Mục lục
Hội nghị thượng đỉnh Nga – Mỹ có thể diễn ra ở Việt Nam
Giám đốc chương trình tại Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga, Konstantin Sukhoverkhov cho biết, cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Putin và ông Donald Trump có khả năng diễn ra tại Việt NamHãng tin Tass và tờ Izvestia dẫn tin từ Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết, nước này sẵn sàng làm địa điểm tổ chức đàm phán giữa các nhà lãnh đạo Nga và Mỹ. Tuy nhiên, Moscow vẫn hoài nghi về sự trung lập của Bern, xét tới việc Thụy Sĩ ủng hộ các lệnh trừng phạt chống Nga và hợp tác tích cực với NATO. Một số chuyên gia nhận xét, ngoài Thụy Sĩ, một vài quốc gia ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ cũng có thể là nơi tổ chức đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ. Tổng thống Nga Putin trước đó tuyên bố tại cuộc họp của Câu lạc bộ Vandal, Moscow sẵn sàng nối lại đối thoại toàn diện với Washington. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, sáng kiến này phải xuất phát từ Mỹ. Về địa điểm họp tiềm năng, điều quan trọng là phải tính đến lập trường thù địch công khai của một số nước đối với Nga. Theo ông Konstantin Sukhoverkhov, Hungary không thể là nơi tổ chức tiềm năng cho các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Putin và ông Donald Trump. Tuy nhiên, ông không loại trừ khả năng một trong những quốc gia ở châu Á, châu Phi hoặc Nam Mỹ có thể được chọn. “Chắc chắn sẽ không phải là Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc. Ấn Độ có thể là ứng cử viên phù hợp. Tuy nhiên, cũng có nhiều khả năng là cuộc gặp diễn ra tại Việt Nam hoặc một quốc gia châu Phi như Ai Cập, Nam Phi hay Brazil”.Theo chuyên gia Igor Pshenichny, trước khi hội nghị thượng đỉnh cấp tổng thống diễn ra, công tác chuẩn bị cần được thực hiện ở cấp độ bộ ngoại giao.
Có gì sau cơ chế đối thoại chiến lược ‘3+3’ Trung Quốc và Việt Nam vừa thiết lập?
Trung Quốc và Việt Nam đã tổ chức cuộc họp đầu tiên của cơ chế đối thoại chiến lược ‘3 + 3’ về ngoại giao, quốc phòng và an ninh vào ngày 9/12, trước thềm Phiên họp lần thứ 16 của Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt Nam – Trung Quốc. Trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa tin về sự kiện ‘3+3’, trong khi tin tức này không được đăng tải trên các tờ báo lớn của Việt Nam.Một số website tại Việt Nam đề cập thoáng qua về sự kiện, nhưng không nhắc đến cái tên ‘3+3’, và gọi đây là cuộc họp ‘cấp thứ trưởng’.Chẳng hạn, Báo cáo viên, trang tin của Ban Tuyên giáo Trung ương Việt Nam, có đôi dòng đề cập về “Phiên họp lần thứ nhất Đối thoại cấp Thứ trưởng giữa các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an trong khuôn khổ Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc.”Cũng theo trang tin này, tại đối thoại, hai bên đã đi sâu trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, tăng cường hợp tác về ngoại giao, quốc phòng, an ninh…Trong khi đó, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc bàn chi tiết hơn, nhấn mạnh rằng ‘3+3’ là một sự kiện ‘chưa từng có’ trong cơ chế đối thoại chiến lược của cả hai nước với bất cứ một quốc gia đối tác nào khác.Cơ chế ‘3+3’ do các quan chức thuộc các bộ ngoại giao, quân đội và công an của hai nước đồng chủ trì, theo Hoàn Cầu Thời Báo, đánh dấu cách thức đối thoại chiến lược chính thức đầu tiên giữa hai nước trên 3 lĩnh vực này.Trung Quốc đã thiết lập cơ chế đối thoại ‘2+2’ về ngoại giao và quốc phòng với các nước như Myanmar, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan và Indonesia nhưng vẫn chưa thiết lập cơ chế ‘3+3’ với bất kỳ quốc gia nào khác. Ngược lại, Việt Nam có các cuộc đối thoại chiến lược về ngoại giao (hoặc chính trị), quốc phòng và an ninh với Hoa Kỳ, Nga và Hàn Quốc, cũng như các cuộc đối thoại ngoại giao (hoặc an ninh) và quốc phòng với Úc và Pháp.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c938g4yp2z1o
Nhân quyền Việt Nam sau 76 năm ‘Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền’
76 năm trước, ngày 10 Tháng Mười Hai 1948, Liên Hiệp Quốc thông qua bản “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền” và chọn ngày này hàng năm làm Ngày Quốc tế Nhân quyền.Nhân đó, cho đến nay, đã có 193 quốc gia là thành viên Liên Hiệp Quốc tham gia ký kết bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Theo Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, nhân quyền được cho là quyền tự nhiên của con người, như: Quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, biểu tình, tự do tôn giáo…Tuy nhân quyền không chỉ là một quyền tự nhiên, mà còn là một quyền phổ quát trên thế giới. Thế nhưng, không phải người nào sống trên thế giới cũng đều được tôn trọng nhân quyền, chưa nói đến tình trạng vi phạm nhân quyền còn xảy ra nhan nhản khắp nơi.Điều dễ nhận thấy là tình hình nhân quyền hầu như tùy thuộc hoàn toàn vào thể chế chính trị của quốc gia đó. Nếu là một thể chế chính trị dân chủ, thì nhân quyền được bảo đảm. Trái lại, nếu là một thể chế độc tài, thì nhân quyền không được bảo đảm, tình trạng vi phạm nhân quyền sẽ xảy ra ít nhiều tùy theo mức độ độc tài của chế độ.Đầu tiên phải kể đến các quốc gia duy trì chế chế độc tài theo chủ thuyết Cộng Sản, bao gồm Trung Cộng, Bắc Hàn, Cuba, Lào và Việt Nam. Sau đó phải kể đến các quốc gia độc tài quân phiệt như Myanmar, công an trị như Syria, hoặc quân phiệt cát cứ, loạn lạc không bầu cử được chính quyền dân chủ như Somalia, Libya, Sudan.Với Syria, sự thay đổi chính trị mới đây đã khiến nước này trở thành ẩn số về khả năng có chuyển đổi dân chủ, tôn trọng nhân quyền trong tương lai hay không? Cho thấy, đánh giá một cách tổng quan, tình hình nhân quyền thế giới vẫn còn là nan đề vì còn khá nhiều quốc gia độc tài, chiếm số dân khổng lồ đang cố duy trì quyền lực của mình. Xét trên căn bản các quyền tự do, gồm tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, biểu tình, tự do tôn giáo… Cho thấy, ít nhất từ sau Tháng Tư 1975 cho đến nay, tất cả các quyền này đều bị chế độ Cộng Sản độc tài trong nước tước đoạt, vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.
https://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/nhan-quyen-viet-nam-sau-76-nam-tuyen-ngon-quoc-te-nhan-quyen/
Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai
Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.Sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy:Ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng, Thủ tướng Chính phủ đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Bà Trương Thị Mai, trong thời gian giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.Ông Trương Hoà Bình, trong thời gian giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm của các đảng viên nêu trên, theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình; Khiển trách bà Trương Thị Mai.
Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế gửi ‘Qùa tặng Yêu thương’ cho thương phế binh VNCH
Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam vừa phát động đợt quyên góp để hỗ trợ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (TBP-VNCH) dịp cuối năm, với tên gọi “Qùa tặng Yêu thương” nhằm thể hiện sự tương ái đối với những người đã một thời “vì quốc gia và dân tộc”.Hôm 9/12, linh mục Vincent M. Phạm Cao Qúy, đứng đầu Uỷ ban Thăng tiến sự Phát triển Con người Toàn diện thuộc Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, gửi ra thư ngỏ kêu gọi đóng góp cho chương trình “Qùa tặng Yêu thương”, lấy cảm hứng từ thư của thánh Phaolô gửi Giáo đoàn Roma – một bức thư có trong Kinh Thánh Tân Ước.“Đây là công việc của Dòng Chúa Cứu Thế. Năm nay là năm thứ 13 rồi, chúng tôi vẫn tiếp diễn hàng năm là có món quà gửi đến cho các ông thương phế binh”, linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ, người phụ trách chương trình Trợ giúp TBP-VNCH, chia sẻ với VOA.“Thư ngỏ đó là thư mời gọi để tất cả mọi người, ai yêu mến các ông thương phế binh thì cùng với Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi gửi đến một món quà tri ân cho các ông”, linh mục Vũ cho biết thêm về thư ngỏ của linh mục Vincent M. Phạm Cao Qúy.Ông cho hay rằng năm nay chương trình không thể đi đến tận nơi để trao quà cho các vị TPB, mà sẽ gửi bằng chuyển khoản hoặc gửi qua các dịch vụ bưu điện. Lý do là năm ngoái các tình nguyện viên phân phát quà tặng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long bị chính quyền gây khó khăn.“Năm vừa rồi gặp khó khăn là thiện nguyện viên của chúng tôi đi về các tỉnh ở miền Tây, như Vĩnh Long và Tiền Giang, họ bị công an ở địa phương câu lưu, mời về đồn công an, giam đến 12 tiếng đồng hồ, đến 12 giờ đêm họ mới thả sau khi tra hỏi đủ điều, lục lọi túi sách các thứ… khiến công việc này bị cản trở, các thiện nguyện viên bị ảnh hưởng đến công việc làm ăn, sinh sống của họ”, linh mục Trương Hoàng Vũ cho biết.VOA đã liên lạc với công an tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, và Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị đưa ra bình luận về thư ngỏ và các phát biểu trên của linh mục phụ trách chương trình Trợ giúp TBP-VNCH, nhưng chưa được phản hồi.
Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc
Ngày 12.12, Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (New York) đã tổ chức lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2026-2028.Sự kiện được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Nhân quyền quốc tế đã thu hút sự quan tâm, tham dự của đông đảo Đại sứ và đại diện các Phái đoàn thường trực và quan sát viên tại Liên Hợp Quốc.Theo Bộ Ngoại giao, tham dự và phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cảm ơn các nước đã tin tưởng bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025; khẳng định trong vai trò thành viên suốt hai năm qua, Việt Nam đã đẩy mạnh các ưu tiên về bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, thúc đẩy bình đẳng giới, quyền lao động, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền giáo dục, đồng thời chủ trì các Nghị quyết về “Kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên (VDPA)” và về “Biến đổi khí hậu và quyền con người”, ghi đậm dấu ấn Việt Nam tại cơ quan chính của Liên Hợp Quốc về bảo vệ quyền con người.Thứ trưởng nhấn mạnh các thành tựu kinh tế – xã hội vượt bậc của Việt Nam sau gần 40 năm đổi mới là kết quả của chủ trương đặt con người vào trung tâm của mọi chính sách phát triển, cách tiếp cận cân bằng đối với việc thúc đẩy các quyền con người một cách toàn diện, từ các quyền dân sự và chính trị, đến các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, cũng như ưu tiên chăm lo và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bên cạnh nỗ lực to lớn của người dân Việt Nam ở cả trong và ngoài nước.
https://laodong.vn/thoi-su/viet-nam-tai-ung-cu-vao-hoi-dong-nhan-quyen-lien-hop-quoc-1434654.ldo
.Nhiều người hoài nghi việc Hà Nội kiểm tra nội bộ, không phát hiện tham nhũng
Ủy ban Nhân dân Hà Nội mới đây báo cáo với Hội đồng Nhân dân của thành phố rằng họ tiến hành công tác kiểm tra nội bộ và chưa phát hiện sai phạm về tham nhũng. Nhiều người dân tỏ ý hoài nghi về kết quả đó.Tin tức trên các trang web của đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, báo Giao Thông, Tài Nguyên và Môi Trường… từ 9-10/12 cho biết ủy ban nhân dân (UBND) của thủ đô Việt Nam gửi báo cáo hôm 2/12 tới hội đồng nhân dân (HĐND).Một phần báo cáo cho thấy trong năm 2024, UBND đã chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra nội bộ, phát huy quy chế dân chủ và công khai các hoạt động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị để phòng ngừa tham nhũng.“Qua công tác tự kiểm tra nội bộ của các đơn vị, chưa phát hiện và xử lý vụ việc nào tại đơn vị có liên quan đến tham nhũng”, báo cáo cho biết, được đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, báo Giao Thông, Tài Nguyên và Môi Trường… dẫn lại.“Tin này về lý thuyết thì rất là mừng. Nhưng mà thực sự nó có tin đáng tin cậy hay không thì chuyện này rất khó nói. Tôi tin rằng rất nhiều người không tin cái tin này”, một người dân Hà Nội nói với VOA và đề nghị không nêu danh tính do tính nhạy cảm của vấn đề.Giống như nhận định của người dân này, trên mạng xã hội, theo quan sát của VOA, nhiều người khác tỏ ý không tin tưởng vào bản báo cáo nói trên, bao gồm các ý kiến của những Facebooker đông người theo dõi như Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Thùy Dương… hay qua các cuộc thảo luận trong trang Chân Trời Mới Media.
HRW: Nghị định 147 của Việt Nam xiết chặt thêm quyền tiếp cận thông tin và quyền tự do biểu đạt
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ngày 11/12 ra thông cáo báo chí đề nghị Việt Nam huỷ bỏ Nghị định 147 vì quy định này có nội dung xiết chặt việc quản lý sử dụng mạng internet và luật An ninh mạng năm 2018.Theo tổ chức nhân quyền có trụ sở ở New York (Hoa Kỳ), Nghị định 147, được Chính phủ Việt Nam ban hành tháng 11 vừa qua và có hiệu lực từ ngày 25/12 tới, gây hại tới quyền tiếp cận thông tin và quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam.Bà Patricia Gossman, Phó Giám đốc Ban Á châu của HRW, được trích dẫn trong thông cáo:“Nghị định 147 mới ban hành và các điều luật an ninh mạng khác của Việt Nam không bảo vệ được người dân trước các mối lo về an ninh mạng đúng nghĩa mà cũng không tôn trọng các quyền cơ bản của con người.”“Vì công an Việt Nam coi bất cứ ý kiến phê phán nào đối với Đảng Cộng sản Việt Nam là một vấn đề an ninh quốc gia, nên nghị định này sẽ tạo thêm cho họ một công cụ nữa để đàn áp người bất đồng chính kiến,” bà nhấn mạnh.Theo HRW, nghị định này mở rộng khả năng kiểm soát của chính quyền đối với việc tiếp cận thông tin trên mạng Internet với các lý do mơ hồ như “an ninh quốc gia,” “trật tự xã hội,” và ngăn ngừa vi phạm “đạo đức, thuần phong mỹ tục” Việt Nam.Nghị định này yêu cầu các nền tảng mạng xã hội đang cung cấp dịch vụ tới người sử dụng ở Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu về người sử dụng và cung cấp các dữ liệu đó cho chính quyền khi có yêu cầu, và gỡ bỏ bất cứ nội dung gì mà chính quyền cho là “nội dung vi phạm pháp luật” trong vòng 24 tiếng.
Bùi Thanh Sơn-Vương Nghị thúc đẩy kết nối Việt-Trung
Ngoại trưởng Việt Nam và Trung Quốc đã trao thỏa thuận giữa hai chính phủ về hợp tác xây dựng ba tuyến đường sắt kết nối hai nước và bày tỏ mong muốn biên giới giữa hai bên sẽ ổn định, phát triển, truyền thông hai nước đưa tin.Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn đang có chuyến công du Bắc Kinh kéo dài bốn ngày để đồng chủ trì phiên họp lần thứ 16 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc cùng với người đồng cấp Vương Nghị hôm 10/12 tại Nhà khách Điếu Ngư Đài, Thông tấn xã Việt Nam cho biết.Ba tuyến đường sắt theo khổ tiêu chuẩn mà hai bên trao đổi thỏa thuận xây dựng bao gồm Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, Lạng Sơn-Hà Nội và Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng.Chủ trương xây dựng các tuyến đường sắt này nằm trong khuôn khổ Ý tưởng Vành đai-Con đường đầy tham vọng của Bắc Kinh và đã được nhất trí trong các cuộc gặp Tô Lâm-Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hồi cuối tháng 8 và Phạm Minh Chính-Lý Cường ở Hà Nội hồi giữa tháng 10. Khi gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính bên lề hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng trước ở Brazil, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi nhanh chóng xây dựng ba tuyến đường sắt này. Cũng tại phiên họp hôm 10/12, ông Sơn được cho là đã đề nghị với ông Vương về việc khôi phục tuyến vận tải liên vận đường sắt quốc tế giữa hai nước, vận hành an toàn Khu cảnh quan Bản Giốc-Đức Thiên, tiếp tục mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam và giúp Việt Nam mở thêm Văn phòng Xúc tiến thương mại tại Trung Quốc, theo tường thuật của báo Lao Động.
https://www.voatiengviet.com/a/bui-thanh-son-vuong-nghi-thuc-day-ket-noi-viet-trung/7897500.html
Việt Nam được, mất gì nếu ông Trump đánh thuế 60%-100% lên Trung Quốc và nhóm BRICS?
Khi còn tranh cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa nói nếu trở lại nắm quyền ông sẽ đánh thuế 60% đối với hàng Trung Quốc. Sau khi đắc cử trong cuộc bầu cử hôm 5/11, mới đây, ông đe dọa đánh thuế 100% lên nhóm BRICS trong đó có Trung Quốc. Hai nhà nghiên cứu nói với VOA rằng nếu ý định đánh thuế nêu trên trở thành hiện thực, Việt Nam cũng phải chịu một số hậu quả song vẫn có thể thu được các lợi ích to lớn. Ý tưởng tăng thuế quan, tức thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa của các nước bán vào Mỹ, được ông Trump nêu ra từ đầu năm nay và nói đến cụ thể hơn vào tháng 9. Theo đó, mức thuế 10-20% được áp lên mọi mặt hàng nhập khẩu và 60-100% đối với hàng Trung Quốc. Người từng là tổng thống thứ 45 và sắp là tổng thống thứ 47 của Mỹ muốn gây sức ép để Trung Quốc giảm khoản chênh lệch hàng trăm tỷ đô la mỗi năm trong cán cân xuất nhập khẩu giữa hai nước, hay nói cách khác, Trung Quốc hưởng thặng dư thương mại trong khi Mỹ bị thâm hụt. Bên cạnh đó, ông Trump cũng muốn dùng thuế quan để tạo áp lực với Bắc Kinh về những điều mà ông cáo buộc là Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ của các hãng Mỹ và không ngăn chặn việc đưa lậu dược chất fentanyl vào Mỹ.
Lo lắng chệnh hướng XHCN, ông Tô Lâm nói không giải thể Ban Kinh tế Trung ương
Tổng bí thư Tô Lâm hôm 9/12 khẳng định Ban Kinh tế trung ương phải tồn tại để đảm bảo Việt Nam không vướng vào nguy cơ tụt hậu và chệch hướng phát triển chủ nghĩa xã hội.Phát biểu này của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam được đưa ra vào khi Đảng và Chính phủ đang tiến hành sáp nhập các ban, cơ quan để tinh giản đội ngũ. Ít nhất có ba ban của Đảng mới đây đã được đề xuất phải dừng hoạt động để sáp nhập bao gồm: Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương, Ban Cán sự Đảng,Theo truyền thông Nhà nước, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương ở Hà Nội, ông Tô Lâm nhấn mạnh “Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan tham mưu rất quan trọng của Đảng, chịu trách nhiệm tham mưu, hoạch địch đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước.”Ông Tô Lâm cũng nói đến hai nguy cơ gắn liền với trách nhiệm của Ban Kinh tế Trung ương là nguy cơ tụt hậu và nguy cơ chệch hướng.“Nguy cơ tụt hậu và chệch hướng luôn thường trực trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đường lối và chiến lược phát triển của Đảng phải như thế nào để đẩy lùi các nguy cơ này là do vai trò tham mưu của Ban Kinh tế Trung ương.” “Với chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng như vậy thì Ban Kinh tế Trung ương không thể không tồn tại.” – ông Tô Lâm nhấn mạnh.Định hướng phát triển chủ nghĩa xã hội được ông Tô Lâm khẳng định là “đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người mà không được làm mất bình đẳng, đảm bảo cân đối hài hòa và tính toàn diện của sự phát triển để không ai bị bỏ lại phía sau.”
Luật sư Trần Đình Triển bị truy tố với mức án lên tới 7 năm tù
Luật sư Trần Đình Triển hôm 12/12 đã bị Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành cáo trạng truy tố về tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân’, truyền thông trong nước cho biết.Ông Triển bị truy tố 6 tháng sau ngày ông bị Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc.Tội danh mà ông Triển bị truy tố nằm trong khoản 2, điều 331, Bộ Luật Hình sự, tờ Công an nhân dân cho biết, với mức án tối đa lên tới 7 năm tù cho hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Cáo trạng được tờ Công an nhân dân dẫn lại 3 bài viết mà luật sư này đăng trên trang Facebook ‘Trần Đình Triển’ hồi tháng 4 và tháng 5 năm nay mà trong đó ông đã chỉ trích ngành Tòa án Việt Nam nói chung và lãnh đạo Tòa án nhân dân Tối cao nói riêng là cơ sở để truy tố ông.Viện kiểm sát cho rằng các bài đăng trên Facebook này của ông Triển đã ‘gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của hệ thống Tòa án nhân dân và cá nhân lãnh đạo Tòa án nhân dân Tối cao’.
Dự Án 88 tiết lộ danh tính 5 đảng viên CSVN đi tù vụ Thái Văn Đường
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hơn một tháng sau khi phiên tòa xử YouTuber Thái Văn Đường khép lại tại Hà Nội, Dự Án 88 (The 88 Project) tiết lộ danh tính năm đảng viên, quan chức nhà nước Việt Nam đi tù cùng với bị cáo này.Ông Thái Văn Đường, tên thật Đường Văn Thái, bị kết án 12 năm tù ở Hà Nội hôm 30 Tháng Mười, với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước.”Ông Thái bị mật vụ CSVN bắt cóc tại Bangkok, Thái Lan, rồi đưa về Việt Nam hồi giữa Tháng Tư năm ngoái.Dự Án 88 được biết đến là nhóm nhân quyền, đưa tin về giới hoạt động, nhà tranh đấu nhân quyền tại Việt Nam.Theo bản tin hôm 11 Tháng Mười Hai trên trang web The88project.org, do vụ án Thái Văn Đường liên quan đến nhiều quan chức nhà nước, nhà cầm quyền Việt Nam không công khai kết luận điều tra, cáo trạng và bản án.“Họ cũng không cung cấp thông tin chi tiết về những gì ông Thái hoặc đồng phạm của ông đã làm hoặc lý do tại sao họ bị đưa ra xử kín,” Dự Án 88 cho hay.Ngoài ông Thái, phiên tòa còn kết án bảy người khác bị cáo buộc là “đồng phạm,” với mức án từ 30 tháng đến năm năm rưỡi tù.Trong số này có năm đảng viên, là quan chức đảng, nhà nước.Danh tính năm người này gồm: Trương Công Đại (cựu chi cục trưởng Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường, Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Bắc Giang, đảng viên), Vũ Tuấn Anh (cựu trưởng Ban Tổ Chức-Kiểm Tra, Tỉnh Đoàn Bắc Giang), Nguyễn Văn Văn (đảng viên, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị tập đoàn Gia Nguyễn), Bùi Thị Khánh Phương (đảng viên, không rõ cơ quan công tác) và Nguyễn Thanh Tùng (đảng viên, không rõ cơ quan công tác).
TNLT Y Krếc Byă được trao Giải thưởng Nhân quyền Lê Đình Lượng 2024
Ông Y Krếc Byă, một tù nhân lương tâm (TNLT) đang thụ án tù 13 năm ở Trại giam Xuyên Mộc, được tổ chức Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (tức đảng Việt Tân) trao giải thưởng Lê Đình Lượng năm nay với chủ đề “Công lý cho dân tộc, Công bằng cho mọi người.”Ông Y Krếc Byă, sinh năm 1978, bị bắt lần thứ nhất năm 2004 và bị kết án 8 năm tù về tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” vì các hoạt động đòi quyền tự do tôn giáo. Ông bị bắt lần thứ hai đầu tháng 4 năm ngoái, và trong phiên toà cuối tháng 3 năm nay, ông bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế về cùng tội danh.Trong thông báo công bố ngày 8/12, Việt Tân cho biết việc trao giải thưởng Lê Đình Lượng năm nay cho ông Y Krếc Byă là cách vinh danh tinh thần bất khuất trước cường quyền và sự miệt mài tranh đấu cho nhân quyền trong hơn hai thập niên qua của ông. Thông cáo viết:“Trong hơn 20 năm qua, thầy truyền đạo Tin Lành Y Krếc Byă, người sắc tộc Ê Đê, thuộc Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, đã không ngừng tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo và đòi công lý, công bằng cho đồng bào sắc tộc ở Tây Nguyên.”Theo Việt Tân, Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên là một tổ chức tôn giáo độc lập, do vậy, nhiều mục sư, thầy truyền đạo và tín đồ liên tục bị chính quyền các tỉnh Tây Nguyên sách nhiễu, ngăn cản không cho tổ chức các sinh hoạt tôn giáo nhằm bắt họ phải bỏ đạo.Ông Y Krếc Byă được cho là đã nỗ lực cùng một số đồng đạo phục hoạt nhóm đạo này, sau nhiều năm các hoạt động của nhóm bị gián đoạn vì sự đàn áp của giới cầm quyền.Ông cũng là người trợ giúp người bản địa phản đối việc chính quyền địa phương cưỡng chế đất một cách bất hợp pháp, đòi công lý cho các nạn nhân bị mất đất mất nhà.Trước khi bị bắt, ông đã hướng dẫn các tín đồ thu thập bằng chứng và viết báo cáo các trường hợp vi phạm nhân quyền để gửi cho các cơ quan nhân quyền quốc tế.
Nhóm TikToker Phó Đức Nam lừa số ngoại hối ‘lớn nhất Việt Nam’
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Công An Hà Nội đánh giá đường dây lừa đảo “dạy làm giàu” của TikToker Mr. Pips “lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam về ngoại hối, chứng khoán.”Báo VNExpress hôm 11 Tháng Mười Hai, dẫn tin từ Công An Hà Nội cho biết bị can Phó Đức Nam, 30 tuổi, tự TikToker Mr.Pips, ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, và bị can Lê Khắc Ngọ, 34 tuổi, tự TikToker Mr. Hunter, ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, cùng 29 người vừa bị khởi tố về các tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản; rửa tiền; không tố giác tội phạm; chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có.”Tuy nhiên, hiện bị can Lê Khắc Ngọ đã bỏ trốn, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An Hà Nội kêu gọi ra đầu thú, nộp lại tài sản lừa đảo để “hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.”Theo cơ quan điều tra, bị can Nam có kiến thức tốt về tài chính, công nghệ thông tin và thành thạo tiếng Anh nên vận dụng để móc nối với người ngoại quốc, thực hiện lừa đảo ở Việt Nam.Để thu hút nhiều người tin tưởng và cùng tham gia, anh ta thường khoe trên mạng xã hội những hình ảnh về cuộc sống giàu có, khối tài sản khổng lồ, siêu xe, biệt thự.“Khi người ta thấy nhà đẹp, xe sang sẽ bị cuốn hút và từ đó dễ tạo được sự tin tưởng để lôi kéo tham gia đầu tư tài chính,” bị can Nam khai tại cơ quan điều tra.Công An Hà Nội đánh giá, các nạn nhân sập bẫy đa số vì tin vào sự hào nhoáng, giàu có của Nam và Ngọ. Cùng với việc ham làm giàu, sớm thành đại gia, họ càng dễ bị dẫn dụ.Đường dây phạm tội tại Việt Nam của Phó Đức Nam bắt đầu từ năm 2021 khi anh ta và bị can Ngọ liên kết với một người Thổ Nhĩ Kỳ mở năm trang mạng có giao diện tiếng Anh, để người tham gia tưởng là mình giao dịch trên các sàn quốc tế, có uy tín.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nhom-tiktoker-pho-duc-nam-lua-so-ngoai-hoi-lon-nhat-viet-nam/
Hai quan chức Việt Nam bị cáo buộc tấn công tình dục ở New Zealand
Cảnh sát New Zealand hôm thứ Năm 12/12 cho BBC News Tiếng Việt biết “hai nghi phạm là quan chức Việt Nam” bị cáo buộc đã xâm hại tình dục hai nữ phục vụ bàn tại New Zealand hồi tháng 3/2024.Sự việc này tiếp tục gây xôn xao dư luận sau vụ hồi tháng 11 khi một cận vệ của Chủ tịch nước Lương Cường bị cáo buộc lạm dụng tình dục trong khi đoàn Việt Nam đang có chuyến thăm chính thức Chile từ ngày 9-12/11.Hôm thứ Tư 11/12, báo Stuff của New Zealand đã phỏng vấn độc quyền một trong hai phụ nữ được nêu trong bài viết là nạn nhân của vụ cáo buộc xâm hại tình dục ở một nhà hàng Việt Nam mang tên SAIGON Restaurant & Bar on Willis ở thủ đô Wellington. Cụ thể, trong bài viết này, một phụ nữ đã kể lại với Stuff chi tiết vụ việc chẳng hạn như bị chuốc rượu rồi bị xâm hại tình dục trong phòng hát karaoke của nhà hàng, sau đó cô cùng nữ đồng nghiệp đã đệ đơn lên cảnh sát hồi tháng 3/2024 để đòi công lý.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2dxe3j872ko
Pháp: Tổng thống bổ nhiệm chính trị gia cánh trung François Bayrou làm tân thủ tướng
Phủ tổng thống Pháp trưa nay, 13/12/2024, thông báo tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm một nhân vật cánh trung, ông François Bayrou, làm tân thủ tướng, thay thế ông Michel Barnier bị các đảng đối lập bỏ phiếu bất tín nhiệm lật đổ hôm 04/12. Ông François Bayrou là lãnh đạo đảng MoDem (Phong trào Dân Chủ), một đảng trung hữu, đồng minh với đảng Phục Hưng ( Renaissance ) của tổng thống. Sáng nay ông Bayrou đã được mời đến Điện Elysée để gặp tổng thống Macron và quyết định đã được thông báo sau đó ít giờ.Lễ chuyển giao chức vụ diễn ra chiều nay tại phủ thủ tướng Pháp ( Điện Matignon ).Ông François Bayrou, năm nay 73 tuổi, là một chính trị gia dày dạn kinh nghiệm. Theo học ngành văn chương, nhưng ông đã quyết định chọn con đường chính trị. Năm 1986, ông trở thành dân biểu thuộc đảng UDF (Liên Minh Dân Chủ Pháp), sau đó nhiều lần làm bộ trưởng trong các chính phủ cánh hữu. Năm 1998, ông Bayrou được bầu làm chủ của đảng UDF, sau này đổi tên thành MoDem. Từ 2002, đến 2012, ông liên tục ra ứng cử tổng thống Pháp, nhưng chưa bao giờ vào được vòng hai.
Ukraine phóng tên lửa vào miền nam Nga, tung loạt vũ khí chiến đấu mới
Theo hãng tin RT, chia sẻ trên Telegram, ông Yuri Slyusar, quyền thống đốc khu vực Rostov, cho hay một địa điểm công nghiệp ở Taganrog bị hư hại, và 15 chiếc ô tô bị thiêu rụi trong bãi đậu xe trong vụ tập kích bằng tên lửa của Ukraine.”Các báo cáo ban đầu cho thấy không có người nào bị thương”, ông Slyusar thông báo.Người dân địa phương cũng cho biết, họ đã nghe thấy tiếng còi báo động không kích, và ít nhất 10 vụ nổ trên bầu trời thành phố Taganrog.Thành phố Taganrog thuộc vùng Rostov, và là nơi sinh sống của 242.000 người. Giống như các vùng khác giáp với Ukraine, Rostov thường xuyên phải hứng chịu các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ đối phương. Vào tháng 11, Mỹ đã cho phép Ukraine sử dụng các tên lửa tầm xa do Washington cung cấp như ATACMS để tấn công lãnh thổ Nga. Trước đó, Nhà Trắng đã hạn chế Kiev sử dụng các loại vũ khí này do lo ngại về khả năng leo thang căng thẳng với Moscow.
Netanyahu ra tòa về vụ tham nhũng giữa lúc Israel phải tả xung hữu đột khắp nơi
TEL AVIV, Israel (NV) – Hôm Thứ Ba, 10 Tháng Mười Hai, Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu đã xuất hiện trước phiên tòa xử ông về tội tham nhũng, một vụ xử án được dự trù sẽ kéo dài nhiều tuần lễ và thu hút sự chú ý của thế giới về những hiểm họa pháp lý dành cho vị thủ tướng Israel khi ông đang còn phải đối phó với lệnh bắt giữ quốc tế về các tội ác chiến tranh giữa lúc cuộc chiến tại Gaza vẫn tiếp diễn, Đài CBS News đưa tin.Đây là lần đầu tiên một thủ tướng Israel đương nhiệm ra tòa trong tư cách là một bị cáo hình sự, một cột mốc đáng hổ thẹn đối với một nhà lãnh đạo luôn ra sức nuôi dưỡng hình ảnh của một chính khách lão luyện và đáng kính.Ông Netanyahu bắt đầu cuộc cung khai trước tòa của mình bằng câu nói “xin chào” với các thẩm phán. Một thẩm phán cho vị thủ tướng biết rằng ông có những đặc quyền tương tự như các nhân chứng khác và có thể ngồi hoặc đứng tùy thích.
Nga tố Israel gây bất ổn ở Syria, Mỹ muốn phe đối lập phá hủy vũ khí hóa học
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời phỏng vấn hãng tin TASS nói rằng, các hoạt động quân sự gần đây do Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) thực hiện ở Syria “khó có thể góp phần ổn định tình hình quốc gia Trung Đông này, vốn đã bất ổn” sau khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ. Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova lại gọi động thái giành kiểm soát vùng đệm phi quân sự ở Cao nguyên Golan của Tel Aviv “đã ngang nhiên vi phạm thỏa thuận rút quân năm 1974 với Syria”.Những tuyên bố trên của giới chức Nga được đưa ra trong bối cảnh Israel những ngày qua đã phát động nhiều đòn tấn công vào nhiều mục tiêu ở Syria, nhằm “tạo một khu vực ‘phi vũ khí’ ở miền nam nước này”.
Lãnh đạo đối lập Syria kêu gọi thời gian chuyển tiếp 18 tháng trước cuộc bầu cử
Syria nên có thời gian chuyển tiếp 18 tháng để thiết lập “môi trường an toàn, trung lập và yên bình” cho các cuộc bầu cử tự do, ông Hadi Al-Bahra, người đứng đầu phe đối lập chính của Syria ở nước ngoài, nói với Reuters bên lề Diễn đàn Doha hôm 8/12.Trong một khoảnh khắc chấn động đối với Trung Đông, quân nổi dậy Syria đã giành quyền kiểm soát Damascus hôm 8/12, buộc Tổng thống Bashar al-Assad phải chạy trốn sau hơn 13 năm nội chiến, chấm dứt sự cai trị kéo dài hàng thập kỷ của gia đình ông.Cuộc tấn công chớp nhoáng đã làm dấy lên mối lo ngại ở các thủ đô tại thế giới Ảrập và làm dấy lên nỗi lo về một làn sóng bất ổn mới trong khu vực, cũng như đặt ra câu hỏi về việc liệu quân nổi dậy có thể đảm bảo quá trình chuyển tiếp có trật tự hay không.Ông Al-Bahra, Chủ tịch Liên minh Quốc gia Syria, nói rằng Syria nên soạn thảo hiến pháp trong vòng sáu tháng, mà theo đó, cuộc bầu cử đầu tiên sẽ là một cuộc trưng cầu dân ý. “Hiến pháp sẽ nói rằng, chúng ta sẽ có hệ thống nghị viện, hệ thống tổng thống, hay hệ thống hỗn hợp? Và dựa trên điều này, chúng tôi sẽ tiến hành bầu cử và người dân sẽ chọn ra người lãnh đạo của mình”, ông Al-Bahra nói.
https://www.voatiengviet.com/a/7891694.html
Bashar al-Assad sụp đổ và hồi chuông cảnh báo cho những tên độc tài còn sót lại!
Bashar al-Assad chính thức trở thành Tổng thống Syria vào ngày 17/7/2000. Ông thay thế cha mình, Hafez al-Assad, qua đời trước đó hơn một tháng.Bashar al-Assad nắm quyền lực tối cao một cách tình cờ khi người anh cả của ông ta, Bassel al-Assad, chết trong một tai nạn xe hơi vào năm 1991.Hafez al-Assad cầm quyền từ 1971 đến 2000 và biến Syria thành một quốc gia độc tài, toàn trị. Ông ta xây dựng một chế độ tàn bạo, khủng bố và thủ tiêu mọi nhân vật đối lập. Mọi cuộc bầu cử đều bị chà đạp và gian lận. Hafez al-Assad duy trì thể chế gia đình trị, cha truyền con nối.Bashar al-Assad còn tàn bạo và độc ác hơn cả cha mình. Lên nắm quyền từ năm 2000, ông ta không ngần ngại bỏ tù, thủ tiêu tất cả những nhân vật bất đồng chính kiến. Sự đàn áp cả dân thường trong bối cảnh Mùa xuân Ả Rập, khiến Syria rơi vào cuộc nội chiến đẫm máu vào năm 2011. Bashar al-Assad cho quân đội và thiết giáp tấn công và giết hại dân lành một cách không nương tay. Quốc tế lên tiếng một cách yếu ớt, cảnh báo thậm chí hăm doạ Assad nhưng đâu lại vào đó khi quân đội vẫn ra tay giết hại phiến quân và dân thường
Chính quyền Syria bị lật đổ, Ông Assad chạy về đâu?
Trong khi nhiều người ở Syria ăn mừng sự kết thúc của chế độ cai trị lâu dài của Bashar al-Assad, câu hỏi ngày một lớn là ông ta đã tẩu thoát khi nào, và đang ở đâu. Sau một ngày, bí ẩn đã được giải đáp khi phương tiện truyền thông nhà nước Nga công khai thông báo Bashar al-Assad đã hạ cánh xuống Moscow.“Assad và gia đình đã đến Moscow. Nước Nga, vì lý do nhân đạo, đã cấp cho họ quyền tị nạn”, một nguồn tin từ Điện Kremlin cho biết, theo TASS. Kể từ khi cuộc nổi dậy bắt đầu và quân nổi dậy nhanh chóng tiến quân khắp cả nước, Assad vẫn giữ thái độ kín tiếng.Sau cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Iran vào cuối tuần trước, Assad khẳng định sẽ chống lại “các tổ chức khủng bố” nhưng không đưa ra nhiều bình luận trong bối cảnh quân nổi dậy thắng như chẻ tre đã chiếm được các thành phố lớn.Vào thứ Bảy, khi quân nổi dậy bao vây, và tiến vào Damascus, không ai tìm thấy Assad đâu trong thành phố. Cuộc ra đi khỏi Syria đã được sắp xếp một cách lặng lẽ mà dường như các quan chức thân cận dưới quyền cũng không ai hay biết.
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/chinh-quyen-syria-bi-lat-do-ong-assad-chay-ve-dau/
Mỹ không kích ồ ạt, tiêu diệt hàng chục mục tiêu IS ở Syria
Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) cho biết, các cuộc tấn công trên diện rộng hôm 8/12 đã nhắm vào các thủ lĩnh, tay súng, và trại tập trung của IS để ngăn chặn nhóm khủng bố tái thiết ở miền trung Syria. Chiến dịch của Mỹ được tiến hành giữa lúc Syria rơi vào hỗn loạn, do các phe nổi dậy chiếm được thủ đô Damascus và Tổng thống Bashar Assad đã rời khỏi đất nước.Theo CENTCOM, các cuộc không kích có sự tham gia của dàn máy bay ném bom B-52, chiến đấu cơ F-15, và máy bay tấn công A-10 của Không quân Mỹ để tấn công hơn 75 mục tiêu IS. Quá trình đánh giá thiệt hại của IS sau đợt tấn công đang được Mỹ tiến hành. Một quan chức cấp cao Mỹ mô tả, đây là chiến dịch “quan trọng”, và khoảng 140 quả đạn đã được sử dụng. Song không rõ Mỹ đã dùng bao nhiêu tên lửa hoặc bom.
Cảnh sát đột kích văn phòng tổng thống Hàn Quốc
Tổng thống Yoon và các đồng minh của ông hiện đang phải đối mặt với các cáo buộc nổi loạn. Lệnh cấm đi lại đã được áp dụng đối với một số người trong số họCựu bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc, người chịu trách nhiệm về thiết quân luật, đã tìm cách tự tử khi bị giam giữ, theo lời một quan chức Bộ Tư pháp nói với Quốc hội.Ông Kim Yong-hyun cố tự sát vào đêm 10/12 nhưng đã từ bỏ ý định sau khi bị phát hiện. Bộ Tư pháp cho biết ông “hiện không có vấn đề nào về sức khỏe”. Cựu Bộ trưởng Kim được cho là đã đề xuất quyết định ban bố thiết quân luật với tổng thống.Tổng thống Yoon đã xin lỗi về hành động của mình nhưng không từ chức theo yêu cầu từ chính giới và dân chúng. Cuối tuần trước, một nỗ lực luận tội tổng thống đã thất bại, sau khi phần lớn thành viên trong chính đảng cầm quyền từ chối bỏ phiếu chống lại ông Yoon.Các thành viên phe đối lập dự kiến sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu luận tội khác vào cuối tuần này.Theo hãng tin Yonhap, ông Yoon không có mặt tại văn phòng khi cuộc đột kích diễn ra vào sáng nay 11/12.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1kejgjwml8o
Tổng thống Hàn Quốc bị cấm ra nước ngoài và bị tước quyền hành
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bị cấm rời khỏi đất nước do nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành, một quan chức Bộ Tư pháp cho biết hôm 9/12, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi ông từ chức và Hàn Quốc ngày càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng lãnh đạo.Ông Yoon đã xin lỗi về hành động vụng về và cho biết ông giao vận mệnh chính trị và pháp lý của mình vào tay Đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền của ông nhưng không từ chức. Ông đã trở thành đối tượng của một cuộc điều tra hình sự, theo tin tức trên truyền thông trong nước.Hôm 9/12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết ông Yoon vẫn là tổng tư lệnh hợp pháp, nhưng có sự bất mãn ngày càng tăng trong hàng ngũ tướng lĩnh cấp cao đối với tổng thống và điều này khiến quyền hành của ông bị nghi ngờ.
Tổng thống Hàn Quốc thề ‘chiến đấu đến cùng’
Tổng thống Yoon Suk-yeol vẫn cương quyết bảo vệ quyết định ban bố thiết quân luật, cho rằng ông làm điều đó là để bảo vệ nền dân chủ. Trong bài phát biểu đầy bất ngờ trên truyền hình vào hôm nay 12/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol khẳng định nỗ lực của ông là một quyết định hợp pháp nhằm “ngăn chặn sự sụp đổ” của nền dân chủ và chống lại “quốc hội độc tài” của phe đối lập.Mặc dù có nhiều lời kêu gọi luận tội tổng thống cũng như yêu cầu ông từ chức, ông Yoon nói rằng mình sẽ không rời bỏ vị trí.”Tôi vẫn sẽ kiên định dù bị luận tội hay điều tra. Tôi sẽ chiến đấu đến cùng,” ông nói. Tổng thống và các đồng minh thân cận đang phải đối mặt với các cáo buộc nổi loạn, và một số người đã bị cấm xuất cảnh. Nhưng ông Yoon phủ nhận cáo buộc lệnh thiết quân luật mà ông ban bố là hành động nổi loạn, khẳng định các đối thủ chính trị đang gây “kích động sai trái” để hạ bệ ông.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvgr74vxxwno
Trump lại dọa rút Mỹ khỏi NATO nếu châu Âu không đóng góp nhiều hơn cho quốc phòng
Trong một cuộc phỏng vấn được phát hôm qua, 08/12/2024, trên kênh truyền hình NBC News, tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tái khẳng định một khi lên nắm quyền từ ngày 20/01/2024 ông sẽ thực thi các cam kết cứng rắn. Đặc biệt về mặt quốc phòng, ông Trump cho biết sẽ rút Hoa Kỳ khỏi NATO nếu các nước châu Âu không đóng góp tài chính nhiều hơn. Donald Trump nhấn mạnh : « Nếu họ trả các hóa đơn, và nếu họ đối xử với chúng ta một cách công bằng, câu trả lời là tôi sẽ ở lại NATO ».Ông Trump khẳng định, trong trường hợp ngược lại, Hoa Kỳ có thể rút khỏi Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Tổng thống đắc cử Mỹ tự tin khẳng định: Chỉ với thái độ cứng rắn của ông, các nước châu Âu đã phải đóng góp thêm hàng trăm tỉ đô la. Vẫn theo ông Trump, Ukraina chắc chắn sẽ phải chuẩn bị cho việc nhận được ít trợ giúp quân sự hơn từ Washington so với thời tổng thống tiền nhiệm. Cuộc phỏng vấn được thâu trước cuộc hội đàm giữa Trump với tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và tổng thống Pháp Emmanuel Macron, tại Paris hôm thứ Bảy 07/12. Sau cuộc gặp này, ba bên cho biết đã có các thảo luận nhằm « chấm dứt sớm nhất có thể » và « một cách công bằng » cuộc chiến tại Ukraina.
Ông Trump dọa bỏ tù thành viên ủy ban điều tra bạo loạn Đồi Capitol
Tổng thống đắc cử Trump nói các nghị sĩ phụ trách cuộc điều tra nhắm vào ông liên quan bạo loạn Đồi Capitol nên bị bỏ tù.”Tất cả người trong ủy ban đó, thành thật mà nói, nên bị bỏ tù vì những chuyện họ đã làm”, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói trong cuộc phỏng vấn ngày 8/12, đề cập Ủy ban Điều tra Bạo loạn Đồi Capitol của Hạ viện Mỹ.Ủy ban này do hạ nghị sĩ Bennie G. Thompson dẫn dắt, gồm 7 đảng viên Dân chủ và hai đảng viên Cộng hòa là bà Liz Cheney và ông Adam Kinzinger. Ủy ban trước đó kết luận rằng ông Trump đã kích động đám đông ủng hộ gây ra cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol ngày 6/1/2021.Bà Cheney từng bị các thành viên đảng Cộng hòa chỉ trích dữ dội vì tham gia ủy ban điều tra. Bà cũng thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ và mất ghế nghị sĩ.
