Seite auswählen
Thỉnh thoảng cũng nên đọc xem người ngoại quốc nghĩ gì về Chiến tranh Việt Nam

Pierre Asselin là tác giả cuốn sách “Vietnam’s American War: A History.”

 “Vietnam: An Epic Tragedy, 1945-1975” của Max Hastings đọc như một tác phẩm hư cấu hấp dẫn. Cốt truyện vừa linh hoạt vừa lôi cuốn, và các nhân vật chính được dưng lên tinh vi. Một phần lịch sử chính trị, một phần xã hội và một phần truyền miệng, cuốn sách đề xuất rằng các sự kiện đang diễn ra ở Việt Nam sau Thế chiến thứ hai đã tạo nên thảm kịch châu Á “nơi một cơn ác mộng của Hoa Kỳ bị che lấp.” Phù hợp với chủ đề đó, Hastings nỗ lực kể lại quan điểm của người Việt Nam, nhấn mạnh vai trò của các nhà lãnh đạo và chiến sĩ từ cả miền Bắc lẫn miền Nam. Những đau khổ và tổn thất mà các thường dân phải chịu đựng được minh họa một cách sinh động, nhân bản hóa chúng tới một mức độ mà ít có bài tường thuật nào có được.

Một cựu phóng viên nước ngoài đã tường thuật Chiến tranh Việt Nam và tiếp tục để trở thành một nhà biên niên của hai cuộc chiến tranh thế giới với nhiều tác phẩm và được trao giải thưởng, Hastings cung cấp những giải thích thuyết phục. Về vấn đề Chiến tranh Đông Dương (1946-54), ông than thở rằng “đó là sự bất hạnh của Pháp được cai trị và điều khiển bởi những người đàn ông mang gánh nặng sự bẽ mặt của thập kỷ trước và do đó bị hạn chế trong mọi quyết định bởi sự khao khát khôi phục danh dự quốc gia. ” Mối quan tâm về thanh thế và tín nhiệm tương tự đã choán hết tâm trí các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ sau đó. Thực tế, Hastings lưu ý, lỗ hổng cơ bản trong chính sách Việt Nam của Washington có nguồn gốc của nó trong những thay đổi bất thường của nền chính trị trong nước thay vì đánh giá hợp lý các nguyện vọng của Việt Nam.

Chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam phần lớn là con đẻ của Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara. Vào đầu những năm 1960, văn phòng của ông đã trở thành một “phòng máy phát điện” để vận động và leo thang Chiến tranh Lạnh. Thiếu kiên nhẫn vì hành động hung hăng ở Việt Nam, vị bộ trưởng này đã đánh lừa và thậm chí còn nói dối với ông chủ của mình khi ông không ngừng kêu gọi đưa các lực lượng bộ binh của Hoa Kỳ vào miền Nam và ném bom miền Bắc. Các quan chức cấp cao khác bất đồng, đáng chú ý nhất trong số họ là Thứ trưởng Ngoại giao George Ball, nhưng Tổng thống Lyndon Johnson đã phớt lờ họ.

Đối với Hastings, những sai sót của Mỹ ở Việt Nam không phải là kết quả của sự thất bại của Johnson trong việc kêu gọi lính dự bị, mặc dù điều đó đã góp phần làm giảm hiệu suất chiến đấu và tinh thần của Hoa Kỳ vào cuối những năm 1960. Đó không phải là lỗi của tư lệnh Mỹ tại Việt Nam, Tướng William Westmoreland. Hastings viết, “Dường như . . . không chắc rằng Sherman, Patton, hoặc thậm chí Ridgway sẽ làm tốt hơn, ”. Hoa Kỳ thất bại vì chiến lược do Tòa Bạch Ốc đưa ra được dựa trên cơ sở sai lệch về lý thuyết domino và chủ nghĩa cộng sản châu Á.

Quyết định của Tổng thống John Kennedy ủng hộ cuộc đảo chính chống Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vào tháng 11 năm 1963 đặc biệt làm suy yếu, giải quyết như đã làm là một cú đánh tê liệt, “không thể cứu vãn” đối với vị thế đạo đức của Mỹ trong khu vực. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Cộng sản Bắc Việt năm 1968, mà âm vang tại Hoa Kỳ đã làm mất hiệu lực chiến thắng lớn tại chiến trường, đã định đoạt số phận của người Mỹ và đồng minh của họ. Sau đó, “kết quả mong đợi là Bắc Việt sẽ thua cuộc không còn hợp lý nữa.”

Hastings cảm thấy ghê tởm sự từ chối đáng khinh của Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger để công nhận thực tế này. Ông cáo buộc, việc hy sinh mạng sống của 21.000  người Mỹ và vô số người Việt Nam một cách không cần thiết để phục vụ các sáng kiến quân sự và ngoại giao không có lợi gì ngoại trừ lợi ích chính trị của Nixon, là một tội phạm. Hastings bác bỏ sự việc Nixon bắt chước Tổng thống Pháp Charles de Gaulle theo đuổi “hòa bình trong danh dự”. Những việc mà de Gaulle đã làm với Algeria, Nixon đã phải mất bốn năm để giải thoát đất nước của mình khỏi một cuộc chiến không thể thắng được để tránh mất uy tín lớn lao của quốc gia cũng như để thỏa hiệp với chỗ đứng của nó trên thế giới.

