Nguyên tác: Thanh Tân (nhật báo Seatle Times)
Chuyển ngữ: Trùng Dương
Lời dịch giả: Nhiều người trẻ gốc Việt, trong đó có các con tôi, thắc mắc tại sao sau 40 năm mà nhiều người thuộc thế hệ di dân người Việt đầu tiên vẫn không thể chấp nhận chế độ Cộng Sản hiện cai trị tại Việt Nam, tại sao vẫn từ chối nói chuyện hòa hợp hòa giải với chế độ đó mặc dù những nỗ lực với tới “những khúc ruột ngàn dặm,” và cả phá hoại, cộng đồng người Việt hải ngoại trong nhiều thập niên qua bởi tập đoàn lãnh đạo tại Hà Nội.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30 tháng 4, 1975, qua những bài viết và phim ảnh tôi đã có dịp đọc, bài bình luận của cô Thanh Tân trên tờ Seattle Times, “40 years after the Vietnam War, move pass name-calling,” (40 năm sau cuộc chiến Việt Nam, hãy vượt lên cái trò ‘chụp mũ’) (*) đã đặc biệt lôi cuốn sự chú ý của tôi. Bài viết không những từ một người trẻ sinh ra và lớn lên ở trên đất Mỹ với cái nhìn khá sâu sắc và chính xác, mà còn mang một văn phong súc tích, mạch lạc về một trận chiến ít người nhìn thấy nhưng đã và vẫn còn âm thầm diễn ra, mà chính cha cô, một nhân vật hoạt động tích cực trong cộng đồng, đã trở thành nạn nhân. Những trận chiến bằng ngôn từ này nhằm chụp mũ nhiều người sinh hoạt tích cực cho cộng đồng là thân cộng và cộng sản nằm vùng, đã gây tổn thương và chia rẽ trầm trọng không những cho nạn nhân mà cả cộng đồng người Việt hải ngoại. Những người bị chụp mũ lại thường là những nhân vật đã từng hoạt động tích cực để xây dựng cộng đồng người Việt hải ngoại ngày một tốt đẹp hơn. Nhiều cây bút trong cộng đồng đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng chụp mũ có tính cach phá hoại này, mà hậu quả là ít người còn muốn ra làm việc cho cộng đồng. Thậm chí hễ nói tới cộng đồng có nhiều người ngao ngán, coi đó là chốn “gió tanh mưa máu” không muốn dính vào. Những lỗ trống ấy rồi ai sẽ là người điền vào, nhiều người trong chúng ta đã biết câu trả lời. Trò ném đá dấu tay của cộng sản trước 1975 đã lôi kéo nhiều người miền Nam nhẹ dạ, trong đó có nhiều văn nghệ sĩ và ký giả, cố ý hay vô tình, đã tiếp tay làm suy yếu miền Nam.
Tôi chọn dịch bài này vì có lẽ không có gì mạnh mẽ hơn là một cảnh báo đến từ một người thuộc thế hệ thứ hai, do một kinh nghiệm đau thương của chính gia đình cô. [TD, 05/2015]
***
40 năm sau cuộc chiến Việt Nam, hãy vươn lên khỏi trò ‘chụp mũ’
Sáu năm trước, tôi ngồi ở ghế nhân chứng tại tòa án Quận Thurston và không giữ được sự bình tĩnh. Tôi không còn nhớ câu hỏi của luật sư đã khiến nước mắt tôi trào ra, nhưng tôi nhìn chằm chặp vào người đàn ông đã công khai làm nhục bố tôi, ông Ðức Tân, bằng lời cáo buộc sai quấy cho ông là Việt Cộng nằm vùng. Tôi đã thốt lên, “Làm sao ông có thể làm điều đó hả?”
Gia đình cô Thanh Tân và vài thân hữu thăm viếng Ðài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Chiến Tranh Việt Nam của tiểu bang Washington vào năm 1990. Trong hình: hàng sau, từ trái, Hải Võ, Triều Võ, ca sĩ Bạch Yến, Tau Lương, Ðức Tân, Uyên Tân; hàng trước, Anh Tân, Thanh Tân. (Hình: Thanh Tân)
Trong lúc tôi làm nhân chứng trong vụ kiện mạ lỵ phỉ báng mà cha tôi là nạn nhân, tim tôi nhức nhối giùm cha tôi sau nhiều thập niên làm việc cộng đồng lại bị bôi vấy và tư cách của ông bị xúc phạm bởi một số người di dân cùng dòng giống. Tim tôi vỡ nát khi thấy cuộc chiến Việt Nam vẫn chưa chấm dứt, ít ra đối với những người đã phải chịu đựng cơn chấn thương trước khi định cư tại Mỹ.
Ra đời tại Olympia nhiều năm sau khi Sài Gòn thất thủ, tôi đã trải qua phần lớn đời mình trốn tránh bóng ma của cuộc chiến này. Là con gái của những người tị nạn, việc trốn tránh này khó mà làm được, đặc biệt khi cha tôi và cộng đồng Việt tại Quận Thurston nạp đơn kiện những người đã chụp mũ họ và vụ kiện đã kéo dài tới 10 năm.
Tôi đã nghiệm ra rằng làm một người Mỹ gốc Việt tức là chấp nhận cái di sản của sự sinh tồn vượt ngoài tưởng tượng và niềm đau không thể giãi bầy. Chúng ta có mặt tại đây phần lớn vì quốc gia của chúng ta, Nam Việt Nam, thua trận. Chúng ta phải lìa quê hương vì sợ bị bắt bớ tù đầy. Cha tôi là một giáo sư và sĩ quan trong quân đội miền Nam được Hoa Kỳ hỗ trợ.
Ðợt người Việt tị nạn đầu tiên đến Mỹ năm 1975 đã phải bắt đầu xây dựng lại cuộc đời họ từ đống tro tàn. Hơn 15 năm kế đó, các thuyền nhân (trong đó có gia đình tôi) đã thường xuyên trực diện với chết chóc, đói khát, hãm hiếp và cướp bóc bởi hải tặc nơi biển khơi. Bắt đầu từ cuối thập niên 1980, các con cái của quân nhân Mỹ được hồi hương và định cư tại Mỹ. Cũng vậy là các cựu tù nhân chính trị, những người bị cộng sản cầm tù từ ít ra ba năm trở lên trong các cái gọi là trại “học tập cải tạo.”
Nhìn lại quãng đời thơ ấu của mình, tôi nhớ tới những đợt di dân khác nhau đã thay đổi bộ mặt cộng đồng mỗi ngày một đông của chúng tôi. Cha tôi thường dẫn ba chị em tôi tới những buổi mít tinh chống Cộng và tổ chức những buổi họp tại nhà. Mùi cà phê thơm lừng trong không gian khi các bà vợ chuyện trò trong nhà bếp trong khi các ông túm tụm ngoài phòng khách – lá cờ Việt Nam Cộng Hòa lúc nào cũng được trưng bày.
Họ không những chỉ gặp nhau xã giao, mà còn chia sẻ các thông tin: Nơi nào họ có thể mua các loại thực phẩm Á Ðông? Làm thế nào để có thể trợ giúp người thân còn ở Việt Nam? Cuộc thi tuyển nào có thể giúp họ kiếm một việc làm với chính quyền tiểu bang hay làm thế nào để thăng tiến khỏi nghề lau chùi dọn dẹp? Ai đứng ra tổ chức kỳ mít- tinh tới để tranh đấu cho nhân quyền bị đàn áp ở Việt Nam?
Ðối với chị em chúng tôi, lớn lên trong một gia đình tị nạn có nghĩa là quân bình hóa giữa hai nền văn hóa, hai ngôn ngữ, hai mọi thứ khác ở mọi lúc. Nếu chúng tôi không đang cùng đi dự mít-tinh với cha mẹ, thì là giúp hiệu đính thư từ gửi đi các nhà dân cử hay thu nhặt các đóng góp thiện chí tại các buổi văn nghệ gây quỹ.
