Ban chấp hành mới mang một không khí mới vào hội đoàn – Những hội viên lâu đời từ chối những ý tưởng mới lạ đó. Trụ sở hiệp hội cần một cơ sở mới – những người khác thích đầu tư các nguồn tiền bạc khan hiếm vào nhóm trẻ em. Các tình nguyện viên và các hội viên chính thức tranh dành về thẩm quyền: Những chuyện xảy ra hàng ngày trong một câu lạc bộ sống động – đó là những ví dụ điển hình về các xung đột trong một hội đoàn!
Xung đột thì có nghĩa là: Những lợi ích, ước vọng, quan điểm, giá trị đạo đức đối ngược gặp nhau. Bất kể ở chỗ làm, trong gia đình hay trong một hội, nơi mà con người khác biệt tới hội họp và hoạt động chung với nhau là sẽ có những xung đột. Chúng không phải là tai họa xã hội mà là hiện tượng bổ sung cho sự sống chung giữa con người với nhau.
Các xung đột trong hội đoàn chỉ trở nên nguy hiểm, nếu chúng không được giải quyết. Những cái mà ban đầu chỉ là những tranh cãi nhỏ, công khai hay ngấm ngầm, có thể leo thang: Quy định sinh hoạt bị vi phạm, tấn công nhau nặng nề. Đưa tới việc hầu như không thể sinh hoạt chung với nhau nữa.
Dĩ nhiên rất tốt, nếu chúng ta biết tránh tiềm năng xung đột không cần thiết bằng cách ngăn ngừa khôn ngoan. Tuy nhiên, điều này sẽ không phải lúc nào cũng thành công – và điều đó cũng có những mặt tốt: xung đột làm cho những người tham gia thoát khỏi cái lề thói bình thường của họ và đưa mọi thứ lên bàn để mổ xẻ, những cái mà thường vì muốn được yên bình sẽ không nói ra, coi như không có chuyện gì xảy ra: một cơ hội tốt để cải thiện và phát triển – ngay cả trong hội đoàn của bạn.
Hãy nhìn một cuộc xung đột là một trận đấu khó khăn mà đội của bạn muốn thắng: bạn càng điềm đạm hơn với thử thách, bạn càng chuẩn bị nhiều cho bản thân và đội của mình, và bạn càng lạc quan hơn khi ra sân, cơ hội chiến thắng của bạn càng lớn!
Xung đột trong câu lạc bộ có nhiều khuôn mặt
Thoạt nhìn, nhiều xung đột trông giống nhau. Nếu bạn xem xét kỹ hơn, bạn sẽ tìm thấy những khác biệt quan trọng để giải quyết xung đột:
Xung đột quan hệ
Ác cảm cá nhân làm hại mối quan hệ giữa hai thành viên trong đội. Hầu như mọi xung đột về công việc đều có tiềm năng phát triển thành xung đột mối quan hệ – đặc biệt nếu tranh chấp kéo dài hoặc không công bằng.
Xung đột về nhu cầu
Mong muốn và đòi hỏi của hai bên có mâu thuẫn: Huấn luyện viên muốn có thêm các buổi luyện tập bổ sung để giành chiến thắng trong giải đấu – trong khi các thành viện trong đội cần thời gian rảnh để hồi phục.
Xung đột giá trị đạo đức
Có quan điểm trái ngược về những gì là đúng và quan trọng: Hiến thân cho hội đoàn hoặc dành thời giờ cho gia đình? Thành tích thể thao hay cam kết xã hội?
Xung đột phương pháp
Mặc dù cùng đồng ý về mục đích, nhưng tranh cãi về con đường đi đến đó: Câu lạc bộ muốn đứng đầu bảng: Với những cầu thủ mới hoặc đội bóng cũ luyện tập dữ dội hơn?
Xung đột quyền lực
Mọi người đều muốn người khác nghe lời mình.
Xung đột phân chia
Các quỹ đều khan hiếm – phân chia thế nào: Có nên tài trợ cho nhóm yoga và hủy bỏ việc trông giữ trẻ không?
Như vậy là có nhiều loại xung đột cũng như là có những lợi ích khác nhau trong một hội.
Những điều cần biết về xung đột trong hội
Sáu nguyên tắc giúp bạn tránh bị nản lòng mà bỏ cuộc do xung đột của chính bạn hoặc của những người khác.
1. Xung đột âm ỉ thì rất nguy hiểm
Xung đột trong hội có thể được thực hiện công khai hoặc ngấm ngầm. Và ngay cả khi trong trường hợp đầu tiên có những va chạm dữ dội: Loại thứ hai nguy hiểm hơn! Một cuộc xung đột ngầm đầu độc không khí – không có khả năng làm sáng tỏ. Cuối cùng khi nó bùng nổ ra, đôi khi quá muộn cho một giải pháp hòa bình.
2. Im lặng là bạc, nói là vàng
Vì vậy, nên xung đột công khai và cố gắng tìm một giải pháp! Sự im lặng và che đậy chỉ đẩy nó vào lòng đất. Tốt hơn, bạn phải đối mặt với xung đột một cách kịp thời và quyết tâm.
3. Lý trí cần có thời gian
Đặc biệt khi xung đột gia tăng cảm xúc có tiếng nói chứ không phải lý trí và logic: Khi tức giận, không hài lòng, sợ hãi hay giận dữ trị vì, lập luận hợp lý không giúp được nhiều cho bạn.
4. Một cuộc xung đột trong hội hiếm khi chỉ có một nguyên nhân
Thường là có một loạt các xung đột. Và khi tình trạng càng kéo dài, càng có nhiều xung đột trong hội: các vấn đề thực tế không được giải quyết rõ ràng, sẽ làm hỏng các mối quan hệ cá nhân…. Kết luận: Nếu bạn muốn đánh giá tình hình một cách chính xác, một cái nhìn kỹ hơn đằng sau hậu trường là cần thiết.
5. Hội cần xung đột
Xung đột trong hội không chỉ có nghĩa là cãi vã và bực tức. Sự khác biệt cần phải được mổ xẻ: Đó là bước đầu tiên để đưa tới một giải pháp. Các đối tác xung đột tiết lộ mong muốn và đòi hỏi: Qua đó sẽ hiểu nhau hơn và học được rất nhiều điều mới mẻ. Hòa thuận thì tốt – nhưng cũng có thể dẫn đến bế tắc. Xung đột trong các hội, mặt khác, tạo động lực vượt qua cấu trúc bế tắc.
6. Quản lý xung đột là một nhiệm vụ của người điều hành
Là một người điều hành, bạn có trách nhiệm với hội của bạn. Bạn muốn hội viên cảm thấy thoải mái và muốn đóng góp nhiều. Nhưng họ chỉ có thể làm được điều bạn mong muốn nếu anh ta không bị vướng vào những cuộc đấu khẩu và cãi vã. Trong trường hợp này, trưởng nhóm cần phải là: một gương mẫu trong cuộc sống thường ngày và là một người hòa giải trong một tình huống khủng hoảng.
VNChi dịch
Nguồn: Konflikte im Verein