Seite auswählen

Phương Tây gửi mẫu hạm đến biển Đông, đối phó với Trung cộng

Tàu khu trục USS Decatur (DDG-73) của Mỹ suýt va chạm tàu Trung cộng trên Biển Đông hồi đầu tháng 10

Các cuộc tuần tra trên Biển Đông của các nước phương Tây dường như nay không còn hiệu quả, ngoài việc chọc tức Tập Cận Bình và dân Trung cộng, bởi chính Hoa Kỳ đã lên tiếng khẳng định rằng Trung cộng đã hoàn tất chương trình trang bị hoả tiễn chống hạm tại bảy căn cứ “bồi đắp trái phép” ở Trường Sa. Trung cộng ngày nay phải chăng đã trở thành hổ dữ? Vậy sự chuẩn bị của Phương Tây nay ra sao?

Nước Pháp

Giới quan sát tình hình thế giới hơi ngạc nhiên khi nghe Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly vừa qua tuyên bố rằng Pháp sẽ gửi hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đến Biển Đông với lực lượng mạnh chưa từng có vào tháng 01/2019.

Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle vừa hoàn tất chương trình tu chỉnh định kỳ vào năm 2017, sẽ thực hiện chuyến tuần tra trên biển đầu tiên bằng toàn bộ khả năng tác chiến với gần 40 tiêm kích Rafale M.

Rafale M là chiến đấu cơ đa năng có tầm tác chiến bao trùm hơn 3.000 km và là loại chiến đấu cơ ngoại quốc duy nhất được phép hoạt động trên các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ.

Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle lần đầu tiên cho thấy tiêm kích Rafale hôm 5/1/2001

Charles de Gaulle cũng là hàng không mẫu hạm duy nhất của đồng minh nhận mọi loại chiến đấu cơ Mỹ tính từ F18 C/D đáp xuống và bay đi an toàn trong giới hạn 80 lượt cất cánh/ngày.

Charles de Gaulle có lịch sử hoạt động khá ấn tượng và là một trong những hàng không mẫu hạm tham chiến nhiều nhất trên thế giới.
Năm 2001, tàu lần đầu tham chiến trong chiến dịch Tự do Bền vững do Mỹ dẫn đầu chống lại Taliban. Trong đợt triển khai đầu tiên này, Charles de Gaulle đã thực hiện 770 phi vụ chiến đấu.

Chiếc tàu cũng đạt kỷ lục về tác chiến trên toàn thế giới, qua mặt cả các hàng không mẫu hạm Mỹ về số lượng tham chiến và số lượng bay và đáp, vì đã tham gia trực tiếp vào cuộc chiến Libya với hơn 1.400 phi vụ trên bầu trời Địa Trung Hải và Libya.

Anh Quốc

Hai hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth R08 và HMS Prince of Wales R09 sẽ được điều đến Biển Đông. Hai hàng không mẫu hạm này chỉ có thể tiếp nhận máy bay F35 hoặc các drone không người lái.

Cho đến nay, Lockheed-Martin chỉ mới giao cho Anh quốc 15 chiếc F35, và mới chỉ có 4 chiếc đầu tiên đã thực sự bay về Anh từ tháng 6/2018. Anh phải chờ đến 2021 mới thật sự có thể triển khai sức mạnh của HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales ra biển lớn.

Tuy nhiên, theo South Morning China Post thì Anh và Úc, tháng 7 vừa qua, đã phác thảo kế hoạch chung đưa HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông vào đầu năm 2019 để có thể yểm trợ hỏa lực và làm bãi đáp hỗ trợ cho các F35 của Nhật và Mỹ khi cần thiết.

Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth R08 cập cảng New York hôm 19/10/2018

Các nước khác

Hải quân Ấn Độ sẽ điều hàng không mẫu hạm Vikrant vào Biển Đông. Vikrant thuộc lớp STOL (Short Take off, Vertical Landing) sẽ đi vào hoạt động năm 2019 nhưng chỉ thích hợp với máy bay Nga như Mig-29, Su-25 và Su-27. Nếu tham chiến trên Biển Đông, nó sẽ phải hoạt động độc lập. Nhật sẽ đưa tàu chở trực thăng Izumo vào Biển Đông.

