Seite auswählen

Bắt trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình HuệTrước và sau khi ông Phạm Thái Hà bị bắt

 CAND online/RFA edited

Ông Phạm Thái Hà là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý của Chủ tịch Quốc hội. Thông tin ông Hà bị bắt đã được lan truyền không chính thức từ vài ngày trước. Tuy nhiên, đến hôm nay thì mới có thông tin chính thức.

Ngày 22/4, Trung tướng Tô Ân Xô – người phát ngôn Bộ Công an Việt Nam – cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức liên quan.

Trước đó một ngày (21/4), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét với ông Phạm Thái Hà – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội – về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” theo quy định tại Khoản 4, Điều 358, Bộ Luật Hình sự 2015.

Ông Phạm Thái Hà là một người thân cận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Ông Hà đã có mặt trong Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đi thăm Trung Quốc từ ngày 7-12/4 do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu.

Ông Phạm Thái Hà từng kinh qua các vị trí là Thư ký Tổng kiểm toán Nhà nước; Thư ký Bộ trưởng Bộ Tài chính; Hàm vụ trưởng, Thư ký của Trưởng ban Kinh tế T.Ư; Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ; Trợ lý Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Vương Đình Huệ thăm và làm việc tại khu thí điểm mậu dịch tự do Thượng Hải, Trung Quốc ngày 11/4

TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘIÔng Phạm Thái Hà tháp tùng ông Vương Đình Huệ thăm và làm việc tại khu thí điểm mậu dịch tự do Thượng Hải, Trung Quốc sáng ngày 11/4

Trong vụ Thuận An, vào ngày 15/4, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Duy Hưng và ông Nguyễn Khắc Mẫn, Phó Tổng Giám đốc của tập đoàn này, đều đã bị bắt, khởi tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”.

Còn ông Trần Anh Quang, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An, thì bị khởi tố, bắt giam về tội “Đưa hối lộ”.

Bên cạnh đó, cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam ba bị can là lãnh đạo, cán bộ quản lý thuộc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang gồm:

  • Giám đốc ban, ông Nguyễn Văn Thạo;
  • Phó Giám đốc ban, ông Đàm Văn Cường;
  • Trưởng phòng ban, ông Hoàng Thế Du.

Ba cán bộ này đều bị điều tra về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Riêng ông Nguyễn Văn Thạo, người ký quyết định phê duyệt gói thầu Dự án cầu Đồng Việt mà Tập đoàn Thuận An liên danh trúng thầu, còn bị điều tra thêm tội “Nhận hối lộ”.

Đến ngày 21/4 thì ông Phạm Thái Hà bị bắt.

Vụ án do ‘Trung ương Đảng’ chỉ đạo?

Sau khi các lãnh đạo Tập đoàn Thuận An và một số cán bộ tỉnh Bắc Giang bị khởi tố, bắt giam, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã tiến hành rà soát các dự án, gói thầu mà tập đoàn này tham gia.

Đáng chú ý, báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin cho biết việc Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên đề nghị UBND tỉnh này rà soát các dự án của Thuận An là “nhận chỉ đạo từ ngành dọc”.

Có thể hiểu là Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra chỉ đạo về việc rà soát các dự án có liên quan đến Tập đoàn Thuận An.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (BCHTW), có nhiệm vụ tham mưu cho BCHTW, Bộ Chính trị và Ban Bí thư về nhiều mặt, có cả công tác nhân sự.

Các vụ kỷ luật quan chức cấp cao, có cả ủy viên Bộ Chính trị, cũng là do ủy ban này đề nghị. Ví dụ, ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 là ông Trần Tuấn Anh, các ủy viên Bộ Chính trị khóa 12 gồm Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải và nổi bật nhất là ông Đinh La Thăng cũng đều bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật trước khi chịu hình thức kỷ luật từ Trung ương Đảng.

Các trường hợp mới đây, gồm các Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, các Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam cũng tương tự.

6 bị can bị khởi tố, bắt tạm giam có liên quan đến Tập đoàn Thuận An

BỘ CÔNG AN Một số bị can bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An

Trong vụ án của Tập đoàn Phúc Sơn mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị kỷ luật các lãnh đạo, cựu lãnh đạo hai tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi gồm bà Hoàng Thị Thúy Lan (Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc), ông Lê Duy Thành (Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc), ông Đặng Văn Minh (Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi) và ông Cao Khoa (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi).

Như vậy, việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương “vào cuộc” cho thấy Tập đoàn Thuận An là vụ án nghiêm trọng, có thể liên quan đến cán bộ đảng viên cấp cao “thuộc diện trung ương quản lý”.

Khái niệm cán bộ “thuộc diện trung ương quản lý” được dùng để chỉ những cán bộ do Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư quản lý. Danh sách này rất dài, cơ bản bao gồm cán bộ từ cấp chủ tịch UBND tỉnh, bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương, thủ trưởng cấp bộ hoặc tương đương, cho đến bí thư Ban Bí thư, ủy viên Bộ Chính trị, các thành viên “Tứ Trụ”.

Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an “đang tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, sai phạm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và thu hồi triệt để tài sản”.

Chưa rõ sau vụ bắt giữ ông Phạm Thái Hà thì còn có vụ bắt giữ hoặc kỷ luật cán bộ cấp cao nào nữa không.

Thân cận với ông Vương Đình Huệ

Ông Phạm Thái Hà đi cùng ông Vương Đình Huệ trong buổi gặp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh chiều ngày 11/4

QUỐC HỘI VN Ông Phạm Thái Hà đi cùng ông Vương Đình Huệ trong buổi gặp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam (Trung Quốc) Vương Ninh chiều ngày 11/4

Tới đây, có nhiều câu hỏi được đặt ra: Ông Phạm Thái Hà là ai? Quan hệ giữa ông và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ như thế nào?

Vào ngày 5/5/2022, ông Phạm Thái Hà được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm.

Thông tin từ báo chí nhà nước cho thấy ông Phạm Thái Hà đã là trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trước khi được bổ nhiệm chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Đưa tin về việc bổ nhiệm này, trang mạng của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) viết: “Ông Phạm Thái Hà là cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản, đã trải qua nhiều cương vị công tác với thời gian dài gắn bó, tham mưu, phục vụ Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính, Ban Kinh tế Trung ương, Chính phủ, Thành ủy Hà Nội và Quốc hội.”

Ông Phạm Thái Hà sinh năm 1976, quê tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Ông có học vị tiến sĩ kinh tế, là kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (CPA) chuyên về lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Trước khi làm trợ lý cho ông Vương Đình Huệ tại Quốc hội, ông Phạm Thái Hà từng theo ông Huệ qua nhiều cơ quan.

Theo thông tin nói trên của VOV thì trong thời gian ông Vương Đình Huệ làm Tổng kiểm toán Nhà nước từ năm 2006 đến 2011, ông Phạm Thái Hà đã là trợ lý của ông.

Sau đó, khi ông Huệ trải qua các chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Tài chính giai đoạn 2011-2012, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương giai đoạn 2012-2016, Phó Thủ tướng giai đoạn 2016-2020, ông Phạm Thái Hà vẫn là người trợ lý thân cận của ông Huệ.

Kể cả khi ông Vương Đình Huệ chuyển sang làm Bí thư Thành ủy Hà Nội (2020-2021), ông Phạm Thái Hà vẫn theo chân ông.

Đến tháng 4/2021, ông Huệ trở thành Chủ tịch Quốc hội, một trong “Tứ Trụ” của Việt Nam. Ông Hà cũng chuyển sang làm trợ lý Chủ tịch Quốc hội.

Và chỉ sau đó hơn một năm (tháng 5/2022), ông Phạm Thái Hà chính thức được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Báo điện tử Chính phủ lúc bấy giờ đưa tin: “Phát biểu chúc mừng ông Phạm Thái Hà tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá đồng chí Phạm Thái Hà là cán bộ được đào tạo bài bản, đã trải qua nhiều cương vị công tác với thời gian dài gắn bó, tham mưu, phục vụ Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.”

“Trong thời gian vừa qua, với vai trò Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ông Phạm Thái Hà luôn thể hiện tinh thần chủ động, đổi mới sáng tạo, có nhiều đề xuất cải tiến về công tác phối hợp tham mưu, phục vụ các hoạt động của lãnh đạo Quốc hội nói chung và Chủ tịch Quốc hội nói riêng.”

Theo báo điện tử Chính phủ, ông Mẫn tin rằng ông Hà sẽ “không chỉ luôn giữ vững phẩm chất chính trị, bản lĩnh vững vàng, gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm hơn nữa, mà còn không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, trau dồi kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng quản lý, đoàn kết nhất trí trong tập thể để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

Trong vai trò Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, ông Phạm Thái Hà đã lại sát cánh cùng ông Vương Đình Huệ.

Có thể thấy trong quá trình công tác nhiều năm qua, ông Phạm Thái Hà với ông Vương Đình Huệ luôn như hình với bóng.

Địa chấn chính trị?

"Tứ Trụ" hiện chỉ còn ba người sau khi ông Võ Văn Thưởng mất chức
Chụp lại hình ảnh,“Tứ Trụ” hiện chỉ còn ba người sau khi ông Võ Văn Thưởng mất chức

Cách đây một tháng, sự kiện Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mất chức đã gây ra một cơn địa chấn chính trị.

Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam không nêu rõ sai phạm cụ thể của ông Thưởng là gì. Thông báo từ cuộc họp bất thường của Trung ương Đảng vào chiều 20/3 chỉ cho biết ông Thưởng chịu trách nhiệm của người đứng đầu và vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm.

Tuy nhiên, các quan sát viên độc lập nhận định rằng ông Võ Văn Thưởng bị kỷ luật với cáo buộc mắc sai phạm liên quan tới Tập đoàn Phúc Sơn trong thời kỳ ông Thưởng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi từ năm 2011 đến năm 2014.

Một số kênh truyền thông chính thức của chính quyền cấp địa phương tại Việt Nam cũng nêu chi tiết: “Các báo cáo của Trung ương và đơn của đồng chí Võ Văn Thưởng nêu rõ, thời gian đồng chí Thưởng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã không kiểm soát chặt chẽ, đề cán bộ dưới quyền vi phạm pháp luật, để một doanh nghiệp mượn danh đảm nhận nhiều dự án, can thiệp công tác cán bộ, làm mất lòng tin trong nhân dân.”

Nhắc lại, vụ án Tập đoàn Phúc Sơn đã kéo theo hàng loạt lãnh đạo, cựu lãnh đạo cấp tỉnh vào vòng lao lý, có người là ủy viên Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội. Ông Thưởng là nhân vật cấp cao nhất bị kỷ luật, với nhận định là có liên quan đến sai phạm tại tập đoàn này.

Giờ đây, với việc khởi tố vụ án Tập đoàn Thuận An, cũng có nhiều nhận định rằng sẽ có một kịch bản tương tự vụ Tập đoàn Phúc Sơn, tức là sẽ có nhân vật cấp cao hơn nữa trong chính quyền phải chịu trách nhiệm.

Mối quan hệ công việc giữa Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với ông Phạm Thái Hà là rất rõ ràng và chính thức. Theo các nguyên tắc và quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Phạm Thái Hà bị cáo buộc sai phạm, ông Vương Đình Huệ ít nhất phải chịu trách nhiệm của người đứng đầu.

Quy định số 41-QĐ/TW của Bộ Chính trị (ban hành năm 2021) có quy định (tại Điều 7): “Miễn nhiệm đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng” và “Cho từ chức đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng“.

Đây cũng là điều đã khiến hàng loạt nhân vật cấp cao như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mất chức trong thời gian qua.

Tập đoàn Thuận An đã làm gì và tại sao ‘vào lò’?

 

Vụ án Thuận An
BBC

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An, ông Nguyễn Duy Hưng, bị bắt kéo theo hàng loạt dự án của tập đoàn này bị rà soát. Một số quan chức tỉnh Bắc Giang cũng vướng vòng lao lý với cáo buộc liên quan đến Thuận An.

Ông Nguyễn Duy Hưng bị bắt, khởi tố vào ngày 15/4 về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ” khi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) điều tra những sai phạm ở Tập đoàn Thuận An.

Ông Nguyễn Khắc Mẫn, Phó Tổng giám đốc của tập đoàn này, cũng bị bắt, khởi tố với cùng hai tội danh.

Còn ông Trần Anh Quang, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An, bị khởi tố, bắt giam về tội “Đưa hối lộ”.

Cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam ba bị can là lãnh đạo, cán bộ quản lý Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang gồm: Nguyễn Văn Thạo – Giám đốc ban, Đàm Văn Cường – Phó Giám đốc ban và ông Hoàng Thế Du, Trưởng phòng ban.

Ba người này đều bị điều tra về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, riêng ông Thạo bị điều tra thêm tội “Nhận hối lộ”.

6 bị can bị khởi tố, bắt tạm giam có liên quan đến Tập đoàn Thuận An

BỘ CÔNG AN 6 bị can bị khởi tố, bắt tạm giam có liên quan đến Tập đoàn Thuận An

Rà soát hàng loạt dự án

Trong diễn biến mới nhất, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên hôm 16/4 đã yêu cầu UBND tỉnh này rà soát, báo cáo các dự án, gói thầu mà Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Tới ngày 17/4, kết quả rà soát cho thấy Phú Yên có một dự án có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An với vai trò là nhà thầu phụ.

Đó là dự án nút giao thông khác mức đường số 2 khu đô thị Nam TP Tuy Hòa – đường Nguyễn Văn Linh (TP Tuy Hòa), có tổng mức đầu tư hơn 556 tỉ đồng.

Dự án này được đưa vào sử dụng từ cuối tháng 4/2022 và Thuận An là một trong ba nhà thầu đảm trách công trình, với khối lượng thi công trị giá 114 tỷ đồng, theo báo Tuổi Trẻ.

Ngoài ra, hiện ở Phú Yên, Tập đoàn Thuận An đang là nhà thầu thi công cầu Kỳ Lộ, trụ T9 đến T26, thuộc gói thầu số 13-XL dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía đông, đoạn Quy Nhơn – Chí Thạnh.

Dự án này có thời gian thi công hơn 1.020 ngày tính từ ngày khởi công (1/3/2023), do Ban quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông vận tải) làm đại diện chủ đầu tư.

Ở Đắk Lắk, ngày 16/4, UBND tỉnh thông báo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an đã có văn bản đề nghị tỉnh cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến gói thầu của Công ty CP Tập đoàn Thuận An tại Đắk Lắk.

Cụ thể là thông tin liên quan đến gói thầu số 3 thi công xây dựng với chi phí hơn 481 tỷ đồng , thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Đông TP Buôn Ma Thuột và Thuận An là thành viên liên danh với giá trị hợp đồng mà doanh nghiệp này đảm nhận là khoảng 100 tỷ đồng.

Cũng trong ngày 16/4, tỉnh Quảng Nam đã tiến hành rà soát các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn, có liên quan đến Tập đoàn Thuận An.

Vụ án do ‘Trung ương Đảng’ chỉ đạo?

Đáng chú ý, báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin cho biết việc Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên đề nghị UBND tỉnh này rà soát các dự án của Thuận An là nhận chỉ đạo từ ngành dọc.

