Mục lục
Lương Cường lên chức chủ tịch nước, 10 ngày sau khi gặp Tập Cận Bình
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Đúng với “quy trình,” chiều 21 Tháng Mười (giờ Việt Nam), Quốc Hội CSVN đã bỏ phiếu “nhất trí” 100% bầu Đại Tướng Lương Cường, 67 tuổi, thường trực Ban Bí Thư, cựu chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Việt Nam, quê Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, làm chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.Tân Chủ Tịch Nước Lương Cường là người kế nhiệm chức vụ này từ ông Tô Lâm, tổng bí thư.Điều này đồng nghĩa với việc ông Tô Lâm bị “cưa” mất một ghế, và chỉ còn lại ghế tổng bí thư đảng sau khi làm chủ tịch nước vỏn vẹn năm tháng.Các báo ở Việt Nam cho hay trong bài phát biểu tuyên thệ sau đó, ông Lương Cường hứa “tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân và Hiến Pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được đảng, nhà nước và nhân dân giao phó.”Trước khi ông Lương Cường chính thức trở thành chủ tịch nước, hôm 11 Tháng Mười, mạng xã hội dấy lên bàn tán khi ông Lương Cường bất ngờ qua Bắc Kinh gặp ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc.Một số ý kiến cho rằng ông Cường thăm Trung Quốc để cậy nhờ ông Tập “chuẩn thuận” ghế chủ tịch nước Việt Nam cho mình.Từ vài tháng nay, trên mạng xã hội có nhiều ý kiến cho rằng ông Lương Cường là ứng viên sáng giá cho ghế chủ tịch nước, đại diện cho phe quân đội để “cân bằng quyền lực” trong hàng “tứ trụ” với phe công an của ông Tô Lâm.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/luong-cuong-duoc-quoc-hoi-csvn-bau-lam-chu-tich-nuoc/
Một nhiệm kỳ ‘đầy sóng gió’ cho tân Chủ Tịch Nước Lương Cường
Chiều 21 Tháng Mười, Thường trực Ban Bí Thư Lương Cường được Quốc Hội bầu làm chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khóa 15.Tân Chủ tịch Nước Lương Cường sinh năm 1957, hiện đã quá 65 tuổi, quê ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Việc ông Lương Cường trở thành chủ tịch nước đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp chính trị của ông. Nếu ông không được vào tứ trụ để có suất đặc biệt tại Đại Hội 14 (diễn ra vào Tháng Giêng, 2026) thì ông sẽ phải về hưu. Với việc được bầu làm chủ tịch nước, ông có cơ hội tiếp tục sự nghiệp chính trị ở nhiệm kỳ kế tiếp (2026-2031).Thực ra, ghế chủ tịch nước của ông Lương Cường đã được đảng CSVN quyết định từ trước.Chiều 20 Tháng Mười, trưởng ban công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho biết tại hội nghị lần thứ 10 diễn ra cuối Tháng Chín, Trung Ương Đảng đã biểu quyết giới thiệu nhân sự đủ điều kiện để bầu chủ tịch nước. Bà Hải nói việc thực hiện quy trình bầu chủ tịch nước là “cụ thể hóa chủ trương của Đảng tại Quốc Hội.” Như vậy, việc bầu chủ tịch nước tại Quốc Hội chỉ là thủ tục tái khẳng định ý chí của đảng CSVN trong việc sắp xếp nhân sự chủ chốt.Với diễn biến mới nhất này, nhiệm kỳ 2021-2026 chứng kiến bốn lần tuyên thệ chủ tịch nước của các ông: Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Tô Lâm và Lương Cường. Trong đó, ông Tô Lâm có nhiệm kỳ chủ tịch nước ngắn nhất lịch sử, chỉ vỏn vẹn 5 tháng. Đây được coi là một nhiệm kỳ đầy sóng gió, với các diễn biến trời long đất lở trong đội ngũ lãnh đạo đảng và nhà nước.Trường hợp đặc biệt và những mối liên hệ với Trung QuốcViệc ông Lương Cường làm chủ tịch nước được Bộ Chính Trị xét là “trường hợp đặc biệt.” vì theo quy định của Bộ Chính Trị về khung tiêu chuẩn các chức danh, để làm chủ tịch nước, cá nhân cần tham gia Bộ Chính Trị trọn một nhiệm kỳ trở lên, “đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung Ương.”
Lý do ông Trần Cẩm Tú được Bộ Chính trị chọn làm thường trực Ban Bí thư
Vị trí thường trực Ban Bí thư nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay đã chứng kiến đến bốn sự thay đổi về nhân sự. Ngày 25/10, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Trần Cẩm Tú – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương – giữ chức thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.Nhiệm kỳ 2021-2026 đã chứng kiến tới nay là bốn lần thay đổi nhân sự vị trí thường trực Ban Bí thư cũng có nhiều lần thay đổi.Ngày 5/2/2021, Bộ Chính trị phân công ông Võ Văn Thưởng giữ chức thường trực Ban Bí thư. Sau khi ông Thưởng được bầu lên làm chủ tịch nước vào 2/3/2023 thì bà Trương Thị Mai được chỉ định thay ông Thưởng ở vị trí thường trực Ban Bí thư.Đến ngày 16/5/2024, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 9, bà Trương Thị Mai được cho thôi chức vì mắc khuyết điểm. Bộ Chính trị đã phân ông Lương Cường tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ thường trực Ban Bí thư thay cho bà Mai.Ngày 21/10/2024, ông Lương Cường được Quốc hội bầu làm chủ tịch nước. Vì vậy, Bộ Chính trị đã sớm triệu tập cuộc họp để đồng ý cho ông Cường thôi giữ chức thường trực Ban Bí thư và phân công một ủy viên Bộ Chính trị đảm đương trọng trách này.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c704wz8xdlko
Giới quan sát: Ông Lương Cường được chia ghế chủ tịch nước sau áp lực ‘cân bằng quyền lực’
Giới quan sát nhận định rằng việc ông Lương Cường, một tướng lĩnh trong quân đội, được bầu làm chủ tịch nước Việt Nam phản ánh một thực tế về phân chia quyền lực giữa các phe của quân đội và công an tại đất nước do đảng cộng sản lãnh đạo, đồng thời chấm dứt nỗ lực “tập trung quyền lực” của ông Tô Lâm, người đã kiêm nhiệm cả hai chức tổng bí thư và chủ tịch nước trong nhiều tháng.Hôm 21/10, sau phiên bỏ phiếu kín với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội Việt Nam thông qua nghị quyết về việc bầu ông Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.“Chúng ta thấy khi ông Lương Cường lên tiếp quản chức chủ tịch nước thể hiện sự cân bằng quyền lực giữa công an và quân đội, cân bằng và thiết lập lại nhóm tứ trụ gồm tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội”, ông Nguyễn Huy Vũ ở Na Uy, người theo dõi những biến động chính trị cấp cao ở Hà trong thời gian qua, nêu nhận định cá nhân với VOA.“Mặc dù có nhiều đồn đoán trước đây rằng Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ nắm giữ cả hai chức tổng bí thư và chủ tịch nước, mở ra thời kỳ mới với sự thống nhất quyền lực tương tự như Trung Quốc, nhưng chuyện ông Lương Cường lên cho thấy việc cân bằng lại quyền lực, lập lại tứ trụ, cân bằng giữa công an và quân đội”, ông Vũ nêu ý kiến.“Qua đó, cho thấy sự không bằng lòng trong nội bộ đảng về cách thức mà ông Tô Lâm xây dựng quyền lực xoay quanh hệ thống công an”, vẫn ông Vũ.