Ta thấy với kế hoạch này thì Charles de Gaulle của Pháp là cánh tay đắc lực duy nhất trong phe đồng minh của Mỹ trên mọi vùng biển trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á-Thái Bình Dương.

Chiếc mẫu hạm nguyên tử Charles de Gaulle có gần 2000 thuỷ thủ cộng với 700 nhân viên bay, hoàn toàn độc lập về hỏa lực tác chiến trong vòng 50 ngày, trừ thực phẩm cho thủy thủ đoàn là phải cung ứng thường xuyên.

Tàu chở trực thăng Izumo của Nhật Bản ở cảng Yokosuka

Từ khi được đưa vào hoạt động năm 2001, đây là lần đầu tiên Charles de Gaulle đi thật xa với dàn hoả lực mạnh chưa từng có, một đội tàu chiến yểm trợ gồm các tàu chống ngầm và soái hạm Mistral.

Về phía Mỹ, ngày 24/11 vừa qua, hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Ronald Reagan đã cập cảng Hong Kong và hiện có mặt trong vùng thay cho chiếc Carl Vinson phải trở về San Diego để sửa chữa định kỳ.

(Theo BBC)

‘Vũ khí mới’ của Trung cộng trên Biển Đông bị ảnh vệ tinh tiết lộ

Theo trang tin News của Australia cho biết, Trung cộng đã lặng lẽ lắp đặt một mạng lưới thiết bị mới tinh vi ở Biển Đông để tiếp tục theo đuổi quyền lực trong khu vực tranh chấp, mà Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung cộng (CETC) thuộc sở hữu nhà nước đã xây dựng ít nhất hai loại trạm như vậy để mở rộng việc thu thập thông tin và mạng lưới truyền thông.

Trung cộng đã thiết lập một nền tảng mới tại quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, với các bức ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang tiếp tục theo đuổi quyền lực trong khu vực tranh chấp, theo News.com.au. Tờ báo của Australia đặt tựa đề “Ảnh vệ tinh tiết lộ vũ khí mới của Trung cộng được lắp đặt Biển Đông” cho bài báo ngày 24/12.


Báo News.com.au đưa tin về “vũ khí mới” của Trung cộng trên Biển Đông
News.com.au


Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu (AMTI) công bố các bức ảnh vệ tinh gần đây cho thấy một cấu trúc mới được neo ở rìa phía bắc của rạn san hô Đá Bông Bay (Bombay), với các tấm pin mặt trời và một mái vòm bảo vệ rada hoặc các thiết bị khác, theo News.com.au.

Vị trí Đá Bông Bay ở quần đảo Hoàng Sa (Ảnh: CSIS/AMTI)


Theo AMTI, mái vòm này dường như là một trạm điện tử đại dương, và là một cấu phần của dự án Mạng Thông tin Đại dương Xanh mà Chính phủ Trung cộng đang triển khai để hỗ trợ cho việc thăm dò, khai thác và kiểm soát vùng biển. Theo phân tích từ các bức ảnh chụp từ vệ tinh, mái vòm này được thiết lập vào khoảng giữa tháng Tư và tháng Bảy năm nay.

Công trình có mái vòm mới của Trung cộng bị phát hiện ở quần đảo Hoàng Sa (Ảnh: CSIS/AMTI)


News.com.au cho biết rất có thể mái vòm này được phát triển bởi Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung cộng (CETC) thuộc sở hữu nhà nước, công ty này đã xây dựng ít nhất hai loại trạm như vậy để mở rộng việc thu thập thông tin và mạng lưới truyền thông.

Các tài liệu quảng cáo do CETC cung cấp tuyên bố mục đích của các trạm thiết bị này là để thực hiện giám sát điện tử, cung cấp thông tin liên lạc hàng hải, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn và giám sát môi trường đại dương. Tuy nhiên, tuyên bố từ Bắc Kinh bị hoài nghi rộng rãi vì tình trạng “nói một đằng làm một nẻo” của chính quyền nước này.

Thế chiến thứ 3 xảy ra vì Biển Đông?

Hải quân Trung cộng, gồm cả mẫu hạm Liêu Ninh tập trận trên Biển Đông hồi đầu năm 2017. (Hình: AFP/Getty Images)

Giới chuyên viên phân tích chính trị quân sự sợ rằng nếu Mỹ và Trung cộng tiếp tục leo thang thách đố trên biển Đông, sẽ dẫn đến thế chiến thứ 3 dù không ai muốn.

Cho tới những ngày gần đây, từ các diễn biến hành động trên Biển Đông và những lời tuyến bố của các lãnh đạo và viên chức cấp cao của Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh, xâu chuỗi lại với nhau, người ta thấy bóng dáng thế chiến thứ ba lởn vởn đâu đó khi mọi chuyện đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Thậm chí, có nhà phân tích còn sợ rằng hai siêu cường quân sự Mỹ và Trung cộng bị lôi cuốn vào sự tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông của các nước trong khu vực, có thể xảy ra trong năm 2019, với hàng ngàn người có thể thiệt mạng. Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giúp người ta sản xuất ra các loại võ khí tối tân và chính xác, đồng thời khả năng hủy diệt và sát thương khủng khiếp hơn.

Malcolm Davis, phân tích gia cấp cao về chiến lược quốc phòng và khả năng (defence strategy and capability) của Viện Chính Sách Chiến Lược nước Úc tại thủ đô Canberra mới đây nói với đài CNN của Mỹ: “Trung cộng sẽ không giảm các nỗ lực nhằm kiểm soát hoàn toàn Biển Đông. Trên căn bản, cái mà Trung cộng muốn là biến Biển Đông thành cái hồ của họ.”

Theo ông Davis nhận định, chính phủ Trump nhiều phần cũng không lùi bước trước áp lực của Bắc Kinh.

Gregory Poling, một chuyên viên về luật lệ và hàng hải Á châu tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Hoa Thịnh Đốn nói với báo Al Jazeera hồi Tháng Mười 2018 là “Có rất nhiều vấn đề có thể dẫn đến xung đột Mỹ – Trung cộng. Biển Đông là cái gai nhọn nhất. Nó nằm ngay trung tâm của chính sách Mỹ ở khu vực, nơi mà trật tự quốc tế đã được Hoa Thịnh Đốn xây dưng từ thời Thế chiến Thứ Hai. Vậy mà Trung cộng sẵn sàng ức hiếp các láng diềng và thách đố thứ trật tự dựa trên pháp luật đó.”

TQLC Mỹ và Phi Luật Tân tập trận đổ bộ hồi Tháng Năm 2018. (Hình: AFP/Getty Images)

Các nhà quan sát tại Trung Tâm Ngăn Ngừa Hành Động của Hội đồng Đối Ngoại (Council on Foreign Rlations), một tổ chức nghiên cứu độc lập tại Hoa Thịnh Đốn, coi Biển Đông là điểm nóng của thế giới khi cả Bắc Kinh cũng như Hoa Thịnh Đốn từ chối nhượng bộ tại khu vực được ước đoán có nhiều trữ lượng dầu khí dưới lòng biển và thủy lộ thương mại hàng đầu thế giới.

Bắc Kinh đã xây dựng hơn một chục căn cứ quân sự qui mô khổng lồ trên Biển Đông tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và thường xuyên đưa chiến hạm chận đường chiến hạm Mỹ “tuần tra hải hành” . Một sĩ quan cấp cao Trung cộng đề nghị đưa hai chiến hạm, một chiếc chặn đường, một chiếc đâm hông tàu Mỹ nếu “xâm phạm vùng biển Trung cộng” trên biển Đông.

Chưa thấy một biến cố nào như vậy diễn ra nhưng hai bên có tự kềm chế để Biển Đông đừng nổi sóng hay không, đó là những ẩn số mà giới chuyên gia phân tích đang bầy tỏ những lo âu.

Theo Người Việt

Khu vực nào sẽ là điểm nóng nhất trong năm 2019?

© AFP 2018 / Mandy Cheng

Cơ quan tham vấn của Mỹ – Hội đồng quan hệ đối ngoại đã đưa ra dự báo về những điểm nóng trong năm 2019 sắp tới. Sau khi thăm dò ý kiến 500 chính trị gia, chuyên gia và nhà khoa học, cơ quan này đã nêu lên 30 điểm có tình hình căng thẳng đến mức chiến tranh có thể nổ ra, nhà phân tích của Sputnik,ông Piotr Tsvetov cho biết trong bài viết của mình.

Trong số những điểm như vậy có bán đảo Triều Tiên, biển Đông, Venezuela, Syria, Yemen, Afghanistan và Iran.

Tờ South China Morning Post lưu ý rằng, lần đầu tiên các chuyên gia đã đưa Đài Loan vào danh sách này.

Phân tích các sự kiện năm 2018, khi chính quyền Trump thực hiện một số động thái khiêu khích để phát triển quan hệ với hòn đảo này, kể cả tăng cường cung cấp vũ khí cho Đài Bắc, các chuyên gia cho rằng, nếu xét đến việc Bắc Kinh kiên quyết ngăn cản Đài Loan tồn tại độc lập, để trong tương lai sát nhập đảo này với đại lục, thì xung đột giữa Trung cộng và Mỹ ở eo biển Đài Loan là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Tuy nhiên xung đột này ít có khả năng hơn so với khu vực Biển Đông hoặc trên Bán đảo Triều Tiên.

Theo ý kiến của ông Wu Xinbo, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Fudan ở thành phố Thượng Hải, vì các mục đích chiến thuật, Mỹ sẽ thúc đẩy Đài Loan chống lại Trung cộng.

Đánh giá về các sự kiện gần đây trong quan hệ Mỹ-Trung (đối thoại an ninh ở Washington vào đầu tháng 11, cuộc tiếp xúc và hội đàm của Tập Cận Bình và Trump ở Buenos Aires), các nhà lãnh đạo của cả hai nước không muốn biến bất đồng hiện có thành xung đột vũ trang trực tiếp. Như chúng ta thấy, các tàu Mỹ tiếp tục tuần tra dọc theo Biển Đông và Eo biển Đài Loan, nhưng biên phòng Trung cộng không động chạm đến chúng. Chỉ có Bộ Ngoại giao Trung cộng không mệt mỏi đưa ra các tuyên bố mang tính hình thức.

Theo giáo sư Wei Zongyou từ Đại học Fudan (Thượng Hải), Trung cộng không muốn xung đột quân sự với Hoa Kỳ ở Biển Đông và Hoa Kỳ cũng không muốn điều đó.

Sputnik News

Trung cộng thừa nhận ngư lôi thất lạc nhưng “không tấn công mục tiêu cụ thể”

Tuoitreonline

Bộ Quốc phòng Trung cộng ngày 21/12 ra thông cáo trên trang web thừa nhận nước này bị lạc mất một quả ngư lôi trong huấn luyên nhưng phủ nhận việc nước này dùng nó để tấn công mục tiêu nào.

Chúng tôi được biết về thông tin ‘ngư dân Việt Nam vớt được một quả ngư lôi Trung cộng ở tỉnh Phú Yên”.

Hồi đầu tháng 12, Hải quân Trung cộng thất lạc một quả ngư lôi trong đợt huấn luyện trên biển ở phía đông đảo Hải Nam, có thể do ảnh hưởng từ các dòng hải lưu ngoài khơi,” thông cáo viết bằng tiếng Trung cộng được đăng tải trên trang web của Bộ Quốc phòng.

Ngư lôi chỉ dùng cho mục đích huấn luyện của chúng tôi, và không có mục tiêu cụ thể nào,” thông cáo ngắn gọn của phía Trung cộng khẳng định.

Như tin đã loan, ngày 18/12, một ngư dân ở xã An Hải, tỉnh Phú Yên phát hiện một quả ngư lôi cách bờ khoảng 4 hải lý (7.4 km) và đã kéo về cù lao Mái Nhà và báo cho các cơ quan có trách nhiệm.

Tối 19/12, quả ngư lôi trên đã được bàn giao cho Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân đem ra khỏi bờ biển.

Việt Nam không cho biết sẽ xử lý như thế nào đối với quả ngư lôi này.

Hiện Việt Nam và Trung cộng đang có tranh chấp chủ quyền ở vùng Biển Đông nơi Trung cộng vẽ ra đường đứt khúc 9 đoạn còn gọi là đường lưỡi bò, lấn vào vùng nước mà Việt Nam cũng đòi chủ quyền. Thời gian qua, theo truyền thông trong nước, cơ quan chức năng Việt Nam đã nhiều lần phát hiện tàu cá của Trung cộng vào sâu trong vùng nước của Việt Nam bất hợp pháp.

RFA

Hiểm họa xung đột Mỹ-Trung vì thiếu giao lưu quân sự

Tàu khu trục USS Decatur có tên lửa dẫn đường của hải quân Mỹ trong một hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông. Tàu chiến này đã từng bị tàu Trung cộng xuýt đâm vào hồi tháng 9.

Tờ The Economist ở Luân Đôn, dù dành hồ sơ lớn cho một « Số kép Giáng Sinh – Christmas Double Issue » – tựa chữ đậm ở trang bìa, nhưng ở trang trong đặc biệt chú ý đến một khía cạnh đáng ngại của cuộc đọ sức Mỹ-Trung đang diễn ra : Đó là nguy cơ bùng nổ xung đột do hiểu lầm giữa hai quân đội.

The Economist nhấn mạnh rằng « hiểm họa của một cuộc chiến tranh nóng đáng lo ngại hơn một cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung », mà khả năng tránh được phải là « thông tin liên lạc tốt hơn giữa các lực lượng vũ trang » của hai bên.

Thế nhưng, đây chính là vấn đề. Theo nhận xét của tuần báo Anh, Mỹ hiểu rất rõ về nhu cầu thiết lập các kênh liên lạc và duy trì giao lưu với quân đội Trung cộng, nhưng các đề nghị hay sáng kiến của Washington đã bị phía Bắc Kinh làm ngơ, hoặc tiếp nhận một cách miễn cưỡng.

Fax vẫn là phương tiện liên lạc quân sự chính thức Mỹ – Trung

Đối với The Economist, việc hai bên vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu này là dấu hiệu rõ rệt về tình trạng thiếu đối thoại hiệu quả đáng lo ngại giữa hai lực lượng vũ trang.

Trong bối cảnh cả hai cường quốc đang tranh giành ảnh hưởng ở miền tây Thái Bình Dương ; với việc Trung cộng muốn đẩy Mỹ ra khỏi khu vực, tàu thuyền và máy bay của hai nước hầu như mỗi ngày đều hoạt động gần nhau, thường xuyên tạo ra nguy cơ một vụ va chạm trên không hoặc trên biển leo thang thành xung đột vũ trang.

Có giao lưu, nhưng hời hợt vì Bắc Kinh thiếu hợp tác

Theo tuần báo Anh, trong thời gian qua, quả đúng là hai quân đội Mỹ và Trung cộng đã học cách hiểu nhau nhiều hơn, trao đổi giữa các học viện quân sự, các chuyến ghé cảng hữu nghị của chiến hạm và các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước đã gia tăng đáng kể trong nhiều năm qua.

Thế nhưng, hố ngăn cách giữa hai bên vẫn còn rất sâu rộng. Phần lớn các hoạt động giao lưu đều rất hời hợt. Theo các sĩ quan Mỹ, người mà Trung cộng cử ra để tiếp xúc với phía Mỹ thường là những quan chức chính trị nói được tiếng Anh hoặc là những sĩ quan tình báo, mặc quân phục nhưng không phải là những người thực thụ theo binh nghiệp.

Ngoài ra, khi sĩ quan cao cấp của hai bên gặp nhau, Trung cộng có xu hướng dành nhiều thời gian đả phá chính sách đối ngoại của Mỹ hơn là thảo luận về cách xây dựng lòng tin giữa hai quân đội.

Đối với The Economist, ví dụ trên cho thấy là ngay cả khi có cơ hội xây dựng nhịp cầu thông cảm, các sĩ quan Trung cộng đã chọn cách làm ngơ. Vấn đề không phải là hai quân đội thiếu kênh liên lạc, mà là cách hai bên sử dụng các kênh này ra sao.

RFI

Nam Dương mở tiền đồn ở Natura, Biển Đông- Tương lai nào cho khu vực?

Thứ trưởng đặc trách Hàng hải Nam Dương Arif Havas Oegroseno giới thiệu với truyền thông bản đồ mới của Nam Dương có Biển Bắc Natuna. Ảnh chụp ở Jakarta ngày 14/7/2017. REUTERS/Beawiharta –

Nam Dương trong tuần này mở một căn cứ quân sự với hơn 1.000 quân ở mũi phía nam Biển Đông, vùng biển nơi các tuyên bố chủ quyền của Trung cộng chồng chéo với tuyên bố chủ quyền của một số nước khác, báo South China Morning Post đưa tin.

Mở cửa hôm 18/12, căn cứ quân sự này nằm tại Selat Lampa trên đảo Natuna Besar – một phần thuộc quần đảo Natuna – một trong những vùng lãnh thổ xa xôi nhất của Nam Dương, cách đảo Borneo hơn 200 km.

Nam Dương không phải là một trong các quốc gia đòi chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông nhưng giữa Jakarta và Bắc Kinh đã xảy ra một vài vụ đối đầu trong vùng biển giàu tài nguyên này, kể cả một cuộc xung đột vào năm 2016 khi một tàu tuần tra Nam Dương chặn bắt một tàu cá Trung cộng có trọng tải 300 tấn.

Sau đó, một tàu cảnh sát biển Trung cộng đâm vào tàu đánh cá, buộc chính quyền Nam Dương phải thả chiếc tàu này ra.

Trong buổi lễ khánh thành căn cứ quân sự mới, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nam Dương (TNI), Đại Tướng Hadi Tjahjanto, nói tiền đồn này được thiết kế để hoạt động như một nhằm ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng nào về an ninh, đặc biệt là ở khu vực biên giới, theo lời phát ngôn viên quân đội, Đại tá Sus Taibur Rahman, được bản tin trích dẫn.

Hôm 19/12, Tổng thống Nam Dương Joko “Jokowi”Widodo khẳng định chính phủ Nam Dương sẵn sàng xác định rõ rằng quần đảo Natuna, với dân số 169.000 người, là lãnh thổ thuộc chủ quyền của nước ông. Ông Widodo đang vận động để được bầu lại trong cuộc bầu cử Tổng thống năm tới.

Giữa Jakarta và Bắc Kinh đã xảy ra một số xích mích trên các vùng biển của khu vực, giữa lúc Trung cộng nhất định cho rằng các quyền và lợi ích của hai nước tại đây đang chồng lấn lên nhau.

Trong khi đó, có nhiều lo ngại về tương lai của khu vực trước đây được giới hạn trong cái gọi là khu vực “Á Châu-Thái Bình Dương”, nay được mở rộng để bao gồm cả khu vực “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Một bài báo đăng trên tờ The Jakarta Post hôm 19/12 nhận định rằng các nước ASEAN phải hiểu rằng tương lai của khối, cả về kinh tế lẫn quân sự, tùy thuộc vào sự ổn định của cả khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được định nghĩa là khu vực trải dài từ Nhật Bản ở phía Bắc, tới Úc châu ở phía Nam, và bao gồm cả các quần đảo trong vùng Tây Thái Bình Dương về hướng Đông, cho tới Ấn Độ ở hướng Tây. Tuy nhiên các đường ranh ỡ hướng Tây chưa được xác định và vẫn gây tranh cãi, một số nước cho rằng đường ranh này kéo dài tới tận bờ biển phía Tây Châu Phi, bao gồm cả Nam Phi.

Tờ Jakarta Post nói quan điểm của các nước thuộc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương “mở rộng” đó, vẫn cách nhau “cả đại dương” về tương lai nào cho khu vực?

VOA

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen