng viên hôm Chủ Nhật.“Nếu công chúng cảm thấy bị xúc phạm, tất nhiên chúng tôi vô cùng, vô cùng tạ lỗi,” bà nói thêm.
Không thể tin tưởng cam kết của Bắc Kinh
Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc tại khu vực Bãi Cỏ Mây đã kéo dài từ lâu, đặc biệt từ đầu năm 2023 cho tới nay, tình trạng đối đầu giữa lực lượng của hai bên đã dâng cao cùng với việc Philippines ngả sang Mỹ. Hải cảnh Trung Quốc đã nhiều lần dùng chiến thuật đâm tàu, phun vòi rồng, thậm chí chiếu tia laser vào mắt các thuỷ thủ của Philippines để ngăn cản việc tiếp tế và sửa chữa con tàu Sierra Madre đã rỉ sét, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào trên Bãi Cỏ Mây. Gần đây, hành động của Hải cảnh Trung Quốc đã đến mức táo tợn hơn khi họ cầm rìu, dao, gậy tấn công lên tàu của Cảnh sát biển Philippines, khiến một thuỷ thủ Philippines đã bị chém đứt ngón tay cái. Sau những căng thẳng tột độ như vậy, hy vọng về hoà hoãn đã nhen nhóm khi cả hai bên cùng tuyên bố là đã đạt được thoả thuận nhằm giảm nhiệt căng thẳng tại Bãi Cỏ Mây.[1]Tuy vậy, những hy vọng này có thể sớm chấm dứt khi Bắc Kinh và Manila đều đưa ra thông điệp cho thấy cả hai bên vẫn kiên quyết giữ vững lập trường của mình và họ giải thích các điều khoản của thỏa thuận theo những cách khác nhau. Cả Manila và Bắc Kinh đều chưa công bố văn bản thỏa thuận tạm thời đạt được hôm 21/7 nhằm xoa dịu căng thẳng tại Bãi Cỏ Mây, được Philippines gọi là Bãi cạn Ayungin và Trung Quốc gọi là Nhân Ái Tiêu, nằm cách đảo Palawan của Philippines khoảng 200 km
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/beijing_commitment_cannot_be_trusted-07292024095506.html
Đổi lãnh tụ ở Hà Nội không đổi nhiều về quan hệ với Bắc Kinh
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) .- Giới phân tích chính trị thời sự quốc tế nghĩ thế nào về mối quan hệ giũa Việt Nam và Trung Quốc khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời?Đồng thời, họ cũng nghĩ thế nào về tranh chấp Biển Đông khi vấn đề vẫn còn nguyên đó khi ông Trọng chết? Việt Nam đã bị Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa năm 1974 trong khi quần đảo Trường Sa đang bị Bắc Kinh lấn áp dần từng bước theo chiến thuật “vùng xám”.Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng vừa được chôn cất xong ở nghĩa trang Mai Dịch sau một thời gian dài bệnh hoạn. Theo một bài phân tích trên South China Morning Post ngày Thứ Sáu 26 Tháng Bảy, nhiều nhà phân tích chính tình Việt Nam cho rằng mối quan hệ giữa nước này với Trung Quốc vẫn nhiều phần ổn định. Trong khi đó, có thể có những biến động nội bộ ở thượng tầng vì cái ghế Tổng bí thư ông ấy bỏ lại.Nhiều nhà ngoại giao ca ngợi ông Trọng đứng đàng sau những phát triển kinh tế đáng kể, tăng trưởng cao nhờ giới đầu tư ngoại quốc đổ tiền vào hàng tỉ đô la. Đồng thời chiến dịch chống tham nhũng “đốt lò” cũng làm lộ ra thảm trạng tham nhũng kinh hoàng từ trên xuống dưới mà càng bới móc “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” thì lại càng thấy hệ thống cai trị mục ruỗng tất cả.Nhìn chung, chiến dịch chống tham nhũng của ông ấy cũng chỉ nhằm củng cố sự thống trị của đảng CSVN chứ không phải vì muốn cho đất nước này ngày tốt đẹp hơn, tiến bộ nhanh chóng. Chỉ vì đảng CSVN mà bị nhân dân giật sập thì cái đảng ấy mất tất cả.
https://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/doi-lanh-tu-o-ha-noi-khong-doi-nhieu-ve-quan-he-voi-bac-kinh/
Các nước dân chủ và Trung Quốc tăng cường cạnh tranh ở Thái Bình Dương
Trung Quốc và các nước dân chủ, bao gồm Úc và Nhật Bản, gia tăng nỗ lực để tăng cường sự giao tiếp với các quốc đảo Thái Bình Dương trong những tuần gần đây, làm gia tăng những gì một số chính trị gia và nhà phân tích khu vực mô tả là sự cạnh tranh giữa các cường quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh.Ông Mihai Sora, giám đốc Chương trình Quần đảo Thái Bình Dương tại Viện Lowy ở Úc nói: “Cạnh tranh địa chính trị tiếp tục gia tăng ở khu vực Thái Bình Dương khi các đối tác truyền thống [triển khai] các hoạt động mới trong khi các đối tác mới tiếp tục thể hiện những quan tâm mới”.Đầu tháng này, ông Jeremiah Manele và ông Charlot Salwai, hai thủ tướng của Quần đảo Solomon và Vanuatu, đã có những chuyến đi cấp cao tới Trung Quốc, trong đó họ cam kết sẽ “làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc.Sau khi kết thúc chuyến đi đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là thủ tướng Quần đảo Solomon, ông Manele đã tuyên bố vào ngày 16 tháng 7 rằng Trung Quốc sẽ cung cấp hơn 20 triệu đô la “hỗ trợ ngân sách” cho quốc đảo Thái Bình Dương này. Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa xác nhận tin này một cách công khai.Trung Quốc cũng tái khẳng định cam kết hỗ trợ và đào tạo cho lực lượng cảnh sát Quần đảo Solomon, bắt đầu sau khi nước này ký hai thỏa thuận an ninh gây tranh cãi với Bắc Kinh trong hai năm qua.Trong khi đó, các nhà lãnh đạo từ 18 Quốc đảo Thái Bình Dương đã nhất trí tăng cường vai trò của Nhật Bản trong sự phát triển của khu vực sau hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày tại Tokyo vào giữa tháng 7. Tokyo và các Quốc đảo Thái Bình Dương cũng công bố một kế hoạch hành động chung nhằm tăng cường các chuyến ghé cảng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng như tăng cường hợp tác giữa các cơ quan tuần duyên.
Nga và phương Tây trao đổi tù nhân quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh
Cuộc trao đổi tù nhân lớn nhất giữa Nga và phương Tây kể từ thời Chiến tranh Lạnh đã diễn ra vào rạng sáng ngày 1/8, với tổng cộng 24 người được phóng thích, phía Mỹ xác nhận.Nhà Trắng cho biết 16 tù nhân đã được trả tự do và đang trên đường trở về châu Âu và Mỹ. Trong số đó có phóng viên Evan Gershkovich của báo Wall Street Journal.Đổi lại, 8 tù nhân Nga đã được thả khỏi các nhà tù ở Mỹ, Na Uy, Đức, Ba Lan và Slovenia, trong đó có những cá nhân bị cáo buộc hoạt động tình báo. Các con của hai tù nhân trong số này cũng trở về Nga.Cuộc trao đổi diễn ra trên đường băng ở sân bay Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ vào rạng sáng 1/8 theo giờ địa phương.Tổng thống Joe Biden xác nhận cựu lính thủy quân lục chiến người Mỹ Paul Whelan, nhà báo người Mỹ gốc Nga Alsu Kurmasheva và nhà hoạt động người Anh gốc Nga Vladimir Kara-Murza – người có thẻ xanh của Mỹ – cũng đang trên đường trở về Mỹ.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0krkn9vq72o
Các gián điệp Nga được phương Tây trao trả được Putin đón như người hùng
Một gia đình điệp viên Nga bay đến Moscow trong cuộc trao đổi tù nhân Đông-Tây lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh đã che giấu thân phận kỹ đến mức con cái của họ chỉ phát hiện ra họ là người Nga sau khi máy bay cất cánh, Điện Kremlin cho biết hôm 2/8.“Trước đó, bọn trẻ không biết rằng bọn chúng là người Nga và có liên quan gì đến đất nước chúng ta,” phát ngôn nhân Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với báo giới.“Và quý vị có thể thấy khi những đứa trẻ bước xuống bậc thang máy bay, chúng không nói được tiếng Nga và Tổng thống Putin đã chào đón chúng bằng tiếng Tây Ban Nha. Ông ấy nói ‘buenas noches’, có nghĩa là ‘Chào buổi tối’.Đưa ra chi tiết mới về vụ trao đổi và những người được thả, ông Peskov xác nhận rằng Vadim Krasikov, một sát thủ Nga được Đức trao trả là nhân viên của cơ quan an ninh FSB của Nga và từng phục vụ trong đội Alpha Group, lực lượng đặc biệt của FSB.Krasikov bị tòa án Đức kết tội giết một cựu chiến binh Chechnya ở một công viên ở Berlin vào năm 2019.
Tổng thống Vladimir Putin đã ôm ông sau khi ông xuống máy bay ở Moscow vào tối ngày 1/8.
Nước thành viên NATO đe dọa tiến đánh Israel
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cảnh báo, nước thành viên NATO này có thể đưa quân “tiến vào” Israel vì cuộc xung đột dai dẳng ở Dải Gaza.Theo đài RT, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra lời đe dọa trên khi phát biểu tại một cuộc mít tinh của Đảng Công lý và phát triển (AKP) cầm quyền hôm 28/“Chúng ta phải rất mạnh mẽ để Israel không thể tấn công Palestine giống như cách chúng ta đã tiến vào Karabakh và tiến vào Libya. Có lẽ chúng ta sẽ làm điều tương tự. Không có gì chúng ta không thể làm được. Chúng ta phải mạnh mẽ”, ông Erdogan nói. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã ám chỉ đến sự tham gia tích cực của các lực lượng Ankara vào cuộc nội chiến Libya cũng như các cuộc giao tranh gần đây ở khu vực Karabakh của Azerbaijan. Chính quyền Baku đã chiến thắng trong cuộc xung đột ở Karabakh và giành lại quyền kiểm soát khu vực ly khai này, với sự hỗ trợ từ cả Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Song, trước đây chưa có báo cáo nào về sự tham gia trực tiếp của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào giao tranh.Mặc dù từ lâu đã định vị bản thân là người ủng hộ quan trọng cho sự nghiệp của người Palestine, nhưng cho đến nay ông Erdogan vẫn gần như tránh đe dọa tiến đánh Israel. Tuy nhiên, cảnh báo cứng rắn mới của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra trong bối cảnh leo thang căng thẳng giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah được Iran hậu thuẫn ở Lebanon.
https://vietnamnet.vn/nuoc-thanh-vien-nato-de-doa-tien-danh-israel-2306472.html
Trung Đông: Iran và các đồng minh dọa trả đũa, Israel trong tình trạng « chuẩn bị » cao nhất
Tang lễ của Ismail Haniyeh, lãnh đạo chính trị Hamas, đã diễn ra tại Teheran hôm qua, 01/08/2024, trong bầu không khí căng thẳng do Iran và các đồng minh cho biết sẽ đáp trả Israel sau cái chết của các lãnh đạo của Hamas và Hezbollah trong các cuộc oanh kích được cho là do Israel tiến hành. Sau tang lễ của Ismail Haniyeh, bỏ mạng trong một vụ tấn công ở Teheran hôm 31/07, thi hài của ông đã được đưa đến Qatar an táng vào sáng nay. Chính quyền Iran, các lực lượng Hamas và Hezbollah đã cáo buộc Israel đứng sau vụ ám sát này, xảy ra chỉ vài giờ sau khi Fouad Choukr, một lãnh đạo cấp cao của Hezbollah bỏ mạng trong một cuộc tấn công bằng tên lửa của Israel tại Liban. Nhà nước Do Thái hôm qua cũng thông báo đã tiêu diệt thủ lĩnh quân sự của Hamas Mohammed Deif ngày 13/07. Lãnh đạo Hezbollah ở Liban, ông Hassan Nasrallah, khẳng định Israel và những kẻ đứng sau « sẽ bị trả đũa », vì « Israel không biết là đã vượt qua lằn ranh đỏ nào ». Nguồn tin từ AFP cho biết các quan chức của Iran đã họp cùng đại diện các nhóm đồng minh hôm thứ Tư và đưa ra hai kịch bản: Một là Iran và các đồng minh cùng thực hiện cuộc trả đũa đồng loạt, hai là mỗi bên sẽ có phản ứng riêng.
Iran hứng ‘cú tát’ khi thủ lĩnh Hamas bị ám sát giữa thủ đô
Iran không muốn chiến tranh, nhưng họ rơi vào tình thế buộc phải đáp trả để gỡ thể diện sau vụ thủ lĩnh Hamas bị ám sát ngay giữa Tehran.Thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh rạng sáng 31/7 thiệt mạng trong đòn tập kích bằng tên lửa nhắm vào khu nhà khách đặc biệt dành cho cựu binh ở phía bắc thủ đô Tehran của Iran, nơi được lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) bảo vệ.Vụ ám sát giáng đòn nặng nề vào hình ảnh của Iran, bởi nó diễn ra giữa thủ đô Tehran, nhắm vào một khách mời đang tới dự lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Tổng thống Masoud Pezeshkian. Quả tên lửa cũng được cho là phóng từ bên ngoài lãnh thổ Iran, xuyên thủng hệ thống phòng không đa tầng của nước này, bay vào cửa sổ căn phòng nơi ông Haniyeh đang ngủ và đoạt mạng thủ lĩnh Hamas cùng một cận vệ.”Đó là một cú sốc lớn không chỉ với Hamas mà còn là cái tát vào thể diện của Iran”, Bobby Ghosh, bình luận viên chính trị cấp cao, nói với CNN. “Đó là nỗi xấu hổ với Iran”.
https://vnexpress.net/iran-hung-cu-tat-khi-thu-linh-hamas-bi-am-sat-giua-thu-do-4776204.html
Lực lượng Nga tiến về thành phố chiến lược Pokrovsk của Ukraine
Quân đội Kyiv hôm 29/7 cho biết rằng lực lượng Nga đang dàn dựng các cuộc tấn công dữ dội nhất của họ gần thành phố chiến lược Pokrovsk ở phía đông, đe dọa một tuyến đường tiếp tế quan trọng cho quân đội Ukraine vốn đang phải vật lộn để chống lại cuộc xâm lược kéo dài 29 tháng của Moscow.Bộ Tổng tham mưu cho biết trong một bản cập nhật chiến trường thường kỳ rằng giao tranh trên mặt trận Pokrovsk là ác liệt nhất trong số bất kỳ nơi nào ở phía đông bị chiến tranh tàn phá, đồng thời nói thêm rằng Ukraine đã đẩy lùi 52 cuộc tấn công của Nga tại đó trong 24 giờ qua.Pokrovsk, một trung tâm vận tải với dân số trước chiến tranh là 61.000 người, nằm trên một con đường chính đóng vai trò là tuyến đường tiếp tế quan trọng đến các tiền đồn khác do Ukraine chiếm giữ, chẳng hạn như các thị trấn Chasiv Yar và Kostiantynivka.”Nơi tập trung nhiều cuộc tấn công của kẻ thù nhất là xung quanh Zhelanne và Novooleksandrivka”, bản cập nhật cho biết, trong đó nhắc đến hai ngôi làng nằm ở phía đông Pokrovsk.Bộ Quốc phòng Nga hôm 28/7 cho biết rằng lực lượng của họ đã chiếm được các ngôi làng Prohres và Yevhenivka ở vùng Donetsk phía đông Ukraine. Cả hai khu định cư này đều nằm ở phía đông Pokrovsk. Kyiv không bình luận về tuyên bố này.
Tình hình Donetsk vô cùng cam go, Nga dùng đạn thông minh hạ xe tăng Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận, giao tranh dữ dội khiến tình hình ở khu vực Donetsk, miền đông nước này vô cùng cam go. Trong bài phát biểu tối 28/7, ông Zelensky cho biết: “Tình hình cực kỳ thách thức ở hướng Donetsk. Ở hướng Pokrovsk đã xảy ra nhiều vụ tấn công nhất và dữ dội nhất của quân Nga trong những tuần này. Bất kỳ ai ngăn chặn các cuộc vụ tập kích và phá hủy tiềm năng tấn công của đối phương đều đang thực hiện một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong cuộc xung đột này”.Mặc dù tình hình căng thẳng gần Pokrovsk, nhưng người đứng đầu Kiev quả quyết “Ukraine có sức mạnh để đạt được mục tiêu của mình”.Theo báo Guardian, ông Zelensky có phát biểu trên sau khi Nga tuyên bố binh lính của họ đã giành quyền kiểm soát 2 ngôi làng Progress và Yevgenivka cách nhau vài cây số ở Donetsk, trong lúc đang tiến về phía thành phố Pokrovsk, tây bắc thủ phủ của vùng. Hãng tin Tass dẫn thông cáo ngày 29/7 của Bộ Quốc phòng Nga cho hay, một nhóm điều khiển hệ thống pháo tự hành 2S19 Msta-S thuộc nhóm chiến đấu miền trung của nước này vừa loại bỏ một xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất của lực lượng vũ trang Ukraine nhờ sử dụng đạn thông minh Krasnopol.
Putin tăng gấp đôi tiền thưởng cho ai tình nguyện chiến đấu ở Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 31/7 tăng gấp đôi khoản chi trả trước cho những người tình nguyện chiến đấu ở Ukraine, một động thái nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển quân nhưng có khả năng tạo ra sự mất cân bằng trong nền kinh tế mà sản xuất không đáp ứng với nhu cầu.Tất cả người Nga ký hợp đồng với quân đội hiện sẽ nhận được khoản thanh toán trả trước là 400.000 rúp (4.651 đô la). Sắc lệnh cũng khuyến nghị rằng các chính quyền khu vực phải đối ứng khoản thanh toán này từ ngân sách của họ với ít nhất cùng một số tiền.Với mức thanh toán tối thiểu hàng tháng cho một binh nhì tham gia vào cái mà Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” được ấn định ở mức 204.000 rúp, sắc lệnh mới này sẽ tăng mức lương tối thiểu thường niên trong năm đầu tiên phục vụ lên 3,25 triệu rúp (37.791 đô la).Mức lương hàng tháng cho các sĩ quan cao hơn và phụ thuộc vào cấp bậc của họ. Tất cả tân binh cũng nhận được thêm tiền khi tham gia các cuộc tấn công hoặc phá hủy xe tăng và máy móc khác của địch.
QUAD quan ngại về Biển Đông và cam kết tăng cường an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương
Trong thông cáo chung kết thúc cuộc họp tại Tokyo hôm nay, 29/07/2024, các ngoại trưởng 4 nước trong bộ tứ QUAD (Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc) cam kết tăng cường an ninh hàng hải và an ninh mạng. Tránh nêu đích danh Trung Quốc, các bên bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về tình hình ở Biển Đông và mạnh mẽ lên án « mọi hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng » tại các vùng biển ở Châu Á-Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và các đồng cấp Nhật Bản Yoko Kamikawa, Úc Penny Wong và Ấn Độ Subrahmayam Jaishankar trong tuyên bố chung nhấn mạnh nhóm Bộ Tứ QUAD, tên gọi chính thức là Đối Thoại An Ninh Bốn Bên, « tiếp tục bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước các hành động quân sự hóa những vùng lãnh thổ có tranh chấp chủ quyền, trước những hành động cưỡng ép, hù dọa tại Biển Đông ».Hãng tin Mỹ AP nhấn mạnh tại cuộc họp lần này ở Tokyo, Bộ Tứ cam kết tăng cường an ninh hàng hải và an ninh mạng, đẩy mạnh các công cụ chống phổ biến thông tin giả. Những biện pháp nói trên đặc biệt nhằm hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á và các hải đảo trong vùng Thái Bình Dương. Cụ thể, ngoại trưởng của bốn nước dự trù khởi động một cơ chế đối thoại hàng hải trên cơ sở Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển nhằm « duy trì trật tự trên biển và các vùng biển tự do và rộng mở » trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Trong lĩnh vực công nghệ kết nối, QUAD cam kết hỗ trợ Philippines và Ấn Độ về an ninh mạng, đồng thời mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng internet trong khu vực.
Lo Trung Quốc lấn lướt, Mỹ và Nhật Bản bàn ‘khả năng răn đe mở rộng’
Mỹ và Nhật Bản lần đầu tiên bàn về “khả năng răn đe mở rộng” – thuật ngữ mô tả việc Mỹ cam kết sử dụng năng lực hạt nhân để ngăn chặn nỗ lực tấn công vào các đồng minh của mình.Hôm 28/7, Mỹ cho biết sẽ cải tổ bộ chỉ huy quân sự tại Nhật Bản nhằm tăng cường khả năng phối hợp với đồng minh, sau khi hai nước gọi Trung Quốc là “thách thức chiến lược lớn nhất” trong khu vực.Thông báo được đưa ra sau các cuộc hội đàm an ninh ở Tokyo (Nhật Bản) giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin với những người đồng nhiệm Nhật Bản là bà Yoko Kamikawa và ông Minoru Kihara.Bản tuyên bố sau cuộc họp cho biết “bộ chỉ huy lực lượng chung” mới sẽ giúp Mỹ có thể tương tác sâu hơn với lực lượng vũ trang Nhật Bản và sẽ được triển khai song song với kế hoạch riêng của Tokyo về thành lập một bộ chỉ huy hỗn hợp để giám sát lực lượng của mình vào tháng 3/2025.Việc nâng cấp bộ chỉ huy của Mỹ tại Nhật Bản là “một trong bước tiến đáng kể nhất trong lịch sử liên minh hai nước,” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói với báo giới trước cuộc hội đàm.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ck7g9zljndgo
Toàn cảnh Venezuela trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ 2024
Cuộc bầu cử tổng thống Venezuela được nhận định là gian lận, nhằm giúp nhà độc tài Nicolás Maduro kéo dài quyền lực, là mồi lửa lan nhanh, dấy hàng triệu người Venezuela khao khát thay đổi dân chủ. Khát vọng của người muốn lật đổ tên độc tài sẽ ra sao?Chủ Nhật, 28 Tháng Bảy vừa rồi, Tổng Thống đương nhiệm Nicolás Maduro của Venezuela tự tuyên bố chiến thắng cuộc bầu cử cho nhiệm kỳ thứ ba, nhiệm kỳ sáu năm với 51% số phiếu bầu, so với 44% của ứng viên đối lập Edmundo González Urrutia. Trùng hợp thay, hôm đó cũng là sinh nhật của cố tổng thống độc tài Hugo Chávez.Tuyên bố vậy, nhưng chính quyền của Maduro không công bố chi tiết kết quả kiểm phiếu – điều mà phe đối lập nói rằng là minh chứng cho thấy kết quả công bố là gian lận.Maduro, 61 tuổi, được bầu làm tổng thống Venezuela vào năm 2013 sau khi nhà độc tài Cộng sản Hugor Chávez, người đã cai trị Venezuela từ năm 1999 với lời hứa thực hiện cuộc cách mạng cánh tả, qua đời. Dưới thời Hugor Chávez và sau này là Maduro, Venezuela bị định hướng theo đường lối cộng sản, trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế do, dẫn đến nạn thiếu lương thực, lạm phát phi mã và sự sụp đổ của ngành công nghiệp dầu mỏ quan trọng. Điều này dẫn đến các cuộc biểu tình đường phố quy mô lớn, khiến chính phủ đàn áp, bao gồm việc tù đày các nhà lãnh đạo phe đối lập và kiểm duyệt báo chí.
Trung Quốc phản đối Nhật có lời lẽ không tốt về họ trong các cuộc gặp với Mỹ
Bắc Kinh đã bày tỏ bất bình với Tokyo về những phát biểu không tốt về Trung Quốc trong một cuộc họp giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 31/7.
Ông Lưu Kình Tùng, Tổng giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã đưa ra phản đối với Nhật Bản về những phát biểu của Mỹ và Nhật về điều mà họ gọi là hành vi ‘khiêu khích’ của Bắc Kinh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, các cuộc tập trận quân sự chung với Nga và sự mở rộng nhanh chóng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.“Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản xây dựng hiểu biết khách quan và hợp lý về Trung Quốc, và ngừng đưa ra những phát ngôn vô trách nhiệm về các vấn đề nội bộ của Trung Quốc,” ông Lưu nói với chánh văn phòng Đại sứ quán Nhật ở Bắc Kinh hôm 30/7, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.Ông Lưu đã gặp ông Yokochi Akira để nói về ‘những lời lẽ không tốt’ về Trung Quốc trong một số các cuộc gặp ngoại giao gần đây, lưu ý rằng đã có ‘nhiều lời giả dối, xu hướng nguy hiểm và những luận điệu sai lệch’ trong các tài liệu của cuộc họp.
https://www.voatiengviet.com/a/7724400.html
Nhật Bản – Philippines lần đầu diễn tập hải quân chung
Hải quân Philippines và Nhật Bản tổ chức cuộc diễn tập chung đầu tiên trong bối cảnh hai nước đang đẩy mạnh hợp tác an ninh.Quân đội Philippines ngày 2/8 cho biết tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường BRP Jose Rizal nước này và tàu khu trục JS Sazanami của Nhật Bản đã tham gia “Hoạt động Hợp tác Hàng hải” song phương đầu tiên giữa hai nước.”Hoạt động là một phần trong những nỗ lực đang diễn ra nhằm tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế hướng tới hiện thực hóa một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, tuyên bố từ quân đội Philippines có đoạn.Cuộc diễn tập diễn ra sau khi Manila và Tokyo tháng trước ký kết thỏa thuận về việc cho phép triển khai quân đội trên lãnh thổ của nhau.Hai tàu đã tổ chức một cuộc diễn tập kết nối thông tin liên lạc và cơ động chiến thuật trên Biển Đông, khu vực gần bờ biển Philippines.Tuyên bố cho biết thêm rằng những hoạt động này góp phần “tăng cường năng lực chiến thuật của hải quân Philippines và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, đồng thời củng cố mối quan hệ bền chặt cũng như cam kết chung nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.Theo người phát ngôn quân đội Philippines Xerxes Trinidad, “cuộc diễn tập diễn ra theo đúng kế hoạch, đạt được mục tiêu cải thiện năng lực chiến thuật và tăng cường hợp tác” giữa hải quân Philippines và Nhật Bản.
https://vnexpress.net/nhat-ban-philippines-lan-dau-dien-tap-hai-quan-chung-4777174.html
Tỷ lệ ủng hộ bà Kamala Harris vượt ông Donald Trump
Tờ The Latin Times dẫn kết quả hai cuộc thăm dò gần đây cho thấy tỷ lệ ủng hộ bà Kamala Harris đang vượt qua tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Joe Biden lẫn ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump. Theo thăm dò được tiến hành vào ngày 28/7 của ABC News/Ipos, tỷ lệ ủng hộ bà Harris tăng 8 điểm phần trăm, lên 43%. Trong khi đó, cuộc thăm dò tiến hành ngày 29/7 của Norming Consult cho kết quả tương tự, tỷ lệ ủng hộ bà Harris đạt mức cao kỷ lục 50%, cao hơn tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Biden hoặc ông Trump trong cả năm. Tuy nhiên, các chuyên gia chính trị nói với trang tin tức McClatchy News rằng sự ủng hộ mà bà Harris mới có được diễn ra trong bối cảnh của một chu kỳ bầu cử và có khả năng dao động từ giờ cho tới Ngày bầu cử. Sự ủng hộ đó có thể sụt giảm khi chiến dịch tranh cử của bà Harris mất dần sự mới lạ và đảng Cộng hòa tăng cường các cuộc tấn công bà. Susan Ohmer, giáo sư về truyền thông hiện đại tại Đại học Notre Dame nhận xét: “Mọi người nhẹ nhõm khi Tổng thống Biden tự rút lui khỏi cuộc đua và vui mừng khi một người trẻ hơn và năng động hơn sẽ ra tranh cử thay thế”. David Barker, giáo sư về chính phủ tại Đại học Mỹ cho biết, mức độ ủng hộ mà bà Harris có được nhiều khả năng sẽ đạt đỉnh trong Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ, dự kiến diễn ra vào giữa tháng 8. “Theo truyền thống, các đại hội như vậy thường tạo ra thứ mà các nhà khoa học chính trị gọi là ‘hiệu ứng bước’, nghĩa là tỷ lệ ủng hộ ứng cử viên tăng sau một đại hội được tổ chức tốt là khá bền vững, so với các loại ‘hiệu ứng’ khác của chiến dịch”.
https://vietnamnet.vn/ty-le-ung-ho-ba-kamala-harris-vuot-ong-donald-trump-2308142.html