Seite auswählen

Those at risk are encouraged to be more resilient – but that solution could just become another source of stress.

 

In a popular BuzzFeed article, Anne Helen Petersen describes how millennials (people born between 1981 and 1996) became “the burnout generation”. She describes some of the stark consequences of edging towards burnout and identifies what she calls “errand paralysis”, marked by a struggle to do even simple or mundane tasks.

Trong một bài viết nổi tiếng trên trang BuzzFeed, Anne Helen Petersen mô tả làm thế nào mà thế hệ thiên niên kỷ (những người sinh từ 1981 đến 1996) đã trở thành “thế hệ kiệt sức”. Bà mô tả một số hậu quả rõ rệt của thực trạng kiệt sức và bà xác định cái mà bà gọi là “tê liệt khi làm nhiệm vụ”, thể hiện là phải cố gắng để thực hiện ngay cả các nhiệm vụ đơn giản hoặc thông thường.

Theo Petersen thì nhiều yếu tố góp phần vào sự kiệt sức này bắt nguồn từ công việc làm đầy thách thức và điều kiện kinh tế mà thế hệ thiên niên kỷ phải đối mặt. Bà cũng mô tả việc “dạy dỗ hết mức của cha mẹ” là một yếu tố góp phần, bởi vì lớp trẻ này đã được cha mẹ đào tạo không ngừng và chuẩn bị để ra làm việc. Họ hiểu trong thâm tâm là họ phải luôn luôn làm việc hoặc phải không ngừng theo đuổi việc tối ưu hóa bản thân.

Many of the factors contributing to this burnout are rooted in the challenging job and economic conditions that millennials face, according to Petersen. She also describes “intensive parenting” as a contributing factor, because millennials have been relentlessly trained and prepared for the workplace by their parents. They have internalised the idea that they need to be working all the time or engaging in the never-ending pursuit of self-optimisation.

 

Similarity to work burnout

Millennial burnout has a lot of similarities with regular burnout, otherwise known as work burnout. Burnout is a response to prolonged stress and typically involves emotional exhaustion, cynicism or detachment, and feeling ineffective. The six main risk factors for work burnout are having an overwhelming workload, limited control, unrewarding work, unfair work, work that conflicts with values and a lack of community in the workplace.

If millennials are found to be suffering higher levels of burnout, this might indicate that they face more problematic environments

 Việc tương tự với kiệt sức trong công việc
Sự kiệt sức của thế hệ thiên niên kỷ có rất nhiều điểm tương đồng với sự kiệt sức thông thường, còn được gọi là kiệt sức do công việc. Kiệt sức là một kết quả do bị căng thẳng kéo dài và thường liên quan đến sự kiệt sức về cảm xúc, hoài nghi hoặc bị tách biệt, và cảm giác thấy mình không hiệu quả. Sáu yếu tố rủi ro chính cho sự kiệt sức trong công việc là do khối lượng công việc quá lớn, sự kiểm soát bị hạn chế, việc làm không được đền đáp, không công bằng, công việc mâu thuẫn với giá trị và thiếu tính cộng đồng tại nơi làm việc.

Những người phải trải nghiệm các môi trường phức tạp, mâu thuẫn và đôi khi là thù ghét thì dễ bị kiệt sức. Nếu thế hệ thiên niên kỷ bị phát hiện là bị kiệt sức ở mức cao hơn, điều này có thể cho thấy rằng họ phải đối mặt với môi trường nhiều khó khăn hơn. Có thể những thứ như vậy đã gây căng thẳng cho mọi người, nhưng chúng đang xảy ra theo những cách mới, bất ngờ hoặc lớn hơn đối với lớp trẻ thiên niên kỷ mà cho đến nay ta không chú ý đến.

People who have to navigate complex, contradictory and sometimes hostile environments are vulnerable to burnout. If millennials are found to be suffering higher levels of burnout, this might indicate that they face more problematic environments. It is quite possibly the same stuff that stresses everyone, but it is occurring in new, unexpected or greater ways for millennials, and we haven’t been paying attention.

For example, we know that traditional social comparison plays a role in work burnout. For millennials, social competition and comparison are continually reinforced online, and engaging with this has already been shown to be associated with depressive symptoms in young people.

Ví dụ, chúng ta biết rằng sự so sánh truyền thống mang tính xã hội đóng một vai trò đối với sự kiệt sức trong công việc. Đối với thế hệ thiên niên kỷ, sự cạnh tranh và so sánh xã hội liên tục được củng cố trên mạng internet, và việc tham gia vào việc này đã được chứng minh là có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm ở những người trẻ tuổi.