Tham vọng 500 tỷ euro của EU để ứng phó áp lực từ ông Trump
EU thảo luận khả năng thiết lập quỹ 500 tỷ euro cho các dự án quốc phòng, nhằm tăng chi tiêu quân sự, ứng phó với những lời đe dọa từ ông Trump.”Chúng tôi đã chi 350 tỷ USD để hỗ trợ Ukraine, trong khi châu Âu mới chi có 100 tỷ USD. Tại sao châu Âu không chi nhiều như chúng tôi”, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói trong cuộc phỏng vấn ngày 8/12. “Châu Âu nên cân bằng với Mỹ”.Khi được hỏi nếu các nước thành viên NATO ở châu Âu không đáp ứng được các yêu cầu tài chính “công bằng” mà ông Trump đặt ra, liệu Mỹ có rút khỏi NATO hay không, Tổng thống đắc cử trả lời: “Chắc chắn rồi”.Tuyên bố này của ông Trump khiến các quốc gia NATO ở châu Âu lo ngại, bởi ông từng cảnh báo Mỹ sẽ không bảo vệ các thành viên không chi tiêu cho quốc phòng theo mức cam kết 2% GDP.Những lời đe dọa đó cũng thúc đẩy châu Âu xem xét lựa chọn chi tiêu quốc phòng quyết liệt hơn. Các quan chức châu Âu cấp cao đang tập trung vào phương án thiết lập một cơ chế huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu được đảm bảo bởi chính quốc gia tham gia.Mô hình này sẽ tiếp nhận cả quốc gia không thuộc EU, như Anh và Na Uy, các nguồn tin tham gia đàm phán nói với Financial Times. Các bên chưa nhất trí về số tiền cụ thể, nhưng được cho là cần hơn 500 tỷ euro (528 tỷ USD).
https://vnexpress.net/tham-vong-500-ty-euro-cua-eu-de-ung-pho-ap-luc-tu-ong-trump-4824542.html
Luật ‘sinh ở Mỹ là công dân Mỹ’ mà ông Trump muốn xóa bỏ
Ông Trump từ lâu phản đối cấp quyền công dân cho người nước ngoài sinh ra trên lãnh thổ Mỹ và cam kết xóa chính sách này ngay sau khi nhậm chức.Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024, ông Donald Trump tuyên bố sẽ trục xuất hàng loạt người di cư và chấm dứt chính sách cấp quyền công dân cho người nước ngoài sinh ra trên đất Mỹ, điều vốn được quy định trong Tu chính án thứ 14 của hiến pháp nước này.”Tất cả những người sinh ra hoặc nhập tịch vào Mỹ, chịu sự quản lý của Mỹ, đều là công dân Mỹ và bang nơi họ cư trú”, Tu chính án thứ 14 được quốc hội Mỹ phê chuẩn vào năm 1868 nêu rõ. Chính sách này nhằm đảm bảo rằng con cái của những nô lệ được đưa tới Mỹ trái với ý muốn của họ đều được công nhận là công dân Mỹ.Giới quan sát cho rằng ngôn ngữ trong Tu chính án thứ 14 rất rõ ràng, khẳng định bất kỳ ai sinh ra trên lãnh thổ của Mỹ đều mặc nhiên trở thành công dân nước này. Quyền này còn được gọi là jus soli, hay “quyền của người sinh ra trên lãnh thổ”.
https://vnexpress.net/luat-sinh-o-my-la-cong-dan-my-ma-ong-trump-muon-xoa-bo-4826542.html
Tổng thống Biden nỗ lực cứu vãn di sản của mình trong bài phát biểu 40 phút
Ngày 10-12, Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đã có bài phát biểu dài 40 phút tại Viện Brookings với tên gọi là “Bài phát biểu di sản”, nhằm bảo vệ các đề xuất của chính quyền ông, với mục tiêu tái định hình ngành sản xuất Mỹ. Tổng thống Biden: ‘Chính quyền mới được thừa hưởng một nền kinh tế hùng mạnh’Ông Biden nói rằng cử tri Mỹ đã không công nhận các chính sách kinh tế của chính quyền hiện tại, bao gồm gói kích cầu kinh tế trị giá 1.900 tỉ USD mà ông đã ký ngay sau khi nhậm chức vào năm 2020, nhằm giúp đất nước phục hồi sau đại dịch COVID-19.Tổng thống sắp mãn nhiệm của Đảng Dân chủ lập luận rằng một số người Mỹ sau đó đã đổ lỗi cho hành động này vì góp phần thúc đẩy lạm phát, tuy nhiên lưu ý nền kinh tế Mỹ đã phục hồi nhanh hơn so với nhiều nước phương Tây khác, theo Washington Post.
https://tuoitre.vn/tong-thong-biden-no-luc-cuu-van-di-san-cua-mi
Mỹ trừng phạt công ty an ninh mạng Trung Quốc vì hoạt động ‘độc hại’
Hoa Kỳ ngày 10/12 áp đặt chế tài lên một công ty an ninh mạng Trung Quốc và một nhân viên của công ty này, với cáo buộc xâm nhập hơn 80.000 tường lửa trong một cuộc tấn công tin tặc năm 2020.Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết trừng phạt công ty Sichuan Silence Information Technology và một nhân viên tên Guan Tianfeng vì cuộc tấn công tin tặc hồi tháng 4 năm 2020, nhắm vào tường lửa trên toàn thế giới, bao gồm cả cơ sở hạ tầng quan trọng tại Hoa Kỳ.Trong ba ngày, Guan đã khai thác một lỗ hổng trong sản phẩm tường lửa và triển khai phần mềm độc hại nhắm vào khoảng 81.000 doanh nghiệp trên toàn cầu. Mục đích là ăn cắp dữ liệu, bao gồm tên đăng nhập và mật khẩu, đồng thời cố gắng cài phần mềm độc hại vào các máy tính, theo Bộ Tài chính Mỹ.Hơn 23.000 tường lửa bị ảnh hưởng là ở Hoa Kỳ, trong đó có 36 tường lửa bảo vệ các hệ thống thuộc các công ty cơ sở hạ tầng quan trọng, cơ quan này cho biết.
https://www.voatiengviet.com/a/my-trung-phat-cong-ty-an-nnh-mang-trung-quoc/7896690.html