Có thể hiểu là Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là bên đưa ra chỉ đạo về việc rà soát các dự án có liên quan đến Tập đoàn Thuận An.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (BCHTW), có nhiệm vụ tham mưu cho BCHTW, Bộ Chính trị và Ban Bí thư về nhiều mặt, có cả công tác nhân sự.

Các vụ kỷ luật quan chức cấp cao, có cả ủy viên Bộ Chính trị, cũng là do ủy ban này đề nghị. Đơn cử, ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 là ông Trần Tuấn Anh, các ủy viên Bộ Chính trị khóa 12 gồm Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải và nổi bật nhất là ông Đinh La Thăng cũng đều bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật trước khi chịu hình thức kỷ luật từ Trung ương Đảng.

Trong vụ án của Tập đoàn Phúc Sơn mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị kỷ luật các lãnh đạo, cựu lãnh đạo hai tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi gồm bà Hoàng Thị Thúy Lan (Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc), ông Lê Duy Thành (Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc), ông Đặng Văn Minh (Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi) và ông Cao Khoa (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi).

Như vậy, việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương “vào cuộc” cho thấy Tập đoàn Thuận An là vụ án nghiêm trọng, có thể liên quan đến cán bộ đảng viên cấp cao “thuộc diện Trung ương quản lý”.

Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an “đang tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, sai phạm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và thu hồi triệt để tài sản”.

Tập đoàn Thuận An

Tập đoàn Thuận An, tiền thân Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, được thành lập vào tháng 8/2004.

Vốn điều lệ của Thuận An tính đến tháng 8/2020 là 300 tỷ đồng và tăng lên 800 tỷ đồng vào năm 2021.

Tập đoàn này nổi tiếng trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh mua bán điện và năng lượng tái tạo, cũng như đầu tư vào bất động sản.

Nhiều năm gần đây, Thuận An liên tục trúng hàng chục gói thầu xây lắp, trong đó có những gói thầu quy mô lớn như: cầu Sông Rút, cầu Cửa Hội, cầu Đồng Việt, cầu Máy Chai, cầu Kỳ Lộ, cầu Rạch Miễu 2…

Lễ khánh thành cầu Đồng Sơn có sự góp mặt của các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang và ông Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc Ban Quản lý dự án tỉnh Bắc Giang

CỔNG THÔNG TIN TỈNH BẮC GIANG Lễ khánh thành cầu Đồng Sơn có sự góp mặt của các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang và ông Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc Ban Quản lý dự án tỉnh Bắc Giang vào ngày 2/2/2024

Tại Bắc Giang, doanh nghiệp này đã trúng hai gói thầu xây dựng với tổng giá trị lên tới cả ngàn tỷ đồng. Trong đó, gói thầu thi công xây dựng dự án cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang là dự án khiến ông Hưng và các cán bộ tỉnh dính vào vòng lao lý.

Dự án cầu Đồng Việt có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỉ đồng, trích từ nguồn ngân sách tỉnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Đây là cầu dây văng đầu tiên và lớn nhất tỉnh Bắc Giang, nối Bắc Giang và Hải Dương.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư.

Hồi tháng 6/2022, ông Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc Ban quản lý dự án, đã ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng với Liên danh: Thuận An – 168 Việt Nam – Trung Chính – đây cũng là nhà thầu duy nhất.

Ông Thạo đã bị khởi tố, tạm giam hôm 15/4/2024.

Ngoài ra, Thuận An đã tham gia dự án tại nhiều địa phương như Hà Nội, TP HCM, Ninh Thuận, Quảng Nam, Cần Thơ, Thái Nguyên, Bình Dương, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Hà Giang, Tuyên Quang…

Đơn vị này đăng ký tham gia 51 gói thầu, trúng 39 gói, trượt 8 gói, 4 gói chưa có kết quả, với tổng giá trị trúng thầu là hơn 22.600 tỉ đồng.

Theo một số đánh giá, vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An còn lớn hơn vụ án liên quan tới Tập đoàn Phúc Sơn mới đây.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen