Mục lục

Ông Tô Lâm kết thúc chuyến thăm Trung Quốc: những điểm đáng lưu ý

Trong chuyến thăm ba ngày tới Trung Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có một lịch trình nghị sự dày đặc, với các nội dung về hợp tác chính trị, kinh tế và giải quyết bất đồng trên Biển Đông.Vào trưa 20/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng phu nhân Ngô Phương Ly và đoàn công tác đã rời Bắc Kinh, kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc.Chuyến thăm của ông Tô Lâm diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội 14, còn Trung Quốc vừa tổ chức xong Hội nghị Trung ương 3 khóa 20. Ông Tô Lâm khởi đầu chuyến công du vào hôm 18/9 tại Quảng Châu, nơi ông đã thăm các địa chỉ đỏ của cách mạng Việt Nam, sau đó tham gia các cuộc họp thượng đỉnh tại Bắc Kinh trong ngày 19/8, trước khi có một số hoạt động khác vào sáng 20/8.Trong ngày 19/8, nhà lãnh đạo Việt Nam đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; hội kiến với Thủ tướng Lý Cường, Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Vương Hỗ Ninh và dự nhiều sự kiện quan trọng khác.Ông Tô Lâm và ông Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm vào ngày 19/8 tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh.Trong cuộc hội đàm, ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc coi Việt Nam “là ưu tiên hàng đầu trong quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng”. Tương tự, ông Lâm khẳng định Việt Nam “luôn coi trọng và ưu tiên hàng đầu” quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvgx1zjgev0o

Biển Đông : Việt Nam – Trung Quốc cam kết giải quyết tranh chấp thông qua “hiệp thương hữu nghị”

Trước khi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc của tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Tô Lâm, hôm qua, 20/08/2024, hai nước đã ra một tuyên bố chung “về việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện”. Trong tuyên bố chung, Việt Nam và Trung Quốc cam kết giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông thông qua “hiệp thương hữu nghị”. Cụ thể, bản tuyên bố chung nhấn mạnh hai nước “kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, tích cực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên cùng chấp nhận được”. Giải pháp này phải phù hợp với thỏa thuận trên nguyên tắc giữa Hà Nội và Bắc Kinh, cũng như phải phù hợp với “luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982”. Hai bêncòn cam kết sẽ không có hành động “làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp”.Bên cạnh đó, Hà Nội và Bắc Kinh sẽ “thúc đẩy bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển và thúc đẩy bàn bạc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ”.Riêng về lĩnh vực quốc phòng – an ninh, Trung Quốc và Việt Nam đồng ý gia tăng trao đổi giữa quân đội hai nước “ở tất cả các cấp”, bao gồm cả lực lượng biên phòng, hải quân và cảnh sát biển. Hai nước cũng sẽ “tăng cường trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về chống can thiệp, chống ly khai, phòng chống “cách mạng màu”, cùng nhau bảo vệ an ninh chính trị và an ninh chế độ.” Trong tuyên bố chung, Hà Nội và Bắc Kinh nhắc lại cam kết giữa ông Nguyễn Phú Trọng, người tiền nhiệm của tổng bí thư Tô Lâm, với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 11 năm ngoái, là hai nước sẽ cùng nhau xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược”.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240821-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-vi%E1%BB%87t-nam-trung-qu%E1%BB%91c-cam-k%E1%BA%BFt-gi%E1%BA%A3i-quy%E1%BA%BFt-tranh-ch%E1%BA%A5p-th%C3%B4ng-qua-hi%E1%BB%87p-th%C6%B0%C6%A1ng-h%E1%BB%AFu-ngh%E1%BB%8B

Việt Nam đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho nông sản

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho nông sản chất lượng cao của Việt Nam, khi hội kiến Thủ tướng Lý Cường.Trong cuộc hội kiến tại nhà khách Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh, chiều 19/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho nông sản chất lượng cao của Việt Nam, tạo điều kiện để Việt Nam sớm thành lập Tổng Lãnh sự quán tại Trùng Khánh và các văn phòng xúc tiến quy mô thương mại tại Trung Quốc, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.Lãnh đạo Việt Nam hoan nghênh Trung Quốc tham gia hợp tác trong dự án xây dựng ba tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối hai nước, cũng như hợp tác trong các tuyến đường sắt Viên Chăn – Vũng Áng, đường sắt đô thị tại Hà Nội.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Trung Quốc thúc đẩy các dự án đầu tư tại Việt Nam với quy mô lớn, chất lượng cao, công nghệ hiện đại; sớm triển khai thí điểm cửa khẩu thông minh; sớm xử lý dứt điểm các dự án vướng mắc, thúc đẩy nghiên cứu hợp tác trong lĩnh vực thanh toán bằng đồng bản tệ; đẩy mạnh hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, nông nghiệp công nghệ cao.

https://vnexpress.net/viet-nam-de-nghi-trung-quoc-tiep-tuc-mo-cua-thi-truong-cho-nong-san-4783338.html

Điểm đáng chú ý trong chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về công tác nhân sự Đại hội 14

Sáng 21/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì cuộc họp của Tiểu ban Nhân sự, định hướng vấn đề nhân sự cho Đại hội 14 dự kiến diễn ra vào quý 1/2026. Đây là phiên họp thứ 2 của Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14. Tham dự phiên họp gồm các thành viên Tiểu ban là ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú cùng các thành viên tổ giúp việc của Tiểu ban Nhân sự.Với lời khẳng định kế thừa di sản của ông Trọng khi nhậm chức tổng bí thư nên những chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về công tác nhân sự có nhiều điểm tương đồng với người tiền nhiệm, khi nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của tiểu ban này.Ông Tô Lâm còn nói rằng công tác nhân sự Đại hội Đảng “phải làm khẩn trương, thận trọng, phải bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; phải bảo đảm duy trì vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Nhân sự được xem xét lựa chọn phải là cán bộ có năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn, có uy tín trong dân, trong Đảng.”Một điểm khác biệt trong những chỉ đạo của tân tổng bí thư là chi tiết “phải bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng”. Vấn đề “đoàn kết” trong nội bộ được ông Tô Lâm nhắc đi nhắc lại, xuyên suốt trong các phát ngôn của mình.Cụ thể, trong diễn văn nhậm chức chủ tịch nước vào ngày 22/5, ông Tô Lâm đã “hứa đoàn kết thống nhất trong tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các lãnh đạo chủ chốt…”. Vấn đề đoàn kết trong nội bộ Đảng không được nhấn mạnh trong các bài phát biểu của các đời chủ tịch nước gần đây. Các ông Võ Văn Thưởng, ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trần Đại Quang khi nói đến “đoàn kết” thì thường là “đoàn kết dân tộc” hay “tinh thần đoàn kết” nói chung,.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/clygrrdllpko

Việt Nam hoan nghênh Trung Quốc tham gia xây dựng 3 tuyến đường sắt

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hoan nghênh Trung Quốc tham gia hợp tác trong dự án xây dựng 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn, cũng như hợp tác trong các tuyến đường sắt Vientiane – Vũng Áng, đường sắt đô thị tại Hà Nội.Chiều 19/8, tại Nhà khách Điếu Ngư Đài (Bắc Kinh), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.Thủ tướng Lý Cường bày tỏ sự coi trọng và mãi mãi khắc ghi những đóng góp to lớn của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với quan hệ của hai Đảng, hai nước.Thủ tướng Lý Cường tin tưởng chuyến thăm quan trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tiếp thêm động lực mạnh mẽ, thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển mới, đạt được nhiều thành quả thực chất hơn nữa. Trung Quốc luôn coi Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, chuyến thăm nhằm kế thừa, tiếp nối sự coi trọng cao độ của Đảng, Nhà nước, các thế hệ lãnh đạo Việt Nam, trong đó có cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.Việt Nam luôn coi phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam

 https://vietnamnet.vn/viet-nam-hoan-nghenh-trung-quoc-tham-gia-xay-dung-3-tuyen-duong-sat-2313304.html

Đã bao nhiêu người dân Thủ Thiêm được đền bù và đền bù đến đâu?

Bao nhiêu đau khổ của người dân mất đất, cả suối nước mắt dân Thủ Thiêm đã đổ, có cả những mạng người đã mất trong quằn quại uất ức…Nước mắt, những tiếng khóc kia sẽ thành cái gì? Những khuôn mặt già nua mà khóc nức nở như trẻ con ở chốn công cộng… Chắc trong lòng họ uất ức, đau khổ lắm. Sự thiệt thòi, nỗi đau bị cướp đất cướp nhà đã kéo dài đến mấy chục năm, nên sự tích lũy của uất ức, của cảm giác bất lực khi công lý chỉ là một tiếng kêu tuyệt vọng chìm vào chốn hư không đen đặc chắc đã dày lên theo năm tháng.Những giọt nước mắt của họ không chỉ là giọt nước; đó là những giọt đau thương, rơi vào bóng tối và bị đập nát bởi sự thờ ơ của chính quyền. Nhưng sự vô cảm và bất công này cũng như lửa dưới lớp than tro, chỉ chờ ngày bùng lên thiêu đốt tất cả. Những cơn gió của thời gian không thể nào dập tắt được ngọn lửa công lý đã bị che giấu quá lâu.Tôi vốn không tin vào cách suy diễn đơn giản về thuyết nhân quả. Thế giới này phức tạp hơn thế, và nhân quả đến theo một cách khác. Những kẻ đã gây đau khổ cho người dân sẽ mở miệng dạy con cái thế nào về sự tử tế? Về bài học lao động? Về tính thiện trong đối đãi với đồng loại? Bọn chúng sẽ chỉ dạy con cách làm loài sói mang bộ dạng con người, làm loài quái vật hút máu đồng loại để trở nên giàu có. Đồng tiền mà bọn chúng có được sẽ đưa cho con cái. Nhưng những đứa con được hưởng đồng tiền vấy máu và nước mắt của dân lành chắc chắn sẽ phung phí. Không kẻ nào lại trân trọng đồng tiền cướp được cả.

https://baotiengdan.com/2024/08/18/da-bao-nguoi-dan-thu-thiem-duoc-den-bu-den-bu-den-dau/

Dự án 88: Đàn áp xã hội dân sự làm suy yếu quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam

Tổ chức phi chính phủ Dự án 88 (Project 88) gần đây công bố báo cáo nói rằng Việt Nam đang thất bại trong việc chuyển đổi sang năng lượng sạch trong khuôn khổ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP), một phần là do việc đàn áp các tổ chức xã hội dân sự.Trong báo cáo mang tên “APOCALYPSE SOON?” (tạm dịch: Ngày tận thế sắp đến?) dài 56 trang bằng tiếng Anh công bố ngày 15/8, tổ chức chuyên vận động cho nhân quyền ở Việt Nam cho rằng JETP- một tuyên bố chính trị được thiết lập bởi Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (IPG) nhằm giúp Việt Nam phát triển năng lượng sạch đang bị thất bại.JETP được thông qua và công bố ngày 14/12/2022, theo đó, các đối tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và chuyển đổi từ nhiên liệu hoá thạch sang năng lượng sạch.Cụ thể, chín quốc gia giàu có đã cam kết huy động 15,5 tỷ đô la cho Việt Nam thực hiện các dự án năng lượng sạch. Đổi lại, Việt Nam hứa sẽ loại bỏ than và tham khảo ý kiến ​​của các tổ chức phi chính phủ và phương tiện truyền thông khi đưa ra quyết định để đảm bảo quá trình chuyển đổi được thực hiện theo cách công bằng.Trong báo cáo của mình, Dự án 88 kết luận rằng, cho đến nay, tất cả các bên đều không thực hiện đúng các cam kết của mình trong thỏa thuận.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/project88-says-suppressing-civil-society-weakens-energy-transition-in-vietnam-08212024040844.html

Tập đoàn Equinor của Na Uy bỏ kế hoạch đầu tư điện gió ngoài khơi Việt Nam

Tập đoàn nhà nước Equinor của Na Uy vừa quyết định bỏ kế hoạch đầu tư vào điện gió ngoài khơi Việt Nam và đóng cửa văn phòng đại diện tại Hà Nội.Hãng tin Reuters hôm 23/8 dẫn lời người phát ngôn của Equinor là Magnus Frantzen Eidsvold cho biết như vậy.Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là có tiềm năng để phát triển điện gió ngoài khơi vì có gió mạnh ở vùng nước nông gần bờ, dân cư đông đúc. Tuy nhiên sự chậm trễ trong việc đưa ra các chính sách trong lĩnh vực này đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải cân nhắc lại các quyết định đầu tư vào lĩnh vực này của Việt Nam.Trước Equinor, công ty Orsted của Đan Mạch hồi năm ngoái cũng tuyên bố bỏ kế hoạch đầu tư vào điện gió ngoài khơi ở Việt Nam.Đây là lần đầu tiên Equinor đóng cửa một văn phòng quốc tế về dự án điện gió ngoài khơi, theo Reuters.Hãng này cũng đã rời khỏi nhiều quốc gia nơi hãng từng có các dự án về dầu và khí đốt trong các năm qua để tập trung vào năng lượng tái tạo carbon thấp.Việt Nam hiện không có dự án điện gió ngoài khơi nào nhưng lại muốn lắp đặt được các trang trại điện gió cung cấp 6 gigawatts điện chậm nhất đến năm 2030, chiếm 4% tổng lượng điện cả nước. Đây là một phần trong kế hoạch quốc gia về giảm lệ thuộc vào than nhằm đạt được mục tiêu phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/equinor-halts-vietnam-offshore-wind-plans-close-hanoi-office-08232024120356.html

Bị Sài Gòn làm khó về thuê đất, Mercedes-Benz cầu cứu Phạm Minh Chính

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hãng xe Mercedes-Benz Group AG vừa gửi “tâm thư” đến ông Phạm Minh Chính, thủ tướng Việt Nam, bày tỏ quan ngại về nguy cơ phải đóng vĩnh viễn nhà máy tại quận Gò Vấp, Sài Gòn.Theo báo Tuổi Trẻ hôm 23 Tháng Tám, nguyên do là chỉ còn một tuần đến hạn chót về việc hãng xe này có được gia hạn thuê khu đất tại quận quận Gò Vấp thêm năm năm hay không.Mặc dù dự án Mercedes-Benz Việt Nam đến Tháng Tư, 2025 mới hết hạn, tuy nhiên do không bảo đảm hoàn thành thủ tục gia hạn dự án nên tập đoàn không thể tính toán được kế hoạch đầu tư, sản xuất tại nhà máy ở Việt Nam.Cách đây ba năm, Mercedes-Benz Việt Nam đã đề nghị giới chức lãnh đạo ở Sài Gòn gia hạn dự án và thuê đất đến năm 2030, nhưng đến nay việc này vẫn chưa được giải quyết do “một số vướng mắc pháp lý liên quan lĩnh vực đầu tư, đất đai và quản lý tài sản công.”Do vậy, từ cuối Tháng Ba, các bộ kit (linh kiện) tại Đức dùng để cung cấp cho thị trường Việt Nam đã bị ngừng sản xuất và sẽ không được tiếp tục sản xuất từ Tháng Bảy đến Tháng Mười Một.Trong trường hợp không nhận được thông tin chắc chắn về việc gia hạn dự án trước hạn chót 31 Tháng Tám,Mercedes-Benz Việt Nam sẽ không đặt hàng các bộ kit từ Đức, mà phải sử dụng các phụ tùng còn sót lại trong kho để chuẩn bị cho việc đóng cửa nhà máy tại Sài Gòn.Và do không chắc chắn được việc gia hạn, Mercedes-Benz Việt Nam phải giảm kế hoạch sản xuất, hoạt động cầm chừng

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/bi-sai-gon-lam-kho-ve-thue-dat-mercedes-benz-cau-cuu-pham-minh-chinh/

Nhận hối lộ, 2 cựu cục trưởng Đăng Kiểm lãnh 19 và 25 năm tù

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Sau hơn một tháng hầu tòa, hai bị cáo Đặng Việt Hà và Trần Kỳ Hình, đều là cựu cục trưởng Cục Đăng Kiểm Việt Nam, lãnh án lần lượt 19 và 25 năm tù với cáo buộc “nhận hối lộ” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”Vụ bê bối đăng kiểm khiến nhiều trung tâm đăng kiểm tại Việt Nam đình trệ hoạt động trong thời gian dài do có đến hơn 250 bị cáo là giới chức, đăng kiểm viên bị bắt.Theo báo Thanh Niên hôm 23 Tháng Tám, Hội Đồng Xét Xử phiên tòa diễn ra tại Sài Gòn quy kết rằng bị cáo Trần Kỳ Hình “không làm đúng chức trách, buông lỏng quản lý, để xảy ra tình trạng tiêu cực có hệ thống, trong thời gian dài, vì vụ lợi cá nhân nhận 7.1 tỷ đồng ($284,142) của các đơn vị đăng kiểm tư nhân.”Bản án 25 năm tù được tuyên cho bị cáo Hình sau khi ông này đã nộp 2.8 tỷ đồng ($112,056) và $12,000 tiền “khắc phục hậu quả.”Cũng trong vụ án này, bị cáo Đặng Việt Hà, người kế nhiệm ông Hình, bị kết luận “hưởng lợi” 8.5 tỷ đồng ($340,170).

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nhan-hoi-lo-2-cuu-cuc-truong-dang-kiem-lanh-19-va-25-nam-tu/

Tại sao họ ra đi?

Tính trung bình trong 26 năm qua, mỗi năm có chừng 100 ngàn người Việt di cư ra nước ngoài và Việt Nam được xếp vào top 10 các quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Điều này thì các bạn có thể hỏi ông bạn vô cùng uyên bác của tôi là bác Google.Clip của một người quay mới mấy ngày trước từ biển Columbia tới Mỹ. Những người này ra đi với tinh thần vui vẻ chứ nhiều đoàn khác ít tiền hơn thì điều kiện khổ cực và mạng sống mong manh hơn nhiều.Câu này ông Phúc nói vào năm 2018, từ năm ấy đến nay số người vẫn đi nhiều. Họ trốn bằng nhiều con đường khác nhau, thậm chí bằng cách nguy hiểm như container mà đã gây ra cái chết kinh hoàng của 39 người Việt vào tháng 10.2019. Con số người Việt vượt biên sẽ gấp nhiều lần nếu các nước khác có chính sách mở cửa tị nạn.Mà năm ấy, ông Phúc dựa vào đâu để kết luận như đinh đóng cột như vậy? Mà sao không thấy công dân các nước khác sang định cư ở Việt Nam nhỉ?Theo suy nghĩ của tôi thì đất lành chim đậu, nếu người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của đảng thì họ nên yên tâm an cư lạc nghiệp chứ sao lại đi tìm tương lai ở bến bờ khác làm gì, mà ở những nơi ấy thì đào đâu ra đảng cộng sản để dẫn đường cho họ, họ sẽ lạc lối mất thôi.Thôi, giả vờ ngây thơ nói vui một chút chứ trường hợp này tôi xin được nói thẳng suy nghĩ của mình. Tôi tin là ông Phúc đoán mò.Và cũng xin khẳng định là tôi, một công dân có quyền nghi ngờ hay tin tưởng lời nói của một người khác, cho dù người ấy là dân thường hay quan chức nếu tôi không thấy cơ sở thuyết phục. Nói lên lòng tin hay sự nghi ngờ, nói lên sự thật, nỗi niềm trăn trở trước thực tại là quyền tối thiểu của công dân. Nói vậy để DLV đừng chụp mũ, gán ghép tội “nói xấu lãnh đạo”. Trò trẻ con ấy nên bỏ đi.

https://baotiengdan.com/2024/08/22/tai-sao-ho-ra-di/

Mới nửa năm, hơn 30,000 hàng quán ở Việt Nam dẹp tiệm

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – ít nhất 30,000 cửa hàng F&B (Food and Beverage Service) ở Việt Nam phải đóng cửa dẹp tiệm trong sáu tháng đầu năm, khi thực khách giảm chi tiêu do kinh tế khó khăn.Báo VNExpress hôm 21 Tháng Tám dẫn phúc trình từ iPOS – nền tảng cung cấp giải pháp quản lý cho hơn 100,000 doanh nghiệp nhà hàng và quán cà phê ở Việt Nam, cho biết.Theo đó, trong phúc trình “Thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam sáu tháng đầu năm 2024,” thống kê từ iPOS cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 304,700 quán ăn uống (F&B), giảm 3.9% so với cuối năm ngoái. Ít nhất 30,000 quán đã đóng cửa, trong khi số lượng quán mới rất hạn chế.Ông Vũ Thanh Hùng, tổng giám đốc iPOS, cho rằng con số hơn 30,000 cửa hàng đóng cửa trong thời gian vừa qua chứng minh mức độ cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Sự tăng trưởng chi tiêu của thực khách không đuổi kịp được tăng trưởng “nóng” cửa hàng F&B từ sau đại dịch COVID-19.Thêm nữa, số lượng quán với tuổi thọ ngắn (dưới ba tháng hoạt động) đang xuất hiện nhiều hơn tại các thành phố lớn.Ngoài ra, chuỗi các thương hiệu có tính bền vững như Starbucks, Arabica, The Coffee Bean & Tea Leaf… cũng không thoát khỏi sự tác động sâu của kinh tế ở Việt Nam, dù có lượng khách hàng trung thành lớn và có thu nhập ổn định.Về phía các doanh nghiệp F&B tại Việt Nam, kể từ đầu năm 2024, doanh thu của họ đã có sự biến động mạnh. Mặc dù khởi đầu năm mới có tín hiệu tích cực, nhưng đến giữa năm thì giảm rõ rệt. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp (chủ yếu tại Hà Nội và Sài Gòn) báo cáo doanh thu giảm trong Tháng Hai lên đến 43.4%. Tháng Ba tăng trưởng nhẹ, sau đó giảm đều tới giữa năm. Do đó, các doanh nghiệp đang ngày càng dè chừng trong việc phát triển kinh doanh trong sáu tháng cuối năm.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/moi-nua-nam-hon-30000-hang-quan-o-viet-nam-dep-tiem/

Đại Học Fulbright VN bị dư luận viên CSVN tấn công trên mạng

Đại Học Fulbright Việt Nam bất ngờ bị lực lượng dư luận viên cực đoan của Ban Tuyên Giáo Cộng Sản chụp mũ là ổ phản động do Hoa Kỳ lập ra, nhằm đào tạo lực lượng để thực hiện “cách mạng màu,” lật đổ chế độ CSVN.Nguồn cơn được một trong những trang tuyên truyền nói rằng, Bangladesh có cuộc cách mạng lật đổ chính quyền, và bầu ông Muhammad Yunus trở thành lãnh đạo chính phủ lâm thời. Giới dư luận viên kêu gào là ông Muhammad Yunus cũng từng được hệ thống Fulbright cấp học bổng. Từ đó suy ra, trường đại học Fulbright ở Việt Nam là vô cùng nguy hiểm! Sự việc xảy ra bất ngờ không kém cuộc trở mặt của cộng sản trong cuộc tấn công vào chính quyền VNCH hồi Tết Mậu Thân 1968.Trong mấy ngày liền, Tuyên Giáo cộng sản cho tiến hành “tổng tấn công” trên các trang mạng xã hội, kêu gọi chính quyền điều tra về các chương trình đào tạo xã hội, dân sự của trường đại học Fulbright tại Việt Nam. Tất cả ngôn luận đều như khẳng định rằng trường này do Hoa Kỳ lập ra để âm mưu thực hiện “cách mạng màu” nhằm lật đổ chế độ CSVN.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/dai-hoc-fulbright-vn-bi-du-luan-vien-csvn-tan-cong-tren-mang/

