Seite auswählen

Nathan Gardels. The Challenge of Positive Freedom – interview with Francis Fukuyama. New Perspective Quarterly, Spring, 2007, 5 p.

MINH DUY dịch

New Perspective Quarterly (NPQ): Isaiah Berlin – nhà triết học chính trị đã qua đời, từng nổi tiếng khi đưa ra sự phân biệt giữa tự do “tiêu cực” và “tích cực” – trước hết là “tự do trước” chế độ bạo chúa và sự can thiệp, và hai là “tự do được” làm những cái mà không bị can thiệp trong ý chí hay phạm vi của mình; nghĩa là, tự do cá nhân được làm mọi thứ.

Như ông đã đề cập tới trong lập luận của mình về Sự cáo chung của lịch sử, tự do tiêu cực đã được chấp nhận phổ quát về nguyên tắc, chứ chưa phải trong thực tiễn, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Thậm chí ở Trung Quốc, khu vực không gian cá nhân đã mở rộng rất nhiều. Thế nhưng trong một thế giới đa dạng, theo gần như đúng định nghĩa thì tự do tích cực, nghĩa là “tự do được”, lại không phổ quát. Một vài người muốn cuốn khăn đầu (Kopftuch), những người khác lại muốn cưới người cùng giới.

Có  phải  sau  Sự  cáo  chung  của  lịch sử  thì  hầu  như sẽ  không  còn  những xung đột nào về các quyền tự do tích cực đúng không?

Francis Fukuyama: Đúng là như vậy. Hầu hết các nền dân chủ tự do đã có thể tránh câu hỏi kiểu này về việc họ muốn khuyến khích những quyền tự do tích cực gì, bởi lẽ họ chưa bị thách thức bao giờ. Giờ đây, họ lại bị thách thức bởi các nhóm thiểu số – những người Hồi giáo nhập cư ở châu Âu là một ví dụ – hay ở một nghĩa nào đó là những nền văn hóa đang nổi lên ở châu á, nơi có một tinh thần rất mạnh về cộng đồng theo nguyên tắc đạo đức riêng của họ, những  giá trị  riêng phi  tự do  của  họ.

Điều này đã trở thành một vấn đề rất thời sự. Đặc biệt ở châu Âu, vấn đề nhập cư và bản sắc lại gắn với vấn đề lớn hơn là sự vô giá trị hậu thời kỳ hiện đại. Sự phát triển của thuyết tương đối đã khiến  việc  khẳng  định  những  giá trị tích cực trở nên khó khăn hơn và, vì vậy, những tín ngưỡng chung của người châu Âu được đưa ra làm điều kiện cho những người nhập cư muốn trở thành công dân châu Âu. Các giới thượng lưu hậu hiện đại đã vượt ra khỏi những bản sắc được xác định bằng tôn giáo hay dân tộc để đến với cái mà họ coi là một vị thế siêu đẳng hơn. Nhưng ngoài sự vui mừng của họ về sự đa dạng vô tận và lòng khoan dung, thì họ còn thấy khó nhất trí  về  bản chất  của cuộc sống  tốt đẹp mà họ cùng ấp ủ mong muốn.

Đồng thời phải nói rõ ở đây rằng lập luận của tôi trong cuốn Sự cáo chung của Lịch sử là Hegel đã có nhận thức tích cực hơn về ý nghĩa của tự do khi công nhận nhân phẩm cơ bản của con người, năng lực đưa ra những lựa chọn mang tính đạo đức. Vì vậy, theo một nghĩa nào đó, “kết cục của lịch sử” có nghĩa là sự khởi đầu của quá trình tái thiết một tư tưởng tích cực và thực chất hơn về ý nghĩa của việc sống trong một nền dân chủ tự do.

NPQ:  Chỉ  vì  người  nhập  cư  khẳng định bản sắc của họ mà tạo ra những xung đột mới với các xã hội tự do, vậy thì đề  xuất đưa “cái vô giá trị hậu hiện đại” – thuyết tương đối, chủ nghĩa thế tục, sự khoáng đạt và chủ nghĩa hiện vật – vào các nền văn hóa khác thông qua truyền thông đại chúng và giải trí không tạo ra những xung đột trên phạm vi toàn cầu chứ? Người di cư đến đây; truyền thông chúng ta đến kia. Rốt cục, Osama Bin Laden chẳng bao giờ đến Mỹ. Ông ta chỉ biết đến nước Mỹ qua “hình ảnh của Hollywood”.

Truyền thông toàn cầu hóa đồng thời  gắn  kết  chặt  với nhau,  tạo ra sự khác biệt và xác định rõ ràng; đó là không gian nơi tạo ra sự thừa nhận, nơi thực hiện nhân phẩm. Nếu đó là một không gian mới thì cũng không phải là một trận địa mới phải không?

Fukuyama: Chắc chắn là như vậy. Đã có một cuộc chiến văn hóa diễn ra trong lòng nước Mỹ từ lâu rồi về vấn đề này. Những người bảo thủ văn hóa và cực hữu tôn giáo từ lâu đã chỉ trích Hollywood là hạ thấp những giá trị  gia đình và lòng chung thủy. Theo một nghĩa nào đó, lập trường của họ hoàn toàn không khác với lời lẽ của Osama Bin Laden. Cái vô giá trị được phác thảo bởi nền văn hóa quần chúng của Mỹ là một vấn đề.

Rõ ràng, những kẻ cực đoan Hồi giáo không chấp nhận khuôn khổ cơ bản của tự do bao dung trong lòng các cuộc chiến văn hóa được phát động ở Mỹ. Nhưng ở đây có mối quan hệ với nhau. Cái chúng ta chứng kiến hôm nay trên sâu khấu toàn cầu, ở một nghĩa nào đó, là sự kéo dài của những cuộc chiến văn hóa của riêng nước Mỹ.

NPQ: Sau ngày 11/9, chính quyền Bush đã phát động một chiến dịch “ngoại giao nhân dân”, cho rằng “nếu thế giới Hồi giáo chỉ cần hiểu nước Mỹ thôi” thì họ sẽ không thù ghét chúng ta. Thế nhưng sự tuyên truyền nền văn hóa đại chúng hậu hiện đại này từ lâu đã hiện hữu rồi. Người Hồi giáo hiểu nước Mỹ. Đó chính là vấn đề! Có lẽ, người Mỹ cần phải khiêm nhường hơn một chút và tự phê bản thân. Không phải tất cả thành quả của tự do đều làm hài lòng.

Fukuyama: Tôi nghĩ rằng mặt bóng bẩy hơn của nước Mỹ thì ai trên thế giới cũng đều biết. Hình ảnh của nước Mỹ cực đoan hay gì khác trong lòng những người Hồi giáo hay phê phán là không phải không chính xác.

Một trong những hiểu nhầm về chính sách của Mỹ sau ngày 11/9 là giả thiết rằng nếu chủ nghĩa bài Mỹ đã có từ trước rồi, thì đó không phải vì chính sách của chúng ta hay hình ảnh của Hollywood, mà vì chúng ta bị hiểu nhầm. Đó là một lực hấp dẫn vì nó có nghĩa rằng chúng ta sẽ không phải hướng nội và thay đổi chính bản thân mình hay các chính sách của chúng ta nữa.

Mặt khác, tôi cho rằng hình ảnh của nước Mỹ trên thế giới còn phụ thuộc vào anh đang nói về nơi nào trên thế giới nữa. ở những nơi đang hiện đại hóa thành công, việc xúc tiến văn hóa đại chúng của chúng ta là một lợi ích lâu dài, bởi vì họ thấy các quyền tự do được thể hiện trong các phim hay âm nhạc của chúng ta như điều họ có thể mong mỏi. Điều đó không tạo ra sự phản kháng.

Nơi người ta gặp phải rắc rối lớn là nơi các nước thất bại trước hiện đại hóa. Họ có thể thấy miền đất hứa, nhưng không có cách nào để đến đây. Điều đó tạo sự phản kháng và chủ nghĩa bài Mỹ.

NPQ: Ông có thể bàn thêm về vấn đề này nữa. Những nước mà thành công nhờ toàn cầu hóa, đặc  biệt là ở châu Á, đang  ngày  càng  dựa  vào những đặc điểm trong cách thức của người Mỹ – tự do hơn, linh hoạt hơn, thịnh vượng hơn. Khi họ làm như vậy, họ muốn xem những câu chuyện của riêng họ trên màn hình, chứ  không phải những câu chuyện của nước Mỹ. Hiểu một cách tương đối, điều đó không làm giảm sức mạnh mềm của nước Mỹ chứ?

Fukuyama: Đúng, nhưng đó có phải là điều tồi tệ hơn trong thế giới này không? Do chúng ta đã hùng mạnh rồi thì chúng ta không còn nhìn thấy những hình thức khác của sức mạnh mềm nữa. Các ca sỹ nhạc Pop và những minh tinh màn bạc của Hàn Quốc nổi tiếng một cách khó tin ở Nhật Bản và những nơi khác ở Đông á. Trung Quốc có một ngành công nghiệp phim khổng lồ. Nhiều Hoa kiều đang học lại tiếng Quan thoại.

Chúng ta đừng nghĩ về hình thái sức mạnh mềm này như cách mà chúng ta nghĩ về sức mạnh quân sự. Sự cân bằng sức mạnh văn hóa không phải là trò chơi được ăn cả ngã về không (winner-takes-all ). Nó không nhất thiết là một mối đe dọa đến lợi ích quốc gia của Mỹ nếu Trung Quốc xem nhiều phim của họ hơn là phim Mỹ.

NPQ: Nếu như vậy, khi Mỹ xét đến vai trò của mình trên thế giới, thì chẳng quan trọng khi xét thực tế rằng nội dung văn  hóa  đại  chúng  của  chúng ta ảnh  hưởng  như  thế  nào  đến  các  mối quan hệ quốc tế có đúng không?

Fukuyama: Đó không phải là câu hỏi có quan trọng hay không. Nhưng tôi không biết nó có dễ dàng như vậy đối với nền văn hóa tự do để được làm bất kỳ điều gì hay không. Thậm chí nếu anh đã quyết định rằng Hollywood đang làm tổn thương lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ đi nữa thì anh cũng không thể ngăn cản những thứ đó vẫn cứ tiếp tục sinh ra. Ngoài việc không cho Janet Jackson  tái  diễn  phô  trương  bộ ngực trần của mình ở giải Siêu Túc cầu (Super Bowl) bằng các quy định của FCC, cũng chẳng còn gì để anh có thể làm nữa cả. Đó là một vấn đề, nhưng vấn đề đó có thể không nhất thiết được giải quyết bằng chính sách công.

Tất nhiên, hy vọng là trong mớ ý kiến đưa ra, ý kiến tốt sẽ đẩy lui ý kiến tồi. Nhưng cho đến nay chưa có nhiều bằng chứng về điều như vậy xảy ra.

NPQ: Một lý do sở dĩ điều này trở thành một vấn đề hóc búa như vậy là các xã hội tự do thế tục gặp khó khăn thực sự, như ông gợi ý, trong việc đưa ra những giá trị tích cực làm giới hạn hành vi văn hóa, ví dụ như những bài hát thô tục của kẻ luôn ghét phụ nữ, hành động làm tượng mẫu của Madonna hay việc nhân bản.

Sự đụng độ với Hồi giáo nhấn mạnh đến sự tê liệt này về đạo đức bởi vì chúng ta sống, như Czeslaw Milosz – người  được nhận giải thưởng Nobel  và đã qua đời – thường nói, trong “thời đại lịch sử không song hành”.

Do vậy, chúng ta chứng kiến cái nghịch lý này: Ayaan Hirsi Ali, dẫn chứng ra Spinoza, đã thoát khỏi sự chung thủy với nhận thức nhân danh vì tự do, từ bỏ bào thai của Hồi giáo và trở thành một “tín đồ Khai sáng chính thống” và là người vô thần. Thế nhưng, nhà triết học tự do thế tục nổi tiếng nhất của châu Âu, Jürgen Habermas, giờ đây lập luận rằng vì xã hội hậu hiện đại không có khả năng tạo ra những giá trị riêng của nó, nên nó chỉ có thể tự “sinh nở” từ các nguồn tôn giáo. Theo ông, các giá trị phương Tây – tự do, lương tâm, quyền con người – có  nguồn gốc trong di sản Do thái-Thiên  chúa giáo của chúng ta.

Theo Habermas, “tính chủ động không bị hạn chế” – thuyết tương đối hiện đang thống trị – đụng độ với “cái thực sự tuyệt  đối  –  quyền của mỗi sinh linh của tạo hóa được tôn trọng như một ‘hình ảnh của Chúa'”.

Ông làm gì với trào lưu kép này trong lịch sử?

Fukuyama: Vấn đề các xã hội hậu tôn giáo của chúng ta tạo ra những giá trị như thế nào là một vấn đề rất quan trọng cho hai nhà tư tưởng có uy tín ở Đại học Chicago – Allan Bloom, tác giả của cuốn Khép lại Tư tưởng nước Mỹ, và Leo Strauss.

Strauss gọi đây là “cuộc khủng hoảng của thế giới hiện đại”. Câu hỏi là liệu có cách nào thiết lập những giá trị thông qua sự vận dụng triết lý và tư duy mà không cần phải hướng sang tôn giáo. Lập luận trọng tâm của ông là triết lý chính trị học cổ điển – người Hy Lạp nhấn mạnh đến “quyền tự nhiên”, hoặc thế giới tự nhiên được khám phá bằng tư duy con người như một nguồn có nhiều giá trị – ngay từ đầu đã bị triết học hiện đại bác bỏ.

Cách suy nghĩ về điều này là chúng ta vừa có một vấn đề triết lý sâu sắc, vừa có vấn đề chính trị thực tiễn. Cả hai có thể, nhưng không nhất thiết, có liên quan đến nhau.

Vấn đề triết lý sâu sắc ở đây là liệu rằng anh có thể đưa triết học phương Tây trở lại với Heidegger và Nietzche, và nói rằng tư duy cho phép xác lập những giá trị tích cực – nói cách khác là anh có thể thể hiện chân lý của một vài tư tưởng.

Vấn đề thực tiễn ở đây là liệu anh có thể tạo ra một tập hợp những giá trị mà về mặt xã hội sẽ phục vụ những mục đích tự do lồng ghép anh muốn. Điều này phức tạp bởi vì anh muốn những giá trị đó phải là cái thứ tích cực và có ý nghĩa, nhưng anh cũng không thể sử dụng chúng làm cơ sở để loại trừ một vài nhóm trong xã hội.

Có thể chúng ta thành công khi làm việc này mà không cần cái khác. Ví dụ, những nền tảng cho sự thành công của sự thử nghiệm chính trị Mỹ là nó tạo ra một tập hợp những giá trị “tích cực”, làm cơ sở cho bản sắc dân tộc, nhưng cũng dễ dàng tiếp cận đối với những người không phải là da trắng và Thiên chúa giáo, hay theo một cách nào đó là “máu và đất” liên quan đến những người theo đạo Tin lành Anglo-Saxon sáng lập ra đất nước này.

Những giá trị này chính là nội dung của Kinh tín Mỹ (American Creed) – niềm tin vào chủ nghĩa cá nhân, niềm tin vào lao động như một giá trị, niềm tin vào tự do đi lại và chủ quyền nhân dân.

Samuel Huntington gọi đây là “những giá trị Tin lành-Anglo”, nhưng hiện nay chúng đã bị loại bỏ khỏi những cội nguồn này. Anh có thể tin vào những thứ đó bất kể anh là ai hay xuất thân từ đâu. Là một loại giải pháp thực tiễn cho vấn đề giá trị tích cực, điều đó hoàn toàn có tác dụng.

Điều tôi thấy thú vị là, ngoài uống bia và chơi bóng đá, người châu Âu thấy khó xác định những phẩm chất làm bản sắc. Cuối cùng, đây thực sự là về những phẩm chất tích cực – loại người nào anh thấy có thể ngưỡng mộ trong câu chuyện chung xây dựng lên cộng đồng của anh. Những loại hành vi nào anh cho đó là nhân phẩm trong văn hóa của anh?

Loại định nghĩa về cuộc sống tốt đẹp này, tôi nghĩ, anh có thể xác định mà không cần tìm đến vấn đề triết lý sâu sắc hơn.

Trở lại điều Strauss lo lắng trong tư tưởng của ông là sự ổn định của một giải pháp thực tiễn như vậy trong bối cảnh thiếu vắng một cách thức giải quyết triết lý về phương pháp đi đến những chân lý.

NPQ: Nếu có thể, những định nghĩa về tự do – những lựa chọn về cuộc sống tốt đẹp – gây phiền toái trong một thế giới đa nguyên, thì tại sao lại không chuyển sang một hệ thống kiểu như thời kỳ Trung cổ khi những giá trị khác nhau được áp dụng ở những địa hạt khác nhau, mỗi địa hạt có “chân giá trị (Volksgeist)” riêng của nó?

Fukuyama: Đó không phải là một giải pháp. Chúng ta sống trong những cộng đồng dân tộc lớn hòa đồng với thế giới. Trong những cộng đồng đó, anh phải ứng xử văn minh, có sự tận tụy và làm việc dân chủ. Anh không thể liên hiệp thành một cộng đồng tự kỷ khổng lồ không xác định. Đặc biệt, nó không phải là một giải pháp trong một thế giới như của chúng ta với những dòng người luôn biến động và luồng thông tin truy nhập không ngừng. Đây là điều mà người Hà Lan đã thử nghiệm trong thực tế với những “trụ cột” cho từng nhóm trong xã hội. Nhưng nó cho thấy là không vận hành được.

NPQ: Những người Hồi  giáo  nhập cư vào châu Âu có tinh thần bản sắc mạnh mẽ. Người Mỹ có Kinh tín của họ. Vậy tại sao tinh thần bản sắc và niềm tin văn hóa của châu Âu lại yếu đến như vậy?

Fukuyama: Châu Âu đã có những truyền thống dân tộc sâu sắc. Trong thế kỷ  XX,  những  truyền  thống  dân tộc  đó bị mất uy tín vì những cuộc chiến tranh đẫm máu mang tính dân tộc chủ nghĩa. Giờ đây, họ đang cố gắng tập hợp một “bản sắc châu Âu”, nhưng không có nhiều nội dung.

Một trong những tranh luận kỳ thú nhất nổi lên khi một vài người cố gắng tái lồng ghép tư tưởng của di sản Thiên chúa giáo vào đề cương Hiến pháp châu Âu. Điều đó đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Sự tham chiếu Thiên chúa giáo chưa bao giờ được đề cập trong đó và tất nhiên sau đó người dân Pháp và Hà Lan đều  bác  bỏ  dự thảo  này  vì  họ  nghĩ  điều đó xâm phạm quá nhiều vào đời  sống  dân tộc vốn đã đang ngày càng xuống cấp rồi.

NPQ: Liệu tư tưởng về một chân giá trị – lối sống độc đáo của một dân tộc có chung nguồn gốc – giờ đây phổ quát trên thế giới hậu hiện đại có hòa đồng với tất cả các nền văn hóa lai tạo không? Kinh tín Mỹ thực sự là một “giá trị” không có một “cộng đồng”.

Fukuyama: “Chân giá trị” đã luôn từng là một loại hình sáng tạo. Johann Gottfried Herder, người đã sử dụng tư tưởng này, lập luận rằng một “chân giá trị” là một thứ cảm nhận cổ điển và vô thức về cộng đồng. Bản sắc của người Đức không thực sự tồn tại cho đến tận thế kỷ thứ XIX. Điều ông không ghi nhận là tất cả những phẩm chất này đã được tạo dựng từ trong xã hội ở góc độ nào đó và được pha trộn thành một thứ men bia Đức.

Chân giá trị là một tập hợp bất thành văn những quy tắc và giá trị xã hội mà một xã hội mong muốn có. Như anh nói, Kinh tín Mỹ không bao hàm một “cộng đồng” theo nghĩa rằng lối sống của nó được chia sẻ bởi nhiều chủng tộc và nền văn hóa.

Tạp chí Triết học

Số 3 (178), năm 2006

 

TIẾP SAU CHỦ NGHĨA BẢO THỦ MỚI

FRANCIS FUKUYAMA (*)

 

Chủ nghĩa bảo thủ mới ở Hoa Kỳ được khởi nguồn từ một số trí thức Do Thái đã gia nhập nhóm Đại học Thành phố New York (C.C.N.Y) vào cuối những năm 30, đầu những năm 40 của thế kỷ trước. Đến những năm 90, nó được tiếp sức bởi một số dòng học thuật khác, như nhóm của L.Strauss, nhóm của A. Wohlstetter… Chủ nghĩa bảo thủ mới đã làm cho quan hệ giữa Hoa Kỳ và thế giới có sự thay đổi và ngày càng phức tạp hơn. Theo tác giả, đã đến lúc chủ nghĩa bảo thủ mới phải bị vượt qua và Hoa Kỳ cần hoạch định lại chính sách ngoại giao của mình theo nhiều đường hướng cơ bản; phải chuyển sự chú ý sang việc cải tổ, tái cơ cấu và đầu tư một cách chính xác cho những thiết chế của Chính phủ Hoa Kỳ.

Khi chúng ta tiến tới kỷ niệm lần thứ ba cuộc tấn công vào Irắc, dường như không phải là lịch sử sẽ phán xét bản thân sự can sự thiệp cũng như những ý tưởng cổ vũ cho sự can thiệp đó một cách thiện ý. Bằng việc xâm lược Irắc, chính quyền Bush đã tiên đoán đầy đủ về chính nó: giờ đây, thay cho Ápganixtan, Irắc trở thành một lực hấp dẫn, một cơ sở huấn luyện và một căn cứ tác chiến của bọn khủng bố Hồi giáo với rất nhiều mục tiêu để nhắm bắn là người Hoa Kỳ. Hoa Kỳ vẫn có cơ hội tạo dựng một Irắc dân chủ do người Shiite điều hành, nhưng chính quyền mới sẽ rất non nớt trong nhiều năm; hậu quả là khoảng trống quyền lực đó sẽ thu hút những thế lực bên ngoài từ các nước láng giềng của Irắc, kể cả Iran. Với nhân dân Irắc, việc loại trừ chế độ độc tài của Saddam Hussein rõ ràng có lợi cho họ, và có lẽ những tín hiệu tích cực cũng tác động tới cả Libăng và Syria. Song, thật khó để đánh giá bản thân những tiến triển này sẽ biện hộ như thế nào cho máu và của cải mà Hoa Kỳ đã phải trả giá cho dự án này tới lúc đó.

Cái gọi là học thuyết Bush, đã tạo cơ sở cho chính quyền đó trong nhiệm kỳ thứ nhất, giờ đây đang lung lay. Học thuyết đó (đã được trình bày tỉ mỉ ở nhiều chỗ khác, trong Chiến lược An ninh Quốc gia Hoa Kỳ năm 2002) lập luận rằng, sau sự thức tỉnh bởi các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, nước này sẽ phải dấn thân vào những cuộc chiến ngăn chặn có kỳ hạn để tự vệ chống lại những nhà nước ma quỷ và bọn khủng bố với vũ khí huỷ diệt hàng loạt (W.M.D.); rằng, nếu cần, một mình Hoa Kỳ sẽ làm việc đó; sẽ hành động để dân chủ hoá hơn vùng Trung Đông như một giải pháp lâu dài cho vấn đề khủng bố. Tuy nhiên, muốn thành công, việc “ngăn ngừa trước” phải phụ thuộc vào khả năng dự báo chính xác và tin tức tình báo đúng đắn, nhưng điều này lại chưa sẵn sàng; trong khi đó, thuyết đơn phương của Hoa Kỳ đã cô lập nó hơn bao giờ hết. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong nhiệm kỳ thứ hai, chính quyền Bush đang tự mình tách khỏi những chính sách này và đang trong quá trình soạn thảo lại văn kiện chiến lược an ninh quốc gia.

Song, chính cái nỗ lực duy tâm muốn sử dụng sức mạnh kiểu Hoa Kỳ hòng thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở khắp nơi là điều có thể gây nên sự tụt hậu lớn nhất. Chính thất bại mà Hoa Kỳ phải gánh chịu ở Irắc đã làm phục hồi thẩm quyền của chính sách ngoại giao “duy thực”[1] trong truyền thống của H.Kítxingiơ. Đã có một loạt sách và bài báo công khai chỉ trích chủ nghĩa Uynxơn của Hoa Kỳ là khờ khạo và công kích ý đồ cố gắng dân chủ hoá thế giới. Những nỗ lực trong nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền này nhằm thúc đẩy nền dân chủ rộng rãi hơn ở Trung Đông, được giới thiệu trong diễn văn nhậm chức lần thứ hai với những lời hùng biện bay bổng của Bush, đã gây ra những hậu quả đáng tranh cãi. Hồi tháng 11 và 12, Hội Ái hữu những người Hồi giáo đã làm nên một bằng chứng hùng hồn trong cuộc bầu cử quốc hội ở Ai Cập[2]. Trong khi việc tiến hành các cuộc bầu cử ở Irắc vào tháng 12 vừa qua, tự thân chúng đã là một thành công thì số phiếu bầu lại dẫn đến uy thế của cộng đồng người Shiite có quan hệ gần gũi với Iran (tiếp sau cuộc bầu chọn ông M.Ahmadinejad, một người theo phái bảo thủ, làm tổng thống Iran hồi tháng 6). Song, điều đáng nói nhất chính là thắng lợi có ý nghĩa quyết định của nhóm Hamas trong cuộc bầu cử của người Palétxtin tháng trước đã đem lại sức mạnh cho một phong trào công khai hiến mình trong việc diệt trừ Ixraen. Trong lễ nhậm chức lần thứ hai của mình, ông Bush đã nói: “Giờ đây, những lợi ích sống còn của Hoa Kỳ và những niềm tin sâu sắc nhất của chúng ta là một”. Nhưng, ngày càng có nhiều lời buộc tội rằng, chính quyền Bush đã mắc sai lầm lớn khi khuấy động cái ao tù; rằng, Hoa Kỳ lẽ ra phải làm tốt hơn để gắn kết với những người bạn độc tài truyền thống ở Trung Đông. Quả thực, cái nỗ lực thúc đẩy dân chủ trên toàn thế giới ấy đã bị chỉ trích là một hành động bất hợp pháp bởi cả người cánh tả, như J.Sachs, lẫn người bảo thủ truyền thống, như P.Buchanan.

Phản ứng chống lại việc tăng cường dân chủ và chính sách ngoại giao chủ động có lẽ không dừng lại ở đó. Những người mà W.R.Mead gọi là những người bảo thủ kiểu Jackson – tức là những người Hoa Kỳ cực hữu, mà con cái họ đang chiến đấu và tử trận ở Trung Đông đã ủng hộ cuộc chiến chống Irắc; bởi, họ tin rằng con cái mình đang chiến đấu để bảo vệ Hoa Kỳ trước chủ nghĩa khủng bố hạt nhân, chứ không phải để tăng cường dân chủ. Họ không muốn bỏ rơi tổng thống nửa chừng trong một cuộc chiến ác nghiệt, nhưng rốt cuộc, sự thất bại được báo trước của cuộc can thiệp vào Irắc có thể đẩy họ đến chỗ chấp nhận một chính sách ngoại giao biệt lập hơn, mà với họ, đó là một quan điểm chính trị tự nhiên hơn. Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy trong công luận có xu hướng nghiêng về chủ nghĩa biệt lập; tỉ lệ người Hoa Kỳ cho rằng nước này “trước hết nên lo cho chính mình” chưa bao giờ cao hơn thế, kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Hơn bất cứ nhóm nào khác, chính những người bảo thủ mới, cả trong lẫn ngoài chính quyền Bush, đã đẩy mạnh việc dân chủ hoá Irắc và làm rộng thêm vấn đề Trung Đông. Họ được thừa nhận (hay bị buộc tội) một cách rộng rãi là có những tiếng nói quyết định thúc đẩy sự thay đổi chế độ ở Irắc. Tuy nhiên, trong những năm tháng sắp tới, chính chương trình nghị sự duy tâm ấy của họ sẽ bị đe doạ trực tiếp nhất. (…).

Di sản của chủ nghĩa bảo thủ mới

Làm thế nào mà những người bảo thủ mới đã theo đuổi những đích quá xa, tới mức mạo hiểm huỷ cả những mục đích của chính họ? Chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ thứ nhất của chính quyền Bush đã không xuất phát từ quan điểm của những thế hệ đi trước, những người tự coi mình là bảo thủ mới, bởi vì bản thân những quan điểm ấy rất phức tạp và là chủ đề cho những cách giải thích khác nhau. Kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, có bốn nguyên tắc hay đường hướng xuyên suốt quan điểm này: sự quan tâm đến dân chủ, nhân quyền và một cách chung hơn, đến đời sống chính trị nội bộ của các quốc gia; một niềm tin rằng sức mạnh Hoa Kỳ có thể được sử dụng cho những mục đích đạo đức; một quan điểm hoài nghi đối với khả năng của luật pháp và những thiết chế quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề an ninh nghiêm trọng; và cuối cùng là quan điểm cho rằng, chương trình xã hội đầy tham vọng sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn, do đó sẽ phá huỷ những mục đích của chính nó.

Vấn đề là ở chỗ, hai trong số những nguyên tắc đó chứa đựng sự xung đột tiềm tàng. Thái độ hoài nghi đối với chương trình xã hội đầy tham vọng – những năm trước đây chương trình như vậy phần lớn được áp dụng cho những chính sách đối nội – đã nêu ra cách tiếp cận thận trọng đối với việc tái thiết thế giới và một nhận thức rằng những sáng kiến đầy tham vọng luôn dẫn đến những hậu quả không lường trước được. Mặt khác, niềm tin vào tiềm năng đạo đức của sức mạnh Hoa Kỳ lại hàm ý rằng chủ nghĩa tích cực kiểu Hoa Kỳ có thể định hình lại cơ cấu chính trị toàn cầu. Vào thời điểm diễn ra chiến tranh Irắc, niềm tin vào việc sử dụng cái sức mạnh cải biến ấy đã vượt qua được những hoài nghi đối với chương trình xã hội.

Ngẫm lại thì sự việc đã không tiến triển theo cách đó. Nguồn gốc của chủ nghĩa bảo thủ mới nằm trong một nhóm những trí thức Do Thái có tầm cỡ, những người đã gia nhập nhóm Đại học Thành phố New York (C.C.N.Y) hồi nửa cuối những năm 30 và đầu những năm 40. Nhóm này gồm I.Kristol, D.Bell, I.Howe, N.Glazer và muộn hơn là D.P.Moynihan. Lịch sử của nhóm này đã từng được nhắc đến trong một số tài liệu, đáng chú ý nhất là trong bộ phim tài liệu của J.Dorman có tên là “Luận bàn về thế giới”. Di sản quan trọng nhất của C.C.N.Y là một niềm tin duy tâm vào tiến bộ xã hội, vào tính phổ quát của quyền lợi cùng với chủ nghĩa chống cộng mãnh liệt.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người trong C.C.N.Y đã xuất phát từ quan điểm Trốtxkit. (…). Trái với cánh hữu truyền thống của Hoa Kỳ, những người cánh tả chống cộng đã từng có thiện cảm với các mục tiêu kinh tế và xã hội của chủ nghĩa cộng sản. (…). Trong khi không phải tất cả các nhà tư tưởng của C.C.N.Y đều trở thành các nhà bảo thủ mới thì vấn đề nguy cơ của những mục đích đúng đắn bị đẩy đến cực đoan chính là chủ đề cho sự nghiệp của nhiều thành viên trong nhóm này.

Nếu như có một chủ đề duy nhất bao quát toàn bộ những phê phán đối với chính sách xã hội đối nội, được đưa ra bởi những người viết cho tạp chí Lợi ích cộng đồng của phái bảo thủ mới, do I.Kritol, N.Glazer và D.Bell sáng lập năm 1965, thì đó là vấn đề những hạn chế của chương trình xã hội. Các tác giả, như Glazer, Moynihan và sau này là G.Loury, cho rằng những nỗ lực đầy tham vọng muốn tìm kiếm công bằng xã hội thường khiến cho các xã hội tồi tệ hơn trước đó; bởi vì, chúng đòi hỏi hoặc là sự can thiệp nhà nước với quy mô lớn làm đảo lộn những quan hệ xã hội có từ trước hoặc sẽ sinh ra những hậu quả không lường trước được (chẳng hạn, sự gia tăng những gia đình chỉ có cha, hoặc mẹ là hậu quả của vấn đề phúc lợi). Chủ đề chính xuyên suốt những tác phẩm bao quát của J.Q.Wilson khi bàn về tội phạm là tư tưởng cho rằng, không thể giảm tỉ lệ tội phạm bằng cách cố gắng giải quyết những vấn đề ẩn sâu như đói nghèo và phân biệt chủng tộc; các chính sách xã hội hiệu quả cần tập trung vào những biện pháp ngắn hạn ngay khi có những triệu chứng của sự bức bách xã hội (như việc xuất hiện các hình vẽ grafitô ở đường xe điện ngầm hay nạn ăn xin) hơn là giải quyết căn nguyên.

Vậy, làm thế nào mà một nhóm có dòng dõi như vậy lại đi đến kết luận rằng, “nguyên nhân sâu xa” của chủ nghĩa khủng bố nằm trong tình trạng thiếu dân chủ ở Trung Đông; rằng, Hoa Kỳ có cả sự khôn ngoan lẫn năng lực giải quyết vấn đề này; rằng, dân chủ sẽ đến với Irắc một cách nhanh chóng và không đau đớn? Những người bảo thủ mới lẽ ra đã không tiến tới bước ngoặt này nếu không có sự kiện cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc một cách khác thường. R.Rigân đã bị những kẻ thạo đời cánh tả ở Hoa Kỳ và châu Âu chế nhạo về việc gọi Liên bang Xôviết và những đồng minh của nó là “đế chế tội ác”, cũng như việc buộc M.Gorbachev không chỉ cải tổ hệ thống của ông ta, mà còn “làm cho thành trì đó sụp đổ”. R.Perle, trợ lý của Rigân về vấn đề chính sách an ninh quốc tế, đã bị lên án như là “vua bóng tối” vì quan điểm không khoan nhượng; đề xuất của ông ta về “hai không” trong các cuộc đàm phán về vũ khí hạt nhân tầm trung (tức là giải trừ toàn bộ những tên lửa tầm trung) đã bị các chuyên gia chính sách ngoại giao ôn hoà thuộc Ủy ban Quan hệ quốc tế và Bộ Ngoại giao chỉ trích là không khả thi. Chính nhóm này đã cho rằng, những người theo chủ trương của Reagan mắc chứng không tưởng nghiêm trọng khi hy vọng vào thắng lợi thực sự, khi phản đối sự kiềm chế, trong chiến tranh lạnh.

Tuy thế, thắng lợi tuyệt đối trong chiến tranh lạnh thực sự đã diễn ra trong những năm 1989 – 1991. Gorbachev không những đã chấp nhận “hai không”, mà còn chấp nhận cả việc cắt giảm mạnh các lực lượng thông thường và đã không ngăn chặn được Ba Lan, Hunggary và Đông Đức ly khai khỏi đế chế. Cùng với sự thay đổi chế độ ở Đông Âu cũng như Liên bang Xôviết cũ, Hiệp ước Vácsava, mối đe doạ đối với phương Tây, cũng tiêu tan.

Cái cách mà chiến tranh lạnh kết thúc đã định hình tư duy của những người ủng hộ chiến tranh Irắc, bao gồm những người bảo thủ trẻ tuổi như W.Kristol và R.Kagan theo hai kiểu. Trước hết, dường như nó đã tạo nên được một điều mong đợi là tất cả những chế độ chuyên chế đều trống rỗng từ nhân lõi và sẽ sụp đổ chỉ bằng một cú hích nhẹ từ bên ngoài. Kiểu mẫu cho trường hợp này là Rumani dưới chế độ Ceausescus: một khi mụ phù thuỷ xấu xa chết đi, các chú tí hon sẽ thức dậy và bắt đầu hát lên một cách vui vẻ vì được giải phóng. Trong cuốn Những nguy cơ hiện tại xuất bản năm 2000, Kristol và Kagan viết: “Đối với nhiều người thì tư tưởng về việc Hoa Kỳ sử dụng sức mạnh của mình để thúc đẩy những thay đổi chế độ ở các quốc gia bị điều khiển bởi nhóm những kẻ độc tài theo chủ nghĩa không tưởng. Song trên thực tế, rõ ràng đó là kiểu của chủ nghĩa hiện thực. Có điều gì đó quá đáng trong tuyên bố về tính bất khả thi của việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi dân chủ ở khắp nơi khi như những gì đã xảy ra trong ba thập kỷ vừa qua”.

Chủ nghĩa lạc quan thái quá về thời quá độ từ hậu chiến sang dân chủ này giúp ta lý giải sự thất bại khó hiểu của chính quyền Bush trong việc giải quyết một cách thoả đáng tình trạng nổi loạn thường xuyên ở Irắc. Những người ủng hộ chiến tranh dường như đã nghĩ rằng, dân chủ là một loại điều kiện mặc định mà các xã hội sẽ quay trở lại khi xẩy ra những đổ vỡ nặng nề do thay đổi chế độ, chứ không hẳn là một quá trình cải cách và xây dựng thể chế lâu dài. Giờ đây, họ quả quyết là đã biết trước sự chuyển hoá dân chủ của Irắc sẽ còn lâu dài và khó khăn, nhưng rõ ràng họ đã bị sửng sốt.

Vào những năm 90, chủ nghĩa bảo thủ mới lại được tiếp sức bởi một số dòng học thuật khác. Một trong số đó là nhóm sinh viên của L.Strauss, nhà lý luận chính trị người Đức gốc Do Thái. Là một độc giả nghiêm túc của các giáo trình triết học, ông thường không bộc lộ ý kiến về các vấn đề chính sách và đời sống chính trị đương thời. Thật ra, L.Strauss chỉ quan tâm đến vấn đề “sự khủng hoảng của tính hiện đại”, được đặt ra trong thuyết tương đối của Nítsê và Haiđơgơ, và vấn đề cả những tín điều tôn giáo, lẫn những định kiến sâu sắc về bản chất của cuộc sống tốt đẹp đều không thể bị loại bỏ khỏi đời sống chính trị, giống như hy vọng của các nhà tư tưởng châu Âu thời Khai sáng. Một dòng khác khởi nguồn từ A.Whohlstetter, chiến lược gia của tập đoàn Rand, từng là thầy của R.Perle, Z.Khalizad (đại sứ Hoa Kỳ tại Irắc) và P.Wolfowitz (nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng), cùng một số người khác. Wohlstetter đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển hạt nhân và kẽ hở đủ rộng mà Hiệp ước hạn chế vũ khí huỷ diệt hàng loạt năm 1968 đã tạo ra, để những nước như Irắc và Iran lách qua, nhằm ủng hộ năng lượng hạt nhân “hoà bình”.

Tôi có một số quan hệ với các nhánh khác nhau của phong trào bảo thủ mới. Tôi đã từng là sinh viên của A.Bloom, người bảo trợ của Strauss, đã viết cuốn sách Sự kết thúc của tinh thần Hoa Kỳ ăn khách nhất, đã làm việc tại tập đoàn Rand cùng với Wohlstetter về các vấn đề vịnh Pécxích và cũng đã hai lần làm việc với Wolfowitz. Nhiều người hiểu cuốn Kết cục của lịch sử và con người cuối cùng của tôi như là một tiểu luận mang tính bảo thủ mới, rằng nó ủng hộ quan điểm cho là có một nỗi khao khát hướng đến tự do phổ biến trong tất cả mọi người, nỗi khao khát đó sẽ dẫn họ một cách tất yếu tới dân chủ tự do; rằng, chúng ta đang sống giữa một trào lưu xuyên quốc gia, ngày càng hướng mạnh mẽ tới nền dân chủ tự do ấy. Đây là sự hiểu lầm về lập luận của tôi. Thật ra, Kết cục của lịch sử là một luận chứng về hiện đại hoá. Cái phổ quát ban đầu không phải là khao khát dân chủ tự do, mà là ước muốn sống trong một xã hội hiện đại – tức là xã hội thịnh vượng và tiến bộ về công nghệ; xã hội ấy, nếu được thoả mãn, sẽ hướng tới nhu cầu tham gia chính trị. Nền dân chủ tự do chỉ là một trong những phụ phẩm của quá trình hiện đại hoá và sẽ trở thành nguyện vọng phổ quát nhưng chỉ trong tiến trình lịch sử.

Nói cách khác, Kết cục của lịch sử đưa ra một kiểu luận chứng mácxít cho sự tồn tại của quá trình tiến hoá xã hội lâu dài, song đó là quá trình hoàn thành trong nền dân chủ tự do. Với tư cách vừa là biểu tượng chính trị, vừa là một dòng tư tưởng, chủ nghĩa bảo thủ mới đã tiến triển thành cái gì đó mà tôi không thể tiếp tục ủng hộ. Chính quyền Bush và những người ủng hộ chủ nghĩa bảo thủ mới không chỉ đánh giá thấp những khó khăn của việc gây ra các tác động chính trị thích hợp ở những nơi như Irắc, mà còn hiểu sai cách thức phản ứng của thế giới đối với việc sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ. Tất nhiên, thời chiến tranh lạnh từng có đầy những thí dụ như nhà phân tích chính sách ngoại giao S.Sestanovich gọi là tối đa luận kiểu Hoa Kỳ. Khi ấy, Washington đã ra tay trước và sau đó mới tìm kiếm tính hợp pháp, cũng như sự ủng hộ từ các đồng minh của mình. Nhưng, trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, thực trạng kết cấu đời sống chính trị thế giới đã thay đổi theo nhiều hướng, khiến cho kiểu sử dụng sức mạnh trở nên có vấn đề ngay cả dưới con mắt của những đồng minh thân cận. Sau sự sụp đổ của Liên bang Xôviết, nhiều nhà bảo thủ mới, như C.Krauthammer, W.Kristol và R.Kagan, đã cho rằng, Hoa Kỳ sẽ sử dụng sức mạnh dư thừa của nó để khẳng định “quyền bá chủ nhân từ” đối với phần còn lại của thế giới, giải quyết những vấn đề như các nhà nước ma quỷ có vũ khí huỷ diệt hàng loạt, tình trạng lạm dụng nhân quyền, những nguy cơ khủng bố khi chúng xuất hiện. Trước chiến tranh Irắc, Kristol và Kagan đã từng xem xét liệu thái độ này có kích động sự đối kháng từ phần còn lại của thế giới và kết luận: “Chính vì chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ được truyền thêm tính đạo đức ở trình độ cao khác thường tới mức mà các quốc gia khác thấy rằng họ không phải sợ hãi cái sức mạnh có tính đe doạ của nó”.

Thật khó để đọc những dòng này mà không thấy mỉa mai trước sự phản ứng toàn cầu đối với chiến tranh Irắc, sự phản ứng đã thành công trong việc đoàn kết phần lớn thế giới để chống lại Hoa Kỳ. Hiện có những dấu hiệu cảnh báo rằng, đã có sự thay đổi trong mối quan hệ của Hoa Kỳ đối với thế giới từ trước khi chiến tranh Irắc xảy ra. Sự mất cân bằng về mặt kết cấu trong quyền lực toàn cầu đã trở nên rất lớn. Hoa Kỳ vượt trội so với phần còn lại của thế giới trên phương diện sức mạnh với một số dư thừa chưa từng thấy, chi phí quốc phòng của nó tương đương với chi phí của toàn bộ phần còn lại của thế giới cộng lại. Những năm dưới thời Clinton, sự bá chủ về kinh tế của Hoa Kỳ đã tạo nên sự thù địch ghê gớm đối với quá trình toàn cầu hoá do Hoa Kỳ điều hành; dần dần, những đồng minh dân chủ thân cận của Hoa Kỳ cũng nhận ra rằng, nước này đang cố gắng áp đặt mô hình xã hội phản thống kê (antistatist) lên họ.

Còn có những lý do khác để giải thích tại sao thế giới không chấp nhận kẻ bá chủ nhân từ Hoa Kỳ. Trước hết, vấn đề nằm ngay trong thuyết ngoại lệ với tư tưởng cho rằng Hoa Kỳ có thể sử dụng sức mạnh của nó trong trường hợp các nước khác không thể, bởi nó có đạo đức hơn. Học thuyết về quyền ra tay trước nhằm chống lại những nguy cơ khủng bố, được đưa ra trong Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2002, là thứ không đủ tin cậy để được phổ biến trong hệ thống quốc tế. Hoa Kỳ sẽ là nước đầu tiên phản đối nếu Nga, Trung Quốc, Ấn Độ hay Pháp tuyên bố một hành động đơn phương tương tự. Hoa Kỳ cứ cố phán xét người khác, trong khi lại không sẵn sàng trả lời chất vấn về tư cách của chính nó ở những nơi như toà án hình sự quốc tế.

Một vấn đề khác của thuyết bá chủ nhân từ là tính bản địa của nó. Có những giới hạn rõ ràng trong sự quan tâm của nhân dân Hoa Kỳ đối với các hoạt động ngoại giao, cũng như việc sẵn sàng đóng góp tài chính cho những dự án hải ngoại không có lợi ích rõ ràng đối với quyền lợi của người dân nước này. Sự kiện ngày 11 tháng 9 đã thay đổi cách tính toán ấy theo hướng khích lệ sự ủng hộ rộng rãi đối với hai cuộc chiến ở Trung Đông và sự gia tăng chi phí quốc phòng. Tuy nhiên, tính ổn định của những ủng hộ đó là không chắc chắn: cho dù hầu hết người dân Hoa Kỳ muốn làm những gì cần để dự án tái thiết Irắc thành công, song hậu quả của cuộc xâm lược đã không làm tăng thêm sự ủng hộ trong công chúng đối với những cuộc can thiệp tốn kém tiếp theo.(…).

Cuối cùng, kẻ bá chủ nhân từ cho rằng, quyền bá chủ không chỉ có thiện ý, mà cần cả thẩm quyền. Nhiều phê phán của người châu Âu và những nước khác về sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Irắc không căn cứ trên chuẩn mực là nước này đã không được sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Họ căn cứ trên niềm tin rằng, trước hết Hoa Kỳ đã không đưa ra được cơ sở thích đáng cho việc xâm lược Irắc và không biết mình đang làm gì khi cố gắng dân chủ hoá Irắc. Đáng tiếc là những người phê phán cũng đã tiên liệu được điều này.

Đánh giá sai lầm căn bản nhất là đề cao quá mức cái nguy cơ đến từ những kẻ Hồi giáo cực đoan mà Hoa Kỳ phải đối mặt. Mặc dù cái khả năng những kẻ khủng bố mới không thể bị ngăn chặn và đáng quan ngại là được trang bị vũ khí huỷ diệt hàng loạt đã hiện diện, song những người ủng hộ chiến tranh đã đánh đồng một cách sai lầm điều này với cái nguy cơ từ phía Irắc, cũng như với vấn đề nhà nước ma quỷ/gia tăng vũ khí hạt nhân nói chung. Đánh giá sai lầm đó một phần dựa trên thất bại nghiêm trọng của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ trong việc xác định một cách chính xác trạng thái những chương trình vũ khí huỷ diệt hàng loạt của Irắc trước cuộc chiến. Song, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ chưa hề gieo rắc một cái nhìn sợ hãi về nguy cơ khủng bố hay vũ khí huỷ diệt hàng loạt như những người ủng hộ chiến tranh đã làm. Sự đánh giá thái quá về nguy cơ này đã được sử dụng sau đó để biện hộ cho việc nâng tầm cuộc chiến ngăn chặn thành điểm trung tâm của chiến lược an ninh mới, cũng như biện hộ cho hàng loạt biện pháp xâm phạm tự do công dân, từ chính sách giam cầm đến việc nghe lén trong nước.

Giờ đây là lúc mà chủ nghĩa bảo thủ mới phải bị vượt qua, Hoa Kỳ cần phải hoạch định lại chính sách ngoại giao của nó theo nhiều đường hướng cơ bản. Trước hết, cần phi quân sự hoá cái mà chúng ta vẫn đang gọi là chiến tranh toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố và chuyển sang những hình thức chính sách công cụ khác. “Chiến tranh” là một ẩn dụ không đúng về cuộc đấu tranh rộng lớn, bởi vì các cuộc chiến là đánh nhau dữ dội và có khởi đầu, kết cuộc rõ ràng. Việc đương đầu với thách thức của chiến tranh Hồi giáo thật ra là một “cuộc chiến lâu dài, mờ mịt”. Cốt lõi của nó không phải là một chiến dịch quân sự, mà là một trận chiến về mặt chính trị chống lại những con tim và khối óc của những tín đồ Hồi giáo chân chính trên khắp thế giới. Những sự kiện gần đây ở Pháp và Đan Mạch cho thấy châu Âu sẽ là chiến trường trung tâm trong cuộc chiến này.

Hoa Kỳ cần phải đạt được một điều gì đó tốt hơn “những liên minh tự nguyện” nhằm hợp pháp hoá những quan hệ của nó với các nước khác. Thế giới ngày nay đang thiếu những thiết chế quốc tế đủ hiệu lực để có thể đem lại tính hợp pháp cho hành động tập thể; việc thiết lập những tổ chức mới có thể làm cân bằng hơn những đòi hỏi cả về tính hợp pháp, lẫn tính hiệu quả sẽ là nhiệm vụ hàng đầu của thế hệ tiếp theo. Với tính cách kết quả của hơn hai trăm năm tiến hoá về chính trị, chúng ta có được sự hiểu biết khá đúng đắn về việc làm thế nào để tạo dựng những thiết chế có ràng buộc với nhau, có trách nhiệm với nhau và có hiệu lực như trong bệ phóng thẳng đứng mà chúng ta gọi là các nhà nước. Cái mà chúng ta thiếu là những cơ chế tương xứng có hiệu lực, quan hệ chiều ngang giữa các nhà nước.

Những phê phán từ quan điểm bảo thủ đối với Liên hợp quốc đều rất thuyết phục: trong khi hữu dụng cho các hoạt động gìn giữ hoà bình và xây dựng đất nước thì Liên hợp quốc lại thiếu cả tính hợp pháp dân chủ, lẫn tính hiệu quả trong việc giải quyết những vấn đề an ninh nghiêm trọng. Giải pháp không phải là củng cố một cơ quan toàn cầu duy nhất, mà là thúc đẩy vấn đề đang nổi lên ở bất cứ sự kiện nào, một “thế giới đa phương” gồm những thiết chế quốc tế đan chéo lên nhau và đôi khi có cạnh tranh với nhau, được tổ chức dựa trên tuyến vùng hay tuyến chức năng. Côsôvô năm 1999 là một mẫu hình: khi quyền phủ quyết của Nga ngăn không cho Hội đồng Bảo an hành động, thì Hoa Kỳ và các đồng minh NATO chỉ cần chuyển việc xét xử sang NATO; ở đó, Nga không thể gây trở ngại.

Vấn đề cuối cùng cần xem xét lại, cũng là vấn đề sẽ được tranh luận nhiều nhất trong những năm tháng sắp tới, là vị trí của vấn đề thúc đẩy dân chủ trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Di hại tồi tệ nhất có thể gây ra từ chiến tranh Irắc là phản ứng chống lại quan điểm bảo thủ mới, cùng với sự chuyển biến đột ngột sang thái độ biệt lập với một chính sách kiểu hiện thực yếm thế, đánh đồng Hoa Kỳ với những người bạn độc tài. Việc cai trị đúng đắn, bao gồm không chỉ dân chủ, mà cả sự quản lý đối với luật pháp và sự phát triển kinh tế, có tính cốt yếu đối với một loạt những kết quả mà chúng ta muốn có, từ việc giảm bớt nghèo đói đến đối phó với dịch bệnh và kiềm chế những xung đột bạo lực. (…).

Điều đầu tiên chúng ta cần hiểu là, việc thúc đẩy dân chủ và hiện đại hoá ở Trung Đông không phải là một giải pháp cho vấn đề chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo; rất có thể nó sẽ làm cho vấn đề ngắn hạn trở nên tồi tệ hơn, như chúng ta đã thấy trong trường hợp cuộc bầu cử ở Palétxtin đem lại quyền lực cho phong trào Hamas. Đạo Hồi cực đoan là một sản phẩm phụ của chính hiện đại hoá, nẩy sinh từ việc đánh mất bản sắc, cùng với sự chuyển đổi sang một xã hội hiện đại, đa nguyên. (…).

Song, sự tham dự ngày càng nhiều hơn vào chính trị của những nhóm Hồi giáo cực đoan rất có khả năng xẩy ra dù cho chúng ta làm gì đi nữa, và đó sẽ là cách duy nhất mà độc tố của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan có thể xâm nhập vào những thể chế chính trị của các cộng đồng Hồi giáo trên khắp thế giới. Những nhân tố xã hội mới đang phát triển ở khắp nơi, từ Bôlivia và Vênêzuêla đến Nam Phi và vịnh Pécxích. Một nền hoà bình lâu bền với cả Ixraen và Palétxtin không thể được xây dựng dựa trên lực lượng Fatah thối nát, bất hợp pháp, luôn phải lo sợ về uy quyền của nhóm Hamas. Hoà bình có lẽ sẽ xuất hiện, đôi khi ở cuối con đường, từ một nước Palétxtin được điều hành bởi một nhóm khủng bố cực đoan trước đó, đã buộc phải giải quyết những vấn đề thực tế của việc điều hành đất nước.

Nếu thực sự coi trọng chương trình điều hành hợp lý thì chúng ta phải chuyển sự chú ý sang việc cải tổ, tái cơ cấu và đầu tư một cách chính xác cho những thiết chế của chính phủ Hoa Kỳ, cái đó thực sự thúc đẩy dân chủ, sự phát triển và sự kiểm soát luật pháp trên toàn thế giới, chẳng hạn như những tổ chức như Bộ Ngoại giao, Tổ chức vì sự phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (U.S.A.I.D), Quỹ hỗ trợ dân chủ quốc gia. (…).Tuy nhiên, bài học bao quát rút ra là Hoa Kỳ không thể quyết định dân chủ sẽ xuất hiện khi nào và ở đâu. Nói một cách chính xác, những kẻ bên ngoài không thể “ấn định” dân chủ vào một đất nước mà nước đó không muốn; đòi hỏi dân chủ và cải tổ phải là nhu cầu nội tại.(…). Hồi tháng 1, bà C.Rice đã có một bài phát biểu nghiêm túc về vấn đề “ngoại giao chuyển hoá”, bắt đầu nỗ lực tổ chức lại phương diện phi quân sự của hoạt động ngoại giao và viết lại những văn kiện chiến lược an ninh quốc gia. Tất cả những điều này đều là những thay đổi đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, những di hại của chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ thứ nhất của chính quyền Bush và những người ủng hộ thuộc phái bảo thủ mới đang bị phân cực tới mức sẽ khó có được một cuộc tranh luận phải chăng về việc làm thế nào để cân bằng một cách thoả đáng giữa lý tưởng với lợi ích của Hoa Kỳ trong những năm tới. Phản ứng chống lại chính sách không hoàn thiện có thể gây tác hại giống như bản thân chính sách ấy và một phản ứng như vậy là sự nuông chiều mà chúng ta không thể chấp nhận được. Tạo ra được một phong trào phê phán thì chúng ta đã tới được chính trị toàn cầu.

Chủ nghĩa bảo thủ mới, bất kể nguồn gốc phức tạp của nó, gắn bó chặt chẽ với những khái niệm như sự thay đổi chế độ mang tính cưỡng bức, chủ nghĩa đơn phương và quyền bá chủ kiểu Hoa Kỳ. Hiện nay, điều cần thiết là những lý tưởng mới, trừ lý tưởng bảo thủ mới hay duy thực, để làm thế nào để Hoa Kỳ liên hệ được với phần còn lại của thế giới – những lý tưởng vẫn hàm chứa niềm tin bảo thủ mới về tính phổ quát của nhân quyền, nhưng không còn những ảo tưởng về hiệu quả của sức mạnh và quyền bá chủ của Hoa Kỳ có thể đem lại những mục đích như vậy./.

KHUẤT DUY DŨNG dịch

Nguồn: F.Fukuyama. After Neoconservatism. Đăng trên New York Times, ngày 16 tháng 2 năm 2006. Bản dịch tiếng Việt đăng trên Tạp chí Triết học số 3 (178) năm 2006.

Quan điểm của F.Fukuyama: 

Thách thức đối với quyền tự do tích cực: Phỏng vấn Francis Fukuyama

Kẻ thù tới từ bên trong

“Hoàng đế xấu xa” của Trung Quốc tái xuất

Tạp chí Triết học

Số 3 (178), năm 2006

 

TIẾP SAU CHỦ NGHĨA BẢO THỦ MỚI

FRANCIS FUKUYAMA (*)

 

Chủ nghĩa bảo thủ mới ở Hoa Kỳ được khởi nguồn từ một số trí thức Do Thái đã gia nhập nhóm Đại học Thành phố New York (C.C.N.Y) vào cuối những năm 30, đầu những năm 40 của thế kỷ trước. Đến những năm 90, nó được tiếp sức bởi một số dòng học thuật khác, như nhóm của L.Strauss, nhóm của A. Wohlstetter… Chủ nghĩa bảo thủ mới đã làm cho quan hệ giữa Hoa Kỳ và thế giới có sự thay đổi và ngày càng phức tạp hơn. Theo tác giả, đã đến lúc chủ nghĩa bảo thủ mới phải bị vượt qua và Hoa Kỳ cần hoạch định lại chính sách ngoại giao của mình theo nhiều đường hướng cơ bản; phải chuyển sự chú ý sang việc cải tổ, tái cơ cấu và đầu tư một cách chính xác cho những thiết chế của Chính phủ Hoa Kỳ.

Khi chúng ta tiến tới kỷ niệm lần thứ ba cuộc tấn công vào Irắc, dường như không phải là lịch sử sẽ phán xét bản thân sự can sự thiệp cũng như những ý tưởng cổ vũ cho sự can thiệp đó một cách thiện ý. Bằng việc xâm lược Irắc, chính quyền Bush đã tiên đoán đầy đủ về chính nó: giờ đây, thay cho Ápganixtan, Irắc trở thành một lực hấp dẫn, một cơ sở huấn luyện và một căn cứ tác chiến của bọn khủng bố Hồi giáo với rất nhiều mục tiêu để nhắm bắn là người Hoa Kỳ. Hoa Kỳ vẫn có cơ hội tạo dựng một Irắc dân chủ do người Shiite điều hành, nhưng chính quyền mới sẽ rất non nớt trong nhiều năm; hậu quả là khoảng trống quyền lực đó sẽ thu hút những thế lực bên ngoài từ các nước láng giềng của Irắc, kể cả Iran. Với nhân dân Irắc, việc loại trừ chế độ độc tài của Saddam Hussein rõ ràng có lợi cho họ, và có lẽ những tín hiệu tích cực cũng tác động tới cả Libăng và Syria. Song, thật khó để đánh giá bản thân những tiến triển này sẽ biện hộ như thế nào cho máu và của cải mà Hoa Kỳ đã phải trả giá cho dự án này tới lúc đó.

Cái gọi là học thuyết Bush, đã tạo cơ sở cho chính quyền đó trong nhiệm kỳ thứ nhất, giờ đây đang lung lay. Học thuyết đó (đã được trình bày tỉ mỉ ở nhiều chỗ khác, trong Chiến lược An ninh Quốc gia Hoa Kỳ năm 2002) lập luận rằng, sau sự thức tỉnh bởi các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, nước này sẽ phải dấn thân vào những cuộc chiến ngăn chặn có kỳ hạn để tự vệ chống lại những nhà nước ma quỷ và bọn khủng bố với vũ khí huỷ diệt hàng loạt (W.M.D.); rằng, nếu cần, một mình Hoa Kỳ sẽ làm việc đó; sẽ hành động để dân chủ hoá hơn vùng Trung Đông như một giải pháp lâu dài cho vấn đề khủng bố. Tuy nhiên, muốn thành công, việc “ngăn ngừa trước” phải phụ thuộc vào khả năng dự báo chính xác và tin tức tình báo đúng đắn, nhưng điều này lại chưa sẵn sàng; trong khi đó, thuyết đơn phương của Hoa Kỳ đã cô lập nó hơn bao giờ hết. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong nhiệm kỳ thứ hai, chính quyền Bush đang tự mình tách khỏi những chính sách này và đang trong quá trình soạn thảo lại văn kiện chiến lược an ninh quốc gia.

Song, chính cái nỗ lực duy tâm muốn sử dụng sức mạnh kiểu Hoa Kỳ hòng thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở khắp nơi là điều có thể gây nên sự tụt hậu lớn nhất. Chính thất bại mà Hoa Kỳ phải gánh chịu ở Irắc đã làm phục hồi thẩm quyền của chính sách ngoại giao “duy thực”[1] trong truyền thống của H.Kítxingiơ. Đã có một loạt sách và bài báo công khai chỉ trích chủ nghĩa Uynxơn của Hoa Kỳ là khờ khạo và công kích ý đồ cố gắng dân chủ hoá thế giới. Những nỗ lực trong nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền này nhằm thúc đẩy nền dân chủ rộng rãi hơn ở Trung Đông, được giới thiệu trong diễn văn nhậm chức lần thứ hai với những lời hùng biện bay bổng của Bush, đã gây ra những hậu quả đáng tranh cãi. Hồi tháng 11 và 12, Hội Ái hữu những người Hồi giáo đã làm nên một bằng chứng hùng hồn trong cuộc bầu cử quốc hội ở Ai Cập[2]. Trong khi việc tiến hành các cuộc bầu cử ở Irắc vào tháng 12 vừa qua, tự thân chúng đã là một thành công thì số phiếu bầu lại dẫn đến uy thế của cộng đồng người Shiite có quan hệ gần gũi với Iran (tiếp sau cuộc bầu chọn ông M.Ahmadinejad, một người theo phái bảo thủ, làm tổng thống Iran hồi tháng 6). Song, điều đáng nói nhất chính là thắng lợi có ý nghĩa quyết định của nhóm Hamas trong cuộc bầu cử của người Palétxtin tháng trước đã đem lại sức mạnh cho một phong trào công khai hiến mình trong việc diệt trừ Ixraen. Trong lễ nhậm chức lần thứ hai của mình, ông Bush đã nói: “Giờ đây, những lợi ích sống còn của Hoa Kỳ và những niềm tin sâu sắc nhất của chúng ta là một”. Nhưng, ngày càng có nhiều lời buộc tội rằng, chính quyền Bush đã mắc sai lầm lớn khi khuấy động cái ao tù; rằng, Hoa Kỳ lẽ ra phải làm tốt hơn để gắn kết với những người bạn độc tài truyền thống ở Trung Đông. Quả thực, cái nỗ lực thúc đẩy dân chủ trên toàn thế giới ấy đã bị chỉ trích là một hành động bất hợp pháp bởi cả người cánh tả, như J.Sachs, lẫn người bảo thủ truyền thống, như P.Buchanan.

Phản ứng chống lại việc tăng cường dân chủ và chính sách ngoại giao chủ động có lẽ không dừng lại ở đó. Những người mà W.R.Mead gọi là những người bảo thủ kiểu Jackson – tức là những người Hoa Kỳ cực hữu, mà con cái họ đang chiến đấu và tử trận ở Trung Đông đã ủng hộ cuộc chiến chống Irắc; bởi, họ tin rằng con cái mình đang chiến đấu để bảo vệ Hoa Kỳ trước chủ nghĩa khủng bố hạt nhân, chứ không phải để tăng cường dân chủ. Họ không muốn bỏ rơi tổng thống nửa chừng trong một cuộc chiến ác nghiệt, nhưng rốt cuộc, sự thất bại được báo trước của cuộc can thiệp vào Irắc có thể đẩy họ đến chỗ chấp nhận một chính sách ngoại giao biệt lập hơn, mà với họ, đó là một quan điểm chính trị tự nhiên hơn. Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy trong công luận có xu hướng nghiêng về chủ nghĩa biệt lập; tỉ lệ người Hoa Kỳ cho rằng nước này “trước hết nên lo cho chính mình” chưa bao giờ cao hơn thế, kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Hơn bất cứ nhóm nào khác, chính những người bảo thủ mới, cả trong lẫn ngoài chính quyền Bush, đã đẩy mạnh việc dân chủ hoá Irắc và làm rộng thêm vấn đề Trung Đông. Họ được thừa nhận (hay bị buộc tội) một cách rộng rãi là có những tiếng nói quyết định thúc đẩy sự thay đổi chế độ ở Irắc. Tuy nhiên, trong những năm tháng sắp tới, chính chương trình nghị sự duy tâm ấy của họ sẽ bị đe doạ trực tiếp nhất. (…).

Di sản của chủ nghĩa bảo thủ mới

Làm thế nào mà những người bảo thủ mới đã theo đuổi những đích quá xa, tới mức mạo hiểm huỷ cả những mục đích của chính họ? Chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ thứ nhất của chính quyền Bush đã không xuất phát từ quan điểm của những thế hệ đi trước, những người tự coi mình là bảo thủ mới, bởi vì bản thân những quan điểm ấy rất phức tạp và là chủ đề cho những cách giải thích khác nhau. Kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, có bốn nguyên tắc hay đường hướng xuyên suốt quan điểm này: sự quan tâm đến dân chủ, nhân quyền và một cách chung hơn, đến đời sống chính trị nội bộ của các quốc gia; một niềm tin rằng sức mạnh Hoa Kỳ có thể được sử dụng cho những mục đích đạo đức; một quan điểm hoài nghi đối với khả năng của luật pháp và những thiết chế quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề an ninh nghiêm trọng; và cuối cùng là quan điểm cho rằng, chương trình xã hội đầy tham vọng sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn, do đó sẽ phá huỷ những mục đích của chính nó.

Vấn đề là ở chỗ, hai trong số những nguyên tắc đó chứa đựng sự xung đột tiềm tàng. Thái độ hoài nghi đối với chương trình xã hội đầy tham vọng – những năm trước đây chương trình như vậy phần lớn được áp dụng cho những chính sách đối nội – đã nêu ra cách tiếp cận thận trọng đối với việc tái thiết thế giới và một nhận thức rằng những sáng kiến đầy tham vọng luôn dẫn đến những hậu quả không lường trước được. Mặt khác, niềm tin vào tiềm năng đạo đức của sức mạnh Hoa Kỳ lại hàm ý rằng chủ nghĩa tích cực kiểu Hoa Kỳ có thể định hình lại cơ cấu chính trị toàn cầu. Vào thời điểm diễn ra chiến tranh Irắc, niềm tin vào việc sử dụng cái sức mạnh cải biến ấy đã vượt qua được những hoài nghi đối với chương trình xã hội.

Ngẫm lại thì sự việc đã không tiến triển theo cách đó. Nguồn gốc của chủ nghĩa bảo thủ mới nằm trong một nhóm những trí thức Do Thái có tầm cỡ, những người đã gia nhập nhóm Đại học Thành phố New York (C.C.N.Y) hồi nửa cuối những năm 30 và đầu những năm 40. Nhóm này gồm I.Kristol, D.Bell, I.Howe, N.Glazer và muộn hơn là D.P.Moynihan. Lịch sử của nhóm này đã từng được nhắc đến trong một số tài liệu, đáng chú ý nhất là trong bộ phim tài liệu của J.Dorman có tên là “Luận bàn về thế giới”. Di sản quan trọng nhất của C.C.N.Y là một niềm tin duy tâm vào tiến bộ xã hội, vào tính phổ quát của quyền lợi cùng với chủ nghĩa chống cộng mãnh liệt.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người trong C.C.N.Y đã xuất phát từ quan điểm Trốtxkit. (…). Trái với cánh hữu truyền thống của Hoa Kỳ, những người cánh tả chống cộng đã từng có thiện cảm với các mục tiêu kinh tế và xã hội của chủ nghĩa cộng sản. (…). Trong khi không phải tất cả các nhà tư tưởng của C.C.N.Y đều trở thành các nhà bảo thủ mới thì vấn đề nguy cơ của những mục đích đúng đắn bị đẩy đến cực đoan chính là chủ đề cho sự nghiệp của nhiều thành viên trong nhóm này.

Nếu như có một chủ đề duy nhất bao quát toàn bộ những phê phán đối với chính sách xã hội đối nội, được đưa ra bởi những người viết cho tạp chí Lợi ích cộng đồng của phái bảo thủ mới, do I.Kritol, N.Glazer và D.Bell sáng lập năm 1965, thì đó là vấn đề những hạn chế của chương trình xã hội. Các tác giả, như Glazer, Moynihan và sau này là G.Loury, cho rằng những nỗ lực đầy tham vọng muốn tìm kiếm công bằng xã hội thường khiến cho các xã hội tồi tệ hơn trước đó; bởi vì, chúng đòi hỏi hoặc là sự can thiệp nhà nước với quy mô lớn làm đảo lộn những quan hệ xã hội có từ trước hoặc sẽ sinh ra những hậu quả không lường trước được (chẳng hạn, sự gia tăng những gia đình chỉ có cha, hoặc mẹ là hậu quả của vấn đề phúc lợi). Chủ đề chính xuyên suốt những tác phẩm bao quát của J.Q.Wilson khi bàn về tội phạm là tư tưởng cho rằng, không thể giảm tỉ lệ tội phạm bằng cách cố gắng giải quyết những vấn đề ẩn sâu như đói nghèo và phân biệt chủng tộc; các chính sách xã hội hiệu quả cần tập trung vào những biện pháp ngắn hạn ngay khi có những triệu chứng của sự bức bách xã hội (như việc xuất hiện các hình vẽ grafitô ở đường xe điện ngầm hay nạn ăn xin) hơn là giải quyết căn nguyên.

Vậy, làm thế nào mà một nhóm có dòng dõi như vậy lại đi đến kết luận rằng, “nguyên nhân sâu xa” của chủ nghĩa khủng bố nằm trong tình trạng thiếu dân chủ ở Trung Đông; rằng, Hoa Kỳ có cả sự khôn ngoan lẫn năng lực giải quyết vấn đề này; rằng, dân chủ sẽ đến với Irắc một cách nhanh chóng và không đau đớn? Những người bảo thủ mới lẽ ra đã không tiến tới bước ngoặt này nếu không có sự kiện cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc một cách khác thường. R.Rigân đã bị những kẻ thạo đời cánh tả ở Hoa Kỳ và châu Âu chế nhạo về việc gọi Liên bang Xôviết và những đồng minh của nó là “đế chế tội ác”, cũng như việc buộc M.Gorbachev không chỉ cải tổ hệ thống của ông ta, mà còn “làm cho thành trì đó sụp đổ”. R.Perle, trợ lý của Rigân về vấn đề chính sách an ninh quốc tế, đã bị lên án như là “vua bóng tối” vì quan điểm không khoan nhượng; đề xuất của ông ta về “hai không” trong các cuộc đàm phán về vũ khí hạt nhân tầm trung (tức là giải trừ toàn bộ những tên lửa tầm trung) đã bị các chuyên gia chính sách ngoại giao ôn hoà thuộc Ủy ban Quan hệ quốc tế và Bộ Ngoại giao chỉ trích là không khả thi. Chính nhóm này đã cho rằng, những người theo chủ trương của Reagan mắc chứng không tưởng nghiêm trọng khi hy vọng vào thắng lợi thực sự, khi phản đối sự kiềm chế, trong chiến tranh lạnh.

Tuy thế, thắng lợi tuyệt đối trong chiến tranh lạnh thực sự đã diễn ra trong những năm 1989 – 1991. Gorbachev không những đã chấp nhận “hai không”, mà còn chấp nhận cả việc cắt giảm mạnh các lực lượng thông thường và đã không ngăn chặn được Ba Lan, Hunggary và Đông Đức ly khai khỏi đế chế. Cùng với sự thay đổi chế độ ở Đông Âu cũng như Liên bang Xôviết cũ, Hiệp ước Vácsava, mối đe doạ đối với phương Tây, cũng tiêu tan.

Cái cách mà chiến tranh lạnh kết thúc đã định hình tư duy của những người ủng hộ chiến tranh Irắc, bao gồm những người bảo thủ trẻ tuổi như W.Kristol và R.Kagan theo hai kiểu. Trước hết, dường như nó đã tạo nên được một điều mong đợi là tất cả những chế độ chuyên chế đều trống rỗng từ nhân lõi và sẽ sụp đổ chỉ bằng một cú hích nhẹ từ bên ngoài. Kiểu mẫu cho trường hợp này là Rumani dưới chế độ Ceausescus: một khi mụ phù thuỷ xấu xa chết đi, các chú tí hon sẽ thức dậy và bắt đầu hát lên một cách vui vẻ vì được giải phóng. Trong cuốn Những nguy cơ hiện tại xuất bản năm 2000, Kristol và Kagan viết: “Đối với nhiều người thì tư tưởng về việc Hoa Kỳ sử dụng sức mạnh của mình để thúc đẩy những thay đổi chế độ ở các quốc gia bị điều khiển bởi nhóm những kẻ độc tài theo chủ nghĩa không tưởng. Song trên thực tế, rõ ràng đó là kiểu của chủ nghĩa hiện thực. Có điều gì đó quá đáng trong tuyên bố về tính bất khả thi của việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi dân chủ ở khắp nơi khi như những gì đã xảy ra trong ba thập kỷ vừa qua”.

Chủ nghĩa lạc quan thái quá về thời quá độ từ hậu chiến sang dân chủ này giúp ta lý giải sự thất bại khó hiểu của chính quyền Bush trong việc giải quyết một cách thoả đáng tình trạng nổi loạn thường xuyên ở Irắc. Những người ủng hộ chiến tranh dường như đã nghĩ rằng, dân chủ là một loại điều kiện mặc định mà các xã hội sẽ quay trở lại khi xẩy ra những đổ vỡ nặng nề do thay đổi chế độ, chứ không hẳn là một quá trình cải cách và xây dựng thể chế lâu dài. Giờ đây, họ quả quyết là đã biết trước sự chuyển hoá dân chủ của Irắc sẽ còn lâu dài và khó khăn, nhưng rõ ràng họ đã bị sửng sốt.

Vào những năm 90, chủ nghĩa bảo thủ mới lại được tiếp sức bởi một số dòng học thuật khác. Một trong số đó là nhóm sinh viên của L.Strauss, nhà lý luận chính trị người Đức gốc Do Thái. Là một độc giả nghiêm túc của các giáo trình triết học, ông thường không bộc lộ ý kiến về các vấn đề chính sách và đời sống chính trị đương thời. Thật ra, L.Strauss chỉ quan tâm đến vấn đề “sự khủng hoảng của tính hiện đại”, được đặt ra trong thuyết tương đối của Nítsê và Haiđơgơ, và vấn đề cả những tín điều tôn giáo, lẫn những định kiến sâu sắc về bản chất của cuộc sống tốt đẹp đều không thể bị loại bỏ khỏi đời sống chính trị, giống như hy vọng của các nhà tư tưởng châu Âu thời Khai sáng. Một dòng khác khởi nguồn từ A.Whohlstetter, chiến lược gia của tập đoàn Rand, từng là thầy của R.Perle, Z.Khalizad (đại sứ Hoa Kỳ tại Irắc) và P.Wolfowitz (nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng), cùng một số người khác. Wohlstetter đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển hạt nhân và kẽ hở đủ rộng mà Hiệp ước hạn chế vũ khí huỷ diệt hàng loạt năm 1968 đã tạo ra, để những nước như Irắc và Iran lách qua, nhằm ủng hộ năng lượng hạt nhân “hoà bình”.

Tôi có một số quan hệ với các nhánh khác nhau của phong trào bảo thủ mới. Tôi đã từng là sinh viên của A.Bloom, người bảo trợ của Strauss, đã viết cuốn sách Sự kết thúc của tinh thần Hoa Kỳ ăn khách nhất, đã làm việc tại tập đoàn Rand cùng với Wohlstetter về các vấn đề vịnh Pécxích và cũng đã hai lần làm việc với Wolfowitz. Nhiều người hiểu cuốn Kết cục của lịch sử và con người cuối cùng của tôi như là một tiểu luận mang tính bảo thủ mới, rằng nó ủng hộ quan điểm cho là có một nỗi khao khát hướng đến tự do phổ biến trong tất cả mọi người, nỗi khao khát đó sẽ dẫn họ một cách tất yếu tới dân chủ tự do; rằng, chúng ta đang sống giữa một trào lưu xuyên quốc gia, ngày càng hướng mạnh mẽ tới nền dân chủ tự do ấy. Đây là sự hiểu lầm về lập luận của tôi. Thật ra, Kết cục của lịch sử là một luận chứng về hiện đại hoá. Cái phổ quát ban đầu không phải là khao khát dân chủ tự do, mà là ước muốn sống trong một xã hội hiện đại – tức là xã hội thịnh vượng và tiến bộ về công nghệ; xã hội ấy, nếu được thoả mãn, sẽ hướng tới nhu cầu tham gia chính trị. Nền dân chủ tự do chỉ là một trong những phụ phẩm của quá trình hiện đại hoá và sẽ trở thành nguyện vọng phổ quát nhưng chỉ trong tiến trình lịch sử.

Nói cách khác, Kết cục của lịch sử đưa ra một kiểu luận chứng mácxít cho sự tồn tại của quá trình tiến hoá xã hội lâu dài, song đó là quá trình hoàn thành trong nền dân chủ tự do. Với tư cách vừa là biểu tượng chính trị, vừa là một dòng tư tưởng, chủ nghĩa bảo thủ mới đã tiến triển thành cái gì đó mà tôi không thể tiếp tục ủng hộ. Chính quyền Bush và những người ủng hộ chủ nghĩa bảo thủ mới không chỉ đánh giá thấp những khó khăn của việc gây ra các tác động chính trị thích hợp ở những nơi như Irắc, mà còn hiểu sai cách thức phản ứng của thế giới đối với việc sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ. Tất nhiên, thời chiến tranh lạnh từng có đầy những thí dụ như nhà phân tích chính sách ngoại giao S.Sestanovich gọi là tối đa luận kiểu Hoa Kỳ. Khi ấy, Washington đã ra tay trước và sau đó mới tìm kiếm tính hợp pháp, cũng như sự ủng hộ từ các đồng minh của mình. Nhưng, trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, thực trạng kết cấu đời sống chính trị thế giới đã thay đổi theo nhiều hướng, khiến cho kiểu sử dụng sức mạnh trở nên có vấn đề ngay cả dưới con mắt của những đồng minh thân cận. Sau sự sụp đổ của Liên bang Xôviết, nhiều nhà bảo thủ mới, như C.Krauthammer, W.Kristol và R.Kagan, đã cho rằng, Hoa Kỳ sẽ sử dụng sức mạnh dư thừa của nó để khẳng định “quyền bá chủ nhân từ” đối với phần còn lại của thế giới, giải quyết những vấn đề như các nhà nước ma quỷ có vũ khí huỷ diệt hàng loạt, tình trạng lạm dụng nhân quyền, những nguy cơ khủng bố khi chúng xuất hiện. Trước chiến tranh Irắc, Kristol và Kagan đã từng xem xét liệu thái độ này có kích động sự đối kháng từ phần còn lại của thế giới và kết luận: “Chính vì chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ được truyền thêm tính đạo đức ở trình độ cao khác thường tới mức mà các quốc gia khác thấy rằng họ không phải sợ hãi cái sức mạnh có tính đe doạ của nó”.

Thật khó để đọc những dòng này mà không thấy mỉa mai trước sự phản ứng toàn cầu đối với chiến tranh Irắc, sự phản ứng đã thành công trong việc đoàn kết phần lớn thế giới để chống lại Hoa Kỳ. Hiện có những dấu hiệu cảnh báo rằng, đã có sự thay đổi trong mối quan hệ của Hoa Kỳ đối với thế giới từ trước khi chiến tranh Irắc xảy ra. Sự mất cân bằng về mặt kết cấu trong quyền lực toàn cầu đã trở nên rất lớn. Hoa Kỳ vượt trội so với phần còn lại của thế giới trên phương diện sức mạnh với một số dư thừa chưa từng thấy, chi phí quốc phòng của nó tương đương với chi phí của toàn bộ phần còn lại của thế giới cộng lại. Những năm dưới thời Clinton, sự bá chủ về kinh tế của Hoa Kỳ đã tạo nên sự thù địch ghê gớm đối với quá trình toàn cầu hoá do Hoa Kỳ điều hành; dần dần, những đồng minh dân chủ thân cận của Hoa Kỳ cũng nhận ra rằng, nước này đang cố gắng áp đặt mô hình xã hội phản thống kê (antistatist) lên họ.

Còn có những lý do khác để giải thích tại sao thế giới không chấp nhận kẻ bá chủ nhân từ Hoa Kỳ. Trước hết, vấn đề nằm ngay trong thuyết ngoại lệ với tư tưởng cho rằng Hoa Kỳ có thể sử dụng sức mạnh của nó trong trường hợp các nước khác không thể, bởi nó có đạo đức hơn. Học thuyết về quyền ra tay trước nhằm chống lại những nguy cơ khủng bố, được đưa ra trong Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2002, là thứ không đủ tin cậy để được phổ biến trong hệ thống quốc tế. Hoa Kỳ sẽ là nước đầu tiên phản đối nếu Nga, Trung Quốc, Ấn Độ hay Pháp tuyên bố một hành động đơn phương tương tự. Hoa Kỳ cứ cố phán xét người khác, trong khi lại không sẵn sàng trả lời chất vấn về tư cách của chính nó ở những nơi như toà án hình sự quốc tế.

Một vấn đề khác của thuyết bá chủ nhân từ là tính bản địa của nó. Có những giới hạn rõ ràng trong sự quan tâm của nhân dân Hoa Kỳ đối với các hoạt động ngoại giao, cũng như việc sẵn sàng đóng góp tài chính cho những dự án hải ngoại không có lợi ích rõ ràng đối với quyền lợi của người dân nước này. Sự kiện ngày 11 tháng 9 đã thay đổi cách tính toán ấy theo hướng khích lệ sự ủng hộ rộng rãi đối với hai cuộc chiến ở Trung Đông và sự gia tăng chi phí quốc phòng. Tuy nhiên, tính ổn định của những ủng hộ đó là không chắc chắn: cho dù hầu hết người dân Hoa Kỳ muốn làm những gì cần để dự án tái thiết Irắc thành công, song hậu quả của cuộc xâm lược đã không làm tăng thêm sự ủng hộ trong công chúng đối với những cuộc can thiệp tốn kém tiếp theo.(…).

Cuối cùng, kẻ bá chủ nhân từ cho rằng, quyền bá chủ không chỉ có thiện ý, mà cần cả thẩm quyền. Nhiều phê phán của người châu Âu và những nước khác về sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Irắc không căn cứ trên chuẩn mực là nước này đã không được sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Họ căn cứ trên niềm tin rằng, trước hết Hoa Kỳ đã không đưa ra được cơ sở thích đáng cho việc xâm lược Irắc và không biết mình đang làm gì khi cố gắng dân chủ hoá Irắc. Đáng tiếc là những người phê phán cũng đã tiên liệu được điều này.

Đánh giá sai lầm căn bản nhất là đề cao quá mức cái nguy cơ đến từ những kẻ Hồi giáo cực đoan mà Hoa Kỳ phải đối mặt. Mặc dù cái khả năng những kẻ khủng bố mới không thể bị ngăn chặn và đáng quan ngại là được trang bị vũ khí huỷ diệt hàng loạt đã hiện diện, song những người ủng hộ chiến tranh đã đánh đồng một cách sai lầm điều này với cái nguy cơ từ phía Irắc, cũng như với vấn đề nhà nước ma quỷ/gia tăng vũ khí hạt nhân nói chung. Đánh giá sai lầm đó một phần dựa trên thất bại nghiêm trọng của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ trong việc xác định một cách chính xác trạng thái những chương trình vũ khí huỷ diệt hàng loạt của Irắc trước cuộc chiến. Song, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ chưa hề gieo rắc một cái nhìn sợ hãi về nguy cơ khủng bố hay vũ khí huỷ diệt hàng loạt như những người ủng hộ chiến tranh đã làm. Sự đánh giá thái quá về nguy cơ này đã được sử dụng sau đó để biện hộ cho việc nâng tầm cuộc chiến ngăn chặn thành điểm trung tâm của chiến lược an ninh mới, cũng như biện hộ cho hàng loạt biện pháp xâm phạm tự do công dân, từ chính sách giam cầm đến việc nghe lén trong nước.

Giờ đây là lúc mà chủ nghĩa bảo thủ mới phải bị vượt qua, Hoa Kỳ cần phải hoạch định lại chính sách ngoại giao của nó theo nhiều đường hướng cơ bản. Trước hết, cần phi quân sự hoá cái mà chúng ta vẫn đang gọi là chiến tranh toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố và chuyển sang những hình thức chính sách công cụ khác. “Chiến tranh” là một ẩn dụ không đúng về cuộc đấu tranh rộng lớn, bởi vì các cuộc chiến là đánh nhau dữ dội và có khởi đầu, kết cuộc rõ ràng. Việc đương đầu với thách thức của chiến tranh Hồi giáo thật ra là một “cuộc chiến lâu dài, mờ mịt”. Cốt lõi của nó không phải là một chiến dịch quân sự, mà là một trận chiến về mặt chính trị chống lại những con tim và khối óc của những tín đồ Hồi giáo chân chính trên khắp thế giới. Những sự kiện gần đây ở Pháp và Đan Mạch cho thấy châu Âu sẽ là chiến trường trung tâm trong cuộc chiến này.

Hoa Kỳ cần phải đạt được một điều gì đó tốt hơn “những liên minh tự nguyện” nhằm hợp pháp hoá những quan hệ của nó với các nước khác. Thế giới ngày nay đang thiếu những thiết chế quốc tế đủ hiệu lực để có thể đem lại tính hợp pháp cho hành động tập thể; việc thiết lập những tổ chức mới có thể làm cân bằng hơn những đòi hỏi cả về tính hợp pháp, lẫn tính hiệu quả sẽ là nhiệm vụ hàng đầu của thế hệ tiếp theo. Với tính cách kết quả của hơn hai trăm năm tiến hoá về chính trị, chúng ta có được sự hiểu biết khá đúng đắn về việc làm thế nào để tạo dựng những thiết chế có ràng buộc với nhau, có trách nhiệm với nhau và có hiệu lực như trong bệ phóng thẳng đứng mà chúng ta gọi là các nhà nước. Cái mà chúng ta thiếu là những cơ chế tương xứng có hiệu lực, quan hệ chiều ngang giữa các nhà nước.

Những phê phán từ quan điểm bảo thủ đối với Liên hợp quốc đều rất thuyết phục: trong khi hữu dụng cho các hoạt động gìn giữ hoà bình và xây dựng đất nước thì Liên hợp quốc lại thiếu cả tính hợp pháp dân chủ, lẫn tính hiệu quả trong việc giải quyết những vấn đề an ninh nghiêm trọng. Giải pháp không phải là củng cố một cơ quan toàn cầu duy nhất, mà là thúc đẩy vấn đề đang nổi lên ở bất cứ sự kiện nào, một “thế giới đa phương” gồm những thiết chế quốc tế đan chéo lên nhau và đôi khi có cạnh tranh với nhau, được tổ chức dựa trên tuyến vùng hay tuyến chức năng. Côsôvô năm 1999 là một mẫu hình: khi quyền phủ quyết của Nga ngăn không cho Hội đồng Bảo an hành động, thì Hoa Kỳ và các đồng minh NATO chỉ cần chuyển việc xét xử sang NATO; ở đó, Nga không thể gây trở ngại.

Vấn đề cuối cùng cần xem xét lại, cũng là vấn đề sẽ được tranh luận nhiều nhất trong những năm tháng sắp tới, là vị trí của vấn đề thúc đẩy dân chủ trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Di hại tồi tệ nhất có thể gây ra từ chiến tranh Irắc là phản ứng chống lại quan điểm bảo thủ mới, cùng với sự chuyển biến đột ngột sang thái độ biệt lập với một chính sách kiểu hiện thực yếm thế, đánh đồng Hoa Kỳ với những người bạn độc tài. Việc cai trị đúng đắn, bao gồm không chỉ dân chủ, mà cả sự quản lý đối với luật pháp và sự phát triển kinh tế, có tính cốt yếu đối với một loạt những kết quả mà chúng ta muốn có, từ việc giảm bớt nghèo đói đến đối phó với dịch bệnh và kiềm chế những xung đột bạo lực. (…).

Điều đầu tiên chúng ta cần hiểu là, việc thúc đẩy dân chủ và hiện đại hoá ở Trung Đông không phải là một giải pháp cho vấn đề chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo; rất có thể nó sẽ làm cho vấn đề ngắn hạn trở nên tồi tệ hơn, như chúng ta đã thấy trong trường hợp cuộc bầu cử ở Palétxtin đem lại quyền lực cho phong trào Hamas. Đạo Hồi cực đoan là một sản phẩm phụ của chính hiện đại hoá, nẩy sinh từ việc đánh mất bản sắc, cùng với sự chuyển đổi sang một xã hội hiện đại, đa nguyên. (…).

Song, sự tham dự ngày càng nhiều hơn vào chính trị của những nhóm Hồi giáo cực đoan rất có khả năng xẩy ra dù cho chúng ta làm gì đi nữa, và đó sẽ là cách duy nhất mà độc tố của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan có thể xâm nhập vào những thể chế chính trị của các cộng đồng Hồi giáo trên khắp thế giới. Những nhân tố xã hội mới đang phát triển ở khắp nơi, từ Bôlivia và Vênêzuêla đến Nam Phi và vịnh Pécxích. Một nền hoà bình lâu bền với cả Ixraen và Palétxtin không thể được xây dựng dựa trên lực lượng Fatah thối nát, bất hợp pháp, luôn phải lo sợ về uy quyền của nhóm Hamas. Hoà bình có lẽ sẽ xuất hiện, đôi khi ở cuối con đường, từ một nước Palétxtin được điều hành bởi một nhóm khủng bố cực đoan trước đó, đã buộc phải giải quyết những vấn đề thực tế của việc điều hành đất nước.

Nếu thực sự coi trọng chương trình điều hành hợp lý thì chúng ta phải chuyển sự chú ý sang việc cải tổ, tái cơ cấu và đầu tư một cách chính xác cho những thiết chế của chính phủ Hoa Kỳ, cái đó thực sự thúc đẩy dân chủ, sự phát triển và sự kiểm soát luật pháp trên toàn thế giới, chẳng hạn như những tổ chức như Bộ Ngoại giao, Tổ chức vì sự phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (U.S.A.I.D), Quỹ hỗ trợ dân chủ quốc gia. (…).Tuy nhiên, bài học bao quát rút ra là Hoa Kỳ không thể quyết định dân chủ sẽ xuất hiện khi nào và ở đâu. Nói một cách chính xác, những kẻ bên ngoài không thể “ấn định” dân chủ vào một đất nước mà nước đó không muốn; đòi hỏi dân chủ và cải tổ phải là nhu cầu nội tại.(…). Hồi tháng 1, bà C.Rice đã có một bài phát biểu nghiêm túc về vấn đề “ngoại giao chuyển hoá”, bắt đầu nỗ lực tổ chức lại phương diện phi quân sự của hoạt động ngoại giao và viết lại những văn kiện chiến lược an ninh quốc gia. Tất cả những điều này đều là những thay đổi đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, những di hại của chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ thứ nhất của chính quyền Bush và những người ủng hộ thuộc phái bảo thủ mới đang bị phân cực tới mức sẽ khó có được một cuộc tranh luận phải chăng về việc làm thế nào để cân bằng một cách thoả đáng giữa lý tưởng với lợi ích của Hoa Kỳ trong những năm tới. Phản ứng chống lại chính sách không hoàn thiện có thể gây tác hại giống như bản thân chính sách ấy và một phản ứng như vậy là sự nuông chiều mà chúng ta không thể chấp nhận được. Tạo ra được một phong trào phê phán thì chúng ta đã tới được chính trị toàn cầu.

Chủ nghĩa bảo thủ mới, bất kể nguồn gốc phức tạp của nó, gắn bó chặt chẽ với những khái niệm như sự thay đổi chế độ mang tính cưỡng bức, chủ nghĩa đơn phương và quyền bá chủ kiểu Hoa Kỳ. Hiện nay, điều cần thiết là những lý tưởng mới, trừ lý tưởng bảo thủ mới hay duy thực, để làm thế nào để Hoa Kỳ liên hệ được với phần còn lại của thế giới – những lý tưởng vẫn hàm chứa niềm tin bảo thủ mới về tính phổ quát của nhân quyền, nhưng không còn những ảo tưởng về hiệu quả của sức mạnh và quyền bá chủ của Hoa Kỳ có thể đem lại những mục đích như vậy./.

KHUẤT DUY DŨNG dịch

Nguồn: F.Fukuyama. After Neoconservatism. Đăng trên New York Times, ngày 16 tháng 2 năm 2006. Bản dịch tiếng Việt đăng trên Tạp chí Triết học số 3 (178) năm 2006.

Quan điểm của F.Fukuyama: 

Kẻ thù tới từ bên trong

“Hoàng đế xấu xa” của Trung Quốc tái xuất

TIẾP SAU CHỦ NGHĨA BẢO THỦ MỚI

 


Nguồn: Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 5, 2008, tr. 47-52, Triết học