Ngay cả nếu bạn tránh phương tiện truyền thông xã hội, thì sử dụng công nghệ và lên mạng có thể gây mệt mỏi về thể chất và tinh thần. Việc sử dụng internet quá mức có liên quan đến kiệt sức ở trường học. Đây chỉ là một số trong những cách mà lớp người trẻ ngày càng bị tiếp xúc với các yếu tố gây căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu đến con người ở nơi làm việc.

Even if you avoid social media, using technology and going online can be physically and emotionally exhausting. Excessive internet use has been linked to burnout at school. These are just some of the ways that millennials have been increasingly exposed to the same stressors that we know can negatively affect people in the workplace.

We know very little about how millennials experience burnout. Early research suggests there are generational differences. Specifically, millennials respond to emotional exhaustion (often the first stage of burnout) differently to baby boomers (people born between 1946 and 1964). When feeling emotionally exhausted, millennials are more likely to feel dissatisfied and want to leave their job than baby boomers.

Perfectionists, especially the self-critical ones, are at greater risk of burnout

 

Chúng ta biết rất ít về cách mà thế hệ thiên niên kỷ trải nghiệm sự kiệt sức. Nghiên cứu ban đầu cho thấy có sự khác biệt theo thế hệ. Cụ thể là thế hệ thiên niên kỷ phản ứng với sự kiệt sức về cảm xúc (thường là giai đoạn đầu của kiệt sức) khác với những người thế hệ sinh sau Thế Chiến II (sinh 1946-1964). Khi cảm thấy kiệt sức về mặt cảm xúc, thế hệ thiên niên kỷ dễ cảm thấy không hài lòng và muốn bỏ việc làm hơn là thế hệ sinh sau Thế Chiến II.

Nghiên cứu về kiệt sức cho thấy môi trường phức tạp và các yếu tố gây căng thẳng, cùng với những kỳ vọng cao, tạo ra điều kiện cho sự kiệt sức kiểu truyền thống trong công việc. Sự kiệt sức của lớp người thiên niên kỷ cũng giống như vậy, nó xuất phát từ quan niệm tương tự về chủ nghĩa cầu toàn (chủ nghĩa hoàn hảo).

Burnout research shows that complex environments and stressors, coupled with high expectations, create the conditions for traditional work burnout. The same can be said for the millennial burnout, which draws on similar notions of perfectionism.

Perfectionists, especially the self-critical ones, are at greater risk of burnout. Naturally, the self-critical type of perfectionist works hard to avoid failure, thereby putting themselves at high risk of burnout.

Những người cầu toàn, đặc biệt ở những người hay tự phê bình, thì nguy cơ bị kiệt sức là cao hơn. Đương nhiên, kiểu người này làm việc chăm chỉ để tránh thất bại, do đó dễ có nguy cơ bị kiệt sức.

Resilience as protection

A recent approach to tackling work burnout is to train people to be more resilient. This is underpinned by the assumption that highly competent people can improve their working practices to avoid burnout. However, as I recently argued in an editorial in the BMJ, highly competent, psychologically healthy and seemingly resilient people are likely to face an increased risk of burnout.

Tính kiên cường là cách bảo vệ

Một quan điểm gần đây để giải quyết sự kiệt sức trong công việc là rèn luyện cho kiên cường hơn. Điều này là dựa trên giả định rằng những người có năng lực cao có thể nâng cao khả năng làm việc của mình để tránh bị kiệt sức. Tuy nhiên, như tôi đã lập luận gần đây trong bài xã luận ở trang BMJ, những người có năng lực, tâm lý tốt, và có vẻ là người kiên cường lại dễ bị đối mặt với nguy cơ bị kiệt sức.

It seems counterintuitive, but one of the earliest studies on workplace burnout showed that workers who were happier, less anxious and more able to relieve stress were more likely to develop burnout than those in a comparison group without these traits. This largely forgotten study involved air traffic controllers in the US in the 1970s; it followed over 400 of them for three years. Most of the cohort (99%) had served in the US Armed Forces, so we can expect that they had experience of extreme stress and most likely had developed resilience.

Điều này có vẻ trái ngược, nhưng một trong những nghiên cứu lâu nhất về sự kiệt sức tại nơi làm việc cho thấy những người lao động vui vẻ hơn, ít lo lắng hơn và dễ xả căng thẳng hơn lại có dễ bị kiệt sức hơn so với những người không có những đặc điểm này. Nghiên cứu phần lớn bị lãng quên này liên quan đến những kiểm soát viên không lưu ở Mỹ trong những năm 1970; và theo dõi hơn 400 người trong 3 năm. Hầu hết (99%) số người này đã từng phục vụ trong quân đội Mỹ nên chúng ta có thể cho rằng họ đã có kinh nghiệm về căng thẳng cực độ và đa phần là kiên cường.

Nghiên cứu này cho chúng ta thấy một số điều kiện để tạo ra sự kiệt sức trong nhóm người có vẻ như sẽ hoạt động tốt và kiên cường này. Công việc của họ liên tục trở nên phức tạp hơn do các công nghệ mới được đưa vào và họ lại không được đào tạo đầy đủ để sử dụng. Họ phải làm việc theo ca dài không được nghỉ và môi trường làm việc là kém. Thời gian làm việc và việc thay ca có nhiều khó khăn và có thể là bất định. Những đặc điểm này chắc hẳn rất quen thuộc với lớp người thiên niên kỷ và bất cứ ai làm việc trong nền kinh tế ngắn hạn và tạm thời.

This study shows us some of the conditions for creating burnout in this seemingly high functioning and resilient group. Their work was continually becoming more complex, with new technologies being introduced, without the necessary training to use them. They worked long shifts without breaks and had poor environments to work in. Their hours and rotas were challenging and could be unpredictable. These characteristics probably look quite familiar to millennials and anyone working in the gig economy.

Opposite effect

The recent focus on training workers to avoid burnout by encouraging them to be more resilient is likely to become another stress, pressure or high ideal. It is likely that this serves to increase the risk for burnout, especially for the types of perfectionists who are highly self-critical.

Tác dụng ngược lại
Sự tập trung gần đây vào việc đào tạo người lao động để tránh bị kiệt sức nghề nghiệp bằng cách khuyến khích họ kiên cường hơn dễ có khả năng lại trở thành một sự căng thẳng khác, một áp lực hoặc một sự hoàn thiện cao. Có nhiều khả năng điều này làm tăng nguy cơ gây kiệt sức nghề nghiệp, đặc biệt đối với những người cầu toàn hay tự trách mình.

The importance of our ideals, our view of what we are and should be, also shows us why labelling millennials as “snowflakes” is probably harmful. Similarly, any intensive parenting that attempts to create resilient children may be counterproductive. This is because the core messages of intensive parenting are actually about social control and conformity, and these probably feed into children’s internal and external ideals for the future.

Tầm quan trọng của sự hoàn thiện, quan điểm ta là gì và ta nên như thế nào, cũng cho ta thấy vì sao việc gán cho thế hệ thiên niên kỷ là những “bông tuyết” (nghĩ mình là đặc biệt) có thể gây hại. Tương tự như vậy, mọi việc cha mẹ dạy dỗ hết mức nhằm tạo ra những đứa trẻ kiên cường đều có thể gây phản tác dụng. Đó là vì các thông điệp cốt lõi của việc dạy dỗ con cái thực tế là về việc kiểm soát và tuân thủ mang tính xã hội, và những điều này có lẽ ăn sâu vào lý tưởng bên trong và bên ngoài đứa trẻ trong tương lai.

Những điều mà chúng ta có thể học được từ xu hướng bị kiệt sức là công việc đang nhanh chóng trở nên vô cùng khó khăn và phức tạp hơn. Điều này đang thúc đẩy mức độ kiệt sức cao hơn trong nhiều ngành nghề và ở các người lao động không chính thức, như chăm sóc người già yếu, và cũng có khả năng là ở thế hệ thiên niên kỷ. Giải pháp là làm đơn giản hóa các môi trường làm việc và cá nhân có tính phức tạp, mâu thuẫn và thù ghét, thay vì giao cho tất cả chúng ta một công việc khác để rèn luyện bản thân trở nên kiên cường hơn trong các môi trường đó.

What we can learn from burnout trends is that work is becoming rapidly and overwhelmingly more difficult and complex. This is driving higher burnout levels in many professions and in informal workers, such as caregivers, and also, potentially, in millennials. The solution is to simplify complex, contradictory and hostile work and personal environments, rather than giving us all another job of training ourselves to be more resilient to these environments.

Rajvinder Samra is a lecturer in health at The Open University.

Nguồn: BBC Capital

Tiếng Việt: BBC