Chuyên gia chính trị bình luận sau bầu cử Hoa Kỳ
„chính quyền Trump không nhất thiết phải theo đuổi một chính sách thiên về Putin. Chỉ có Trump mới biết mình sẽ làm theo lời khuyên nào liên quan đến cuộc chiến Ukraine và ông ta chủ yếu làm theo bản năng của mình. Có một điều chắc chắn: khi thực hiện việc kết thúc cuộc chiến Ukraine, Donald Trump sẽ không muốn thể hiện với tư cách là “kẻ thua cuộc”. Điều đó có thể mang lại hy vọng cho Ukraine.“
Joachim Krause
Getty Images/Pool/Buena Vista Images/huettenhoelscher/Joachim Krause . Điều quan trọng đối với Ukraine là cách tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đánh giá và ứng phó với cuộc chiến xâm lược của Nga từ tháng 1 trở đi.
Sự trở lại của Donald Trump có ý nghĩa gì với Ukraine? Vị tổng thống Hoa Kỳ kế tiếp có thể gây ảnh hưởng đến cuộc chiến với Nga – một cách tích cực hoặc tiêu cực. Chuyên gia chính trị Joachim Krause làm sáng tỏ các tình huống có thể xảy ra.
Đến cuối tháng giêng 2025, việc tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phản ứng như thế nào trước cuộc chiến xâm lược của Nga sẽ có tầm quan trọng sống còn đối với Ukraine. Những người bi quan coi Donald Trump là người ngưỡng mộ Tổng thống Nga Vladimir Putin vì nhiều quyền lực và sự giàu có của ông và là người xem thường tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Họ lo ngại rằng Trump sẽ chấm dứt việc yểm trợ cho Ukraine.
Nếu điều này xảy ra, đó sẽ là bước đường cùng cho cuộc kháng chiến quân sự của Ukraine. Người châu Âu sẽ không thể nào cáng đáng vai trò của Hoa Kỳ. Hậu quả có thể thấy trước: hàng triệu người tị nạn và cuộc chiến tranh xâm lược tiếp theo của Nga tại các nước láng giềng khi đó sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Một nhận định bi quan khác cho rằng chính quyền mới của Hoa Kỳ sẽ áp đặt lệnh ngừng bắn đối với người Ukraine dọc chiến tuyến hiện tại và sau đó rút khỏi các cam kết với nước này. Trong ngắn hạn, Putin có thể đồng ý. Một thời gian sau đó, ông có thể sẽ tiếp tục cuộc chiến chống lại Ukraine mà nước này khi đó độ chừng sẽ khó phòng thủ nếu không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ.
Con đường dẫn đến đàm phán hòa bình
Những người lạc quan nhìn nhận vấn đề này theo một cách khác và đương cử ra một bài báo của “Viện Nước Hoa Kỳ Trên Hết” („America-First-Instituts“), hiện đã trở thành tổ chức nghiên cứu quan trọng nhất đối với những người ủng hộ Trump. Trong một bài báo hồi tháng 4 năm nay của người sáng lập viện, Fred Fleitz, và cựu cố vấn an ninh quốc gia của Phó Tổng thống Pence, Keith Kellog, cả hai đều bày tỏ nhận định của mình về việc chấm dứt chiến tranh.
Họ chỉ trích chính sách hiện tại của chính quyền Biden vì không có triển vọng kết thúc chiến tranh và họ lo ngại Hoa Kỳ sẽ bị lôi kéo vào cuộc chiến ủy nhiệm kéo dài với Nga. Họ yêu cầu Hoa Kỳ thay đổi chính sách nhằm mục đích trước tiên là c1o được lệnh ngừng bắn và sau đó là tìm kiếm giải pháp thương lượng cho cuộc xung đột Ukraine.
Lúc đầu lệnh ngừng bắn dọc chiến tuyến nên do đích thân Tổng thống Trump làm trung gian. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine và tăng cường phòng thủ để đảm bảo rằng Nga không tấn công nữa sau khi ngừng bắn. Tuy nhiên, viện trợ quân sự trong tương lai của Hoa Kỳ phải có điều kiện là Ukraine phải tham gia đàm phán hòa bình với Nga.
Các thị trường đang ăn mừng chiến thắng bầu cử được cho là của Donald Trump. Nhưng trên hết mọi thứ, vàng đang chịu áp lực. Tại sao nhiệm kỳ tổng thống của Trump lại có tác động tiêu cực đến kim loại quý – và tại sao một “nơi trú ẩn an toàn” vẫn quan trọng.
Ở Đức, ảnh hưởng của những câu chuyện hậu vật chất đang suy giảm rõ rệt. Nhà nghiên cứu xã hội Andreas Herteux sử dụng ví dụ về cuộc tranh luận về ‘Chuyến tàu đặc biệt tới Pankow’ của Udo Lindenberg để chỉ ra lý do tại sao xã hội không còn chấp nhận mình bị bảo trợ nữa.
Để thuyết phục Putin tham gia đàm phán hòa bình, Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo NATO khác nên đề nghị hoãn tư cách thành viên NATO của Ukraine trong thời gian dài hơn và giảm nhẹ các lệnh trừng phạt. Ukraine sẽ không bị yêu cầu từ bỏ mục tiêu chiếm lại toàn bộ lãnh thổ của mình. Nhưng họ phải chấp thuận rằng sẽ đạt được mục tiêu này bằng đường lối ngoại giao.
Việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ xảy ra khi có được một giải pháp ngoại giao, qua đó, việc trả lại các vùng lãnh thổ (“tình trạng chung cuộc”) khiến Ukraine chấp nhận . Nếu điều đó không xảy ra thì cần đánh thuế vào việc bán năng lượng của Nga để tài trợ cho việc tái thiết Ukraine.
Các tác giả tin rằng chính sách này sẽ cho phép Ukraine đàm phán từ thế mạnh. Làm thế nào thực hiện điều này thì không được giải thích. Theo mọi thông tin trước đó, Putin chỉ sẵn sàng đàm phán về việc Ukraine đầu hàng. Trump sẽ thay đổi như thế nào vẫn chưa rõ ràng.
Nhưng các tác giả hoàn toàn có lý ở một điểm: chính sách hiện nay của các nước phương Tây đưa đến việc với việc Ukraine sẽ phải chịu thua thiệt sớm hơn Nga trong một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài. Để ngăn chặn điều này, nhất định phải nghĩ đến hướng ngừng bắn phù hợp với diễn biến hiện tại của mặt trận. Điều đó sẽ gây đau khổ cho Ukraine, nhưng vẫn tốt hơn giải pháp khác là bị thua thiệt, chảy máu đến chết.
Một cấu trúc an ninh có thể mang lại hòa bình cho Ukraine?
Tuy nhiên, lệnh ngừng bắn như vậy sẽ chỉ có thể thực hiện được đối với Ukraine nếu có sự đảm bảo an ninh, mang tính ràng buộc từ Hoa Kỳ hoặc NATO cho sự sống còn của nước này. Tại điểm này, bài báo cùa America First vẫn kín tiếng. Mặc dù bài báo có đề cập đến một “cấu trúc an ninh để phòng vệ Ukraine” tập trung vào “phòng thủ an ninh song phương”, nhưng đó chỉ là một phần của “tình trạng chung cuộc”, tức là sau khi Nga và Ukraine đồng ý trao trả phần lãnh thổ Ukraine (điều này khó xảy ra, đặc biệt khi xét tới triển vọng đạt được một thỏa thuận an ninh song phương).
Nhưng sẽ khác đi, nếu các tác giả bài báo yêu cầu một tổng thống Hoa Kỳ mạnh mẽ thuyết phục Quốc hội kết hợp hiệp định đình chiến với sự bảo đảm an ninh rõ ràng – như đã xảy ra năm 1953 khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc.
Tuy nhiên những cân nhắc này cho thấy chính quyền Trump không nhất thiết phải theo đuổi một chính sách thiên về Putin. Chỉ có Trump mới biết mình sẽ làm theo lời khuyên nào liên quan đến cuộc chiến Ukraine và ông ta chủ yếu làm theo bản năng của mình. Có một điều chắc chắn: khi thực hiện việc kết thúc cuộc chiến Ukraine, Donald Trump sẽ không muốn thể hiện với tư cách là “kẻ thua cuộc”. Điều đó có thể mang lại hy vọng cho Ukraine.
Joachim Krause (Chuyên gia hàng đầu FOCUS online)
Bản dịch: Lê Quang Thành
Giáo sư tiến sĩ Joachim Krause là giám đốc danh dự của Viện Chính sách An ninh tại Đại học Kiel và là tổng biên tập của tạp chí SIRIUS. Trước đó, ông làm trợ lý nghiên cứu khoa học và sau đó là giảng viên tư nhân. Ngoài sự nghiệp học thuật, ông còn làm việc với các phái đoàn ngoại giao quốc tế. Công trình nghiên cứu của ông được ghi lại trong nhiều ấn phẩm khoa học.
Focus online (07.11.2024)