Hastings xác định chính xác chiến sĩ cách mạng kỳ cựu Lê Duẩn, chứ không phải nhà lãnh đạo nổi tiếng hơn Hồ Chí Minh, là người lãnh đạo tối cao của miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Một cách tinh ranh, ông cũng nói rằng, khi xem xét kích cỡ của bộ máy tình báo Mỹ vào thời điểm đó, thiệt là lạ lùng là Washington biết rất ít về kẻ thù của nó. Nhưng sau đó Hastings rơi vào cái bẫy chỉ để ý đến những điều  thiết yếu, biến các nhà hoạch định chính sách Hà Nội  thành những nhân vật biếm họa thiển cận, xấu xí gần như là bôi bác.

Ông bày tỏ, vũ khí chính của họ là sự dã man và phẩm chất xác định nhất của họ là sự tàn ác. Hồ thì hoàn toàn tàn nhẫn; còn Võ Nguyên Giáp thì kiêu ngạo quá mức. Họ và những người khác vui thú trong việc giết người một cách dã man. “Chế độ cơ bản độc tài toàn trị vô nhân đạo” của họ dựa vào một mạng lưới những kẻ hành quyết và những kẻ tra tấn để làm cho chế độ độc tài chiếm ưu thế. Sự sợ hãi chế độ, Hastings gợi ý, là động lực duy nhất của người ở miền Bắc trung bình, một đề xuất quá lố cũng như phi lý.

Đánh giá về các nhà lãnh đạo và chiến sĩ miền Nam cũng gây tức giận không kém. Theo Hastings, họ cũng không kém tàn nhẫn như những nhà lãnh đạo Bắc Việt. Diệm có khuynh hướng “điên rồ và tàn ác” và hoàn toàn không biết gì về nhu cầu và mong muốn của dân tộc mình, “một con lừa đã chết nếu có tồn tại.” Chính phủ của ông và những người kế nhiệm quá tham nhũng, vụng về và áp chế cũng như hoàn toàn bất lực, giống như lực lượng vũ trang của họ, cũng không có ý chí chiến đấu trừ khi hoạt động bên cạnh người Mỹ. Sự tương phản giữa hai đội quân không thể lớn hơn, Hastings nhấn mạnh. Trong khi các phi công máy bay trực thăng của Mỹ “nổi tiếng liều mạng” để sơ tán thương vong chiến trường, các đối tác Nam Việt Nam của họ đã bán chỗ cho những kẻ đào tẩu không bị thương. Tổng quát hóa một cách giảm thiểu như vậy hoàn toàn đối lập với những hiểu biết mới nhất, dựa trên tài liệu các kho lưu trữ về chế độ Sài Gòn và các binh lính, phi công và thủy quân lục chiến. Trên thực tế, một lỗ hổng quan trọng của cuốn sách là sự thất bại của nó trong việc thực hiện nghiêm túc hồ sơ tài liệu không ngừng mở rộng về các cuộc chiến tranh Việt Nam.  Ít nhất trong một trường hợp, Hastings tham khảo một tài liệu được trích dẫn ở nơi khác mà không ghi nhận nguồn đó.

Như tất cả điều này cho thấy, Hastings đã chọn hy sinh sự nghiêm khắc học thuật để phỏng thuật giật gân. Mô tả đồ họa vô cớ về các vụ thảm sát và các tội ác khác thấm nhuần đoạn tường thuật, cũng như các tham khảo về các vụ moi ruột, chặt đầu, chôn cất sống, cắt xẻo thi thể và các vụ trừng phạt ném đá (!). Bỏ qua những vụ đẫm máu sang một bên, người Việt Nam có thực sự nghèo đến nỗi các cặp vợ chồng chỉ sở hữu một cái quần, mà vợ chồng phải thay phiên nhau mặc? Cho rắn ăn vịt sống tại vườn thú Sài Gòn có biện minh cho việc ghi nhãn Việt Nam “dã man khủng khiếp đối với động vật”? Người Lào láng giềng có thực sự “diễu cợt” theo cách của họ qua hàng thập kỷ chiến tranh và nạn đói không?

Hastings để lại cho độc giả của mình cái ấn tượng rằng thảm kịch 30 năm mà người Việt Nam phải chịu đựng sau năm 1945 phần lớn là do tự gây ra. Cả Hà Nội lẫn Sài Gòn không xứng đáng để giành được chiến thắng, ông khẳng định, và đó là sự bất hạnh của những người vô tội ở cả hai phía của vĩ tuyến 17 bị “rơi vào tay các chính phủ độc ác và bất tài.” May mắn cho họ, Hastings khẳng định, sau khi thua cuộc chiến tranh quân sự, người Mỹ đã thắng trong hòa bình về kinh tế và văn hóa. Có thể, đó là một điều không hay lắm nhưng được chờ đợi  là sẽ xảy ra cho một vùng đất châu Á “sơ khai” như vậy – một sự miệt thị ông ta sử dụng nhiều lần. Nhưng đó là một điều không rõ rệt lắm. Hoa Kỳ và các cường quốc nước ngoài khác không nên dễ dàng được tha thứ cho sự đau đớn mà người Việt Nam phải chịu đựng.

Vì nhiều lý do sai lầm, một số độc giả sẽ thích cuốn sách này. Và đó cũng là một bi kịch.

VNChi dịch

The Washington Post

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen