Mục lục

HRW: Lãnh đạo Tô Lâm của Việt Nam ‘xưa nay vẫn là kẻ vi phạm nhân quyền’

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 23/9 kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và lãnh đạo các hãng Meta, Google chớ thấy việc Việt Nam phóng thích một số ít các tù nhân chính trị mà vội cho rằng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là nhà lãnh đạo có quan điểm cải cách.HRW cho rằng Việt Nam chỉ thả “tượng trưng” một số ít tù nhân chính trị trong khi ông Tô Lâm vẫn ra tay “đàn áp khắc nghiệt” đối với giới tranh đấu cho nhân quyền.“Ông Tô Lâm, tân chủ tịch nước của Việt Nam, là một trong số nhiều nhà lãnh đạo thế giới có hồ sơ nhân quyền kém cỏi đến thăm thành phố New York trong tuần này để tham dự cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc”, ông John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của HRW viết trong thông cáo ngày 23/9.Ông Lâm sẽ gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào ngày 25/9 và dự kiến sẽ gặp các giám đốc điều hành của Meta và Google, Nhà Trắng và truyền thông Việt Nam loan tin.“Trước đây, khi còn là bộ trưởng công an, ông Tô Lâm đã giám sát một cuộc đàn áp lớn đối với những người bất đồng chính kiến, với hàng trăm nhà báo và người bảo vệ nhân quyền bị bắt và bị giam cầm”, ông Sifton điểm lại.Đại diện của HRW cho biết trong số những người bị bắt có nhà hoạt động vì môi trường Hoàng Thị Minh Hồng, người đã theo học tại Đại học Columbia với tư cách là người nhận học bổng Obama. “Một sự phản đối trong cộng đồng đại học Columbia dường như đã buộc chính quyền Việt Nam phải thả bà Hồng vào ngày 20/9, ngay trước khi ông Tô Lâm khởi hành đi New York”, ông Sifton lưu ý.

https://www.voatiengviet.com/a/hrw-lanh-dao-to-lam-cua-viet-nam-xua-nay-van-la-ke-vi-pham-nhan-quyen-/7795581.html

Thấy gì từ cuộc gặp giữa ông Tô Lâm và ông Joe Biden ở New York?

Vào đêm 25/9 giờ Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại New York, bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.“Chúng tôi đoàn kết xây dựng một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và an toàn hơn, cam kết tự do hàng hải và tôn trọng pháp luật,” Tổng thống Joe Biden phát biểu, ca ngợi những nỗ lực chung của hai quốc gia kể từ khi nâng cấp quan hệ ngoại giao trong chuyến thăm Việt Nam của ông Biden vào tháng 9/2023.Ông Biden cũng nhấn mạnh đến các khoản đầu tư vào bán dẫn và chuỗi cung ứng cũng như “sự hợp tác chưa từng có về an ninh mạng” với Việt Nam, trong khi ông Tô Lâm đáp lại bằng cách ghi nhận “những đóng góp mang tính lịch sử” của ông Biden cho mối quan hệ song phương, theo Bloomberg.Cuộc họp bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York nhấn mạnh tầm quan trọng về mặt địa chính trị ngày càng tăng của Việt Nam. Ông Tô Lâm khẳng định quan hệ Việt Nam – Mỹ có nhiều nét rất đặc biệt, trong 50 năm qua, từ cựu thù trở thành đối tác, đối tác toàn diện và bây giờ đạt mức quan hệ cao nhất Đối tác Chiến lược Toàn diện, theo TTXVN.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp3wqyp5pe0o

Ông Tô Lâm đi Mỹ: Gần 100 trí thức kêu gọi trả tự do cho nhà báo Huy Đức

Nhân chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Mỹ, gần 100 trí thức trong và ngoài nước đã ký vào thư kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho nhà báo Huy Đức.Nhà báo Huy Đức, tên thật là Trương Huy San, là tác giả bộ sách nổi tiếng Bên thắng cuộc và còn được biết đến với bút danh Osin. Ông là cây viết chính luận hàng đầu Việt Nam.Vào chiều tối 7/6, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an thông báo đã khởi tố ông Trương Huy San tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự. Đây là điều luật đã khiến nhiều nhà báo, luật sư, blogger, doanh nhân, nhà hoạt động vào tù.Trong danh sách ký tên vào thư ngỏ ngày 20/9 kêu gọi trả tự do cho nhà báo Huy Đức, có các tên tuổi như nhà văn Phạm Thị Hoài (Đức), nhà kinh tế Vũ Quang Việt (Mỹ), Giáo sư Tường Vũ (Mỹ), dịch giả Nguyễn Nguyệt Cầm (Mỹ), nhà văn Thomas A. Bass (Mỹ), nhà báo Katrin Bennhold (New York Times, Mỹ), Giáo sư Ben Kerkvliet (Úc)…Giáo sư sử học Peter Zinoman từ của Đại học California ở Berkeley là một trong những học giả ký tên trong thư kiến nghị.Trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt ngày 20/9, ông nói rằng nhóm của ông sẽ cố gắng chuyển thư ngỏ tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khi nhà lãnh đạo Việt Nam đến New York.Ông Tô Lâm dự kiến sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79 tại New York, theo thông báo chính thức từ Hà Nội.

https://baotiengdan.com/2024/09/23/ong-to-lam-di-my-gan-100-tri-thuc-keu-goi-tra-tu-do-cho-nha-bao-huy-duc/

AP: Campuchia mong con kênh mới thúc đẩy thương mại, Việt Nam lo về các hệ quả

Campuchia có kế hoạch chi 1,7 tỷ đô la để xây con kênh lớn Funan (Phù Nam) Techo nối sông Mekong với một hải cảng của nước này ở Vịnh Thái Lan, nhưng kế hoạch này đang gây báo động, AP nói trong một phóng sự đăng hôm 26/9.Theo AP, dự án của Campuchia bị xem là có thể làm xáo trộn các đợt lũ tự nhiên của sông, làm trầm trọng thêm nạn hạn hán và làm những người nông dân vùng đồng bằng bị mất đi phù sa giàu dinh dưỡng vốn đã giúp cho Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều thứ ba trên thế giới.Sông Mekong, hay sông Cửu Long, là nguồn sống của hàng triệu người ở 6 nước, trong đó có nhiều vùng trồng lúa và nuôi cá của Việt Nam.Campuchia hy vọng rằng kênh đào Funan Techo, được động thổ hôm 5/8 và Trung Quốc giúp đỡ xây dựng, sẽ góp phần hiện thực hóa tham vọng của Campuchia là xuất khẩu thẳng từ các nhà máy nằm ven dòng Mekong mà không còn phải phụ thuộc vào Việt Nam. Kênh sẽ nối thủ đô Phnom Penh với tỉnh Kep ở bờ biển miền nam Campuchia. Nhưng theo AP, khi đánh giá cẩn thận hơn, sẽ nhận thấy có những nguy cơ bên cạnh những điều hứa hẹn từ dự án.

https://www.voatiengviet.com/a/ap-campuchia-mong-kenh-moi-giup-thuc-day-thuong-mai-viet-nam-lo-ve-cac-he-qua/7801355.html

Lũ lớn sông Mekong đổ về miền Tây, Sài Gòn có thể ‘lênh láng’ nước

CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Khối nước khổng lồ từ trận lũ lớn ở lưu vực sông Mekong tại Thái Lan, Miến Điện và Lào đang di chuyển về phía hạ nguồn sông Mekong và có thể về đến miền Tây Việt Nam vào những ngày tới.Báo Thanh Niên hôm 22 Tháng Chín dẫn tin từ Dự Án Giám Sát Hoạt Động Của Các Đập Thủy Điện Sông Mekong (MDM), cho biết bão Yagi tạo ra một trận lũ lớn trên sông Mekong, khiến mực nước sông tại Luang Prabang (Lào) đã vượt ngưỡng lũ hồi tuần qua, cao hơn đến 1.73 mét so với trung bình nhiều năm cùng kỳ và cao hơn năm 2023 là 0.63 mét, và khối nước khổng lồ đang di chuyển về phía hạ nguồn Diện Quy Hoạch Thủy Lợi Nam Bộ (SIWRP) cho biết thêm, tính đến hôm 19 Tháng Chín, mực nước tại các trạm trên dòng chính sông MeKong như trạm Kratie và Prek Kdam (Cambodia) đều có xu thế tăng mạnh, cộng với mưa liên tục trên vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ở mức trung bình và có xu thế tăng.Ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về sinh thái học Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhận định cho biết khi khối nước này về đến miền Tây Việt Nam khoảng đầu Tháng Mười tới có thể trùng vào đợt triều cường cuối Tháng Tám đầu Tháng Chín Âm Lịch.Khi đó, nước sông Mekong từ trên đổ về gặp nước thủy triều từ hướng biển lên sẽ gặp nhau ở vùng giữa Đồng Bằng Sông Cửu Long và gây ngập cho dãy đô thị phía Đông quốc lộ 1A như: Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang.Trong khi đó, báo VNExpress cùng ngày dẫn lời ông Nguyễn Phước Huy, giám đốc Đài Khí Tượng Thủy Văn Tỉnh Đồng Nai, cho biết tình hình mưa lũ trên sông Đồng Nai “diễn biến phức tạp” do các địa phương ở đầu nguồn mưa lớn.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/lu-lon-tren-song-mekong-dang-do-ve-mien-tay-sai-gon-sap-lenh-lang-nuoc/

Đầu tư Việt Nam: Công ty của Elon Musk muốn chi 1,5 tỷ USD

Công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk bày tỏ mong muốn đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam. Trong khi đó, một số ông lớn ngành năng lượng của châu Âu lại “bỏ chạy” khỏi quốc gia này. Trong khuôn khổ chuyến đi Mỹ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt ông Tim Hughes, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách về quan hệ với chính phủ và kinh doanh toàn cầu của SpaceX, vào ngày 25/9 tại thành phố New York.Truyền thông trong nước đưa tin rằng ông Hughes đánh giá Việt Nam là thị trường có tiềm năng rất lớn đối với kế hoạch phát triển internet vệ tinh của SpaceX và công ty muốn đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam.Công ty này cũng mong có được sự hỗ trợ từ phía chính quyền Việt Nam liên quan tới dự án đầu tư này.Chưa biết mức độ chắc chắn trong “mong muốn” của SpaceX lần này, nhưng trong quá khứ gần, công ty của tỷ phú Elon Musk từng đàm phán với Việt Nam về khả năng đầu tư dịch vụ internet vệ tinh Starlink. Thậm chí, Cảnh sát biển Việt Nam từng dùng thử dịch vụ Starlink để điều khiển thiết bị bay không người lái.Tuy nhiên, vào đầu tháng 4/2024, hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin của người trong cuộc cho biết SpaceX đã quyết định dừng đàm phán với Việt Nam do vướng quy định về tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong các doanh nghiệp công nghệ. Theo nguồn tin trong ngành, SpaceX trước đó đã tìm cách xin ngoại lệ đối với quy định sở hữu nước ngoài của Việt Nam. Giới hạn sở hữu tối đa hiện là 50% cổ phần trong những công ty viễn thông có hạ tầng kỹ thuật mạng. Bản sửa đổi luật về viễn thông (Luật Viễn thông 2023) của Việt Nam do Quốc hội phê duyệt vào tháng 11/2023 không nới rộng giới hạn nói trên. Do đó, SpaceX lúc bấy giờ đã ngừng đàm phán.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cz7j0v75xpqo

Mưa lũ lớn, nguy cơ sạt lở núi ở Thanh Hoá, hơn 6.000 dân phải di dời

Mưa lớn ở Thanh Hoá khiến nước các sông ở tỉnh này lên cao khiến nhiều nơi bị ngập nước, cô lập, chính quyền phải di tản hơn 2.000 hộ dân với hơn 6.000 người tính đến trưa ngày 23/9. Trong khi đó, một ngọn đồi ở tỉnh này bị nứt gây nguy cơ sạt lở đất đã khiến lực lượng chức năng phải thúc giục 25 hộ dân với khoảng 70 nhân khẩu phải di tản.Truyền thông Nhà nước hôm 23/8 cho biết mưa lớn ba ngày qua khiến hàng nghìn hộ dân ở các huyện biên giới gồm Mường Lát, Quan Sơn hay Thường Xuân, Cẩm Thủy, Thọ Xuân… bị ngập nước. Chính quyền đã phải huy động lực lượng giúp dân sơ tán từ đêm ngày 23/9.Tại TP Thanh Hoá, nhiều vùng gần đê sông Mã cũng bị cảnh báo lũ vì nước sông lên cao. Chính quyền TP này liên tục phát đi cảnh báo, kêu gọi người dân vùng ngoài đê sông Mã di dời trẻ em, người cao tuổi đến nơi an toàn. Hàng trăm gia đình sinh sống ở vùng trũng thấp đã bị lũ dâng cao gây ngập lụt 0,5-2 m, chia cắt cục bộ, báo Nhà nước cho biết.Mưa lớn cũng sạt lở tại một số tuyến quốc lộ, gây cô lập, chia cắt nhiều thôn bản ở Thanh Hoá, điện lưới đến các thôn bản bị ngập lụt cũng bị cắt, theo truyền thông trong nước. Một số trường học ở Thanh Hoá phải cho học sinh nghỉ học khi một số cơ sở trường lớp bị sạt lở gây hư hỏng.Trong khi đó, theo truyền thông trong nước, đồi Đá Bàn ở huyện miền núi Thạch Thành thuộc Thanh Hoá đang bị nứt toác, sạt lở, uy hiếp hàng chục nhà dân khiến chính quyền phải sơ tán khẩn cấp các hộ dân ở đây.Báo Thanh Niên cho biết, vết nứt trên đồi xảy ra vào sáng ngày 22/9 và diễn ra mạnh hơn đến tối cùng ngày khiến 25 hộ dân với khoảng 70 nhân khẩu ở chân đồi phải di tản khẩn cấp.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/flood-landslide-risk-in-thanh-hoa-province-6000-evacuated-09232024101005.html

Vì sao Tổng Biên tập, Trưởng ban, Kế toán Tạp chí Môi trường và Đô thị bị giữ khẩn cấp?

Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, do ông Đồng Xuân Thụ làm Tổng Biên tập.Từ năm 2020, ông Đồng Xuân Thụ chỉ đạo thành lập chương trình gây quỹ “Cây Chổi Vàng”. Với danh nghĩa để tôn vinh, ủng hộ, làm công tác từ thiện giúp đỡ công nhân vệ sinh môi trường toàn quốc có hoàn cảnh khó khăn.Ông Đồng Xuân Thụ chỉ đạo cán bộ, phóng viên, cộng tác viên đi kêu gọi, vận động các mạnh thường quân, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia ủng hộ tiền để gây quỹ.Tuy nhiên, chương trình “Cây Chổi Vàng” do ông Đồng Xuân Thụ và Tạp chí Môi trường và Đô thị phát động, khởi xướng đã tạo vỏ bọc tinh vi, làm công cụ để các đối tượng cấu kết, thông đồng, móc nối với nhau hoạt động, cưỡng đoạt tài sản của hàng trăm bị hại trên cả nước, với tổng số tiền lên tới hàng chục tỉ đồng.Cụ thể, ông Đồng Xuân Thụ và thuộc cấp đã chỉ đạo phóng viên, cộng tác viên đi tìm hiểu, nắm bắt các dấu hiệu sai phạm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp… Sau đó đe dọa, đăng tải trên tạp chí này, nhằm hạ uy tín, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.  Nếu không muốn bị “nêu tên” trên tạp chí, cá nhân, doanh nghiệp buộc phải tham gia chương trình “Cây Chổi Vàng” do các đối tượng đề ra. Vì thế, trong các buổi làm việc với người dân, doanh nghiệp đó, các đối tượng luôn mang sẵn hợp đồng “mời tài trợ” cho chương trình “Cây Chổi Vàng”, khi ép được bị hại tham gia thì chúng yêu cầu ký luôn để thu tiền.Số tiền thu được, ông Đồng Xuân Thụ và các đối tượng không thực hiện chi cho hoạt động chương trình “Cây Chổi Vàng”, mà dùng để chia chác, phân bổ cho nhau theo tỉ lệ quy định…

https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/vi-sao-tong-bien-tap-tap-chi-moi-truong-va-do-thi-viet-nam-bi-giu-nguoi-va-kham-xet-khan-cap-119240925001023227.htm

‘Dính’ vụ Đại Ninh, Trần Đình Văn, phó bí thư Lâm Đồng, mất ghế đại biểu Quốc Hội

LÂM ĐỒNG, Việt Nam (NV) – Ông Trần Đình Văn, 58 tuổi, phó bí thư Tỉnh Ủy Lâm Đồng, được ghi nhận là giới chức mới nhất của tỉnh này nhận lãnh hậu quả vì dính vụ Sài-Gòn-Đại Ninh do “đại gia” Nguyễn Cao Trí làm chủ.Theo báo VNExpress hôm 26 Tháng Chín, ông Văn được cho thôi làm đại biểu Quốc Hội Việt Nam sau khi ông này “làm đơn xin thôi.”Hiện chưa rõ ông Văn có bị bắt, khởi tố với cáo buộc liên quan vụ án nêu trên hay không.Thường thì một đại biểu Quốc Hội chỉ bị cho thôi chức sau khi bị bắt, khởi tố. Vụ ông Trần Đình Văn mất ghế tại nghị trường diễn ra trong bối cảnh Tỉnh Ủy Lâm Đồng nhiều tháng nay bỏ trống ghế người đứng đầu, do một loạt quan chức hoặc bị bắt tạm giam, khởi tố, hoặc được cho “về vườn.”Trước ông Trần Đình Văn, báo Tuổi Trẻ hồi giữa Tháng Sáu cho hay, ông Đặng Trí Dũng, 57 tuổi, bí thư Thành Ủy Đà Lạt, được cho thôi chức để “chữa bệnh và nghỉ hưu trước tuổi.”Trong lúc các báo đưa tin úp mở về vụ việc, công luận biết rằng ông Đặng Trí Dũng là người bị Bộ Công An triệu tập liên miên ở Hà Nội hồi Tháng Giêng cùng ông Trần Đức Quận (thời điểm đó là đương kim bí thư Lâm Đồng) và ông Trần Văn Hiệp (chủ tịch Lâm Đồng) với cáo buộc liên quan vụ Đại Ninh.Nhưng sau đó, chỉ hai ông Quận và ông Hiệp bị bắt còn ông Dũng được dàn xếp để cho “về vườn.”

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/dinh-vu-dai-ninh-tran-dinh-van-pho-bi-thu-lam-dong-mat-ghe-dai-bieu-quoc-hoi/

Cựu kế toán trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nhận án tử hình vì tham ô 152 tỷ đồng

Ông Nguyễn Hoàng, 53 tuổi, cựu kế toán trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương có trụ sở ở Hà Nội, bị tòa án nhân dân của thành phố kết án tử hình hôm 23/9 về tội “tham ô tài sản”, VnExpress và Tuổi Trẻ đưa tin.Dẫn thông tin từ phiên tòa, VnExpress và Tuổi Trẻ cho biết ông Hoàng phạm tội trong 14 năm, từ tháng 3/2009 đến tháng 2/2023, ở các chức vụ khác nhau, từ kế toán viên cho đến kế toán trưởng.Kết quả điều tra của công an được trình bày tại tòa cho thấy ông Hoàng đã viết khống 409 giấy rút tiền để rút hơn 246 tỷ đồng, trong đó, ông sử dụng hơn 152 tỷ đồng cho cá nhân, bao gồm đánh bạc theo hình thức chơi lô, đề.Còn lại 94 tỷ đồng, ông Hoàng nộp lại vào các tài khoản với mục đích để các tài khoản luôn còn tiền, tránh việc hành vi tham ô của ông ấy bị phát hiện.Khi bị công an điều tra, ông Hoàng đã nộp lại 3,2 tỷ đồng nhưng không thể khắc phục gần 149 tỷ đồng, VnExpress và Tuổi Trẻ tường thuật, dẫn tài liệu của nhà chức trách.Việc làm của ông Hoàng cũng dẫn đến án tù đối với 3 cựu quan chức của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.Tin cho hay hai cựu viện trưởng Nguyễn Trần Hiển, 70 tuổi, và Đặng Đức Anh, 60 tuổi, đều phải lãnh án 3 năm tù về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, và cựu kế toán trưởng Phạm Sơn Thủy, 65 tuổi, phải nhận án phạt là 4 năm tù cho cùng tội danh.

https://www.voatiengviet.com/a/cuu-ke-toan-truong-vien-ve-sinh-dich-te-trung-uong-nhan-an-tu-hinh-tham-o-152-ty-dong/7795872.html

Kỷ luật cảnh cáo nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang

Ông Vương Bình Thạnh, nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang vừa bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do vi phạm khuyết điểm trong công tác.Quyết định kỷ luật được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký và có hiệu lực thi hành kể từ ngày Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) trung ương công bố Quyết định 31/7/2024. Truyền thông Nhà nước loan trong ngày 25/9. Trước đó, tại Kỳ họp thứ 40, UBKT Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Thạnh.Theo UBKT Trung ương, ông Vương Bình Thạnh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.Báo Nhà nước không nêu cụ thể những sai phạm của ông Thạnh là gì.Ông Thạnh đã nghỉ hưu theo quy định từ 01/4/2019, sau gần hai nhiệm kỳ giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2010 – 2015 và 2016 – 2021).

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/pm-decide-to-impose-disciplinary-measure-of-warning-on-former-chairman-of-an-giang-province-09262024083354.html

Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào, tại sao?

Cựu Thủ tướng Hun Sen tuyên bố Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào. Đây là một bước đi gây bối rối cho Việt Nam khi mới chỉ gần một tháng trước, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra thông điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của sáng kiến hợp tác này.Ông Hun Sen và Thủ tướng Hun Manet đã tuyên bố Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV-DTA) từ ngày thứ Sáu 20/9, theo báo Khmer Times hôm nay 21/9.Trong thời gian qua, ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa và chống Việt Nam ở Campuchia, vốn âm ỉ từ lâu, đã bùng lên liên quan đến Tam giác Phát triển này. Lực lượng đối lập không ngừng lặp lại cáo buộc rằng Campuchia nhượng đất cho Việt Nam khi tham gia CLV-DTA.Campuchia tuyên bố rút khỏi khuôn khổ hợp tác này chỉ gần một tháng sau khi Việt Nam nhấn mạnh đến đến ý nghĩa chiến lược của CLV-DTA, giữa lúc làn sóng phản đối tại Campuchia đang dâng lên.“Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, hợp tác khu vực Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam đã đóng góp cho việc phát triển kinh tế-thương mại, giao lưu nhân dân giữa ba nước, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân của ba nước, đặc biệt là người dân sinh sống ở khu vực này,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 22/8.“Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Campuchia và Lào tổ chức tốt hội nghị cấp cao khu vực Tam giác Phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12 năm nay tại Campuchia.”

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4gl98j1xxeo

Khoảng 100 người Việt biểu tình phản đối chuyến đi của TBT Tô Lâm trước trụ sở LHQ

Khoảng 100 người gốc Việt đến từ một số tiểu bang vùng Đông Bắc Hoa Kỳ và từ thành phố Toronto, Canada tập trung trước trụ sở Liên hiệp quốc ở New York vào trưa ngày 22/9 để phản đối chuyến làm việc của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm ở Mỹ. Ông Tô Lâm vào ngày 22/9 đã có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và dự lễ kỷ niệm một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ.Những người biểu tình cầm theo cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ biểu tượng cho người Việt tị nạn và các biểu ngữ bằng tiếng Anh như: “Nhân quyền cho Việt Nam chứ không phải bò dát vàng cho Tô Lâm”, “Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm là một tội phạm bắt cóc người!”, hay “Việt Nam là một nhà nước công an trị dưới trướng của tướng Tô Lâm”. Luật sư Đặng Đình Mạnh, người hiện đang tị nạn ở Mỹ, cũng có mặt ở cuộc biểu tình nói với RFA qua điện thoại rằng, ông không tin những tiếng nói trong cuộc biểu tình sẽ được ông Tô Lâm lắng nghe hoặc thực hiện theo, nhưng chắc chắn sẽ phản ánh được quan điểm và thông điệp của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại gửi đến ông Tô Lâm “phản đối những chính sách đàn áp về nhân quyền về dân chủ và tự do mà chính quyền trong nước đang đàn áp đối với người dân”. Luật sư Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch Hội Anh em dân chủ, từ Đức bay sang tới Mỹ để tham dự biểu tình. Ông nói:“Thông điệp tôi mang đến cuộc biểu tình đó là sự phản đối sự hiện diện của Tô Lâm, bởi vì ông ta không xứng đáng cho một đất nước Việt Nam trên 100 triệu người dân đứng trước quốc tế để đưa ra lời phát biểu.Tôi cũng muốn cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn ông Tô Lâm là ai, một người lãnh đạo Việt Nam là ai, để họ có thái độ không tiếp đón ông ấy và cũng đòi hỏi những quyền tự do dân chủ cho người dân Việt Nam”. 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/100-vietnamese-protest-to-lam-in-front-of-un-09232024091658.html

Vì sao ông Tô Lâm trả tự do hai tù nhân nổi tiếng trước khi sang Mỹ?

Hai tù nhân nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức và Hoàng Thị Minh Hồng được trả tự do, trở về nhà hôm 21/9/2024, ngay trước chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của ông Tô Lâm trên cương vị Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong khi sự kiện này được chào đón bởi những người ủng hộ phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam, và bởi các tổ chức nhân quyền quốc tế, một câu hỏi được đặt ra là tại sao chính phủ Việt Nam có quyết định như vậy vào thời điểm này.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã lên đường đi Mỹ vào sáng 21/9 để dự các sự kiện của Liên Hợp Quốc, tham gia một số hoạt động tại Mỹ và thăm cấp nhà nước tới Cuba. Chuyến công tác kéo dài đến ngày 27/9.Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam cho trả tự do tù nhân bất đồng chính kiến trước một sự kiện ngoại giao quan trọng.Linh mục Nguyễn Văn Lý, một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, sau hai thập kỷ ngồi tù, được trả tự do vào ngày 20/5/2016, trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Barack Obama vào ngày 23/5.Vào tháng 9/2023, quan chức Mỹ tiết lộ với hãng tin Reuters rằng theo yêu của phía Mỹ trước chuyến thăm Hà Nội của ông Biden từ 10-11/9/2023, Hà Nội đã đồng ý để hai nhà hoạt động bị bắt giữ (chưa bị tuyên án tù) sang Mỹ tị nạn và đồng ý trả tự do cho hai nhà hoạt động khác đang bị giam.Dù quan chức Mỹ không tiết lộ tên bốn người này, Reuters đã xác định được tên hai tù nhân được trả tự do là luật sư Nguyễn Bắc Truyển – sang Đức tị nạn ngày 9/9/2023, và nhà báo Mai Phan Lợi (được trả tự do ngày 10/9/2023).

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cwyejpqgp7no

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản, tổ chức cánh tả và bạn bè Hoa Kỳ

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 22/9 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi với lãnh đạo Đảng Cộng sản, tổ chức cánh tả và bạn bè Hoa Kỳ tại New York. Cuộc gặp do Ban Đối ngoại Trung ương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Phái đoàn Việt Nam bên cạnh tổ chức Liên hợp quốc phối hợp tổ chức. Đông đủ các đại biểu đến từ các bang khác nhau, đại diện tiêu biểu cho hàng nghìn bạn bè Hoa Kỳ yêu mến Việt Nam, trong đó có lãnh đạo Đảng Cộng sản Hoa Kỳ, các tổ chức cánh tả, các nhà hoạt động hòa bình, cựu chiến binh, bạn bè, đại diện các tổ chức từ thiện, nhân đạo, tôn giáo, phi chính phủ và các doanh nghiệp đã tham dự cuộc gặp.Trong không khí thân tình, ấm áp, các đại biểu bày tỏ xúc động được tham dự cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, chia sẻ những tình cảm đặc biệt và sự ủng hộ Việt Nam dưới các hình thức khác nhau qua các thời kỳ.Đồng Chủ tịch Đảng Cộng sản Hoa Kỳ Rossana Cambron bày tỏ ấn tượng sâu sắc và được truyền cảm hứng về một nước Việt Nam hiện đại, thịnh vượng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đây là mô hình cho tăng trưởng bền vững, nâng cao đời sống nhân dân và là mẫu mực của việc đưa lý thuyết về xã hội xã hội chủ nghĩa thành hiện thực; khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ giữa hai Đảng trong thời gian tới.

https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-gap-go-lanh-dao-dang-cong-san-to-chuc-canh-ta-va-ban-be-hoa-ky-20240923081807108.htm

Nhận hối lộ triệu đô, cựu chủ tịch Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam sắp bị truy tố

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An đã đề nghị truy tố bị can Nguyễn Đức Thái, cựu chủ tịch Hội Đồng Thành Viên Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam, về tội “nhận hối lộ.”Theo báo đài trong nước hôm 23 Tháng Chín, cùng vụ án, năm bị can khác là cán bộ Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam gồm: Hoàng Lê Bách và Lê Hoàng Hải, phó tổng giám đốc; Phạm Gia Thạch, thành viên Hội Đồng Thành Viên; Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu trưởng Ban Kế Hoạch Marketing; và Đinh Quốc Khánh, phó Phòng In, Phát Hành của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Hà Nội, bị đề nghị truy tố về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.”ngoài ra, hai bị can Tô Mỹ Ngọc, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty Phùng Vĩnh Hưng, và Nguyễn Trí Minh, giám đốc công ty Giấy Minh Cường Phát, bị đề nghị truy tố về tội “đưa hối lộ.”Báo VNExpress dẫn kết luận điều tra cho hay đầu năm 2017, khi được bà Ngọc và ông Minh nhiều lần gặp, đề nghị “tạo điều kiện” cho công ty Phùng Vĩnh Hưng và Minh Cường Phát tham gia đấu thầu, chào giá, cung cấp giấy in cho Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam và hứa hẹn “sẽ cảm ơn,” ông Thái đều nhận lời giúp đỡ.Từ Tháng Bảy, 2017, sau khi được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội Đồng Thành Viên, ông Nguyễn Đức Thái như “ hổ thêm cánh,” nắm trọn quyền quyết định trong việc mua sắm giấy in phục vụ in ấn sách cho Bộ Giáo Dục.Tháng Mười Một, 2017, ông Thái đã chỉ đạo nhân viên thực hiện việc mua sắm giấy in thông qua hình thức “chào hàng cạnh tranh rút gọn” để đưa công ty Phùng Vĩnh Hưng, Minh Cường Phát vào danh sách các nhà thầu được tiết lộ thông tin về thông số kỹ thuật, khối lượng hàng hóa,… nhằm giúp hai công ty này hợp thức các thủ tục đấu thầu trái quy định.Sau khi hai công ty trên trúng thầu và ký hợp đồng với Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam, ông Thái đã nhận số tiền 3.2 tỷ đồng ($130,000) từ bà Ngọc; nhận 2.9 tỷ đồng ($117,812) từ ông Minh.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nhan-hoi-lo-trieu-do-cuu-chu-tich-nha-xuat-ban-giao-duc-viet-nam-sap-bi-truy-to/

Đón mừng Trần Huỳnh Duy Thức trở về với nhà tù lớn

Trong số hàng trăm tù nhân chính trị đang bị chế độ Cộng Sản cầm giữ, đày ải sau song sắt nhà tù thì ai cũng xứng đáng được sớm trả tự do, thậm chí, trả tự do tất cả và ngay lập tức để họ trở về đoàn tụ với gia đình. Vì lẽ, không ai trong số họ là tội phạm. Họ phải chịu đựng sự tù đày chỉ vì họ yêu nước và họ xứng đáng tự do hơn bất kỳ kẻ nào đã xét xử, cầm tù họ. Trong số họ, có rất nhiều người được công chúng mong chờ được trả tự do nhất, vì bản án của họ quá nặng nề, bất công và vì sự chịu đựng phi thường của họ trước nghịch cảnh chỉ vì lý tưởng… thì ông Trần Huỳnh Duy Thức là một.Trước khi phải sa vào vòng lao lý, ông Thức đã là doanh nhân rất thành đạt trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vào thời điểm ông kinh doanh, hầu như ông là một trong số ít người tiên phong trong lĩnh vực này.Tháng Năm 2009, ông bị chế độ Cộng Sản trong nước bắt giữ cùng với những nhân vật hoạt động bao gồm các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung. Tất cả đều bị cáo buộc chung với tội danh hình sự “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”Tháng Giêng, 2010, vụ án bị mang ra xét xử, trong đó, riêng ông Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên mức án nặng nhất, lên đến 16 năm tù giam.

https://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/don-mung-tran-huynh-duy-thuc-tro-ve-voi-nha-tu-lon/

Dự án cáp biển Côn Đảo: EVN đi đêm với Trung Quốc, bất chấp an ninh quốc gia?

Dự án cáp ngầm đưa điện ra Côn Đảo đã được triển khai với tổng mức đầu tư lên đến hơn 4.900 tỷ đồng. Thế nhưng, dự án trọng điểm quốc gia này đang bị bao phủ bởi màn sương mù của nghi vấn, khi EVN liên tục có những quyết định khó hiểu khi cố tình “hạ chuẩn” để ưu ái cáp Trung Quốc, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn về an ninh quốc gia.Điểm đáng ngờ nhất trong quy trình đấu thầu là việc EVN bất ngờ loại bỏ yêu cầu về kinh nghiệm thi công cáp ngầm ở độ sâu 52m trở lên. Đây là một yêu cầu quan trọng, đảm bảo nhà thầu có đủ năng lực kỹ thuật để triển khai dự án trong điều kiện địa hình phức tạp của vùng biển Côn Đảo. Việc EVN “hạ chuẩn” một cách khó hiểu khiến dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng đây có phải là một “màn kịch” được dàn dựng công phu nhằm hạ thấp rào cản kỹ thuật, tạo điều kiện cho các công ty Trung Quốc, vốn nổi tiếng với giá rẻ nhưng chất lượng kém, có cơ hội tham gia dự án và giành được hợp đồng béo bở này?Bên cạnh đó, EVN đến nay vẫn còn “bỏ ngỏ” khi chưa có bất kỳ điều chỉnh nào về yêu cầu kỹ thuật và xuất xứ của vật tư, vật liệu, bao gồm cả loại cáp ngầm quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc nhà thầu hoàn toàn có thể sử dụng cáp Trung Quốc, bất chấp những lo ngại về an ninh quốc gia đã được nhiều chuyên gia cảnh báo.Nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về những rủi ro khôn lường khi sử dụng cáp Trung Quốc trong dự án này. Không chỉ chất lượng bấp bênh, tiềm ẩn nguy cơ sự cố, gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp điện cho Côn Đảo, cáp Trung Quốc còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/du-an-cap-bien-con-dao-evn-di-dem-voi-trung-quoc-bat-chap-an-ninh-quoc-gia/

Nhật Bản nói tàu sân bay Trung Quốc lần đầu tiên vào vùng biển tiếp giáp của mình

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết một tàu sân bay Trung Quốc đã lần đầu tiên tiến vào vùng biển tiếp giáp của Nhật Bản hôm 18/9, động thái mới nhất sau một loạt các cuộc tập trận quân sự đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước láng giềng.Tàu sân bay, được hộ tống bởi hai tàu khu trục di chuyển giữa các đảo Yonaguni và Iriomote ở phía nam Nhật Bản, tiến vào khu vực kéo dài 24 hải lý tính từ bờ biển của nước này, nơi Nhật Bản có thể thực hiện một số biện pháp kiểm soát theo quy định của Liên Hợp Quốc.Phó Tổng thư ký Nội các Nhật Bản Hiroshi Moriya cho biết Tokyo đã chuyển “mối quan ngại nghiêm trọng” của mình tới Bắc Kinh, mô tả vụ việc là “hoàn toàn không thể chấp nhận được theo quan điểm về môi trường an ninh của Nhật Bản và khu vực”.

https://www.voatiengviet.com/a/nhat-ban-tau-san-bay-trung-quoc-lan-dau-vao-vung-bien-tiep-giap/7789020.html

Tàu ngầm nguyên tử mới nhất của Trung Quốc bị chìm khi đang đóng

WASHINGTON, DC (NV) – Tàu ngầm nguyên tử mới nhất của Trung Quốc bị chìm khi đang đóng trong năm nay, một giới chức quốc phòng cao cấp của Mỹ cho hay hôm Thứ Năm, 26 Tháng Chín, theo Reuters.Vụ này có lẽ làm Trung Quốc xấu hổ giữa lúc nước này đang cố gắng mở rộng năng lực quân sự.Trung Quốc hiện đã có Hải Quân lớn nhất thế giới, với hơn 370 chiếc tàu, và đã bắt đầu sản xuất thế hệ tàu ngầm nguyên tử mới.Giới chức quốc phòng cao cấp của Mỹ, yêu cầu giấu tên, cho biết chiếc tàu ngầm nguyên tử tấn công lớp Zhou của Trung Quốc bị chìm cạnh cầu tàu khoảng giữa Tháng Năm với Tháng Sáu.Không rõ nguyên nhân tàu chìm, hay lúc đó trên tàu có nhiên liệu nguyên tử không, theo giới chức này.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/tau-ngam-nguyen-tu-moi-nhat-cua-trung-quoc-bi-chim-khi-dang-dong/

Sri Lanka chọn chính trị gia Mác-xít Dissanayake làm tổng thống để cứu vãn nền kinh tế

COLOMBO, Sri Lanka (NV) Hôm Thứ Bảy, 21 Tháng Chín, Sri Lanka đã bầu chính trị gia có khuynh hướng Mác-xít Anura Kumara Dissanayake lên làm tổng thống, với niềm tin tưởng vào cam kết chống tham nhũng của chính trị gia 55 tuổi này trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế suy yếu của Sri Lanka sau cuộc khủng hoảng tài chánh tồi tệ nhất từ nhiều thập niên qua của đảo quốc Tây Nam Á này, thông tấn xã Reuters loan tin hôm Chủ Nhật.Ông Dissanayake, nhân vật không xuất thân từ dòng tộc chính trị nào giống như một số đối thủ của mình trong cuộc bầu cử tổng thống, đã dẫn trước trong các cuộc kiểm phiếu từ đầu đến cuối, đánh bại đương kim Tổng Thống Ranil Wickremesinghe và luôn cả lãnh tụ phe đối lập Sajith Premadasa, để trở thành vị tổng thống thứ 10 của Cộng Hòa Dân Chủ Xã Hội Sri Lanka.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/sri-lanka-chon-chinh-tri-gia-mac-xit-dissanayake-lam-tong-thong-de-cuu-van-nen-kinh-te/

Israel tấn công trên diện rộng ở Lebanon, gửi 80.000 cảnh báo qua điện thoại

Theo BBC và TOI, quân đội Israel cho biết, họ xác định được các điệp viên Hezbollah đang chuẩn bị tấn công tên lửa vào nước này. Do đó, hàng chục máy bay chiến đấu từ khắp các phi đội của không quân Israel đã tham gia không kích. Bộ Y tế Lebanon cho hay, ít nhất 100 người thiệt mạng, hơn 400 người bị thương do cuộc không kích của Israel. Các con số trên không phân biệt giữa thành viên của nhóm vũ trang và thường dân. Thông tấn xã quốc gia Lebanon (NNA) đưa tin, chiến đấu cơ của kẻ thù đã thực hiện hơn 80 cuộc không kích trong vòng nửa giờ, nhắm vào quận Nabatiyeh ở nam Lebanon.Các cuộc không kích cũng diễn ra ở vùng Tyre và thung lũng Beqaa ở phía đông, sâu bên trong Lebanon – tại khu vực sát với biên giới Syria. Một nguồn tin Lebanon đề nghị giấu tên cho biết, các cuộc không kích của Israel tại thung lũng Beqaa nhắm vào các khu vực từ đông sang tây. 

https://vietnamnet.vn/israel-tan-cong-tren-dien-rong-o-lebanon-gui-80-000-canh-bao-qua-dien-thoai-2325178.html

274 người chết trong đòn tấn công của Israel vào Lebanon

Giới chức Lebanon thông báo ít nhất 274 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương trong cuộc tấn công hiệp đồng của Israel vào miền nam nước này.Bộ Y tế Lebanon chiều nay cho biết ít nhất 274 người đã thiệt mạng, trong đó có phụ nữ, trẻ nhỏ và nhân viên y tế, cùng 1.024 người bị thương ở miền nam nước này sau chiến dịch không kích quy mô lớn của Israel. Không rõ bao nhiêu người trong số này là chiến binh Hezbollah.Chính phủ Lebanon đã ra lệnh đóng cửa các trường học ở miền nam đất nước trong ngày 23-24/9, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh khi nguy cơ leo thang căng thẳng với Israel gia tăng.Vào khoảng 15h (19h giờ Hà Nội), Israel thông báo sẽ tấn công các vũ khí chiến lược của Hezbollah được cất giấu trong các ngôi nhà ở thung lũng Bekaa tại miền đông Lebanon, đồng thời kêu gọi dân thường sơ tán ngay lập tức.

https://vnexpress.net/274-nguoi-chet-trong-don-tan-cong-cua-israel-vao-lebanon-4796164.html

Chừng nào diệt tận gốc Hezbollah, Israel mới chịu ngừng tay

BEIRUT, Lebanon (NV) – Israel bác bỏ các đề nghị ngừng bắn với Hezbollah hôm Thứ Năm, 26 Tháng Chín, bất chấp lời kêu gọi đình chiến từ các đồng minh, trong đó có cả Hoa Kỳ.Hàng loạt chiến đấu cơ Israel ồ ạt oanh tạc Lebanon, gồm có một cuộc tấn công nhắm vào vùng ngoại ô miền Nam Beirut, làm thủ đô thất kinh hồn vía. Ở phía bên kia biên giới, quân lực Israel tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng chiến dịch xâm lược đổ bộ.Hezbollah, lực lượng dân quân do Iran chống lưng tại Lebanon, gánh chịu áp lực bao trùm, gồm có các cuộc không kích liên hoàn và một số tướng lãnh cấp cao bị mưu sát, làm dấy lên lo ngại rằng Trung Đông sẽ rơi vào vòng xoáy chiến tranh khó lòng cứu vãn.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/chung-nao-diet-tan-goc-hezbollah-israel-moi-chiu-ngung-tay/

Quân Ukraine bác việc rút khỏi Vuhledar, Nga bắt gián điệp Kiev ở Crưm

Tờ Kyiv Independent tối 26/9 trích lời các binh sĩ Ukraine đang phòng thủ ở thành phố Vuhledar thuộc tỉnh Donetsk nói rằng, không có chuyện Lữ đoàn cơ giới số 72 cố thủ tại đó thực hiện việc rút quân. “Chúng tôi muốn xóa tan mọi nghi ngờ hay suy diễn được giới chuyên gia tự phong đưa ra về việc Lữ đoàn cơ giới số 72 đã rời quân khỏi Vuhledar. Bất chấp những cuộc tấn công dữ dội từ đối phương hay hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi vẫn ở đó”, một binh sĩ Ukraine nói.Theo Kyiv Independent, tuyên bố trên của các binh sĩ Ukraine được đưa ra trong bối cảnh tạp chí Forbes của Mỹ gần đây trong một bài báo viết rằng các binh sĩ Nga “đang có mặt ở khu vực phía nam Vuhledar, và quân đồn trú ‘mệt mỏi’ của Ukraine tại đó có thể đã rút về phía bắc”.Cũng theo bài báo trên, nếu phía Nga kiểm soát được Vuhledar thì đó sẽ là một thắng lợi “có tính chuyên môn cao”.

https://vietnamnet.vn/quan-ukraine-bac-viec-rut-khoi-vuhledar-nga-bat-gian-diep-kiev-o-crum-2326537.html

Đại tá Reisner: “Vụ thử tên lửa thất bại là nỗi xấu hổ của Nga

Trong vài ngày qua, Ukraine đã tấn công ba kho đạn dược ở Nga – Chỉ riêng một kho đạn dược có giá trị từ hai đến ba tháng chiến tranh, đã bị phá hủy. Ngoài ra, một vụ thử tên lửa của Nga đã thất bại. Đại tá Reisner giải thích với NTV tất cả những điều này có thể gây ra tác động gì – trên chiến trường và đối với những người ủng hộ Ukraine. NTV: Ông Reisner, tình hình tuần trước đặc biệt nguy hiểm đối với thị trấn khai thác mỏ Wuhledar phía đông Ukraine. Người Nga đã chiếm được một mỏ khai thác gần đó, từ đó khu vực này có thể bị kiểm soát. Nó có lợi ích gì cho họ không?Markus Reisner: Tuần trước, người Nga đã bắt đầu tiến từ một mỏ khai thác này đến một mỏ khác ở khu vực phía đông của thành phố và chiếm đóng nó. Vì vậy, hiện tại họ đang trong quá trình tiến vào từ “phía sau” các vị trí của Ukraine trong thành phố, vì Wuhledar ở xa hơn về phía tây một chút.

https://baotiengdan.com/2024/09/24/dai-ta-reisner-vu-thu-ten-lua-that-bai-la-noi-xau-ho-cua-nga/

Tổng thống Pháp kêu gọi châu Âu xem xét lại quan hệ với Nga

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng, châu Âu sẽ phải xem xét lại mối quan hệ với Nga vào một thời điểm nào đó trong tương lai.Phát biểu tại một hội nghị quốc tế về hòa bình ở Paris ngày 22/9, ông Macron đã kêu gọi “suy nghĩ về hòa bình ở châu Âu trong tương lai”. Tổng thống Pháp lưu ý châu Âu không chỉ giới hạn trong Liên minh châu Âu (EU) và tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Sputnik dẫn lời ông Macron nhấn mạnh: “Chúng ta đang cố gắng phát triển cộng đồng chính trị châu Âu, nhưng chúng ta cần suy nghĩ về một tổ chức mới của châu Âu và sau đó xem xét lại mối quan hệ của chúng ta với Nga và suy nghĩ về hòa bình ở lục địa này”.Trong bài phát biểu được Điện Elysee phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội X, ông Macron cũng hối thúc các quốc gia châu Âu và cộng đồng quốc tế tập trung vào cách xây dựng một trật tự thế giới mới.

https://vietnamnet.vn/tong-thong-phap-keu-goi-chau-au-xem-xet-lai-quan-he-voi-nga-2324954.html

Tổng thống Ukraina đến Nhà Trắng trình bày « kế hoạch chiến thắng » với chính quyền Biden

Sau phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, hôm nay 26/09/2024, tổng thống Ukraina đến Nhà Trắng để trình bày với đồng nhiệm Mỹ Joe Biden « kế hoạch chiến thắng ». Volodymyr Zelensky sẽ gặp riêng ứng viên tổng thống Hoa Kỳ của đảng Dân Chủ Kamala Harris trong bối cảnh viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraina là một chủ đề gây tranh cãi trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ 2024. Ứng cử viên của đảng Cộng Hòa Donald Trump không dự trù gặp lãnh đạo Ukraina. Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin cho biết thêm chi tiết :« Thông thường các vấn đề đối ngoại không phải là một ưu tiên trong các chương trình vận động tranh cử ở Mỹ. Hơn nữa, kinh tế và chính sách nhập cư là hai trong số các hồ sơ mà cử tri quan tâm nhất. 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240926-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ukraina-%C4%91%E1%BA%BFn-nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng-tr%C3%ACnh-b%C3%A0y-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-chi%E1%BA%BFn-th%E1%BA%AFng-v%E1%BB%9Bi-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-biden

Trong lần cuối phát biểu ở LHQ, ông Biden tìm cách xoa dịu căng thẳng Trung Đông

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã có bài phát biểu cuối cùng trước các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên Hiệp Quốc vào thứ Ba (24/9), tuyên bố rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã thất bại và vẫn có thể có được giải pháp ngoại giao giữa Israel và nhóm Hezbollah của Lebanon.Trong khi còn bốn tháng nữa là hết nhiệm kỳ, ông Biden đã bước lên bục phát biểu màu xanh lá cây tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong lúc các cuộc chiến ở Ukraine, Dải Gaza và Sudan vẫn đang diễn ra ác liệt và có khả năng kéo dài hơn nhiệm kỳ tổng thống của ông, vốn sẽ kết thúc vào tháng 1.Ông tìm cách xoa dịu căng thẳng khi cuộc chiến kéo dài gần một năm giữa Israel và các chiến binh Hamas ở Dải Gaza bị bao vây hiện đe dọa bao trùm Lebanon – nơi Israel đã tấn công hơn một nghìn mục tiêu của Hezbollah vào thứ Hai (23/9).“Chiến tranh toàn diện không có lợi cho bất kỳ ai, ngay cả khi tình hình leo thang, một giải pháp ngoại giao vẫn khả dĩ”, ông phát biểu trước Đại hội đồng LHQ gồm 193 thành viên.

https://www.voatiengviet.com/a/7798909.html

Tổng thống Biden công bố 8 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden công bố khoản viện trợ quân sự hơn 8 tỷ USD cho Ukraine hôm 25/9 để giúp Kyiv “chiến thắng trong cuộc chiến này” chống lại những kẻ xâm lược Nga, nhân chuyến thăm của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy để đưa ra một cam kết quan trọng.Viện trợ bao gồm lô hàng đầu tiên của một quả bom lượn dẫn đường chính xác có tên là Joint Standoff Weapon, với tầm bắn lên tới 130 km. Tên lửa tầm trung này giúp Ukraine nâng cấp đáng kể các loại vũ khí mà họ đang sử dụng để tấn công lực lượng Nga, cho phép người Ukraine thực hiện ở khoảng cách an toàn hơn.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-biden-cong-bo-8-ty-usd-vien-tro-quan-su-cho-ukraine/7800384.html

Bà Harris gặp Tổng thống Ukraine

Bà Harris gặp Tổng thống Zelensky lần thứ ba trong năm nay và chỉ trích quan điểm của một số người Mỹ muốn Kiev phải từ bỏ lãnh thổ.”Có một số người ở đất nước chúng tôi muốn buộc Ukraine phải từ bỏ phần lãnh thổ có chủ quyền của họ. Tôi xin nói rõ, đó không phải đề xuất nhằm thiết lập hòa bình. Thực chất, đó là đề xuất khiến Ukraine phải đầu hàng”, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris nói trong cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng hôm 26/9.Đây là cuộc gặp thứ bảy giữa bà Harris với ông Zelensky và cuộc gặp thứ ba giữa hai lãnh đạo này trong năm nay.”Nga có thể kết thúc cuộc chiến ngay ngày mai, chỉ đơn giản bằng cách rút quân khỏi lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine. Cách kết thúc cuộc chiến này không thể được định đoạt nếu không có tiếng nói của Ukraine”, Harris nói, thêm rằng bà đã truyền đạt quan điểm này tới các lãnh đạo thế giới khác.Cuộc gặp riêng của ông Zelensky với bà Harris cho thấy ông mong muốn phát triển mối quan hệ với bà, nếu nữ ứng viên giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay.Bà Harris và các trợ lý thời gian qua đã khẳng định rằng trong các vấn đề chính sách đối ngoại lớn, không có sự khác biệt giữa Phó tổng thống và Tổng thống sắp mãn nhiệm.

https://vnexpress.net/ba-harris-gap-tong-thong-ukraine-4797524.html

Khác biệt trong chiến lược vận động cử tri của bà Harris so với ông Biden

Bà Harris đang cố gắng thuyết phục cử tri dao động ở những thành phố nhỏ thay vì tập trung vào các khu vực lớn.Kamala Harris biết điểm yếu của mình ở đâu và bà đang điều khiển chiến dịch tranh cử đi thẳng vào những điểm yếu đó. Phó tổng thống không chỉ tập trung vào các thành trì lớn của đảng Dân chủ như Milwaukee, Atlanta hay Philadelphia mà còn đến các thành phố nhỏ hơn như Eau Claire, Wisconsin, Savannah và Georgia.Chỉ riêng tại Pennsylvania, bà Harris không chỉ tham dự cuộc tranh luận ở Philadelphia mà còn đến Johnstown, thành phố nhỏ lâu nay có xu hướng nghiêng về đảng Cộng hòa, và hạt Wilkes-Barre, nơi có tầng lớp lao động da trắng chiếm đa số, từng là “mảnh đất” đáng tin cậy của đảng Dân chủ trước khi chuyển sang ủng hộ cựu tổng thống Donald Trump. Bà cũng dừng chân tại Pittsburgh, thành phố chủ yếu là người da trắng bao quanh bởi các khu vực thân thiện với đảng Cộng hòa.

https://vnexpress.net/khac-biet-trong-chien-luoc-van-dong-cu-tri-cua-ba-harris-so-voi-ong-biden-4793222.html

Ông Trump và bà Harris bám đuổi sít sao ở các bang chiến địa

Theo kết quả một cuộc khảo sát mới được công bố hôm 26/9, do trường Cao đẳng Marist ở New York tiến hành, cả ông Trump và đối thủ Harris đều nhận được 49% ủng hộ của cử tri ở Bắc Carolina. Tại Arizona và Georgia, ông Trump chỉ tạm dẫn trước 1%, khi 50% cử tri tiềm năng ở cả 2 bang tiết lộ sẽ bỏ phiếu cho cựu lãnh đạo Nhà Trắng, trong khi 49% cử tri nghiêng về phía bà Harris. Trong số hàng nghìn cử tri tham gia cuộc khảo sát từ ngày 19 – 24/9, tới 91% bày tỏ chắc chắn về lựa chọn của họ.Theo báo The Hill, 3 bang chiến địa nói trên có tổng cộng 43 phiếu đại cử tri. Ông Trump từng chiến thắng ở Bắc Carolina trong cả 2 cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và 2020. Ông cũng từng đánh bại ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton ở Arizona và Georgia vào năm 2016, nhưng để thua đối thủ Joe Biden ở cả 2 bang này vào năm 2020, đánh dấu lần đầu tiên một ứng cử viên Dân chủ giành chiến thắng tại Georgia kể từ năm 1992.Ông Trump đã kiên quyết phản đối kết quả bầu cử ở Georgia, cáo buộc đã xảy ra gian lận bỏ phiếu tại đây. Tuy nhiên, những tuyên bố này đã bị nhiều quan chức của bang, bao gồm cả Thống đốc Brian Kemp cùng đảng Cộng hòa của ông Trump bác bỏ

https://vietnamnet.vn/ong-trump-va-ba-harris-bam-duoi-sit-sao-o-cac-bang-chien-dia-2326405.html