Mục lục
Việt Nam cần tổ chức trưng cầu dân ý về đề án đường sắt cao tốc?
Trong tháng 10, dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam với mức đầu tư hàng chục tỷ đô la sẽ được trình lên Quốc hội Việt Nam để cơ quan này thông qua chủ trương đầu tư. Những ngày gần đây, nổi lên nhiều cuộc tranh luận về việc có nên tiến hành dự án hay không và cũng xuất hiện những lời đề nghị cần trưng cầu dân ý về nó, theo quan sát của VOA.Báo chí Việt Nam đưa tin hôm 1/10 rằng một thứ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải cho biết chính phủ chọn phương án đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam với tốc độ thiết kế là 350 km/h, với tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ đô la và dự kiến hoàn thành vào năm 2035.Vẫn theo vị thứ trưởng, trong nửa cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Chính trị – nhóm có quyền quyết sách cao nhất trong Đảng Cộng sản nắm độc quyền lãnh đạo – đã ra kết luận về chủ trương đầu tư dự án và bước tiếp theo là đưa chủ trương này ra Quốc hội để được phê duyệt trong tháng 10 này.Về lý thuyết, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam, nhưng trên thực tế, ở đất nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cơ quan này bị xem là “quốc hội nghị gật” hoặc “quốc hội con dấu củ khoai” có nhiệm vụ biểu quyết về mặt hình thức, có tính thủ tục, để thông qua nhân sự hay các chính sách đã được đảng quyết định từ trước.Trong thời gian gần đây, trên các cơ quan truyền thông chính thống của Việt Nam lẫn trên mạng xã hội, theo quan sát của VOA, có nhiều bài viết và ý kiến ủng hộ dự án, cho rằng nó cần thiết, giúp hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cũng như tạo đột phá trong phát triển kinh tế.
Tô Lâm và tham vọng xây dựng ‘chế độ Sa Hoàng’ tại Việt Nam
Việc Đại Tướng Tô Lâm, một nhân vật xuất thân từ lực lượng công an, trở thành tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo nên một sự kiện chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chính trị Việt Nam.Bước ngoặt này không chỉ đơn thuần là sự thay đổi nhân sự cấp cao mà còn mở ra nhiều suy đoán về tương lai của hệ thống chính trị Việt Nam. Liệu Việt Nam có đang tiến tới một mô hình độc tài, tập trung quyền lực dưới sự lãnh đạo của Tô Lâm, theo con đường mà Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã đi?Điều đáng chú ý là Đại Tướng Tô Lâm hoàn toàn khác với người tiền nhiệm đã mất – Trần Đại Quang, ở Bộ Công An. Mặc dù đã rời khỏi vị trí bộ trưởng Bộ Công An để đảm nhận các vị trí quan trọng trong “tứ trụ,” ông vẫn duy trì được tầm ảnh hưởng đáng kể trong lực lượng này, tạo nên một “tam quyền hội tụ” trên thực tế: tổng bí thư, chủ tịch nước và người điều đạo Bộ Công An. Điều này đặt ra câu hỏi liệu ông Lâm sẽ tận dụng quyền lực này như thế nào để định hình lại bộ máy cầm quyền, thu hẹp vai trò của tập thể lãnh đạo và hướng tới mô hình tập trung quyền lực, tương tự như những gì Putin đã làm ở Nga.Việc ông Lâm đồng thời giữ chức vụ bí thư Quân Ủy Trung Ương, nắm giữ quyền lực tối cao trong quân đội, càng củng cố thêm nhận định về tham vọng tập trung quyền lực của ông. Sự hiện diện của các tướng lĩnh đồng hương Hưng Yên với ông trong Bộ Quốc Phòng cũng là điểm đáng chú ý.Điển hình là Thứ Trưởng Thượng Tướng Hoàng Xuân Chiến – ủy viên Trung Ương Đảng, người đứng thứ hai trong số các thứ trưởng, sau Thứ Trưởng Thường Trực Nguyễn Tân Cương. Để củng cố quyền lực của mình, ông Lâm có thể sẽ tìm cách sắp xếp để ông Chiến vượt qua ông Cương nhằm kế nhiệm vị trí bộ trưởng Bộ Quốc Phòng khi khả năng cao ông Lương Tam Quang lên làm chủ tịch nước, giống như Trần Đại Quang từng vượt qua Trần Quốc Tỏ ở Bộ Công An để trở thành bộ trưởng, sau đó là chủ tịch nước.
Việt Nam từ chối 49 khuyến nghị ‘mấu chốt’ về nhân quyền; giới tranh đấu thất vọng
Giới tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam bày tỏ sự thất vọng sau khi chính quyền nước này chỉ tiếp nhận 271 trong số 320 khuyến nghị đã được đưa ra vào kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV.“Sau khi xem xét kỹ lưỡng, tôi vui mừng thông báo rằng Việt Nam chấp nhận 271 khuyến nghị – trong đó có 253 khuyến nghị chấp nhận đầy đủ và 18 khuyến nghị chấp nhận một phần, tương đương 84,7%, cao nhất trong bốn chu kỳ UPR qua”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt phát biểu tại khóa họp thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 27/9.Ông Việt nhắc lại rằng hồi kỳ họp vào tháng 5/2024, Việt Nam đã nhận được 320 khuyến nghị từ 133 quốc gia thành viên, nhấn mạnh rằng “chúng tôi đã xem xét tất cả các khuyến nghị này thông qua một quy trình tham vấn nghiêm ngặt”.Tuy nhiên, nhiều tổ chức nhân quyền phi chính phủ tham dự phiên họp hôm 27/9 bày tỏ sự bất mãn khi Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam. “Trong 49 khuyến nghị mà họ từ chối, có những vấn đề mấu chốt, những vấn đề rất quan trọng. Nếu tiếp tục bác bỏ các khuyến nghị này, Việt Nam sẽ không bao giờ có nhân quyền. Và những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền sẽ luôn luôn sống trong bầu không khí sợ hãi vì họ có thể bị bắt bất cứ khi nào”, bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, Chủ tịch của VCHR, tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Paris, Pháp, nêu nhận định với VOA.
Hai tổ chức nhân quyền lên án Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ
Hai tổ chức nhân quyền là Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) đã lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam tại khoá họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 27/9 vừa qua, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho tất cả các tù chính trị.Thông cáo báo chí của hai tổ chức này dẫn lời bà Penelope Faulkner, Chủ tịch VCHR, nói rằng: “hành động trả thù đối với các nhà bảo vệ nhân quyền, sự tồn tại của tù nhân chính trị, và sự đàn áp các thành viên của xã hội dân sự và các nhóm tôn giáo chưa đăng ký là có thực [tại Việt Nam]. Thực tế này không phải là “những đánh giá không chính xác và vô căn cứ” như Hà Nội tuyên bố.”Trong bài phát biểu của mình trước Liên Hiệp Quốc, bà Penelope Faulkner đã nhắc đến cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) lần thứ 4 của Việt Nam hồi tháng 5 năm 2024. Tại kỳ kiểm điểm này, 133 quốc gia thành viên LHQ đã đưa ra 320 khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm cải thiện tình hình nhân quyền.
Ông Tô Lâm lại nhắc đến ‘kỷ nguyên vươn mình’ và chính sách ‘4 Không’ của Việt Nam trước sinh viên ở Ireland
Tổng bí thư-Chủ tịch nước Tô Lâm một lần nữa quảng bá với thế giới về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” Việt Nam và tái khẳng định chính sách quốc phòng trung lập “4 Không” của quốc gia Cộng sản Đông Nam Á khi phát biểu tại một trường đại học danh tiếng ở Ireland.Truyền thông trong nước cho biết ông Lâm tới Ireland hôm 1/10 để thăm cấp nhà nước và có bài phát biểu tại Đại học Trinity Dublin trong ngày thứ 2 của chuyến thăm, vốn là chuyến công du đầu tiên của ông Lâm tới một nước châu Âu kể từ khi ông được bầu làm chủ tịch nước và kiêm nhiệm thêm chức tổng bí thư.Trước khi tới Ireland, ông Lâm có chuyến thăm cấp nhà nước tới Mông Cổ sau khi thăm Cuba. Trước đó, ông Lâm tới Mỹ tham dự khóa họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và gặp gỡ bên lề Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng một số hoạt động khác, bao gồm phát biểu tại Đại học Columbia ở New York.Tương tự như ở Mỹ, ông Lâm, tại Ireland, đã tới thăm trường đại học ở Thủ đô Dublin hôm 2/10 và có bài phát biểu trước sinh viên tại đây.Trong bài phát biểu được VOV đăng toàn văn, ông Lâm nói rằng “Việt Nam quyết tâm thực hiện hiệu quả ngoại giao thời đại mới” khi nói đến bối cảnh “kỷ nguyên phát triển mới”.Không rõ “ngoại giao thời đại mới” của Việt Nam cụ thể là gì nhưng điều này cũng đã được ông Lâm nhắc đến trong bài phát biểu trước các sinh viên tại Đại học Columbia hôm 23/9, khi ông nói đến bối cảnh “thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới”.
Dự án Kênh đào Phù Nam Techo cho thấy rạn nứt trong quan hệ Việt Nam – Campuchia
Trung Quốc có thể được lợi lâu dài từ dự án “Niềm tự hào của người Khmer”Kế hoạch xây dựng kênh đào của Campuchia – một công trình nối thủ đô và bờ biển của nước này nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào các cảng của Việt Nam – đã và đang làm dấy lên rất nhiều câu hỏi về tính khả thi kinh tế cũng như tác động môi trường của dự án.Trong bài phóng sự này, RFA tìm hiểu những tác động có thể có của việc xây dựng kênh đào Phù Nam Techo đã được hoạch định, đối với mối quan hệ Việt Nam – Campuchia. Ông Hun Sen, lãnh đạo kỳ cựu của Campuchia và con trai ông, Thủ tướng Hun Manet, đã tiến hành một chiến dịch nhằm tập hợp sự ủng hộ cho dự án kênh đào Phù Nam Techo – một dự án mà họ cho là mang tinh thần dân tộc Campuchia, tạo nên một làn sóng tự hào dân tộc của người Campuchia.Nhưng điều này cũng cho thấy những vết rạn nứt ẩn chứa trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia, hai nước láng giềng vốn có số phận gắn bó với nhau ngay từ những ngày đầu lịch sử của hai nước, đặc biệt kể từ khi Việt Nam đánh bại chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia vào đầu năm 1979.Trong khoảng thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 6, khu vực Angkor Borei, cách Phnom Penh khoảng 100 km về phía nam, là thủ đô của Phù Nam – một vương quốc có diện tích trải dài qua các vùng đất hiện nay thuộc về Việt Nam, Thái Lan và Campuchia.Việc sử dụng tên gọi của vương quốc cổ đại này cho kênh đào Phù Nam Techo gợi cho người ta nhớ đến nền văn hóa [rực rỡ] và sự thịnh vượng của người Khmer, vốn vượt trội hơn hẳn các quốc gia láng giềng khi ở thời kỳ hoàng kim.
Bầu cử Mỹ: người Việt vẫn chia rẽ sâu sắc vì Donald Trump
Lần thứ ba chạy đua vào Nhà Trắng, ông Donald Trump tiếp tục gây ồn ào trên báo chí, mạng xã hội và mang đến không khí căng thẳng trong các gia đình, hội đoàn người Việt. Trong một buổi gặp mặt đại gia đình tôi hồi tháng 8 vừa qua, câu chuyện rồi cũng đến lúc nói về chính trị. Một số người hăng hái nhất đã lên tiếng, “Bầu cho ông Trump thôi. Lần này thì ông Donald Trump thắng cử chắc rồi. Ông ấy được Chúa bảo vệ mà.”Đây không phải là lần đầu tôi nghe kiểu dành sự ủng hộ cho ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa như thế.“Bầu cho ông Donald Trump đi, chứ bà Harris mà làm được gì.” Tôi đã nhiều lần nghe những câu nói đại ý như thế trong các cuộc hội thoại bằng tiếng Việt sau khi Đảng Dân chủ thay người hồi tháng 7.Và không ít người Việt lo ngại như những MAGA (Make America Great Again, Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) thực thụ, “Bà Harris mà thắng cử rồi đến dân Ấn Độ sẽ tràn lan ở Mỹ.” Hay đó cũng là một kiểu tư duy rất quen thuộc, “Một người làm quan cả họ được nhờ”?Những người đưa ra lời này thuộc đủ giới tính, ở mọi lứa tuổi. Công việc của họ không giống nhau, thợ làm nail, nhân viên văn phòng, đến chủ doanh nghiệp…
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2kdppd9l9wo
Vụ trái phiếu: Trương Mỹ Lan đối diện án chung thân và bồi thường
Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị đề nghị mức án chung thân và bị buộc bồi thường toàn bộ thiệt hại trong vụ án lừa đảo trái phiếu ở ngân hàng SCB trong phiên nghị án sáng ngày 4/10, báo chí trong nước đưa tin.Đây là vụ án thứ 2 được xét xử liên quan đến bà Lan, người đã trở thành tỷ phú bất động sản từ một tiểu thương ở chợ An Đông, TPHCM. Trước đó và tháng 4, bà Lan đã bị tuyên án tử hình cho hành vi rút ruột ngân hàng SCB trong giai đoạn 1 của đại án Trương Mỹ Lan-Vạn Thịnh Phát-SCB.Bà Lan là bị cáo chủ chốt trong vụ án đang được xét xử, bên cạnh 33 đồng phạm, trong đó có chồng bà là ông Chu Lập Cơ. Bà bị cáo buộc đã phát hành số trái phiếu rác với tổng trị giá hơn 30.869 tỉ đồng, tương đương 1,2 tỷ đô la Mỹ, cho gần 36.000 nạn nhân khắp cả nước mà không có tài sản đảm bảo, không được đánh giá tín nhiệm và hiện mất khả năng thanh toán.Cáo trạng, được các báo trong nước trích dẫn, cho biết bà Lan và các đồng phạm được cho là đã sử dụng toàn bộ số tiền từ phát hành trái phiếu này để trả nợ, chi dự án, chuyển trái phép ra nước ngoài.Theo Tuổi Trẻ, bà Lan bị Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đề nghị mức án chung thân cho tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 8-9 năm tù về tội rửa tiền, 12-13 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tổng hợp hình phạt cho bà Lan là chung thân, theo luật định.
Ngư dân Việt Nam bị hành hung: Tại sao Trung Quốc dùng tàu chấp pháp địa phương?
Gần bốn ngày sau khi các ngư dân Quảng Ngãi bị lực lượng chức năng Trung Quốc tấn công, hành hung và cướp tài sản, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng. Tuyên bố của Việt Nam được đánh giá là mạnh mẽ và thẳng thắn hơn những lần trước, nhất là khi nêu đích danh Trung Quốc. Theo thông báo tối 2/10, Bộ Ngoại giao cho biết ngày 29/9 vừa qua đã xảy ra việc lực lượng thực thi pháp luật của Trung Quốc trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản của ngư dân Việt Nam thuộc tàu cá QNg 95739 TS (tỉnh Quảng Ngãi) “trong khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam”.Trước khi có tiếng nói chính thức từ Bộ Ngoại giao, báo chí Việt Nam dù đưa tin về vụ tấn công nhưng đã không nêu rõ “tàu nước ngoài” hay “tàu lạ” là tàu Trung Quốc, dù những ngư dân gặp nạn kể rằng những chiếc tàu tấn công họ có treo quốc kỳ Trung Quốc và họ bị đánh bởi những người nói tiếng Trung. Chỉ sau khi có tuyên bố của bà Phạm Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, báo chí mới chỉ đích danh tàu Trung Quốc là thủ phạm.Một nhà báo trong nước tiết lộ rằng việc báo chí trước đó không nêu rõ tên Trung Quốc là vì quan ngại sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Việt-Trung.Trong chuyến công du đến Trung Quốc với cương vị là người đứng đầu đảng và nhà nước, ông Tô Lâm đã đề nghị hai nước cần kiểm soát, xử lý thỏa đáng bất đồng trên biển. Vấn đề Biển Đông cũng được đề cập trong Tuyên Bố chung Việt-Trung sau chuyến đi.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cdxr44z71lgo
Trần Huỳnh Duy Thức: ‘Tôi chưa bao giờ đánh mất ý chí tự do trước sự bức hại nào’
Bị tước đoạt tự do với bản án 16 năm tù vì cổ súy dân chủ; bị ép buộc phải nhận lệnh đặc xá từ Chủ tịch nước; bị cưỡng chế ra khỏi trại giam trước thời hạn 8 tháng hôm 20/9 trước khi tân lãnh đạo Việt Nam xuất hiện tại Liên hiệp quốc và có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ. Đó là câu chuyện của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, một tên tuổi nổi bật trong các hồ sơ quốc tế về nhân quyền Việt Nam và là nguồn cảm hứng của nhiều tác phẩm thơ ca-âm nhạc ca ngợi tinh thần tranh đấu của giới yêu chuộng dân chủ Việt Nam. Trao đổi với Trà Mi VOA về những gì đã trải qua trong trại giam, người tù chính trị ‘bị’ Việt Nam đặc xá mở đầu câu chuyện bằng cuộc tuyệt thực đang diễn ra của 3 người bạn tù trong trại giam số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. THDT: Bạn tù của tôi còn ở trại giam số 6, phân trại 1, đã bắt đầu tiền thực từ ngày 28/9. Họ đã trao đổi với tôi trước khi tôi bị tống ra khỏi nhà tù, nên tôi biết rất rõ. Ba người ở đó là anh Bùi Văn Thuận, Trịnh Bá Tư và anh Đặng Định Bách. Họ tuyệt thực.VOA: Ba người bạn tù này ở chung phòng giam, trại giam, hay là chung phân trại với anh?THDT: Tôi ở phòng số 1 với một người tù hình sự. Tôi luôn luôn có một người tù hình sự ở bên cạnh tôi để theo dõi tôi. Bách và Tư thì ở buồng số 2 bên cạnh tôi. Buồng số 3 là một số người khác. Buồng số 4 là có anh Bùi Văn Thuận và hai người nữa. Trước khi tôi về, ở phân trại 1 có chín tù nhân chính trị và một người tù hình sự, tức người ở với tôi đó.
https://www.voatiengviet.com/a/voa-phong-van-tran-huynh-duy-thuc/7807161.html
Ông Trần Huỳnh Duy Thức kêu gọi ủng hộ ba tù nhân chính trị đang tuyệt thực ở Trại giam Số 6
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, một cựu tù nhân lương tâm nổi tiếng vừa bị “cưỡng bức đặc xá” khỏi Trại giam số 6, lên tiếng kêu gọi mọi người ủng hộ ba tù nhân chính trị đang tuyệt thực tại trại giam này.Việc tuyệt thực được gia đình tù nhân chính trị Trịnh Bá Tư cho RFA hay trong ngày 27/9. Cụ thể, ông Bá Tư cùng Bùi Văn Thuận và Đặng Đình Bách bắt đầu tuyệt thực từ ngày 28/9. Mục đích là yêu cầu nhà nước Việt Nam phải thả hết các tù nhân chính trị, đồng thời phản đối chế độ giam giữ khắc nghiệt của cán bộ Trại giam số 6, Thanh Chương (Nghệ An).Trong ngày 29/9, RFA đã có cuộc phỏng vấn với cựu TNLT Trần Huỳnh Duy Thức. Đây là cuộc phỏng vấn chính thức của ông Thức với RFA kể từ sau khi ông bị “cưỡng bức đặc xá” hôm 20/9. Cao Nguyên: Xin chào ông, ông có biết những dự định về cuộc tuyệt thực của ba TNLT ở Trại giam số 6 hay không?Ông Trần Huỳnh Duy Thức: Tôi có biết. Tại vì ở trong đó hầu hết là chúng tôi nói chuyện thật to qua cửa sổ phía sau để cho mọi người nghe. Nếu như tôi không ra tù vào ngày 20/09 thì hôm nay tôi đã cùng với anh em tuyệt thực rồi. Tôi sẽ dẫn dắt mọi người ở đó. Chúng tôi đã bàn bạc với nhau là nên kêu gọi cái gì và nên làm vào lúc nào. Nói chung là việc đó công khai hết mà.
Vì sao phiên tòa ở Bangkok xét xử vụ dẫn độ Y Quynh Bđăp về Việt Nam đông nghịt người?
Toà án Hình sự Bangkok hôm 30/9 đã ra phán quyết dẫn độ ông Y Quynh Bđăp về Việt Nam sau nhiều lần trì hoãn. Luật sư của ông Bđăp nói với BBC Tiếng Việt rằng “đây là một phán quyết đáng thất vọng”, nhưng chỉ là một phán quyết tạm thời, và ông Bđăp sẽ kháng án trong vòng 30 ngày tới.”Mặc dù Thái Lan và Việt Nam không có hiệp định dẫn độ, nhưng hai nước có thể sử dụng hợp tác ngoại giao mà thực chất là sử dụng Luật Dẫn độ của Thái Lan. Luật này quy định rằng nếu các điều kiện được đáp ứng, thẩm phán có thể ra lệnh tạm giữ ông Bđăp để chờ dẫn độ. Và về cơ bản đó là điều mà thẩm phán xem xét.””Thẩm phán đưa ra quyết định dựa trên lập luận của công tố viên, rằng ông Bđăp nên bị dẫn độ về Việt Nam do ông cũng là người đã bị kết tội ở Việt Nam. Thẩm phán ở Thái Lan kết luận rằng, như vậy, có một phán quyết hiện hành rằng cáo buộc ở Việt Nam và cáo buộc ở Thái Lan là cùng một cáo buộc và người mà Việt Nam buộc tội và người ở đây là cùng một người,” bà Nadthasiri Bergman, luật sư của ông Bđăp, nói với BBC Tiếng Việt sau phiên tòa.Toàn bộ buổi xét xử diễn ra chỉ hơn nửa tiếng đồng hồ. Khán phòng hôm 30/9 kín người tham dự, trong đó có các nhân viên an ninh Việt Nam, báo chí và các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế, đại diện đại sứ quán một số nước và các nhà quan sát.Đây là một buổi xét xử công khai, vào cửa tự do. Tuy nhiên, những người tham dự không được vào phòng xử án mà ngồi ở một phòng riêng, theo dõi qua màn hình ti vi. Trường hợp ông Y Quynh Bđăp được đánh giá là một vụ án quan trọng, khi giới nhân quyền quốc tế đang theo dõi xem liệu Thái Lan dưới thời tân Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra sẽ ưu tiên nhân quyền hay quan hệ bang giao.Ông Y Quynh Bđăp, 32 tuổi, bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ hôm 11/6, chỉ vài ngày sau khi ông có cuộc phỏng vấn với Sở Di trú Canada và đang trong thời gian chờ đợi để chính thức đi định cư tại Canada.Cảnh sát Thái Lan thừa nhận bắt giữ nhà hoạt động nhân quyền này theo yêu cầu từ phía Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn4zglxz0p7o
Nhận diện hung thủ tấn công ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa
Hai tàu Trung Quốc tấn công các ngư dân Quảng Ngãi ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 29.9 là tàu Tam Sa Chấp Pháp 101 (Sansha Zhifa 101) và Tam Sa Chấp Pháp 301 (Sansha Zhifa 301). Theo lời kể của các ngư dân bị tấn công được báo chí Việt Nam thuật lại chiều ngày 1.10, các tàu tấn công họ là hai tàu sắt mang số hiệu 301 và 101. Hai tàu này đã thả 3 ca nô truy đuổi tàu cá QNg 95739 TS vào sáng 29.9, khi tàu này đang neo tại vị trí có tọa độ 16 11’N /112 23’E ở quần đảo Hoàng Sa.Trong khi đó, dữ liệu tàu biển cho thấy hai tàu Sansha Zhifa 101 và Sansha Zhifa 301 xuất hiện tại khu vực này vào sáng 29.9. Đây là các tàu thuộc Cục chấp pháp hành chính tổng hợp và quản lý tình trạng khẩn cấp của cái gọi là thành phố Tam Sa.Sự trùng hợp về số hiệu, vị trí hoạt động, cũng như cách hành xử bạo lực và vô nhân đạo, cho phép kết luận chúng chính là hai tàu đã tấn công dã man các ngư dân Quảng Ngãi. Tàu Sansha Zhifa 101 dài 102 mét, có lượng giãn nước 1.000 tấn, do xưởng đóng tàu Vũ Xương đóng cho Cục chấp pháp hành chính tổng hợp và quản lý tình trạng khẩn cấp Tam Sa. Nó chỉ mới được biên chế vào tháng 7.2022.
https://baotiengdan.com/2024/10/01/nhan-dien-hung-thu-tan-cong-ngu-dan-viet-nam-o-hoang-sa/
Chủ tịch xã: Ba xuồng Trung Quốc với 30 người tấn công tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa
Một quan chức địa phương viết trên mạng xã hội khẳng định người Trung Quốc đi trên ba ca nô đã tấn công tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi ở gần quần đảo Hoàng Sa khiến 10 ngư dân bị thương.Ông Phùng Bá Vương, Chủ tịch UBND xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), viết trên tài khoản mạng xã hội vào tối 30/9 cho hay, tàu cá mang số hiệu QNg-95739-TS do thuyền trưởng Nguyễn Thanh Biên (sinh năm 1984) ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu đã cập cảng Sa Kỳ vào lúc 21 giờ 15 ngày 30/9.Ông Vương, người được các tờ báo Nhà nước phỏng vấn liên quan đến vụ việc, viết: “Trước đó, ngày 29/9/2024 tàu cá QNg-95739-TS đánh bắt hải sản hợp pháp ở quần đảo Hoàng Sa đã bị tàu của Trung Quốc mang số hiệu 101 truy đuổi và tiếp cận tàu bằng ba ca nô với khoảng hơn 30 người có trang bị hung khí.Khi tiếp cận được tàu cá, những người này lên tàu đánh đập dã man ngư dân làm bốn người bị thương tích nặng và lấy toàn bộ trang thiết bị trên tàu và hải sản ngư dân đánh bắt được.”Chủ tịch xã Bình Châu đăng tải các tấm ảnh cho thấy các quan chức huyện cùng bộ đội biên phòng lên tàu cá thăm hỏi ngư dân với thương tích đầy mình.
Đồng Nai bắt 2 ông với cáo buộc ‘lật đổ chính quyền’
ĐỒNG NAI, Việt Nam (NV) – Hôm 1 Tháng Mười, Cơ Quan An Ninh Điều Tra Công An Tỉnh Đồng Nai đã bắt giữ hai ông Nguyễn Viết Tú, 51 tuổi, quê Bà Rịa-Vũng Tàu, và Trịnh Bá Hạnh, 37 tuổi, quê Nam Định, để điều tra về tội “hoạt động chống phá nhà nước.”Theo báo Người Lao Động, Công An Tỉnh Đồng Nai cho rằng hồi cuối Tháng Tám vừa qua, giới hữu trách đã phát hiện hai ông Tú và Hạnh tham gia tổ chức Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời, có trụ sở tại Mỹ Khám xét nhà, công an thu hàng trăm cờ vàng VNCH, máy vi tính, máy in, với ý đồ “khủng bố” trong dịp Quốc Khánh 2 Tháng Chín.Cũng như những lần trước, Công An Tỉnh Đồng Nai loan báo bước đầu hai ông Tú và Hạnh “đã thừa nhận hành vi phạm tội, chấp hành các quyết định giam giữ.”Trước vụ này, công an tại các tỉnh, thành ở Việt Nam liên tiếp bắt giữ nhiều người, hầu hết trên 50 tuổi trở lên, với cáo buộc “lật đổ chính quyền.”Vụ gần đây nhất mà báo VNExpress hôm 22 Tháng Chín, đưa tin là vụ bà Nguyễn Ngọc Châu, 63 tuổi, ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, bị bắt giữ, khởi tố với cáo buộc “chuẩn bị rải 3,000 tờ truyền đơn kích động, gây rối an ninh, trật tự.”Theo đó, bà Châu bắt liên lạc với tổ chức Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời qua Facebook và được giao nhiệm vụ rải truyền đơn vào các dịp lễ, Tết
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/dong-nai-bat-2-ong-voi-cao-buoc-lat-do-chinh-quyen/
Campuchia đạt ‘mục tiêu kép’ khi rút khỏi Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào?
Campuchia dường như đạt được mục tiêu kép khi vừa đảm bảo ổn định chính trị vừa có thể tìm được lựa chọn thay thế cho Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào (CLV-DTA), theo nhận định của các chuyên gia với BBC News Tiếng Việt.Tuyên bố rút khỏi Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam được công bố trên trang Facebook chính thức của cựu Thủ tướng Hun Sen, hiện là Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và Chủ tịch Thượng viện, vào ngày 20/9 và sau đó được đăng tải trên báo Khmer Times, một tờ báo thân chính phủ.Theo giải thích, ông Hun Sen và Thủ tướng Hun Manet đã quyết định rút Campuchia khỏi khuôn khổ hợp tác này giữa lúc làn sóng bài Việt Nam dâng cao ở trong nước và nước ngoài, bằng cách ấy có thể “tước đi vũ khí chính trị” của phe đối lập.Vào hôm 18/9, lãnh đạo đối lập Campuchia, ông Sam Rainsy, đã lặp lại các khẩu hiệu bài Việt Nam trên Facebook chính thức, khi nói cựu Thủ tướng Hun Sen đã nhượng đảo Koh Tral (tức đảo Phú Quốc) vào tay Việt Nam.“Trong tương lai, chúng ta có thể mất bốn tỉnh này [tức bốn tỉnh của Campuchia trong khu vực Tam giác Phát triển]. Hãy tưởng tượng một bản đồ Campuchia mà không có bốn tỉnh này. Chúng ta phải đoàn kết để bảo vệ quốc gia và lãnh thổ của mình. Hãy chấm dứt Tam giác Phát triển ngay lập tức,” ông viết trên Facebook.Những ngày gần đây, sau khi ông Hun Sen tuyên bố rút Campuchia khỏi Tam giác Phát triển, ông Sam Rainsy vẫn tiếp tục giương cao các khẩu hiệu phản đối khuôn khổ hợp tác này.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1wnd19zzd3o
Việt kiều Mỹ ‘dỏm’ lấy $2 triệu giả lừa ‘kiều nữ bất động sản’ ở Đắk Lắk
QUẢNG NGÃI, Việt Nam (NV) – Hôm 30 Tháng Chín, Công An Tỉnh Quảng Ngãi đã bắt giữ nghi can Đinh Xuân Quang, 37 tuổi, ở xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”Theo báo VietNamNet, qua Facebook, Đinh Xuân Quang làm quen với cô LTBM, 31 tuổi, kinh doanh bất động sản ở tỉnh Đắk Lắk.Ông Quang giới thiệu mình là Việt kiều Mỹ, vừa mang $2 triệu về nước bằng cách dùng hóa chất phủ lên các tờ đô la (thực chất đây chỉ là những tờ giấy sơn màu đen) nhằm qua mặt cơ quan hữu trách và muốn “hợp tác đầu tư.”Để tạo lòng tin, Đinh Xuân Quang chuẩn bị sẵn nhiều xấp giấy màu đen và nói là tiền mệnh giá $100.Tại buổi gặp cô M. ở Hà Nội, Quang lấy ra hai tờ tiền mệnh giá $100 thật đã được dùng bút màu tô đen, sau đó rửa sạch màu để tờ tiền “biến” thành tờ $100.Với cách làm trên, Quang rủ cô M. “làm ăn chung,” đổi tiền Việt Nam để lấy xấp giấy màu đen là tiền đô la.Tin lời, cô M. hẹn Quang tại thành phố Quảng Ngãi và đưa 500 triệu đồng ($20,352) để lấy số xấp giấy màu đen mà Quang cho rằng là tiền đô la được ngụy trang. Tuy nhiên, trong lúc Đinh Xuân Quang và cô M. đang giao dịch tại một khách sạn ở thành phố Quảng Ngãi thì bị công an ập vào bắt quả tang.
Việt Nam đặc xá cho gần 3.800 tù nhân, không gồm Đinh La Thăng và Chu Ngọc Anh
Chính quyền Việt Nam hôm 30/9 công bố họ sẽ trả tự do cho 3.765 người, nhưng không gồm những nhà hoạt động chính trị hay các quan chức chính quyền bị án tù trong các vụ đại án tham nhũng, trong đợt đặc xá mới nhất ngay sau chuyến công du Mỹ của Chủ tịch nước Tô Lâm.Báo Tin Tức của TTXVN cho biết rằng Văn phòng Chủ tịch nước công bố Quyến định đặc xác năm 2024 do ông Tô Lâm ký ban hành ngày 29/9 trong một buổi họp báo có sự phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Tòa án Nhân dân tối cao hôm 30/9.Ông Lâm, người kiêm nhiệm cả chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa kết thúc chuyến công du tới Mỹ và Cuba nhưng hiện đang ở Mông Cổ trong chuyến thăm cấp nhà nước. Trước chuyến thăm Mỹ, nh quyền Việt Nam đã thả tự do trước thời hạn cho hai nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức và Hoàng Thị Minh Hồng.Theo Tin Tức, đợt đặc xá năm nay được thực hiện nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh, vốn được Việt Nam kỷ niệm vào ngày 2/9, để tha trước thời hạn cho gần 3.800 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và những người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Tiến trình bình thường hóa bang giao Việt Nam – Vatican: Chậm nhưng chắc
Sau nhiều thăng trầm, quan hệ giữa Việt Nam và Vatican đã đạt được một bước tiến lớn với việc thông qua “Thỏa thuận Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú Tòa thánh tại Việt Nam”. Thỏa thuận đã được thông qua vào tháng 7/2023 khi chủ tịch nước của Việt Nam vào lúc đó là Võ Văn Thưởng thăm Tòa Thánh và gặp giáo hoàng Phanxicô. Đến ngày 23/12 vừa qua, Tòa thánh Vatican đã chính thức công bố việc Tổng Giám mục Marek Zalewski được giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Đại diện thường trú đầu tiên của Tòa thánh tại Việt Nam. Tổng Giám mục Marek Zalewski nguyên là Sứ thần Tòa thánh tại Singapore và đã kiêm nhiệm Đặc phái viên không Thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam từ năm 2018. Việt Nam là quốc gia Cộng Sản duy nhất mà Vatican có đại diện thường trú.
Việt Nam – Mông Cổ thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Khurelsukh ra tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện nhằm định hướng cho hợp tác song phương.Tuyên bố chung được đưa ra khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh tại thủ đô Ulan Bator, trong chuyến thăm cấp nhà nước ngày 30/9-1/10.Tổng thống Khurelsukh nhận xét đây là chuyến thăm lịch sử góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Mông Cổ. Ông khẳng định Mông Cổ coi trọng quan hệ với Việt Nam và coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu khu vực. Tổng thống Khurelsukh cảm ơn Việt Nam đã hỗ trợ Mông Cổ 500.000 USD để khắc phục thiên tai thời gian qua, theo Bộ Ngoại giao.Hai lãnh đạo nhấn mạnh hợp tác quốc phòng, an ninh là trụ cột, nhất trí tăng cường phối hợp phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, tiếp tục hỗ trợ phát triển kỵ binh, biểu tượng của quan hệ hai nước.Hai bên thống nhất tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp hai nước, hỗ trợ chính sách thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ cũng như khuyến khích doanh nghiệp hai bên đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh, các khu kinh tế công nghiệp.
https://vnexpress.net/viet-nam-mong-co-thiet-lap-quan-he-doi-tac-toan-dien-4798682.html
77% người Mỹ gốc Việt cho biết sẽ bầu cho bà Kamala Harris
Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ngày càng đông và đang trải qua sự thay đổi đáng chú ý về xu hướng chính trị trong cuộc bầu cử đang diễn ra.Chỉ còn hơn một tháng nữa cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống mới, chọn lựa chủ yếu giữa ông Donald Trump đại diện đảng Cộng Hòa và bà Kamala Harris đại diện đảng Dân Chủ. Tổ chức nghiên cứu về bầu cử của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương (Asian & Pacific Islander American Vote – APIAVote) phi đảng phái đã thực hiện một cuộc thăm dò dư luận vào đầu Tháng Chín.Đối với câu hỏi “Nếu cuộc bầu cử được tổ chức hôm nay, bạn có khuynh hướng bầu cho Kamala Harris, Donald Trump hoặc một ứng cử viên khác?” thì kết quả cho thấy có 66% người Mỹ gốc Á được hỏi trả lời sẽ bầu cho bà Harris, 28% bầu cho ông Trump và 6% bầu cho ứng cử viên khác, cử tri người Mỹ gốc Hawaii và các đảo Thái Bình Dương có 39% bầu cho bà Harris, 52% bầu cho ông Trump và 9% bầu cho ứng cử viên khác.
https://saigonnhonews.com/thoi-su/hoa-ky/77-nguoi-my-goc-viet-cho-biet-se-bau-cho-ba-kamala-harris/
Đường sắt cao tốc Bắc Nam: bắc thang lên thiên đường cộng sản
Chóp bu Đảng CSVN vừa xác nhận sẽ xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam với số tiền hơn $67.34 tỷ (khoảng 1,713 triệu tỷ VNĐ).Con đường này dài 1,541km, với tốc độ 350km/h, dự kiến khởi công năm 2027, hoàn thành năm 2045.Đáng chú ý, năm 2045 cũng là thời gian mà ông Nguyễn Phú Trọng từng hứa rằng “đảng CS sẽ đưa Việt Nam thành công tiến lên chủ nghĩa xã hội.” Tháng Mười Hai năm 2023, ông Trọng tuyên bố: “năm 2045 trở thành nước phát triển, phồn vinh, hạnh phúc, trở thành nước phát triển có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”Trước đó, Tháng Mười năm 2021, ông Võ Văn Thưởng cũng khẳng định như đinh đóng cột rằng “đến năm 2045, khi nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao thì chúng ta sẽ có một hệ thống lý luận hoàn chỉnh, khoa học và hiện đại về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.”Như vậy, đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ hoàn thành cùng thời điểm Việt Nam trở thành nước phát triển, tiến lên xã hội chủ nghĩa và hoàn chỉnh hệ thống “lý luận cộng sản.” Nói là nói vậy, nhưng bây giờ ông Trọng không còn; ông Thưởng thì vừa mới bị phế truất. Tức là hai người này chỉ “phông bạt” mị dân vậy thôi chứ sẽ không thể nào tự tay đưa Việt Nam thành nước xã hội chủ nghĩa được. Mà thực tế trên thế giới có nước nào đã trở thành nước xã hội chủ nghĩa đâu. Liên Xô, cái nôi cộng sản, cũng đã sụp đổ hơn 33 năm rồi.
Biển Đông : Trung Quốc “bao vây hoàn toàn” bãi cạn Scarborough
Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông dường như hoàn toàn bị Trung Quốc “bao vây”, theo các hiệp hội ngư dân Philippines, trả lời báo Hồng Kông South China Morning Post. Về phía Việt Nam, báo chí trong nước hôm nay, 30/09/2024, đưa tin 1 tàu cá thuộc tỉnh Quảng Ngãi bị “một tàu nước ngoài”, tấn công khi đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa. Lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm trong vòng 4 tháng (01/05-16/09) của Trung Quốc tại Biển Đông đã kết thúc từ 2 tuần qua, nhưng theo ghi nhận của chủ tịch của hiệp hội đánh cá New Masinloc của Philippines, Leonardo Cuaresma, trả lời South China Morning Post hôm nay, cho biết “kể từ ngày 15/06, bãi cạn Scarborough đã bị canh giữ nghiêm ngặt và không ai có thể tiếp cận”. Một nhóm ngư dân từ Subic của Philippines đã đến đánh bắt cá gần bãi cạn nhưng “đã bị ngăn chặn và đe dọa bằng vũ khí”.Leonido Moralde, ngư dân Philippines, trả lời báo Inquirer, cho biết thêm : “Chúng tôi không thể đến gần, nhưng từ xa, chúng tôi có thể nhìn thấy các tàu ở đó. Chúng tôi thấy một chiếc tàu màu xám, ban đầu chúng tôi nghĩ là của Philippines, nhưng khi thấy lá cờ đỏ, chúng tôi mới nhận ra đó là của Trung Quốc”. Về phía Việt Nam, báo chí trong nước cho biết, một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi (QNg 95739TS), đã báo cáo bị một tàu nước ngoài tấn công vào hôm qua, khiến 10 ngư dân bị thương. Chính quyền Việt Nam hiện vẫn chưa đưa ra thông tin cụ thể.
Khi Trung Quốc bước sang tuổi 75, liệu Tập Cận Bình có thể sửa chữa nền kinh tế đang suy yếu?
Khi Trung Quốc bước vào Tuần lễ Vàng (từ ngày 1/10) và kỷ niệm 75 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đảng Cộng sản cầm quyền đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang suy yếu. Các kế hoạch bao gồm hỗ trợ cho ngành bất động sản đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, hỗ trợ thị trường chứng khoán, phát tiền mặt cho người nghèo và tăng chi tiêu của chính phủ.Cổ phiếu ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã ghi nhận mức tăng kỷ lục sau các thông báo trên.Nhưng các nhà kinh tế cảnh báo rằng những chính sách này có thể không đủ để giải quyết các vấn đề kinh tế của Trung Quốc.Một số biện pháp mới do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) công bố vào ngày 24/9 đã nhằm trực tiếp vào thị trường chứng khoán đang suy yếu của đất nước.Các công cụ mới bao gồm khoản tài trợ trị giá 800 tỷ nhân dân tệ (114 tỷ đô la) có thể được các công ty bảo hiểm, công ty môi giới và công ty quản lý tài sản vay để mua cổ phiếu.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cy5yqxgpqy2o
Tổng bí thư đảng Cộng Sản, chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm công du Mông Cổ, Ireland và Pháp
Theo báo chí trong nước, tổng bí thư đảng Cộng Sản, chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm hôm nay, 30/09/2024, đã đến Mông Cổ, thăm cấp Nhà nước. Hai quốc gia đã thiết lập quan hệ từ 70 năm qua. Trong chuyến thăm từ ngày 30/09 đến ngày 07/10, ngoài Mông Cổ, nguyên thủ Việt Nam sẽ công du Ireland, sau đó, sang Pháp, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ và thăm chính thức Cộng Hòa Pháp Hội nghị thượng định của khối Pháp ngữ do nước Pháp tổ chức, sẽ diễn ra vào cuối tuần này, 04-05/10. Về chuyến thăm Pháp của tổng bí thư đảng Cộng Sản, chủ tịch nước Tô Lâm, đại sứ Pháp Olivier Brochet tại Việt Nam trả lời RFI Tiếng Việt, nhận định đây là cơ hội để thảo luận về việc cải thiện quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên, được thiết lập từ 11 năm qua. Đại sứ Brochet cho biết :
Tương lai Hezbollah khi hàng loạt chỉ huy bị hạ sát
Việc Israel hạ sát loạt lãnh đạo cấp cao Hezbollah, đặc biệt là thủ lĩnh Nasrallah, đã giáng đòn mạnh vào nhóm nhưng không khiến lực lượng này sụp đổ.Hassan Nasrallah, người dẫn dắt Hezbollah 32 năm qua, thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào ngoại ô thủ đô Beirut, Lebanon, tối 27/9. Hàng loạt thành viên cấp cao khác như Ali Karki, chỉ huy mặt trận miền nam của Hezbollah, và Ibrahim Aqil, tư lệnh đặc nhiệm Radwan, cũng bị hạ sát trong các cuộc tập kích gần đây vào Beirut.Giới chức Israel hồi cuối tuần đăng một danh sách các lãnh đạo và chỉ huy quân sự cấp cao Hezbollah mà họ nhắm mục tiêu, cho thấy hầu hết đã thiệt mạng.Theo một số chuyên gia, thay thế Nasrallah rõ ràng là một thách thức lớn với Hezbollah ở thời điểm hiện tại khi những cuộc tập kích thành công của Israel làm dấy lên câu hỏi về an ninh bên trong lực lượng này.
https://vnexpress.net/tuong-lai-hezbollah-khi-hang-loat-chi-huy-bi-ha-sat-4798372.html
Quân đội Israel mở chiến dịch tấn công trên bộ vào Liban
Quân đội Israel hôm nay, 01/10/2024, thông báo đã mở chiến dịch tấn công trên bộ vào miền nam Liban để chống lực lượng Hezbollah thân Iran, mặc dù quốc tế liên tục kêu gọi xuống thang. Trong thông cáo, quân đội Israel cho biết chiến dịch tấn công trên bộ bắt đầu từ tối qua là những đợt đột kích “có giới hạn” nhắm vào “các mục tiêu và các cơ sở hạ tầng của quân khủng bố Hezbollah”. Nhưng thông cáo không nói rõ bao nhiêu binh lính được huy động cho các cuộc tấn công trên bộ này.Từ Beyrouth, thông tín viên Paul Khalifeh tường trình:“Các chiến dịch tấn công trên bộ của Israel tập trung ở phần phía đông của biên giới, trên một mặt trận dài khoảng 40 km, đến tận dãy núi sát với vùng Golan bị Israel chiếm đóng và sát nhập.
Ba lãnh tụ Palestine bị giết trong cuộc tấn công của Israel vào Beirut
TÂY NGẠN, Palestine (NV) – Hôm Thứ Hai, 30 Tháng Chín, các chiến binh Palestine cho biết ba trong số các nhà lãnh đạo của họ đã bị giết trong một cuộc tấn công của Israel vào Beirut, cuộc tấn công đầu tiên bên trong thành phố thủ đô của Lebanon khi Israel leo thang các hoạt động thù địch nhắm vào các đồng minh khu vực của Iran, thông tấn xã Reuters loan tin.Mặt Trận Nhân Dân Giải Phóng Palestine (PFLP) cho biết ba vị lãnh tụ nói trên đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công nhắm vào Quận Kola của Beirut khi bom đạn đánh trúng tầng trên của một tòa chung cư tại đó. Quân đội Israel hiện chưa bình luận gì về biến cố nói trên.Mức độ ngày càng gia tăng trong các cuộc tấn công chống lại dân quân Hezbollah ở Lebanon và dân quân Houthi ở Yemen đã làm dấy lên mối lo sợ rằng các cuộc giao tranh ở Trung Đông có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và lôi kéo Iran và Hoa Kỳ, đồng minh chính của Israel, vào vòng chiến.
Cựu thủ tướng Hà Lan chính thức trở thành tổng thư ký NATO
Hôm nay, 01/10/2024, cựu thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte, chính thức trở thành tổng thư ký khối Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương – NATO, thay ông Jens Stoltenberg, người Na Uy, lãnh đạo Liên Minh trong 10 năm qua. Theo AFP, lễ chuyển giao quyền lực diễn ra tại trụ sở của NATO tại Bruxelles, Bỉ, trong khuôn khổ cuộc họp Hội Đồng Bắc Đại Tây Dương, một định chế chính trị của khối tập hợp đại sứ của các nước thành viên.Với tư cách là thủ tướng, ông Mark Rutte, 57 tuổi, đã 14 lần đại diện cho Hà Lan dự các cuộc họp thượng đỉnh. Ông quen biết cựu lãnh đạo NATO Jens Stoltenberg, khi còn là thủ tướng Na Uy.Mark Rutte lên lãnh đạo liên minh quân sự này trong bối cảnh châu Âu đang chứng kiến cuộc chiến tiêu hao ở Ukraina do Nga phát động, và nhất là trước nguy cơ nhà tỷ phú Mỹ Donald Trump tái đắc cử tổng thống trong cuộc bỏ phiếu ngày 05/11 ở Mỹ. Trong hậu trường ở Bruxelles, lời dọa dẫm triệt thoái quân Mỹ mà cựu tổng thống Trump đưa ra vẫn còn dư âm.
Ukraine: Nga mở đợt tấn công bằng máy bay không người lái vào Kyiv
Nga đã mở nhiều đợt tấn công bằng máy bay không người lái vào Kyiv vào sáng sớm thứ Hai (30/9), và các đơn vị phòng không đã bảo vệ thành phố thành công trong cuộc tấn công kéo dài hơn năm giờ, quân đội Ukraine cho biết.Các nhân chứng của Reuters đã nghe thấy nhiều tiếng nổ ở thủ đô của Ukraine, giống như tiếng hệ thống phòng không đang hoạt động và nhìn thấy các vật thể bị bắn trúng trên không.Tất cả các máy bay không người lái mà Nga phóng vào Kyiv đều bị hệ thống phòng thủ phá hủy hoặc bị vô hiệu hóa bằng tác chiến điện tử, Serhiy Popko, người đứng đầu chính quyền quân sự Kyiv cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram.
https://www.voatiengviet.com/a/7804538.html
Anh kêu gọi ngừng bắn sau các cuộc không kích của Israel tại Lebanon
Hôm thứ Hai (30/9), Anh nói tất cả các bên nên tìm cách hạ nhiệt căng thẳng và ngừng bắn sau các cuộc không kích của Israel tại Lebanon, đồng thời nhắc lại rằng khu vực này cần phải rút lui khỏi bờ vực chiến tranh.“Chúng tôi kiên quyết ủng hộ quyền tự vệ của Israel”, một phát ngôn viên của Thủ tướng Keir Starmer nói. “Nhưng thông điệp rất rõ ràng của chúng tôi hiện nay là, ở mọi phía, (tất cả) các bên phải thể hiện sự kiềm chế”.Israel đã tấn công Lebanon bằng một làn sóng tấn công kéo dài hai tuần, tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah và một số chỉ huy nhưng cũng giết chết khoảng 1.000 người Lebanon và buộc 1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Hezbollah đã cam kết sẽ đối đầu với bất kỳ cuộc xâm lược trên bộ nào của Israel vào Lebanon.
https://www.voatiengviet.com/a/7804853.html
Walz, Vance đối đáp gay cấn về chính sách trong cuộc tranh luận của ứng viên phó tổng thống
Đảng viên Dân chủ Tim Walz và đảng viên Cộng hòa JD Vance tranh luận gay gắt về cuộc khủng hoảng Trung Đông, di dân, thuế, phá thai, biến đổi khí hậu và nền kinh tế vào tối hôm 1/10 trong một cuộc tranh luận của hai ứng cử viên phó tổng thống nặng về những bất đồng chính sách nhưng lại nhẹ về công kích cá nhân, Reuters đưa tin.Hai đối thủ, những người đã đối đầu nhau trên đường tranh cử, đã tỏ ra thân mật với nhau nhưng họ để dành các đòn công kích để nói về hai ứng cử viên số 1 trong lá phiếu là Phó Tổng thống thuộc đảng Dân chủ Kamala Harris và cựu Tổng thống thuộc đảng Cộng hòa Donald Trump.Ông Vance chất vấn vì sao bà Harris không làm nhiều hơn để giải quyết nạn lạm phát, nhập cư và nền kinh tế khi vẫn đang phục vụ trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden. Ông Vance tấn công một cách nhất quán như vậy, điều mà ông Trump đã không thực hiện được khi tranh luận với bà Harris vào tháng trước.
Tỷ phú Elon Musk cảnh báo về ‘cuộc bầu cử cuối cùng’ nếu ông Trump thất bại
Đài RT ngày 30/9 cho biết, tỷ phú công nghệ Elon Musk mới đây đã phản bác những chỉ trích cho rằng, ứng viên Tổng thống Cộng hòa Donald Trump là mối đe dọa với nền dân chủ, nhấn mạnh việc Phó Tổng thống Kamala Harris chiến thắng cuộc bầu cử tháng 11 sẽ tạo ra “ác mộng với nước Mỹ”.”Rất ít người nhận thức được rằng nếu ông Trump không thể thắng cử, đây sẽ là cuộc bầu cử cuối cùng của nước Mỹ. Ông ấy không phải là nguy cơ với nền dân chủ, mà là người đang cố gắng cứu vãn nó”, ông Musk cho biết.Theo tỷ phú Elon Musk, với mỗi 20 người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ thì sẽ có 1 người trở thành công dân của nước này mỗi năm. Đây là chính sách mà đảng Dân chủ đang thúc đẩy nhằm thu hút khoảng 2 triệu cử tri mới trong vòng bốn năm.
Liz Cheney vận động cùng Kamala Harris – kêu gọi đặt nền dân chủ lên trên đảng phái
(CaliToday) – Phó Tổng thống Kamala Harris vào thứ 5 vận động tranh cử cùng với cựu Dân biểu Cộng hoà Liz Cheney ở Ripon, Wisconsin – thành phố khai sinh đảng Cộng hoà, nói về việc đặt quốc gia lên trên đảng phái và xem tầm quan trọng của bầu cử chính là việc giữ gìn nền dân chủ Hoa Kỳ.
Hai người phụ nữ bắt tay và sánh vai nhau bước về bục trên sân khấu, họ ngừng lại và vẫy đám đông. Harris để đám đông ủng hộ hô lớn một lần nữa “Cám ơn Liz!” trước khi bắt đầu bài phát biểu.
Harris và Cheney xuất hiện chung là một trong những ví dụ rõ ràng nhất cho đến nay về việc ứng cử viên Dân chủ đã vận động hình ảnh mình là một tổng thống đoàn kết, tổng thống của tất cả mọi người, và xem trọng quốc gia hơn đảng phái. “Có thể trước đây bà chưa từng ủng hộ một ứng cử viên Dân chủ làm tổng thống,” Harris nói với Cheney, “nhưng như bà đã nói, cả hai chúng ta đều yêu quốc gia tôn trọng các lý tưởng dân chủ.”
Tại LHQ, Trung Quốc cảnh báo về ‘mở rộng chiến trường’ trong cuộc chiến ở Ukraine
Ba ngày trước khi chính phủ cộng sản Trung Quốc tròn 75 tuổi, Bộ trưởng Ngoại giao nước này đã cảnh báo các nhà lãnh đạo đồng cấp hôm 28/9 về sự “mở rộng chiến trường” trong cuộc chiến của Nga với Ukraine và cho biết chính phủ Bắc Kinh vẫn cam kết ngoại giao con thoi cũng như nỗ lực thúc đẩy xung đột đi đến hồi kết.”Ưu tiên hàng đầu là cam kết không mở rộng chiến trường. … Trung Quốc cam kết đóng vai trò xây dựng”, ông Vương Nghị nói. Ông cảnh báo các quốc gia khác “đổ thêm dầu vào lửa hoặc lợi dụng tình hình để đạt được lợi ích ích kỷ”, một ám chỉ dường như nhắm đến Hoa Kỳ.Bài phát biểu của ông Vương dường như không có gì mới mẻ, giống như thông lệ gần đây của Trung Quốc tại cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ). Trên thực tế, xếp của ông Vương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã không tham gia cuộc họp của các nhà lãnh đạo kể từ năm 2021 – và sau đó chỉ tham dự trực tuyến trong thời gian xảy ra đại dịch. Ông Tập đã không tham dự trực tiếp trong một vài năm qua.
Israel oanh kích trung tâm cứu trợ của Hezbollah ở Beyrouth, 6 người chết
Xung đột vũ trang Israel – Liban chưa có dấu hiệu lắng xuống. Từ đêm qua cho đến rạng sáng nay 03/10/2024, quân đội Israel liên tục oanh kích vào nhiều vùng của Liban. Theo số liệu của bộ Y Tế Liban và một nguồn tin thân cận với Hezbollah, vụ oanh tạc của Israel trong đêm nhắm vào một trung tâm cứu trợ của phong trào Hezbollah, ngay gần trung tâm thủ đô Beyrouth, đã khiến ít nhất 6 người chết. Theo AFP, thông cáo của quân đội Israel hôm nay không nhắc đến vụ oanh kích vào trung tâm Beyrouth, nhưng thông báo là các vụ tấn công nhắm vào khoảng 200 mục tiêu của Hezbollah tại Liban. Quân đội Israel khẳng định đã triệt hạ 15 chiến binh Hezbollah ở miền nam Liban. Tổng cộng, đợt oanh kích mới của Israel vào Liban đã khiến hơn 50 người chết và 90 người bị thương.
Iran phóng tên lửa đạn đạo vào Israel
Quân đội Israel thông báo Iran phóng tên lửa đạn đạo vào nước này, sau khi Tel Aviv nhận cảnh báo từ Mỹ.Vào 19h36 (23h36 giờ Hà Nội), quân đội Israel thông báo phát hiện tên lửa đạn đạo phóng từ Iran nhằm vào nước này, song chưa nêu số lượng cụ thể. Còi báo động vang lên khắp miền trung và miền nam Israel.Truyền thông địa phương đưa tin có khoảng 100 tên lửa đã được phóng. Video cho thấy tên lửa đánh chặn và một số mảnh vỡ rơi xuống lãnh thổ Israel.Vài tiếng trước đó, chuẩn đô đốc Daniel Hagari, phát ngôn viên Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), cho biết Mỹ đã thông báo Iran có ý định tập kích bằng tên lửa đạn đạo.Căng thẳng Iran – Israel những tháng qua tăng nhiệt sau loạt sự kiện, gần đây nhất là việc IDF hạ sát thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, đồng minh thân cận của Tehran, và chỉ huy cấp cao của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo. Iran tuyên bố cái chết của ông Nasrallah sẽ khiến Israel “bị hủy diệt”, song khẳng định sẽ không đưa quân tới Lebanon.
https://vnexpress.net/iran-phong-ten-lua-dan-dao-vao-israel-4799133.html
Iran phóng tên lửa vào Israel – Trung Đông nóng!
Iran đã phóng một loạt tên lửa vào Israel vào đêm qua 1/10. Thủ tướng Israel nói Iran sẽ phải trả giá, trong khi tiếp tục ra lệnh thực hiện các cuộc không kích vào thủ đô Beirut của Lebanon.Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iran, Thiếu tướng Mohammad Bagheri, đã đe dọa sẽ nhắm vào cơ sở hạ tầng của Israel nếu Tel Aviv có hành động trả đũa Tehran. “Nếu [Israel]… muốn tiếp tục các tội ác này hoặc có ý định làm bất cứ điều gì chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi, thì chiến dịch tối nay sẽ được lặp lại thêm nhiều lần, một cách mạnh mẽ hơn và tất cả cơ sở hạ tầng của họ sẽ bị nhắm đến,” ông Bagheri nói. Ông cũng cho biết Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran – đơn vị quân sự tinh nhuệ nhất của Iran – đã sẵn sàng phòng thủ và tác chiến để lặp lại cuộc tấn công tên lửa vừa rồi, với “cường độ gấp nhiều lần”. Israel và Mỹ đã tuyên bố rằng Iran sẽ phải đối mặt với những “hậu quả nghiêm trọng” sau khi phóng tên lửa vào Israel.
https://www.bbc.com/vietnamese/live/c62rqd274m5t
Các nước kêu gọi Iran – Israel ngừng leo thang xung đột
Liên Hợp Quốc cùng nhiều nước lên án xung đột leo thang ở Trung Đông, kêu gọi Iran và Israel tìm kiếm giải pháp hòa bình.”Tôi lên án xung đột ngày càng mở rộng ở Trung Đông, với những động thái leo thang ngày càng tăng. Điều này phải chấm dứt. Chúng ta rất cần một lệnh ngừng bắn”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 1/10 đăng thông điệp trên mạng xã hội X, sau khi Iran phóng loạt tên lửa đạn đạo tập kích Israel.Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đêm 1/10 thông báo tiến hành chiến dịch “Lời hứa Đích thực 2” nhắm vào các căn cứ quân sự Israel, trong đó có ba sân bay Nevatim, Tel Nof và Hatzerim. Giới chức Iran khẳng định nước này phóng gần 200 tên lửa, trong khi Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ước tính Iran phóng khoảng 180 tên lửa đạn đạo.Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh cam kết an ninh của Mỹ dành cho Israel, cho biết Washington đang trao đổi cùng Tel Aviv về cách phản ứng phù hợp và có kế hoạch điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
https://vnexpress.net/cac-nuoc-keu-goi-iran-israel-ngung-leo-thang-xung-dot-4799343.html
Biden: Mỹ không cho phép Israel tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran
Trả lời phóng viên hôm 02/10/2024, tổng thống Biden cho biết tấn công vào các cơ sở hạt nhân Iran là một lằn ranh đỏ mà Hoa Kỳ không để Israel vượt qua. Cùng ngày, lãnh đạo Nhà Trắng tham khảo ý kiến các đồng minh trong khối G7 về quyền tự vệ của Israel sau vụ Teheran bắn gần 200 tên lửa vào lãnh thổ Israel. Không đi sâu vào chi tiết, tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Washington và các đối tác trong khối G7 đồng ý là « Israel có quyền đáp trả » sau khi bị Iran tấn công, nhưng đấy phải là một phản ứng « có chừng mực ». Hãng tin Pháp AFP ghi nhận Washington biết rằng kịch bản Nhà nước Do Thái trả đũa Iran là « điều không tránh khỏi » và thậm chí Israel sẽ được Mỹ ủng hộ. Thế nhưng, mọi người đều ý thức được rằng, nhắm vào cơ sở hạt nhân và năng lượng của Iran sẽ đẩy toàn bộ khu vực Trung Cận Đông vào cảnh hỗn loạn. Do vậy hôm qua ông Biden đã trao đổi với các lãnh đạo khác trong khối 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.».
Cựu tướng Mỹ tiết lộ điểm yếu năng lực quân sự của NATO so với Nga
Theo tờ Kyiv Independent, phát biểu tại một cuộc thảo luận tại Diễn đàn An ninh Warsaw, Ba Lan hôm 2/10, Trung tướng Mỹ đã nghỉ hưu Ben Hodges cho rằng, nhiều nhà lãnh đạo chính trị và quân sự châu Âu không hoàn toàn thừa nhận thực tế về một cuộc chiến có thể xảy ra với Nga.Lời cảnh báo về một cuộc giao tranh giữa Nga và NATO đã gia tăng, kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022. Trong đó, nhiều nhà quan sát nhận định phương Tây không có đủ cơ sở công nghiệp quốc phòng, và khả năng sẵn sàng chiến đấu.”Chúng ta không có đủ tên lửa và phòng không để bảo vệ các cảng biển, sân bay, và cơ sở hạ tầng quan trọng. Chúng ta không thể di chuyển nhanh chóng khắp châu Âu, do đó vấn đề di chuyển quân sự vẫn là một thách thức cần được giải quyết”, ông Hodges nói.Trước đó, hồi tháng 5, tờ Financial Times đưa tin sườn phía đông của NATO chỉ có 5% khả năng phòng không cần thiết để ngăn chặn một cuộc tấn công.