Ông Nguyên Xuân Phúc, nguyên Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước Việt Nam đang bị Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương gọi lên làm việc liên quan đến tài liệu chứng minh nhận hối lộ của Trương Mỹ Lan, Cao Minh Trí ( Giám đốc Truyền thông Trường Phổ thông Duy Tân) và Phan Quốc Việt (Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á).

 

Cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và vợ, bà Trần Nguyệt Thu

Hiện nay Nguyễn Xuân Phúc và Trần Nguyệt Thu (vợ) bị cấm xuất cảnh.

Để tránh bị phát giác khối tài sản nhiều ngàn tỷ, bà Thu đã nhờ Bùi Thị Thu Hà là vợ thiếu tướng Đàm Thanh Thế đứng tên dùm. Đàm Thanh Thế là người có họ hàng với Nguyễn Xuân Phúc (anh em đằng mẹ Nguyễn Xuân Phúc).

Hồi cuối năm 2013, Đàm Thanh Thế xin biệt phái từ ngành công an để chuyển sang làm Vụ trưởng trong Văn phòng Chính phủ, thư ký riêng cho ông Nguyễn Xuân Phúc (lúc đó ông Phúc là Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo 389).

Tháng 7/2016 sau khi Nguyễn Xuân Phúc lên làm Thủ tướng, Đàm Thanh Thế được bổ nhiệm giữ chức Chánh Văn phòng Thường trực BCĐ 389. Đây là cơ quan trung ương quyền lực, chỉ đạo các hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của Chính phủ. Có thể nói, Đàm Thanh Thế nắm giữ một vị trí trung gian rất “màu mỡ”, có quyền lực rất lớn, kiếm được rất nhiều tiền trong hơn 5 năm ở đây.

Khi đang làm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dùng Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình và Trung tướng Trần Văn Vệ – Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – khởi tố bắt giam nhiều cán bộ, doanh nghiệp để trả thù cá nhân, cũng như tiêu diệt đường chính trị của họ nhằm rộng đường thăng tiến của mình.

Điển hình như vụ án liên quan đến Vũ Nhôm (Phan Văn Anh Vũ) khi chứng cứ kết tội dựa vào suy đoán của cơ quan tố tụng, người bán đất công vụ là nhà nước là nguyên nhân phạm tội thì không xét xử mà lại kết tội người mua. Tại tòa án ngày 1/7/2020 Vũ Nhôm hỏi quan toà: “có chứng cứ nào khẳng định bị cáo cấu kết với lãnh đạo Đà Nẵng…” Quan toà trả lời: “dựa vào kết luận điều tra và cáo trạng đủ chứng minh có sự cấu kết…”.

Thực trạng này phản ánh nền tư pháp của Việt Nam không dựa trên hiến pháp, công lý hay sự thật mà tùy thuộc vào ý chí chủ quan của lãnh đạo và việc mua bán công lý.

Hơn nữa, Nguyễn Xuân Phúc còn cướp Cảng Quy Nhơn – Công ty Cổ Phần Cảng Quy Nhơn do doanh nghiệp tư nhân ông Lê Hồng Thái quản lý để chuyển giao cho con rể của ông Phúc là Vũ Chí Hùng, còn nguồn tiền đầu tư ông Phúc yêu cầu Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) chi ra.

Phúc còn dùng Trung tướng Trần Văn Vệ để khởi tố bắt giam nhiều phe cánh của Tô Lâm và Trần Đại Quang. Chẳng hạn như vụ án của Đại tá Nguyễn Duy Linh, Cục phó Cục Tình báo Bộ Công an, con trai Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng – Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh – “thủ trưởng” cũ của Tô Lâm.

Đây được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mâu thuẫn giữa ông Phúc và Tô Lâm.

Năm 2019, ông Phúc “bật đèn xanh” cho Tướng Trần Văn Vệ, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an, sờ gáy Đại tá Nguyễn Duy Linh và Hồ Hữu Hoà, về tội “nhận hối lộ” và “môi giới hối lộ”. Hồ Hữu Hoà vốn là thầy phong thuỷ, nên thân quen với nhiều uỷ viên Bộ Chính trị và các tướng lĩnh công an.

Đại tá Nguyễn Duy Linh nhận hối lộ từ Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, với số tiền nhiều triệu USD. Nhưng nhờ Bộ trưởng Tô Lâm, nên Nguyễn Duy Linh chỉ bị cáo buộc nhận hối lộ 5 tỷ đồng, và bị tuyên án 14 năm tù. Theo giới thạo tin, Nguyễn Duy Linh mang tiếng ngồi tù, nhưng cũng chỉ như đi nằm viện nghỉ dưỡng.

Nguyễn Duy Linh là con trai duy nhất của Tướng Hưởng, một “bố già” khét tiếng trong ngành công an. Theo tin đồn, do nhục nhã và cay cú, Tướng Hưởng thề sẽ bắt bằng được ông Phúc.

Sắp tới Nguyễn Xuân Phúc có thể bị khởi tội nhận hối lộ, còn Trung tướng Trần Văn Vệ có thể bị khởi tố vì liên quan đến tội bỏ lọt tội phạm và bảo kê đánh bạc.

 

Trung tướng Trần Văn Vệ

 

Đại tá Nguyễn Duy Linh, Cục phó Cục Tình báo Bộ Công an

 

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an