Ý tưởng về một chuyến phiêu lưu của gia đình tôi là dẫn các bạn tị nạn đi thăm Ðài Cựu Chiến binh Tham Chiến tại Việt Nam ở khuôn viên tòa nhà Quốc Hội tiểu bang, một đài tưởng niệm nhiều người Việt đã đóng góp để dựng nên.
Mỗi tối Thứ Sáu chúng tôi theo học chữ Việt tại trường Việt ngữ, nơi mỗi trước khi bắt đầu lớp học chúng tôi đứng chào lá cờ màu vàng với ba gạch đỏ. Những lời mở đầu của bài quốc ca của Nam Việt Nam đã khắc sâu trong trí nhớ tôi:
“Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi. Ðồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống…”
Cha tôi quá bận rộn với công việc cộng đồng tới độ có lần ông suýt bỏ qua cơ hội thăng chức tại Văn phòng Xã hội và Y tế của tiểu bang. Ông mang mặc cảm của người sống sót, một cảm giác nhiều người Việt lưu vong cùng chia sẻ và họ thấy phải làm cái gì đó cho bạn bè và gia đình còn đang lầm than và bị tù đày ở quê nhà.
Khi những người tị nạn khác mới tới, những người đi trước thường giúp họ tập lái xe, kiếm việc và giúp điền các giấy tờ này khác.
Là một người đã khôn lớn, tôi bàng hoàng khi thấy cũng chính vài trong những người này đã trở mặt chống lại cha tôi và tổ chức cộng đồng người Việt địa phương. Trong một thông cáo công khai vào năm 2003, một nhóm tự gọi là Ủy Ban Chống Cờ Việt Cộng vu cáo cho cha tôi và tổ chức cộng đồng là “tôn sùng Cộng Sản, làm nhiễm độc đầu óc trẻ em và thường xuyên và một cách có kế hoạch phản bội cộng đồng Việt Nam bằng cách làm lợi cho chính quyền Việt Cộng.”
Mà có gì đâu, chỉ là vì một cái khăn đeo làm bếp mầu sắc rực rỡ tìm thấy sau gian hàng bán thực phẩm mà cha tôi đảm trách cho một buổi gây quỹ cho cộng đồng tại hội chợ Capital Lakefair. Những người bài bác ông đã họp báo tuyên bố là cái khăn làm bếp ấy có hình Santa Claus mang một đôi găng tay có biểu tượng Hồ Chí Minh và cờ Cộng Sản.
Tòa Quận Thurston đã tuyên án thắng cho cha tôi và nhóm của ông. Vào ngày 9 tháng 5, 2009, tòa Tối Cao tiểu bang Washington đồng ý với bồi thẩm đoàn là Ủy Ban Chống Cờ Việt Cộng đã mạ lị phỉ báng nhóm của cha tôi với ác ý. Vụ án, đã được tờ The New York Times tường thuật, mới chính thức kết thúc năm ngoái sau khi Tòa Tối Cao Liên Bang từ chối thụ lý hồ sơ kháng án. Dù vậy, tôi vẫn không hiểu tại sao một vụ vu cáo vô lý đến thế mà đã đi xa được đến như vậy.
Có lẽ ta có thể giải thích là cơn chấn thương vẫn còn đeo đẳng nơi nhiều người tị nạn trung thành với chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Những người tị nạn lớn tuổi vẫn còn đau xót trước sự mất mát quê hương và căn cước của họ vào ngày 30 tháng 4, 1975. Trước khi Sài Gòn thất thủ, họ đã sống trong nỗi ngờ vực có căn nguyên hẳn hoi về việc các lực lượng Cộng Sản, được biết tới là Việt Cộng, đang thâm nhập Miền Nam để gây rối. Ngày nay, họ lo âu về Nghị quyết 36 của chính quyền Việt Nam, một nghị quyết ra đời vào năm 2004 nhằm tạo ảnh hưởng tới hàng ngũ cộng đồng hải ngoại.
Cuộc chiến đã không kết thúc đối với nhiều người. Thay vì là súng đạn, vũ khí bây giờ là ngôn từ.
Hành động chụp mũ người vô tội là thân Cộng vẫn còn đang diễn ra tại các cộng đồng người Việt khắp nơi trên đất Mỹ. Những vụ kiện tụng đã diễn ra tại các tiểu bang Minnesota, Texas và California. Hậu quả là nhiều người chán nản không muốn tham gia việc cộng đồng. Hiện tượng McCarthyism tân thời này cần phải chấm dứt.
Nhưng chấm dứt bằng cách nào? Bằng việc nói lên kinh nghiệm và vinh danh những phấn đấu của mỗi một người tị nạn vậy.
Một trong số những người bạn từ ấu thơ của cha tôi gần đây bảo tôi trong một bữa ăn với giọng nửa cay đắng, “Cháu may mắn là vì cha cháu chỉ phải bị ở trại cải tạo có sáu tháng. Ông ấy đã rời Việt Nam sau đó. Còn bác bị tới sáu năm. Chính mắt bác chứng kiến ba người tự sát ngay trước mặt bác. Bác vẫn cón nằm mơ thấy cảnh đó.”
Ðiều mà người bạn của cha tôi không biết là những nỗ lực toàn diện mà cha tôi và nhiều người khác đã làm để gây chú ý tới cảnh ngộ của các tù nhân chính trị như ông.
Nhận định của ông bác làm tôi nhớ tới là mỗi người tị nạn trải qua những đau khổ một cách riêng. Tôi không thể hoàn lại cho ông bác những năm trải qua trong ngục tù, nhưng tôi nhìn nhận kinh nghiệm của ông. Câu chuyện của ông mới là điều quan trọng.
“Bố cháu đã không quên bác,” tôi cam đoan với ông. “Xin bác kể nữa cho cháu nghe đi.”
Là người Mỹ gốc Việt có nghĩa là bằng lòng với di sản phức tạp của cơn chấn thương, sự mất mát, cay đắng, mất niềm tin và khả năng sống còn mà nhiều người đang bắt đầu giãi bày.
Ðấy không phải là điều chúng ta phải trốn tránh. Ðó là điều cần khai phá và đối chất trước khi ký ức nhạt nhòa và lịch sử tái diễn.
Bình luận của Thanh Tân xuất hiện thường xuyên trên trang bình luận của nhật báo Seatle Times. Ðịa chỉ điện thư của cô là ttan@seattletimes.com
Chú thích:
(*) Thanh Tan, “40 years after the Vietnam War, move past name-calling,” http://www.seattletimes.com/opinion/for-refugees-resettling-after-the-vietnam-war-words-became-weapons/ Bài viết là một phần trong số đặc biệt “Seeking Refuge” tại seati.ms/seeking-refuge
Nguồn: Người Việt
40 years after the Vietnam War, move past name-calling
Vietnamese refugees still suffer from the loss of their homeland and identities. Columnist Thanh Tan, the daughter of refugees, writes about the need to hear and honor their stories.
SIX years ago, I sat on the witness stand in a Thurston County courtroom and lost my composure. I don’t remember the lawyer’s question that triggered the tears, but I locked eyes with the man who had publicly shamed my dad, Duc Tan, with false accusations that he was a Viet Cong infiltrator. I blurted out, “How could you?”
In that moment testifying in my father’s defamation lawsuit, my heart ached for him after his decades of volunteer work had been diminished and his dignity violated by fellow Vietnamese immigrants. My heart broke at the realization that the Vietnam War was not over, at least not for those who endured intense trauma before resettling in the United States.
I’ve learned that to be Vietnamese American is to accept a mixed legacy of incredible survival and unspeakable pain. We are here largely because our nation, South Vietnam, lost a war. We were driven from our homes by fear of persecution. My father had been a teacher and officer in the U.S.-backed South Vietnamese army.
The first wave of Vietnamese refugees to come to the United States in 1975 rebuilt their lives from scratch. Over the next 15 years, they were followed by the boat people (including my family) who often faced death, starvation, rape and pillaging by pirates on the high seas. Starting in the late 1980s, Amerasian children of former U.S. service members started arriving. So did former political prisoners of the communist regime, who spent at least three years in “re-education” camps.
Looking back at my childhood, I remember the different waves reshuffling our growing Vietnamese community. My dad took his three daughters to political rallies and hosted meetings at our house. The smell of coffee filled the air as wives chatted in our kitchen while the husbands huddled in the living room — the South Vietnamese flag always on display.
They were not just socializing, they were sharing information: Where could they go to buy Asian ingredients? How could they support family still in Vietnam? What kind of test might someone take to get a state job and move on from janitorial work? Who was organizing the next rally to protest communist Vietnam’s human-rights abuses?
For my sisters and me, being raised by refugees meant balancing two cultures, two languages, two of everything all the time. If we were not rallying with our parents, we were proofing letters sent to elected representatives or collecting donations at benefit concerts.
Our family’s idea of adventure was taking refugees to visit the Vietnam Veterans Memorial on the state Capitol grounds, a monument many Vietnamese raised money to help build in the 1980s.
On Friday evenings, we attended Vietnamese language school, where classes were preceded by a salute to a yellow flag with three red stripes. The opening lines of the South Vietnamese anthem are seared into my memory:
My father was so consumed by community activities, he nearly rejected a promotion at his day job with the state Department of Social and Health Services. He felt survivors’ guilt, a sense shared by many exiled Vietnamese that they had to do something for their friends and family members still suffering and imprisoned in the homeland.
When new refugees arrived, their predecessors often taught them how to drive, find jobs and fill out paperwork.
As an adult, I was shocked to see a few of these same people turn against my dad and the local Vietnamese community. In a public notice published in 2003, a group calling itself the Committee Against the Viet Cong Flag claimed my father and the VCTC “worship the communists, poison our children’s minds and have continuously and systematically betrayed the Vietnamese community by working on behalf of the Viet Cong government.”
The supposed smoking gun was a festive holiday apron found behind a food booth that my dad oversaw for the Vietnamese community’s annual fundraiser at the Capital Lakefair. His denouncers held news conferences claiming that the apron’s depiction of a Santa Claus wearing red mittens symbolized Ho Chi Minh and the communist flag.
A Thurston County Superior Court jury ruled in favor of my father and his group. On May 9, 2013, the Washington State Supreme Court agreed with the jury that the Committee Against the Viet Cong Flag defamed them and showed actual malice. The case, which was covered by The New York Times, officially closed last year when the U.S. Supreme Court denied a review. Still, I wonder how such absurd accusations got this far.
The war did not end for some. Instead of guns, the weapons now are words.
The practice of labeling innocent people as communist sympathizers still happens in Vietnamese communities around the country today. Similar lawsuits have been filed in Minnesota, Texas and California. The effect is that many are discouraged from becoming civically engaged. This modern McCarthyism must end.
But how? By talking about experiences and honoring the struggles of each refugee.
One of my father’s childhood friends recently told me over dinner in a semi-bitter tone, “You’re lucky your dad was only in re-education camp for six months. He left the country. I was there for six years. I saw three men kill themselves in front of me. I still dream about it today.”
What our friend didn’t know was the exhaustive efforts of my father and others to raise awareness about the plight of political prisoners like him.
“My dad didn’t forget about you,” I assured him. “Please tell me more.”
Being Vietnamese American means contending with a complex legacy of trauma, loss, bitterness, distrust and survival that many are just beginning to talk about.
That’s not something to run away from. It’s something to explore and confront before memories fade and history repeats itself.