Yếu tố Trung Quốc trong lựa chọn nhân sự cấp cao Việt Nam
Hôm 21 tháng 10 năm 2024, Đại tướng quân đội Lương Cường được bầu vào chức Chủ tịch nước Việt Nam với số đại biểu tán thành tuyệt đối 440/440, thay cho ông Tô Lâm, khiến nhiệm kỳ Chủ tịch Nước của ông Tô Lâm tồn tại vỏn vẹn đúng năm tháng.Mười ngày trước khi được bầu vào chức Chủ tịch nước, ông Lương Cường với vai trò Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã đến Bắc Kinh gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và hội đàm với Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ.Tại cuộc gặp, ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng cùng với Việt Nam tiếp tục duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao; đề nghị hai bên phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác, giao lưu trên kênh Đảng; triển khai tốt các cơ chế đối thoại trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh…Việc ông Lương Cường qua Trung Quốc ngay trước khi được bầu vào chức Chủ tịch nước, được một số nhà quan sát tình hình chính trị cho rằng, có yếu tố Trung Quốc trong việc sắp xếp nhân sự thượng tầng Việt Nam.
Xây dựng CNXH cho ai và đảng thật sự vì ai?
Ông Tô Lâm, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (cho đến ngày 21 tháng 10, ông Lương Cường được Quốc hội Việt Nam bầu vào vị trí Chủ tịch nước thay ông Tô Lâm) vừa dõng dạc tuyên bố: Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối của đảng, mọi sự phấn đấu của đảng, nhà nước, cả hệ thống chính trị chỉ có ý nghĩa khi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc [1].Vào lúc này, với hiện trạng kinh tế – xã hội như đã biết và đang thấy, đa số người Việt có thể tự trả lời vế sau: Cuộc sống của họ có ấm no và hạnh phúc? Còn vế đầu thì không cần ngoái lại phía sau hay nhóng về phía trước, chỉ cần nhìn vào những sự kiện mới nhất, tự nhiên sẽ nhận ra đối tương nào mới là “chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối và sự phấn đấu của đảng”?Trung tuần tháng này, Thanh tra của chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam (TTCP) công bố kết luận đợt thanh tra về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương trong giai đoạn từ 2011 – 2019. Theo đó, cả tám trường hợp bị thanh tra đều xảy ra sai phạm nghiêm trọng đến mức cần phải chuyển cho công an điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự.Theo những gì đã được hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam tường thuật thì TTCP không thống kê và không công bố tổng thiệt hại do các loại sai phạm như: Định giá đất thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực. Dùng đất làm vốn để góp vào các liên doanh rồi chuyển phần vốn thuộc nhà nước cho đối tác với giá rẻ như bèo. Cố tình làm trái quy hoạch đã được phê duyệt (ví dụ thu hồi đất, giao đất để xây dựng nhà trẻ theo quy hoạch nhưng cuối cùng lại giao đất để xây dựng chung cư thương mại) thành ra không thể hợp thức hóa quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho người mua và hành vi này chẳng khác gì lừa đảo. Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất một cách tùy tiện, chênh lệch do miễn giảm tiền sử dụng đất tùy tiện gây ra thiệt hại từ vài chục ngàn tỉ đến hơn 220.000 ngàn tỉ…
https://baotiengdan.com/2024/10/22/xay-dung-cnxh-cho-ai-va-dang-that-su-vi-ai/
Tân Tổng bí thư Tô Lâm: Khởi đầu suôn sẻ của “kỷ nguyên mới”
Sau gần ba tháng ‘chấp chính’ tân Tổng bí thư Tô Lâm đã có khởi đầu ‘suôn sẻ’ và tuyên bố về ‘‘kỷ nguyên mới”, “đổi mới phương thức lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam”, thể hiện mong muốn, mục tiêu và phương châm hành động cho thời kỳ cầm quyền của người đứng đầu Đảng. Nó khẳng định quan điểm ‘đảng trị’ nhưng sẽ đổi mới cách lãnh đạo.Trong bối cảnh tham nhũng, suy thoái đạo đức lối sống của quan chức mang tính hệ thống và nghiêm trọng, chế độ toàn trị bởi độc Đảng CS đang trải qua những biến cố thay đổi nhân sự ‘rung động’ chính trường. Trong chiến dịch ‘đốt lò’ đã có hàng chục nghìn lãnh đạo, đảng viên bị kỷ luật và bị bỏ tù. Từ đầu nhiệm kỳ khoá 13 đến nay đã có bảy uỷ viên Bộ Chính trị bị miễn nhiệm và có bốn lãnh đạo tuyên thệ chủ tịch nước! Ông Nguyễn Xuân Phúc (5/4/2021-18/1/2023); Ông Võ Văn Thưởng (2/3/2023-21/3/2024); Ông Tô Lâm (22/5/2024- 10/2024) và ông Lương Cường – Tân Chủ tịch nước (21/10/2024 -)…Sự chuyển tiếp quyền lực tối cao diễn ra vào giữa nhiệm kỳ Đại hội 13 từ cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, qua đời ngày 19/7/2024 vì trọng bệnh, sang cho ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, người mà trước đó ‘ít ai nghĩ’ sẽ thừa kế. Ông Tô Lâm đã nhậm chức Chủ tịch nước ngày 22/5/2024 và, trở thành người ‘tạm quyền’, rồi ngay sau đó được Ban chấp hành Trung ương khoá 13 bầu làm tân Tổng bí thư ngày 3/8/2024. Trên cương vị Tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có khởi đầu ‘suôn sẻ’. Sự đồng thuận ở thượng tầng Đảng CS phản ánh cách xử lý trong tình huống ‘bất thường’. Là vị tướng cầm đầu ngành an ninh, một thời gian dài được củng cố bởi chiến lược an ninh chế độ[1] ông Tô Lâm có điều kiện cần để bảo vệ chế độ và duy trì quyền lực Đảng. Tuy nhiên, trong suốt gần 40 năm Đổi mới từ 1986 chức vụ tổng bí thư luôn được quyết định trong đại hội Đảng toàn quốc và, người kế vị thường là, theo thông lệ, một trong ‘tứ trụ’ của Đảng: Tổng bí thư (tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai), Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội và Thường trực Ban bí thư. Tuy nhiên, sự chuyển tiếp quyền lực lần này được cho là ‘bất thường’. Việc một Bộ trưởng Công an lên nắm quyền là sự kiện ‘chưa từng có’.
Bầu cử Mỹ: Những cử tri gốc Việt này bầu cho ai?
Có 77% cử tri gốc Việt cho biết sẽ bỏ phiếu cho bà Kamala Harris trong khi chỉ có 20% bầu cho ông Donald Trump, theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu người Mỹ gốc Á (AAPI) của Trường UC Berkeley (bang California). Nước Mỹ có hơn 2 triệu công dân gốc Việt, trong đó có khoảng 1,4 triệu người đủ điều kiện bầu cử, theo Cục Thống kê Dân số Mỹ. Vào tháng 5/2023, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy về mặt chính trị, nhóm cử tri gốc Việt khá khác biệt so với các nhóm cử tri gốc châu Á khác. Trong khi có khoảng 34% ủng hộ Đảng Cộng hòa tính trên toàn bộ người Mỹ gốc Á, con số đó trong cộng đồng người Việt ở Mỹ lại là 51%. Tuy nhiên, một báo cáo mới được xuất bản vào tháng 10/2024 của AAPI lại cho thấy một kết quả tương đối khác so với báo cáo trước đó của Pew. AAPI đã so sánh hai khảo sát trong hai năm bầu cử 2020 và 2024 và nhận thấy sự ủng hộ dành cho Đảng Dân chủ của các cử tri gốc Việt tăng vượt bậc. Theo khảo sát vào tháng 9/2024 của AAPI, 42% cử tri gốc Việt là người theo Dân chủ hoặc nghiêng về Đảng Dân chủ, 37% là người theo Cộng hòa hoặc nghiêng về Đảng Cộng hòa, 19% không thuộc đảng nào. Những con số này trong năm 2020 lần lượt là 33%, 48% và 19%. Đáng chú ý, hồi tháng 4-5/2024, chỉ có 36% cử tri gốc Việt nói rằng họ sẽ bầu cử cho ứng viên Dân chủ khi đó là Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, đến tháng 9/2024, 77% cử tri cho biết họ sẽ bầu cho bà Harris.Sự ủng hộ dành cho cựu Tổng thống Donald Trump chỉ nằm ở mức 20%, thấp hơn một nửa so với mức 48% năm 2020.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp393evp92no
Văn bút Hoa Kỳ lên án Chính phủ Việt Nam đàn áp bà Đặng Thị Huệ
Tổ chức Văn bút Hoa Kỳ (PEN America) ngày 21/10 ra thông cáo báo chí lên án việc Chính phủ Việt Nam có các hành vi sách nhiễu và đe doạ đối với bà Đặng Thị Huệ (hay còn gọi là Huệ Như), người từng bị cầm tù 39 tháng vì tham gia phản đối việc thu phí bất hợp lý của nhiều trạm thu phí đường bộ (BOT).Từ khi ra tù vào đầu tháng 1/2023, bà Huệ tiếp tục lên tiếng trên mạng xã hội về các vấn đề nổi cộm của đất nước dẫn đến việc bị cơ quan an ninh Việt Nam sách nhiễu bà và gia đình.Vào tháng 5/2024, bà bị sáu cá nhân trong đó có một người mặc đồng phục công an bắt cóc trên đường phố và tạm giam trong hơn 24 giờ. Video từ camera an ninh của nhà dân ghi lại được toàn bộ sự việc.Trong thời gian bị giam giữ, bà Huệ bị thẩm vấn về nội dung trên trang Facebook cá nhân, cơ quan An ninh gây sức ép yêu cầu bà phải chấm dứt việc ủng hộ các tù nhân lương tâm và gia đình của họ, ra lệnh cho bà ngừng đăng nội dung chỉ trích chính phủ trên Facebook.Trưởng phòng Nghiên cứu và Vận động của Văn bút Hoa Kỳ Anh-Thu Vo được trích dẫn trong thông cáo báo chí khẳng định:“Việc đàn áp Đặng Thị Huệ là lời nhắc nhở nghiêm khắc về những rủi ro mà những người ở Việt Nam dám lên tiếng và thách thức chế độ độc tài của chính phủ phải đối mặt. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức chấm dứt hành vi sách nhiễu Đặng Thị Huệ và tôn trọng các quyền cơ bản của bà về quyền tự do ngôn luận và bất đồng chính kiến một cách ôn hòa. Không ai phải chịu sự đe dọa hoặc trả thù vì bày tỏ quan điểm của mình, cả trên mạng và ngoài đời”. Trong nhiều tháng qua, bà Huệ đăng tải hàng trăm bài viết và phát nhiều bài nói chuyện trực tiếp (live stream) trên Facebook về các vấn đề như tệ nạn tham nhũng, kêu gọi trợ giúp gia đình các tù nhân lương tâm…
Hai tổ chức nhân quyền nộp đơn lên LHQ kêu gọi điều tra việc bắt giữ tuỳ tiện hai nhà hoạt động Khmer Krom
Hai tổ chức nhân quyền vừa nộp đơn chung lên Nhóm công tác của Liên Hiệp Quốc về giam giữ tùy tiện (UNWGAD) thay mặt cho hai nhà hoạt động người Khmer Krom đang bị Việt Nam cầm tù là Tô Hoàng Chương và Thạch Cương. Các tổ chức này kêu gọi Nhóm công tác điều tra và xác định việc bắt giữ hai nhà hoạt động này là tuỳ tiện, trái luật quốc tế và phải đề nghị Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho hai nhà hoạt động này.Trong bức thư đề ngày 22/10, Quỹ Nhân quyền (HRF) và Liên đoàn Khmer Kampuchea-Krom (KKF) cho biết cả hai người đều là những nhà hoạt động dám lên tiếng thay mặt cho cộng đồng người Khmer Krom ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải công nhận cộng đồng người Khmer Krom là người bản địa, đồng thời kêu gọi cho các quyền về tự do tín ngưỡng và tự do thực hành các quyền văn hoá của người Khmer Krom.“Các giới chức trong vùng đã nhắm mục tiêu vào những người này trong quá khứ vì những hoạt động của họ thay mặt người Khmer Krom” – đơn chung của hai tổ chức cho biết.Vào ngày 31/7/2023, công an tỉnh Trà Vinh đã bắt giữ ông Tô Hoàng Chương và Thạch Cương tại nhà riêng của những người này ở Trà Vinh và cáo buộc họ tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ, vi phạm Điều 331 Bộ luật Hình sự.Vào ngày 20/3/2024, Tòa án huyện Cầu Ngang thuộc tỉnh Trà Vinh tuyên án ông Tô Hoàng Chương, 38 tuổi, bốn năm tù giam; và ông Thạch Cương, 37 tuổi, ba năm sáu tháng tù giam.Báo Trà Vinh dẫn cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh cho rằng, từ ngày 18/9/2021 đến ngày 25/6/2023, ông Thạch Cương đã lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng tôn giáo và sử dụng tài khoản cá nhân facebook tên là “Cuong Thach” thực hiện 11 lần đăng phát trực tiếp video clip của bản thân, ba lần đăng tải hình ảnh, chia sẻ đoạn video clip của kênh nước ngoài.Còn ông Tô Hoàng Chương bị cho là đã lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng tôn giáo, sử dụng tài khoản facebook tên “To Hoang Chuong” thực hiện tám lần đăng, chia sẻ bài viết, hình ảnh, video của cá nhân, trang mạng nước ngoài và video clip của Thạch Cương phát biểu trong thời gian từ ngày 04/6/2021 đến ngày 26/6/2023.
Tướng Trung Quốc thăm Việt Nam, ký kết gì với tướng Phan Văn Giang?
Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đang có chuyến thăm chính thức lần đầu tiên đến Việt Nam từ ngày 24 đến 26/10/2024. Tại cuộc hội đàm, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam xem phát triển quan hệ với Trung Quốc là “yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam”.Ông Giang nói rằng cả hai nước cùng “sát cánh kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình mỗi nước, hướng tới Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược”.Cũng theo ông Giang, quan hệ quốc phòng hai nước “luôn được xác định là một trong những trụ cột quan trọng”.Tại cuộc gặp, ông Phan Văn Giang đề nghị hai bên đẩy mạnh tiếp xúc cấp cao thường xuyên, giao lưu biên giới; đường dây nóng giữa hai bộ quốc phòng, hải quân; đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng/phó tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp hai nước…Ông Giang đề nghị hai bên hợp tác công tác đảng, công tác chính trị; giao lưu sĩ quan trẻ, nghiên cứu, thúc đẩy tăng cường hợp tác về công nghiệp quốc phòng, thương mại quân sự.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/clyv2jl8y45o
Tù nhân lương tâm Trần Long Phi được thả tù sớm hơn 21 tháng
ĐỒNG NAI, Việt Nam (NV) – Anh Trần Long Phi, 26 tuổi, tù nhân lương tâm cùng vụ với ông Michael Phương Minh Nguyễn (Việt kiều Mỹ), vừa được thả tù sớm hơn 21 tháng so với bản án tám năm tù giam.Theo một bản tin của báo Nhân Dân, ba bị cáo Trần Long Phi, Huỳnh Đức Thanh Bình và Michael Phương Minh Nguyễn, bị kết án lần lượt tám, 10 và 12 năm tù, với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” trong phiên tòa diễn ra hôm 24 Tháng Sáu, 2019, tại Sài Gòn.Theo đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 24 Tháng Mười, một ngày trước, anh Phi được cán bộ nhà tù Châu Bình ở tỉnh Bến Tre, đưa về bàn giao cho Ủy Ban Nhân Dân Phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, và sau đó cho về nhà người dì ruột ở địa phương này.“Người ta có quyết định [trả tự do trước thời hạn] là người ta kêu mình ra về luôn chứ không được biết trước. Họ nói là tại mình không quậy phá và không vi phạm nội quy của trại giam,” anh Trần Long Phi nói với RFA.Anh Trần Long Phi theo cha mẹ đi tị nạn tại Thái Lan từ năm 2 tuổi.Anh được biết là thanh niên thành thạo tiếng Thái Lan và có thể giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh. Do đó anh hay giúp đỡ những người Việt ở Thái trong các công việc liên quan đến giấy tờ hành chính.Anh Phi là con trai ruột của ông Trần Văn Long, một cựu tù nhân chính trị bị giam cầm 20 năm tù.Sau khi được trả tự do, ông Long đưa cả gia đình trốn sang Thái Lan.
Vụ Vương Tấn Việt xài bằng giả: Trả hết!
Đại Đoàn Kết, Báo Mới, Pháp Luật, Tuần Tin Tức, Đại Biểu Nhân Dân… cùng đặt tựa bài trùng ý nhau “Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp 3 BTVH không hợp pháp và tự nguyện nộp lại các bằng không hợp pháp“. Các báo dùng cụm từ “bằng không hợp pháp” theo “ngôn ngữ học thuật” (academic language) của Bộ GD&ĐT, chứ không hàm hồ theo mạng xã hội là “bằng giả” hay “bằng thật học giả” dễ gây hiểu lầm là Sở GD&ĐT TPHCM cấp “bằng cấp 3 Bổ túc Văn hóa giả” hoặc Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học Luật Hà Nội đã “giả bộ dạy rồi cấp bằng thật”.Bằng cấp không phải là hàng hóa để mua bán nên không có “hàng giả”, mà chỉ có “hàng không hợp pháp”. Dùng từ mang tính học thuật để lượng giá (assessment) bằng cấp chỉ có Bộ GD&ĐT thông thái – tức khôn liền, mới nghĩ ra. Hơn nữa, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh “bằng cấp 3 Bổ túc Văn hóa không hợp pháp” được Vương Tấn Việt “thừa nhận“, chứ không chỉ do Sở GD&DT TPHCM “xác nhận“. Dân chủ đến thế là cùng!Vương Tấn Việt thừa nhận mình chủ ý xài bằng không hợp pháp, qua mặt hai trường Đại học kể trên, nên khỏi chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra truy xét có chuyện mua bán bằng cấp hay không? Nhờ vậy, Trường Đại học Hà Nội chỉ việc làm thủ tục thu hồi bằng cử nhân Anh ngữ của Việt, Trường Đại học Luật Hà Nội chỉ thu hồi văn bằng 2 cử nhân Luật và bằng tiến sĩ Luật của Viêt.
https://baotiengdan.com/2024/10/24/vu-vuong-tan-viet-xai-bang-gia-tra-het/
Thực hư chuyện đại học ở Úc dừng nhận học sinh 5 tỉnh thành Việt Nam
Nhiều diễn đàn và trang báo Việt Nam đăng tin một trường đại học ở Úc ngưng nhận sinh viên, học sinh từ 5 tỉnh thành ở Việt Nam khiến mạng xã hội xôn xao, đồn đoán về lý do.Theo thông tin được nhiều tờ báo trong nước đăng tải, Đại học Wollongong (UOW) đã thông báo cho các đại lý tuyển sinh ở Việt Nam là không nhận hồ sơ của học sinh ở 5 tỉnh thành được xác định là có “rủi ro cao” (high risk), gồm Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Hải Dương từ 15/8.Trao đổi với BBC News Tiếng Việt vào ngày 21/10, đại diện Đại học Wollongong cho biết trường hoạt động theo đúng hướng dẫn của Bộ Nội vụ Úc để hỗ trợ các sinh viên xin thị thực học tập tại Úc thành công.“Trong suốt năm, UOW đã điều chỉnh quy trình tuyển sinh của mình để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu hiện tại của Bộ Nội vụ Úc,” đại diện này cho biết.Từ tháng 9/2024, UOW đã liên lạc với các đại lý ở Việt Nam để thông báo chấp nhận đơn đăng ký từ mọi vùng miền của Việt Nam, đánh giá hồ sơ theo từng trường hợp cụ thể. Như vậy, thông tin việc UOW ngưng nhận hồ sơ từ 5 tỉnh thành cụ thể nói trên là không đúng ở thời điểm hiện tại, nhưng việc xét duyệt nghiêm ngặt hơn là có thật.Trên thực tế thì nước Úc đã và đang liên tục thắt chặt nhiều quy định liên quan đến visa du học và quyền làm việc sau tốt nghiệp và mới đây nhất là đề xuất áp trần tuyển sinh từ đầu năm 2025.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/clyzy0zpeygo
Việt Nam ước tính cần chi 7,2 tỷ USD để xây tuyến đường sắt mới nối với Trung Quốc
Việt Nam ước tính chi phí xây dựng tuyến đường sắt mới nối với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc là 179 nghìn tỷ đồng (7,2 tỷ đô la), truyền thông nhà nước đưa tin hôm thứ Tư 16/10.Tuyến đường sắt dài 427 km sẽ chạy từ tỉnh biên giới Lào Cai qua thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng đến thành phố Hạ Long, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) cho biết.Việt Nam đang tìm cách nâng cấp hệ thống đường sắt cũ kỹ của mình, bao gồm các kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt cao tốc chạy dọc theo chiều dài đất nước và các tuyến nối với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.Theo bản tin của TTXVN, Tổng cục Đường sắt Việt Nam đã trình kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hạ Long lên Bộ Giao thông Vận tải để bộ xem xét và phê duyệt.Dự kiến tuyến đường sắt này sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2030, bản tin cho hay và nói thêm rằng nhu cầu vận chuyển dọc theo tuyến đường sắt này ước tính đạt 8,3 triệu lượt hành khách và 17,5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm vào năm 2050.
Ăn chặn tiền hỗ trợ học sinh nghèo, hiệu trưởng ở Lào Cai bị bắt
Một hiệu trưởng trường tiểu học dân tộc ở tỉnh Lào Cai, tây bắc Việt Nam, hôm 22/10 vừa bị bắt với cáo buộc ăn chặn ngân sách hỗ trợ cho học sinh miền núi đặc biệt khó khăn, theo truyền thông trong nước đưa tin.Vietnam Plus của TTXVN cho biết rằng ông Trần Ngọc Hà, cựu hiệu trường Tiểu học Hoàng Thu Phố 1, một trường bán trú dành cho các em dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, đã bị khởi tố và bắt tạm giam về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Ông Hà được cho là đã chỉ đạo rút số tiền trên 765 triệu đồng trong hai năm 2022-2023, trong số đó ông chiếm đoạt trên 52 triệu, theo Vietnam Plus dẫn thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Lào Cai cho biết. Đây là số tiền của ngân sách nhà nước cấp cho các trường học ở thôn, bản đặc biệt khó khăn ở các vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng xa xôi hẻo lánh.Ngoài số tiền 52 triệu bị ông Hà chiếm đoạt, số tiền còn lại trong tổng số 765 triệu đồng được cảnh sát xác định là “chi sai” nhưng không nói rõ được dùng vào việc gì.Vụ ăn chặn tiền ăn của học sinh ở ngôi trường này được đưa ra ánh sáng cách nay gần một năm khi đài truyền hình quốc gia VTV phát phóng sự cho thấy các em nhỏ ở trường Hoàng Thu Phố 1 ăn sáng bằng mì gói nấu thành canh chan vào cơm.
17 phụ nữ Việt Nam bị bắt do mở quán bar ‘thanh nữ’ ở Nhật Bản
Cảnh sát Tokyo đã bắt giữ 17 phụ nữ Việt Nam với cáo buộc điều hành năm quán bar “thanh nữ” mà không có giấy phép, vi phạm luật kinh doanh giải trí trong lĩnh vực người lớn, hãng thông tấn Jiji Press và tờ The Japan Times của đưa tin hôm 21/10.Một video đăng tải trên kênh TBS News cho thấy những người phụ nữ trong trang phục áo dài màu trắng được đưa ra khỏi quán bar.Các quán bar này, tọa lạc tại các khu vực bao gồm quận Ueno và Roppongi của thủ đô Tokyo, đã thu về tổng cộng khoảng 440 triệu yên (hơn 73 tỷ đồng) từ tháng 3/2019 đến tháng 9/2024, theo Sở Cảnh sát Tokyo.TBS News trích thông tin từ Sở Cảnh sát Tokyo nói rằng quán bar này là “cái nôi của các quán bar thanh nữ Việt” và các nhân viên nữ phục vụ tại đây sẽ nhận được 20% số tiền trên tổng hóa đơn của khách.Trong số 17 nghi phạm, giám đốc điều hành Duong Thi Minh Hong, 28 tuổi, và chín người khác đã thừa nhận nội dung bị khởi tố, trong khi bảy người còn lại phủ nhận một số cáo buộc.Truyền thông Nhật cho biết bà Hong sống ở khu vực Taito, Tokyo, bị cáo buộc đã ép một nhân viên nữ phục vụ khách hàng tại quầy ở một trong năm quán bar, nằm ở quận Yushima thuộc khu vực Bunkyo, Tokyo, vào tháng 9 năm nay, mặc dù chưa được chính quyền sở tại chấp thuận theo luật.Các quán bar giải trí người lớn chủ yếu là nơi nữ nhân viên nữ phục vụ đồ uống có cồn cho khách hàng và trò chuyện với họ tại quầy.Kể từ năm 2020, Sở Cảnh sát Thủ đô Tokyo (MPD) đã nhận được tổng cộng 23 khiếu nại về năm quán bar này, bao gồm cả về phí dịch vụ của họ.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/czr7gn7zg4ro
Vinhomes mua lại cổ phiếu, ‘cú lừa’ lớn trên thị trường chứng khoán?
Vinhomes vừa nộp đơn xin đăng ký mua lại 370 triệu cổ phiếu quỹ VHM lên Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước sau hai tháng công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ.Dự kiến nếu mua lại thành công toàn bộ số cổ phiếu quỹ, thương vụ này sẽ tiêu tốn hơn 16,000 tỷ VNĐ. Hiện tại, lượng tiền mặt của Vinhomes tính tới Tháng Sáu, 2024 có hơn 17,000 tỷ VNĐ. Nếu thương vụ mua lại cổ phiếu quỹ thành công, lượng tiền mặt của Vinhomes sẽ giảm mạnh, chỉ còn khoảng 1,000 tỷ VNĐ.Kể từ năm 2017 đến nay, đây sẽ là lần đầu tiên lượng tiền mặt của Vinhomes xuống dưới 2,000 tỷ VNĐ.Thời gian giao dịch mua lại cổ phiếu quỹ của Vinhomes dự kiến diễn ra trong một tháng, từ ngày 23 Tháng Mười đến 21 Tháng Mười Một, thông qua phương thức khớp lệnh trên sàn hoặc thỏa thuận ngoài sàn giao dịch. Nếu chỉ thực hiện khớp lệnh trên thị trường, Vinhomes sẽ phải mua 370 triệu cổ phiếu trong vòng một tháng.Tuy nhiên, dữ liệu lịch sử cho thấy khối lượng khớp lệnh trung bình của VHM trong Tháng Tám và Tháng Chín (giai đoạn giá cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất, gần 29%, do ảnh hưởng của thông tin mua lại cổ phiếu quỹ) chỉ đạt gần 249 triệu cổ phiếu (bao gồm cả mua và bán). Như vậy, ngay cả trong điều kiện thị trường sôi động, việc mua đủ 370 triệu cổ phiếu quỹ thông qua khớp lệnh cũng là một thách thức lớn.Việc Vinhomes dự kiến mua lại 370 triệu cổ phiếu quỹ, nếu được thực hiện và hủy bỏ, sẽ trở thành thương vụ lớn nhất từ trước đến nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Quy mô chưa từng có của thương vụ này khiến giới chuyên môn đặt ra nhiều câu hỏi về động cơ thực sự của Vinhomes.
Tấn công khủng bố tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều người thiệt mạng
Theo truyền thông địa phương, hôm nay 23/10, ít nhất một kẻ tấn công đã kích nổ một quả bom trong khi những đối tượng khác xông vào tòa nhà phức hợp của một trong những công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ quan trọng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.Hãng tin CNN và tờ Sky News dẫn thông báo của Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ đăng trên mạng xã hội X cho biết, nhiều người đã thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố nhằm vào trụ sở của công ty Công nghiệp hàng không vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TUSAS) tại Kahramankazan, Ankara. Truyền thông địa phương đưa tin về một vụ nổ lớn và phát cảnh quay về cuộc đọ súng tại TUSAS. Ngoài ra, theo các video được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều kẻ tấn công cầm súng trường được trang bị bộ giảm thanh có mặt tại hiện trường. Đài truyền hình NTV của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, một nhóm những kẻ tấn công đã đến TUSAS bằng taxi khi nhân viên an ninh đang đổi ca. Ít nhất một trong số chúng đã kích nổ quả bom trong khi những kẻ khác xông vào tòa nhà. Các đối tượng này đã bắt giữ một số con tin
https://vietnamnet.vn/tan-cong-khung-bo-tai-tho-nhi-ky-lam-nhieu-nguoi-thiet-mang-2334923.html
Công ty vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ bị khủng bố, 5 người chết, 22 bị thương
ANKARA, Thổ Nhĩ Kỳ (NV) – Năm người thiệt mạng và 22 người bị thương trong vụ tấn công mà chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ gọi là khủng bố tại công ty vũ trụ của nước này gần thủ đô Ankara hôm Thứ Tư, 23 Tháng Mười, theo Reuters.Hai kẻ khủng bố công ty Turkish Aerospace Industries (TUSAS) bị tiêu diệt, và trong số người bị thương, có ba người nguy kịch, ông Ali Yerlikaya, bộ trưởng Nội Vụ Thổ Nhĩ Kỳ, loan báo.Đang dự hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS ở thành phố Kazan của Nga, ông Tayyip Erdogan, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, lên án vụ khủng bố và nhận lời chia buồn của ông Vladimir Putin, tổng thống Nga. NATO, Mỹ và Liên Âu cũng lên án vụ tấn công.Nhân chứng kể họ nghe tiếng súng và tiếng nổ lớn gần TUSAS. Tuy nhiên, hiện chưa rõ nguyên nhân vụ nổ đó, cũng như danh tánh nhóm khủng bố. Chưa có ai tuyên bố thực hiện vụ này. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu điều tra, theo thông tấn xã nhà nước Anadolu.
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/cong-ty-vu-tru-tho-nhi-ky-bi-khung-bo-4-nguoi-chet-14-bi-thuong/
Myanmar và Biển Đông – những thách thức của ASEAN
Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44 và 45 cũng như các hội nghị cấp cao thường niên giữa ASEAN với các đối tác vừa kết thúc tại Viêng Chăn, Lào, quy tụ nhiều lãnh đạo trong khu vực và các đối tác quốc tế.[1] Hội nghị này đã thông qua kế hoạch tăng cường hội nhập kinh tế và kỹ thuật số. Thỏa thuận trên sẽ thúc đẩy nền kinh tế số và thương mại xuyên biên giới trong nội khối ASEAN, đồng thời thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bằng các quy trình giải quyết tranh chấp hiện đại. Việc tập trung vào tự do hóa đầu tư cũng sẽ cải thiện dòng đầu tư nội khối ASEAN, thúc đẩy hội nhập kinh tế lớn hơn và khả năng phục hồi trước các cú sốc trước đây.[2]Tuy nhiên, ASEAN đang phải đối mặt với một số vấn đề cấp bách, bao gồm: tình trạng bất ổn vẫn đang diễn ra ở Myanmar sau cuộc đảo chính quân sự năm 2021, các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông, và cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc. Khả năng của khối trong việc giải quyết hiệu quả những thách thức này và các thách thức địa chính trị khác sắp bị thử thách nghiêm trọng, nhất là khi xét tới những quan điểm khác nhau của các quốc gia thành viên.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/myanmar-scs-asean-challenges-10232024082308.html
Putin: Nga sử dụng quân Triều Tiên hay không là việc của chúng tôi
Tổng thống Vladimir Putin hôm 25/10 nói rằng việc Nga có quyết định sử dụng quân đội Triều Tiên hay không là việc của Nga và cho biết nếu Ukraine muốn gia nhập NATO thì Moscow có thể làm bất cứ điều gì họ muốn để đảm bảo an ninh của chính mình.Hoa Kỳ cho biết hôm 23/10 rằng họ có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đã gửi 3.000 quân đến Nga để có thể triển khai ở Ukraine, một động thái mà phương Tây coi là sự leo thang đáng kể của cuộc chiến tranh Ukraine.Cơ quan tình báo quân sự Ukraine cho biết các đơn vị Triều Tiên đầu tiên được huấn luyện tại Nga đã được triển khai ở khu vực Kursk, một khu vực biên giới của Nga nơi lực lượng Ukraine chiếm một phần đất của Nga vào tháng 8.
https://www.voatiengviet.com/a/7839038.html
Ông Putin tập hợp đồng minh để cho thấy áp lực phương Tây vô tác dụng
Phương Tây gọi bạn là kẻ bị xa lánh do bạn xâm lược Ukraine.Các biện pháp trừng phạt được đưa ra nhằm tách rời nền kinh tế quốc gia của bạn khỏi thị trường toàn cầu.Và Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành một lệnh bắt giữ bạn.Làm thế nào để chứng minh rằng những áp lực nói trên không có tác dụng?Hãy tổ chức một hội nghị.Vào tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chào đón hơn 20 nguyên thủ quốc gia tới thành phố Kazan để tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS của các nền kinh tế đang lên.Trong số những nhà lãnh đạo được mời tới có Chủ tịch Trung Quốc Tập Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian.Điện Kremlin đã gọi đây là “sự kiện ngoại giao quy mô lớn nhất từ trước đến nay” ở Nga.“Thông điệp rõ ràng là các nỗ lực nhằm cô lập Nga đã thất bại,” ông Chris Weafer, cổ đông sáng lập công ty tư vấn Macro-Advisory, nhận định.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/czj9jwedndmo
Chiến tranh Ukraina : Xuất hiện những hình ảnh đầu tiên về binh sĩ Bắc Triều Tiên ở Nga
Viện SPRAVDI, Trung tâm Thông tin về An Ninh và Truyền thông Chiến lược Ukraina, trực thuộc bộ Văn Hóa, trên tài khoản X hôm 18/10/2024 đăng nhiều hình ảnh cho thấy các binh sĩ Bắc Triều Tiên đang nhận quân phục Nga và thiết bị tại một doanh trại nằm ở vùng Viễn Đông của Nga. Trong đoạn video dài 27 giây, nhiều binh sĩ châu Á đang xếp hàng để nhận thiết bị quân sự từ những nhân viên quân sự Nga và có thể nghe được nhiều lời nói bằng tiếng Triều Tiên. SPRAVDI nêu rõ những hình ảnh này được ghi lại 72 giờ sau khi số lính Bắc Triều Tiên đến trại huấn luyện quân sự Sergievski, vùng Primorsky, Viễn Đông Nga và đang chờ điều đến Ukraina.Tuy nhiên, Yonhap cho biết chưa thể xác nhận được quốc tịch của những binh sĩ trong đoạn video. Hãng tin Hàn Quốc nhắc lại Cơ quan Tình báo NIS của Seoul hôm 18/10 khẳng định rõ là trong khoảng thời gian từ ngày 08-13/10/2024, khoảng 1.500 lính đặc công Bắc Triều Tiên đã lên bốn tầu đổ bộ và 3 khinh hạm của Nga tại ba cảng ở Bắc Triều Tiên hướng đến Vladivostok, Nga.
Tình báo Ukraine: Các đơn vị Triều Tiên đã có mặt ở khu vực Kursk
Cơ quan tình báo quân đội Ukraine hôm 24/10 cho biết các đơn vị đầu tiên của Triều Tiên được huấn luyện ở Nga đã được triển khai ở khu vực Kursk, khu vực biên giới Nga nơi lực lượng Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công lớn vào tháng 8 năm nay.Điện Kremlin trước đó đã nói rằng các tin tức về việc triển khai quân đội của Triều Tiên là “tin giả”. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 24/10 tuyên bố việc thực hiện hiệp ước hợp tác với Bình Nhưỡng là chuyện của Moscow.Ông Putin không phủ nhận việc quân đội Triều Tiên hiện đang ở Nga.“Các đơn vị quân đội đầu tiên của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được huấn luyện tại cơ sở huấn luyện phía đông nước Nga đã đến khu vực chiến sự của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Đặc biệt, vào ngày 23 tháng 10 năm 2024, sự hiện diện của họ đã được ghi nhận trong khu vực Kursk”, cơ quan tình báo Ukraine nói.
Nga phản đối Đức lập trung tâm chỉ huy hải quân ở vùng biển Baltic
Theo hãng tin AFP, bộ Ngoại Giao Nga hôm qua, 22/10/2024, đã triệu đại sứ Đức ở Matxcơva lên để phản đối việc thiết lập một trung tâm chỉ huy hải quân ở vùng biển Baltic với mục tiêu công khai là phối hợp các lực lượng của các thành viên khối NATO tại vùng biển đối diện với Nga. Theo quân đội Đức, căn cứ chỉ huy nói trên sẽ được đặt ở Rostock thuộc lãnh thổ Đông Đức cũ.Trong một thông cáo, bộ Ngoại Giao Nga khẳng định: “Washington, Bruxelles và Berlin phải biết rằng việc mở rộng các cơ sở quân sự của khối NATO trên lãnh thổ của Đông Đức cũ sẽ gây ra những hậu quả rất tiêu cực và Nga sẽ có biện pháp đáp trả”.Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut tường trình:
Lính Bắc Triều Tiên tham chiến tại Ukraina : Hàn Quốc triệu đại sứ Nga lên để phản đối
Sáng ngày 21/12/2024 bộ Ngoại Giao Hàn Quốc triệu đại sứ Nga tại Seoul lên để phản đối việc Nga huy động hàng ngàn lính Bắc Triều Tiên tham gia cuộc chiến ở Ukraina. Cùng ngày tân lãnh đạo Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO đánh giá sự hiện diện của quân nhân Bắc Triều Tiên tại Ukraina là dấu hiệu « leo thang đáng quan ngại ». Thứ Sáu tuần trước, tình báo Hàn Quốc xác định khoảng 1.500 lính Bắc Triều Tiên đã được điều sang Nga để chuẩn bị tham chiến tại Ukraina và có thể là trong thời gian tới, Bình Nhưỡng huy động thêm cả chục ngàn quân để tiếp sức cho Nga. Thứ trưởng ngoại giao Hàn Quốc Kim Hong Kyun cho rằng việc Bắc Triều Tiên cung cấp vũ khí và binh sĩ cho Matxcơva là một « mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh không chỉ của bản thân Hàn Quốc mà còn với cộng đồng quốc tế ».Đại sứ Nga tại Seoul thanh minh rằng, « hợp tác quân sự giữa Nga và Bắc Triều Tiên không nhắm vào quyền lợi an ninh của Hàn Quốc »
Cuba mất điện toàn quốc: Vì sao? Tiếp theo là gì?
Trong một thông báo vào cuối ngày 19/10 giờ địa phương, chính phủ Cuba cho biết đã khôi phục điện cho gần một phần năm dân số sau khi mạng lưới điện quốc gia sụp đổ lần hai trong vòng 24 giờ, khiến hàng triệu người sống trong bóng tối, theo Reuters. Quan chức cấp cao nhất của ngành điện lực, ông Lazaro Guerra, nói rằng nhà điều hành lưới điện đang trong quá trình khôi phục điện nhưng sẽ mất thời gian và rằng, việc vội vàng có thể khiến xảy ra thêm các vụ mất điện nữa cũng như làm suy giảm năng lực cấp điện.”Tôi không thể đảm bảo rằng chúng tôi sẽ hoàn thành việc nối lại lưới điện trong hôm nay, nhưng chúng tôi ước tính rằng hôm nay sẽ có tiến triển đáng kể,” ông Guerra nói trong một bản tin truyền hình trước đó trong ngày.Vào tối thứ Bảy 19/10, phần lớn thủ đô Havana vẫn chìm trong bóng tối.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c8698j8z36vo
Ukraine tấn công hãng sản xuất thuốc nổ chủ chốt của Nga
Ukraine tấn công một hãng sản xuất thuốc nổ quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga trong đêm qua, cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ việc cất trữ tại một sân bay quân sự ở khu vực Lipetsk, Bộ Tổng tham mưu của Kyiv cho biết trong một tuyên bố vào Chủ Nhật 20/10.Bộ Quốc phòng Nga nói rằng các đơn vị phòng không nước này đã bắn hạ 110 máy bay không người lái của Ukraine trên đất Nga, bao gồm một máy bay trên khu vực Moscow, 43 máy bay trên khu vực Kursk giáp biên giới và 27 máy bay trên khu vực Lipetsk thuộc miền tây nam.Kênh Telegram SHOT của Nga đưa tin rằng các máy bay không người lái đó đã cố gắng tấn công hãng quốc doanh Ya. M. Sverdlov tại thành phố Dzerzhinsk, khu vực Nizhny Novgorod, cách Moscow khoảng 400 km về phía đông.
https://www.voatiengviet.com/a/ukraine-tan-cong-hang-san-xuat-thuoc-no-chu-chot-nga/7829213.html
Mỹ nói ‘sẽ cấp cho Ukraine những gì họ cần’ để chiến đấu với Nga
Hoa Kỳ “sẽ cung cấp cho Ukraine những gì họ cần” để tiếp tục cuộc chiến kéo dài 32 tháng với Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin tuyên bố trong chuyến thăm Kyiv vào ngày 21/10.Nhưng ông không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy Hoa Kỳ sẽ chấp thuận mong muốn của Ukraine là ngay lập tức gia nhập NATO hoặc cho phép lực lượng Kyiv tiến hành các cuộc tấn công phi đạn sâu hơn vào Nga.Ông Austin cho biết Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Ukraine những gì họ cần “để chiến đấu vì sự sống còn và an ninh của mình”, nói rằng điều đó là cần thiết đối với các đồng minh phương Tây để chống lại sự xâm lược của Nga.“Tương lai của châu Âu đang bị đe dọa”, ông Austin nói trong bài phát biểu tại Học viện Ngoại giao Ukraine. “Sức mạnh của NATO đang bị đe dọa. An ninh của Hoa Kỳ đang bị đe dọa”.
Chiến tranh Gaza: Israel cử phái đoàn thương thuyết đến Qatar, Hamas sẵn sàng hưu chiến có điều kiện
Israel hôm qua, 24/10/2024, thông báo cử một phái đoàn đến Qatar để thương thuyết một thỏa thuận về Gaza, bao gồm việc thả con tin, trong khi phong trào Hồi Giáo Hamas cho biết sẵn sàng đàm phán về hưu chiến trên lãnh thổ Palestine bị tàn phá nặng nề sau hơn một năm chiến tranh. Các cuộc đàm phán gián tiếp gần đây nhất qua trung gian của Qatar, Ai Cập, Hoa Kỳ, nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza và thả con tin Israel, diễn ra vào tháng 8, đã thất bại giống như nhiều nỗ lực trước đó.Hãng tin AFP cho biết, theo văn phòng của thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, sau các cuộc thảo luận ở Cairo giữa các quan chức Ai Cập và phái đoàn Hamas, ông Netanyahu sẽ cử lãnh đạo cơ quan tình báo Mossad, David Barnea, tới Qatar. Cũng theo nguồn tin này, ông Barnea sẽ gặp giám đốc CIA Bill Burns và thủ tướng Qatar vào Chủ nhật, thảo luận về “các lựa chọn khác nhau để nối lại đàm phán về việc thả con tin”.
Israel bắt 7 công dân tình nghi làm gián điệp cho Iran
Báo Times of Israel trích dẫn tuyên bố hôm nay (21/10) của cảnh sát và Cơ quan An ninh Israel (Shin Bet) cho hay, 7 nghi phạm vừa bị bắt giữ đều là người Do Thái cư trú ở thành phố Haifa và các khu vực phía bắc đất nước. Trong số đó có một binh sĩ đào ngũ và 2 trẻ vị thành niên. Các nghi phạm bị cáo buộc chụp ảnh và thu thập thông tin về các căn cứ và cơ sở thuộc Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), gồm trụ sở Kirya ở Tel Aviv, 2 căn cứ không quân Nevatim và Ramat David cũng như các địa điểm đặt hệ thống phòng không Vòm sắt. Họ cũng bị buộc tội đã vẽ bản đồ các địa điểm chiến lược cho những “kẻ giật dây”, bao gồm cả căn cứ Golani bị tấn công bằng máy bay không người lái hồi đầu tháng này.
https://vietnamnet.vn/israel-bat-7-cong-dan-tinh-nghi-lam-gian-diep-cho-iran-2334156.html
Cơ quan an ninh Israel triệt phá đường dây gián điệp hoạt động cho Iran
JERUSALEM (NV) – Hôm Thứ Hai, 21 Tháng Mười, các nhân viên an ninh của Israel đã triệt phá một đường dây gián điệp đang thu thập thông tin theo lệnh của tình báo Iran trong nỗ lực mới nhất của Tehran nhằm tuyển dụng người Israel làm gián điệp cho họ, Cơ Quan An Ninh Israel, tức Shin Bet, và cảnh sát loan báo, theo nguồn tin thông tấn xã Reuters.Bản thông cáo chung của Shin Bet và cảnh sát cho biết có bảy người tại miền Bắc Israel, kể cả vùng hải cảng Haifa, đã bị bắt sau khi một cuộc điều tra cho biết họ đã thu thập tin tức tình báo về các căn cứ quân sự và các hạ tầng cơ sở năng lượng cũng như các hải cảng của Israel, một tuyên bố chung của Shin Bet và cảnh sát cho biết.“Hoạt động của những kẻ thu thập tin tình báo trong đường dây đã gây thiệt hại cho nền an ninh của chính phủ,” nguồn tin tình báo của Shin Bet tiết lộ. Bộ Ngoại Giao Iran vẫn im hơi lặng tiếng trước tin này.
Israel bị tố cố tình tấn công nhà báo ở Lebanon
Thủ tướng Lebanon Mikati cáo buộc Israel tập kích “có chủ đích” nhằm vào các nhà báo ở miền nam nước này, gọi đây là “tội ác chiến tranh”.”Hành động gây hấn mới của Israel nhằm vào các nhà báo là một trong số các tội ác chiến tranh mà kẻ địch đã thực hiện”, Thủ tướng Lebanon Najib Mikati ngày 25/10 tuyên bố, thêm rằng đây là động thái “có chủ đích” của Tel Aviv, nhằm đe dọa truyền thông để che đậy các hành vi sai trái của mình.Ông phát biểu sau khi Al Mayadeen, kênh truyền hình Lebanon ủng hộ Iran, cho biết một nhân viên quay phim và một kỹ sư phát thanh truyền hình của hãng đã thiệt mạng sau khi Israel rạng sáng 25/10 tập kích căn nhà tại khu nghỉ dưỡng ở thị trấn Hasbaya, miền nam Lebanon. Đây là địa điểm một số tổ chức truyền thông đưa tin về chiến sự Hezbollah – Israel thuê.
https://vnexpress.net/israel-bi-to-co-tinh-tan-cong-nha-bao-o-lebanon-4808564.html
Người Iran thấp thỏm với nguy cơ Israel tập kích
Nhiều người Iran lo lắng đòn tấn công trả đũa mà Israel dọa thực hiện trong tháng này sẽ gây tổn hại kinh tế và tạo thêm bất ổn cho đất nước.Trong những tuần sau khi Iran phóng gần 200 tên lửa đạn đạo vào Israel, truyền thông nước này liên tục ca ngợi sức mạnh quân sự của Tehran. Đài truyền hình Iran chiếu cảnh tên lửa lao vút qua các thành phố Israel, trong khi nhiều tờ báo cảnh báo “kịch bản tận thế” nếu Israel đáp trả.Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực thể hiện sức mạnh, Iran đang đối mặt tình thế khó khăn, khi Israel tăng cường tấn công các lực lượng đồng minh trong “trục kháng chiến” của Tehran ở khu vực, theo giới quan sát.”Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều những ngày qua để ngăn cuộc chiến tranh toàn diện ở khu vực. Chúng tôi không sợ chiến tranh và sẵn sàng cho điều đó, nhưng không muốn nó xảy ra”, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi nói trong chuyến thăm Baghdad tuần trước.
https://vnexpress.net/nguoi-iran-thap-thom-voi-nguy-co-israel-tap-kich-4806395.html
Hứa thưởng 1 triệu USD mỗi ngày cho cử tri Mỹ, tỷ phú Elon Musk có nguy cơ bị điều tra
Thống đốc đảng Dân chủ của bang Pennsylvania, Josh Shapiro, đã kêu gọi cơ quan công luật điều tra tỷ phú Elon Musk vì lời hứa tặng 1 triệu USD mỗi ngày cho đến ngày bầu cử tại một cuộc tập hợp ủng hộ ông Trump vào cuối tuần.Ông Musk hôm 19/10 đã trao một tấm séc trị giá 1 triệu USD cho một người tham dự cuộc tập hợp tranh cử ở Harrisburg, Pennsylvania, do America PAC tổ chức, vốn là một nhóm hành động chính trị mà CEO của Tesla thành lập để ủng hộ ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 5/11.Ông Shapiro phát biểu trên chương trình “Meet the Press” của NBC rằng kế hoạch trao tiền cho cử tri đã đăng ký ở Pennsylvania của ông Musk là “vô cùng đáng lo ngại” và “đó là điều mà cơ quan công luật cần phải xem xét”.
https://www.voatiengviet.com/a/7830491.html
Prabowo nhậm chức tổng thống Indonesia, hứa chống tham nhũng
JAKARTA, Indonesia (NV) – Hôm Chủ Nhật, 20 Tháng Mười, Prabowo Subianto nhậm chức tổng thống Indonesia, nền dân chủ đông dân thứ ba trên thế giới, hứa hẹn chống lại các vấn đề nội bộ, chẳng hạn như tham nhũng, đang hoành hành đất nước và giúp quốc gia tự chủ hơn, thông tấn xã Reuters đưa tin.Prabowo, một chính khách 73 tuổi kinh qua nhiều thay đổi ngỡ ngàng, từ một cựu chỉ huy quân đội phải đối diện với những cáo buộc chưa có bằng cớ về hành vi lạm quyền cho tới giành chiến thắng áp đảo trong các cuộc thăm dò và nay là nhà lãnh đạo đảo quốc 280 triệu dân.Đội nón đen truyền thống và vận âu phục màu xanh hải quân, choàng khăn dệt màu nâu đỏ và quấn xà rông màu vàng, Prabowo chính thức trở thành tổng thống thứ tám tại Indonesia vào sáng Chủ Nhật sau khi tuyên thệ nhậm chức trong một buổi lễ tại Quốc Hội.
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/prabowo-nham-chuc-tong-thong-indonesia-hua-chong-tham-nhung/
Tập Cận Bình kêu gọi binh sĩ lực lượng hỏa tiễn tăng cường khả năng răn đe, tác chiến
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày thứ Bảy đưa tin Chủ tịch Tập Cận Bình hôm thứ Năm đã thị sát một lữ đoàn của Lực lượng Hỏa tiễn Quân đội Giải phóng Nhân dân, kêu gọi quân đội tăng cường “khả năng răn đe và tác chiến.”Trong khi thị sát, ông Tập cũng kêu gọi binh sĩ lực lượng phi đạn chiến lược “kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó,” hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã cho biết.Lực lượng Hỏa tiễn, phụ trách các phi đạn hạt nhân và chính quy của đất nước, được giao nhiệm vụ hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của Trung Quốc trước những diễn biến như hệ thống phòng thủ phi đạn của Mỹ được cải tiến, các năng lực do thám tốt hơn và các liên minh được củng cố.