Nhân viên y tế ở tỉnh Đắk Lắk nói họ bị cắt 1,5 tỷ đồng trợ cấp chống dịch cho cấp trên

Hơn 200 nhân viên y tế của Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar (tỉnh Đắk Lắk) tố cáo việc họ phải nộp 10% tiền phụ cấp để chia cho lãnh đạo đơn vị để tăng tính đoàn kết. Sở Y tế tỉnh này cho biết Thanh tra đã vào cuộc để xác minh thông tin này.Báo Dân Trí hôm 19/8 dẫn lời ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk cho biết, đơn vị có văn bản chỉ đạo, xử lý thông tin báo Dân trí đăng tải liên quan đến việc nhân viên, cán bộ công tác tại Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar phải trích lại 1,5 tỷ đồng phụ cấp chống dịch, chia cho lãnh đạo cùng các nhân viên khác của đơn vị này.Ông này cho biết Thanh tra đang xác minh thông tin vụ việc, qua đó, tổng hợp, báo cáo, kiến nghị Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk xem xét trách nhiệm đối với các đơn vị để xảy ra sai phạm (nếu có) để xử lý theo thẩm quyền.Các báo cáo liên quan đến vụ việc phải được gửi về Sở Y tế Đắk Lắk trước ngày 22/8.Báo Dân Trí hôm 15/8 cho biết, một số cán bộ, nhân viên y tế công tác tại Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar, sau thời gian vất vả chống dịch COVID-19, đã được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 100% mức lương tính từ 1/1/2022 đến 31/12/2023.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/health-workers-in-dak-lak-said-they-have-to-cut-back-vnd-1-5-billion-covid-money-08192024080227.html

Thủ tướng Hun Manet sau một năm cầm quyền: vẫn dưới bóng người cha Hun Sen

Ông Hun Manet có khác với cha mình? Đây là câu hỏi tiếp tục được giới chuyên gia bàn luận sau một năm đầu tiên ông thừa kế quyền lực từ cha mình, cựu Thủ tướng Hun Sen. Ông Hun Manet tuyên thệ thậm chức thủ tướng Campuchia vào ngày 22/8/2023 và tân chính phủ đi vào hoạt động từ ngày 23/8/2023.Trước đó, cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7/2023 ở Campuchia bị giới chỉ trích xem là một cuộc bầu cử giả hiệu khi Đảng Ánh Nến, đảng đối lập duy nhất, đã bị loại với lý do không đủ tư cách tranh cử hồi tháng Năm.Lúc bấy giờ, 17 đảng phái khác tham gia vào cuộc tổng tuyển cử năm 2023 bên cạnh Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) hầu hết đều quá non trẻ để có thể xem là đối thủ thực sự của ông Hun Sen.Nhân tròn một năm người con trai cả tuyên thệ nhậm chức, cựu Thủ tướng Hun Sen đăng thông điệp lên mạng xã hội Facebook vào ngày thứ Năm 22/8 với nội dung: “Bạn phải nhảy xuống nước mới biết bơi, lý thuyết này vẫn còn đúng”.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd6ynd54xw3o

Harris kêu gọi cử tri ‘chọn con đường mới’ cho tương lai đất nước

CHICAGO, Illinois (NV) – Phó Tổng Thống Kamala Harris, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ, kêu gọi cử tri Hoa Kỳ “chọn con đường mới” cho tương lai đất nước vào Tháng Mười Một này, trong bài diễn văn chấp nhận sự đề cử của đảng và kết thúc đại hội kéo dài bốn ngày tại United Center, Chicago, Illinois, hôm Thứ Năm, 22 Tháng Tám.Bà Harris sẽ tranh cử với cựu Tổng Thống Donald Trump của đảng Cộng Hòa vào ngày Thứ Ba, 5 Tháng Mười Một.Mở đầu, bà Harris nói: “Tôi không ngờ tôi đang ở vào vị trí ngày hôm nay, nhưng tôi không lạ lẫm gì đối với tình hình chính trị của đất nước.”Sau khi nói một chút về gia đình và thân thế, bà Harris tuyên bố: “Tôi chấp nhận sự đề cử của quý vị, đại diện đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử sắp tới.”Phát biểu của bà Harris chấm dứt tám tuần lễ đầy sóng gió trong chính trường Mỹ và đánh dấu một chuyển biến rất quan trọng cho đảng Dân Chủ, khi chỉ còn 75 ngày nữa là tới này tranh cử.

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/harris-keu-goi-cu-tri-chon-con-duong-moi-cho-tuong-lai-dat-nuoc/

Kamala Harris: Xuất thân đa chủng tộc có ý nghĩa gì cho tương lai nước Mỹ?

Có mẹ là người Jamaican và cha là người Ấn Độ, cả hai đều là dân nhập cư, bản thân bà Kamala Harris phản ánh sự biến chuyển nhân khẩu học ở Mỹ, theo Reuters.Khi bước lên sân khấu Đại hội Đảng Dân chủ (DNC) vào hôm 21/8 để chấp nhận đề cử ứng cử viên tổng thống của đảng, bà Kamala Harris đại diện cho nhóm chủng tộc phát triển nhanh nhất ở Mỹ.Theo số liệu từ Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, hiện có khoảng 42 triệu công dân Mỹ tự nhận bản thân là đa chủng tộc, tức khoảng 13% dân số nước này.Năm 2000, trong cuộc khảo sát lần đầu tiên cho phép người dân chọn đa chủng tộc, con số chỉ là 2%.Từ lâu, Mỹ đã tự coi mình là “nồi lẩu” với cư dân có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới.Trên thực tế, nhiều bang ở Mỹ đã, một cách hợp pháp, phân chia công dân theo chủng tộc cho tới khi các đạo luật về quyền dân sự được thông qua vào những năm 1960 và luật cấm hôn nhân liên chủng tộc được duy trì cho tới năm 1967.Dù vậy, xã hội Mỹ đã biến chuyển nhanh chóng kể từ đó.Năm 2008, ông Barack Obama trở thành tổng thống da đen đầu tiên.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c93p09vwl4ro

Ông Biden chỉ trích ông Trump, kêu gọi dân Mỹ bầu bà Harris làm tổng thống Mỹ

Một tháng sau khi có quyết định mang tính lịch sử là rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay, Tổng thống Biden đã có bài phát biểu quan trọng trước Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ (DNC) tối 19/8 (giờ Mỹ) ở Chicago, bang Illinois. Nhìn lại nhiệm kỳ tổng thống duy nhất của mình, ông Biden nhắc người dân Mỹ nhớ việc ông bắt đầu lên nắm quyền chỉ 2 tuần sau vụ những người biểu tình quá khích ủng hộ ông Trump gây bạo loạn ở trụ sở Quốc hội Mỹ trên Đồi Capitol vào ngày 6/1/2021, khi đất nước vẫn đang trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19.“Tôi khi đó và bây giờ luôn tin sự tiến bộ đã và đang có thể xảy ra. Công lý có thể đạt được và những ngày tươi đẹp nhất của chúng ta không phải đã qua. Chúng ta đang tiến về phía trước. Với một trái tim biết ơn, tôi đứng trước các bạn vào đêm tháng 8 này để tuyên bố rằng nền dân chủ đã chiến thắng, đang được thực thi và hiện cần phải được bảo vệ”, vị tổng thống sắp mãn nhiệm nhấn mạnh.

https://vietnamnet.vn/ong-biden-chi-trich-ong-trump-keu-goi-dan-my-bau-ba-harris-lam-tong-thong-my-2313845.html

Chiến dịch tranh cử của bà Harris gây quỹ được gấp bốn lần ông Trump vào tháng 7

Nhóm gây quỹ chính của chiến dịch Kamala Harris đã gây quỹ được gấp bốn lần số tiền mà chiến dịch của ông Donald Trump gây quỹ được vào tháng 7, theo các tiết lộ của liên bang được nộp vào cuối ngày 20/8, một dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 5/11.Chiến dịch của Phó Tổng thống Dân chủ Harris nói với Ủy ban Bầu cử Liên bang rằng họ đã gây quỹ được 204 triệu đô la vào tháng trước, so với 48 triệu đô la mà nhóm gây quỹ chính của cựu Tổng thống Cộng hòa Trump báo cáo với cơ quan này.Số liệu của phía bà Harris bao gồm tiền gây quỹ được trong tháng trước khi bà ra mắt ứng cử vào ngày 21/7, ngay sau khi Tổng thống Joe Biden từ bỏ nỗ lực tái tranh cử vốn đang sụt giảm của mình. Ông Biden đã ủng hộ bà Harris, người đã tiếp quản quyền kiểm soát nhóm gây quỹ của ông.Bà Harris cũng đã chi tiêu nhiều hơn ông Trump trong tháng đó, với 81 triệu đô la so với 24 triệu đô la, theo báo cáo của FEC.

https://www.voatiengviet.com/a/7751496.html

Quân cảng Ream của Campuchia và nguy cơ Hải cảnh Trung Quốc xuống Vịnh Thái Lan

Quân cảng Ream ở Campuchia, theo ghi nhận từ dịch vụ vệ tinh Planet Labs đang ngày càng hoàn thiện, đủ sức cho tàu ngầm neo đậu đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu về an ninh khu vực. Cùng với đó, việc Trung Quốc chào bán tàu ngầm cho Indonesia và Thái Lan cũng khiến giới quan sát nghĩ đến một bức tranh rộng hơn trong chiến lược bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng.Theo một số nhà nghiên cứu, các động thái này của Trung Quốc có hàm ý địa chính trị và quân sự không chỉ ở khu vực Vịnh Thái Lan, Đông Nam Á mà cả Đông Bắc Á mà tâm điểm là Đài Loan. Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Trần Bằng, nghiên cứu sinh tiến sỹ về quân sự và an ninh tại Đại học Paris 2 Pantheon, cho rằng các nhà quan sát nên chú ý tới một khả năng khác là Trung Quốc chào bán tàu ngầm cho các nước Đông Nam Á không chỉ với mục tiêu tăng cường ảnh hưởng địa chính trị trong vùng mà còn với mục tiêu quân sự cụ thể. Ông nhắc lại vấn đề eo biển Đài Loan có độ sâu khá nông, không thuận lợi cho tác chiến tàu ngầm. Do đó, nếu Trung Quốc muốn đưa tàu ngầm vào tác chiến trong một chiến dịch tấn công Đài Loan trong tương lai, họ cần một khu vực biển nông tương tự để cho tàu ngầm luyện tập.   

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cambodian-ream-naval-base-and-risk-of-chinese-coast-guard-going-down-to-the-gulf-of-thailand-08162024160836.html

Tại Kyiv, Thủ tướng Ấn Độ thúc giục ông Zelenskyy ngồi lại đàm phán với Nga

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm thứ Sáu thúc giục Tổng thống Volodymyr Zelenskyy ngồi lại đàm phán với Nga để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine và đưa ra đề nghị sẽ hành động như một người bạn để giúp mang lại hòa bình, trong lúc hai nhà lãnh đạo gặp nhau tại Kyiv lúc chiến tranh.Chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Ấn Độ trong lịch sử Ukraine hiện đại diễn ra vào thời điểm bất ổn trong cuộc chiến do Nga phát động vào tháng 2/2022, khi Moscow đạt được những bước tiến chậm chạp ở miền đông Ukraine trong lúc Kyiv đẩy mạnh một cuộc xâm chiếm xuyên biên giới.Ông Modi, người đã đến thăm Moscow vào tháng trước và bị Kyiv chỉ trích, cho biết ông đến Ukraine với thông điệp hòa bình và kêu gọi đối thoại giữa Nga và Ukraine sớm nhất có thể.“Con đường giải quyết chỉ có thể tìm thấy thông qua đối thoại và ngoại giao. Và chúng ta nên tiến theo hướng đó mà không lãng phí thời gian. Cả hai bên nên ngồi lại với nhau để tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng này”, ông Modi nói.

https://www.voatiengviet.com/a/7754337.html

Chiến tranh Ukraina : Kiev dùng bom bay Mỹ tấn công căn cứ quân sự Nga tại Kursk

Ukraina đẩy mạnh các cuộc tập kích vào sâu trong lãnh thổ Nga. Kiev xác nhận, ngày 22/08/2023 không quân Ukraina đã tấn công một căn cứ quân sự Nga trong vùng Kursk bằng bom bay của Mỹ GBU-39. Trên Telegram, tư lệnh không quân Ukraina Mykpla Olechtchouk cho biết, vụ tấn công đã nhắm trúng một sở chỉ huy drone và một đơn vị chiến tranh điện tử của Nga, phá hủy nhiều vũ khí khí tài và khoảng bốn chục quân Nga đã thương vong.  Kèm theo thông tin trên là một đoạn video ghi lại cuộc tấn công, theo chỉ huy Ukraina, diễn ra vào lúc 16 giờ chiều ngày hôm qua. Đây là lần đầu tiên Kiev thừa nhận công khai sử dụng vũ khí hạng nặng của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga.Matxcơva sáng hôm qua xác nhận đã chặn được nhiều đợt tấn công bằng drone và tên lửa của Ukraina trong vùng phía tây, chủ yếu trong vùng Volgograd. Tại đó một cơ sở của bộ Quốc Phòng đã bị cháy.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240823-chi%E1%BA%BFn-tranh-ukraina-kiev-d%C3%B9ng-bom-bay-m%E1%BB%B9-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-c%C4%83n-c%E1%BB%A9-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1-nga-t%E1%BA%A1i-kursk

Venezuela có thể sẽ bầu cử lại, dù phe đối lập dường như thắng áp đảo nhưng Maduro vẫn chễm chệ

Hôm Thứ Năm, 15 Tháng Tám, phe đối lập Venezuela phải gánh chịu một đòn đau như búa bổ khi các quốc gia từng gây áp lực buộc Tổng Thống Nicolás Maduro công bố tổng số lượng lá phiếu ủng hộ tuyên bố chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng trước, bắt đầu đề nghị tổ chức bầu cử lại, AP loan tin.Đề nghị bầu cử lại đến từ ​​các chính phủ cánh tả tại Brazil và Colombia, cả hai đều là đồng minh của Maduro, được đưa ra chưa được ba tuần sau khi kết quả bầu cử rất được mong chờ bị nghi hoặc, khi liên minh đối lập chính tiết lộ rằng họ có bằng chứng cho thấy ứng cử viên của họ đã hạ bệ Maduro với tỷ lệ hơn 2-1. Phe đối lập kiên quyết bác bỏ tất cả kế hoạch tổ chức tái bầu cử.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/venezuela-co-the-se-bau-cu-lai-du-phe-doi-lap-duong-nhu-thang-ap-dao-nhung-maduro-van-chem-che/

Biển Đông: Tàu Trung Quốc và Philippines va chạm nhau gần bãi cạn Sabina, đôi bên đổ lỗi cho nhau

Bắc Kinh và Manila lại đổ lỗi cho nhau về một vụ va chạm mới xảy ra hôm nay 19/08/2024 giữa các tàu mang cờ hiệu Trung Quốc và Philippines. Vụ va chạm xảy ra tại khu vực gần một bãi cạn mà đôi bên đang tranh chấp ở Biển Đông. Đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV, dẫn lời phát ngôn viên lực lượng hải cảnh Trung Quốc, theo đó: “Bất chấp nhiều cảnh báo từ phía Trung Quốc, tàu 4410 của Philippines đã cố tình đâm vào tàu 21551 của Trung Quốc”. Vụ việc xảy ra gần bãi cạn Sabina, nằm cách đảo Palawan của Philippines 140 km về phía tây, vào 3h24 sáng 19/08, giờ địa phương (19h24 ngày 18/08, giờ quốc tế).Theo hải cảnh Trung Quốc, tàu Philippines hành động “thiếu chuyên nghiệp và nguy hiểm” và “hải cảnh Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp kiểm soát tàu Philippines theo đúng luật pháp”.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240819-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-t%C3%A0u-trung-qu%E1%BB%91c-v%C3%A0-philippines-va-ch%E1%BA%A1m-nhau-g%E1%BA%A7n-b%C3%A3i-c%E1%BA%A1n-sabina-%C4%91%C3%B4i-b%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%95-l%E1%BB%97i-cho-nhau

Israel ám sát quan chức Fatah ở Lebanon, tàu hàng trúng đạn ngoài khơi Yemen

Thời báo Israel dẫn thông cáo từ IDF viết rằng, ông Khalil là em trai của quan chức Fatah cấp cao Munir Makdah, người bị Tel Aviv cáo buộc đã hợp tác với nhóm vũ trang Hezbollah và Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) trong nhiều năm để thực hiện nhiều cuộc tấn công nhằm vào Israel. Anh em nhà Makdah đã hợp tác với IRGC ở Lebanon, để chuyển tiền và vũ khí cho các nhóm vũ trang cực đoan ở khu Bờ Tây. Dưới sự phối hợp chung với Cơ quan an ninh Shin Bet và Tổng cục tình báo quân đội Israel Aman, tiêm kích của IDF đã thực hiện đòn tấn công nhằm vào thành viên Fatah Khalil Makdah ở thành phố Sidon, Lebanon”, thông cáo của IDF đăng trên mạng xã hội X viết.IDF sau đó đã công bố đoạn video quay lại cảnh vụ không kích diễn ra.

https://vietnamnet.vn/israel-am-sat-quan-chuc-fatah-o-lebanon-tau-hang-trung-dan-ngoai-khoi-yemen-2314279.html

HRW lên án cuộc tấn công của Israel vào các mục tiêu Houthi ở Yemen

Các cuộc oanh kích của Israel vào cảng Hodeidah của Yemen vào tháng trước dường như là một cuộc tấn công bừa bãi hoặc không cân xứng vào dân thường và có thể được xem là tội ác chiến tranh, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết hôm 19/8.Israel ngày 20/7 cho biết máy bay chiến đấu của họ đã tấn công các mục tiêu quân sự của Houthi gần Hodeidah. Cuộc tấn công này nhắm vào các cơ sở dầu mỏ và một nhà máy điện và HRW cho biết nó đã làm thiệt mạng ít nhất sáu người và làm bị thương ít nhất 80 người.Cư dân Hodeidah nói với Reuters qua điện thoại rằng họ nghe thấy các tiếng nổ khắp thành phố trong một cuộc bắn phá dữ dội, và kênh Al-Masirah TV cho biết lực lượng phòng vệ dân sự và lính cứu hỏa đang cố gắng dập lửa tại các bồn dầu ở cảng

https://www.voatiengviet.com/a/hrw-len-an-cuoc-tan-cong-cua-israel-vao-cac-muc-tieu-houthi-o-yemen/7748136.html

Trùm tình báo Israel chỉ trích bộ trưởng cực hữu ‘phá hoại đất nước

Lãnh đạo Shin Bet và Bộ trưởng Quốc phòng Israel cho rằng Bộ trưởng An ninh Nội địa Ben-Gvir cổ xúy “làn sóng Do Thái cực đoan”.Ông Ronen Bar, giám đốc cơ quan an ninh nội địa Shin Bet của Israel, ngày 22/8 gửi thư cho Thủ tướng Benjamin Netanyahu và nội các để cảnh báo Bộ trưởng An ninh Quốc gia Itamar Ben Gvi đang gây ra “thiệt hại khôn tả” đối với đất nước với những chính sách “dung túng” phe cực hữu.Ronen Bar cáo buộc lực lượng cảnh sát Israel dưới quyền lãnh đạo của ông Ben Gvir, thuộc đảng cực hữu Quyền lực Do Thái, đã làm ngơ và tạo điều kiện cho những hành vi cực đoan của người định cư Do Thái tại Bờ Tây. “Những kẻ này không còn sợ phạt tù. Họ được biệt đãi khi ngồi tù và còn được nghị sĩ tặng tiền khi ra tù. Những cá nhân này nhận được sự công nhận và ngợi ca, trong khi lực lượng an ninh bị lên án khi làm đúng nhiệm vụ”, ông Ronen Bar lý giải tình trạng bạo lực cực hữu ngày càng nghiêm trọng ở Israel và Bờ Tây.

https://vnexpress.net/trum-tinh-bao-israel-chi-trich-bo-truong-cuc-huu-pha-hoai-dat-nuoc-4785058.html

Nga cáo buộc Mỹ ‘ra lệnh’ phá hoại Nord Stream

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng Mỹ đứng sau vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream năm 2022.”Rõ ràng là để thực hiện cuộc tấn công khủng bố như thế, cần có lệnh từ cấp cao nhất. Cấp cao nhất của phương Tây đương nhiên là Washington”, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói trong cuộc phỏng vấn với Izvestia ngày 19/8.Ông Lavrov nói thêm đã có “những nỗ lực để đổ lỗi mọi chuyện cho một nhóm sĩ quan say xỉn” và cho rằng điều này “không nghiêm túc”.Mỹ chưa phản hồi cáo buộc của Ngoại trưởng Nga. Báo Mỹ Wall Street Journal tuần trước dẫn thông tin từ các quan chức quân sự Ukraine giấu tên và cuộc điều tra của Đức, nói rằng kế hoạch đánh bom đường ống Nord Stream ở Biển Baltic năm 2022 được hình thành từ một cuộc họp trong quán rượu giữa các sĩ quan và doanh nhân Ukraine vào tháng 5/2022, 4 tháng trước vụ nổ.

https://vnexpress.net/nga-cao-buoc-my-ra-lenh-pha-hoai-nord-stream-4783311.html

Putin gặp thủ tướng Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh thắt chặt bang giao

MOSCOW, Nga (NV) — Tổng Thống Nga Vladimir Putin hội kiến Thủ Tướng Trung Quốc Lý Cường hôm Thứ Tư, 21 Tháng Tám, ca tụng mối quan hệ thương mại đang tiến triển vì Moscow ngày càng phụ thuộc vào Bắc Kinh trên phương diện hỗ trợ chính trị và kinh tế, thông tấn xã AP đưa tin.“Mối quan hệ thương mại đôi bên đang tiến triển tốt … Chính phủ hai quốc gia ngày càng chú ý tới quan hệ thương mại và kinh tế và điều này đang đem lại kết quả,” Putin phát biểu tại cuộc họp ở Điện Kremlin.Putin cũng cho biết Nga và Trung Quốc hợp tác phát triển “các kế hoạch tầm cỡ lớn” cho các đề án kinh tế cũng như các đề án khác.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/putin-gap-thu-tuong-trung-quoc-moscow-va-bac-kinh-that-chat-bang-giao/