Bức xúc
Theo Đại từ điển Tiếng Việt (1998):
bức xúc <tính từ> Cấp bách, cần kíp, yêu cầu phải giải quyết ngay: vấn đề bức xúc — nhiệm vụ bức xúc.
Từ này rõ ràng mượn của tiếng Hoa ” bī cù 逼促(偪促)”. Tra trong từ điển Tàu — Hán Ngữ Đại Từ Điển, tìm được hai nghĩa: 1) Chật hẹp. 2) Thôi thúc, bức bách.
Ta thấy rằng các định nghĩa ghi trên không giải thích cái nghĩa rất thường dùng ngày nay, nghĩa là: bực bội, khó chịu, nhức nhối, bứt rứt, v.v. (Tiếng Việt )
Chuyên sâu
“Học Chương trình Anh ngữ Chuyên sâu mùa hè tại Mỹ.”
Theo những thí dụ tìm thấy trên đây thì “chuyên sâu” hẳn là ghép từ chữ “chuyên” (như chuyên môn, chuyên nghiệp…) và chữ “sâu” (như đào sâu, thẳm sâu…). Như vậy “chuyên sâu” có nghĩa là vừa chuyên môn vừa có trình độ cao (sâu). (Tiếng Việt )
Chức năng
- một từ dùng để chỉ khả năng của một cái gì đó, những gì cái đó có thể làm được. Nhiệm vụ, công dụng và vai trò
lực lượng chức năng: nhà chức trách (Chức phận và trách nhiệm)
Đăng ký
“Đăng ký gian hàng, đăng ký học phần, đăng ký tài khoản, cấm đăng ký hộ thông tin cá nhân, đăng ký bản quyền, đăng ký dự thi, đăng ký thương hiệu độc quyền, gọi người thiểu năng trí tuệ đăng ký nhập ngũ.”
Đó là một số thí dụ trong hàng ngàn thí dụ cách dùng từ “đăng ký” ở Việt Nam. “Đăng ký” đại khái ý nói: “ghi tên”, “ghi danh”, “gia nhập”, “xin vào sổ”, “xin ghi vào danh sách”, v.v. (Tiếng Việt )
Hải quan
1. Việc kiểm soát và đánh thuế đối với hàng hoá xuất nhập cảnh.
2. sở quan thuế: Dưới thời thực dân Pháp, cơ quan này có tên là “nhà Đoan” (tiếng Pháp: la douane).
Nam Bộ hay Nam Kỳ
Danh xưng “Nam Bộ” chỉ mới xuất hiện về sau này mà thôi, từ tháng 3 năm 1945 – theo một tài liệu, sau cuộc đảo chánh Pháp, Thống sứ Nhựt Bổn Nishimura (西 村, chuyển ngữ đọc theo âm Việt-Hán là “Tây Thôn”) đã bức tử danh xưng “Nam Kỳ” mà đổi sang tên Nhựt Bổn là “Nanbu” (viết bằng chữ Hán: 南 部; nên nhớ người Nhựt đặt tên / đặt địa danh bằng Hán tự, “Kanji”)!
Danh xưng “Nanbu” 南 部, đọc theo âm Việt-Hán là “Nam Bộ”.
NAM KỲ 南 圻 là tên gọi do chính người VN đặt ra, dưới thời vua Minh Mạng vào năm 1832, gồm 6 tỉnh nên còn gọi “Nam Kỳ lục tỉnh”. Tức tên gọi Nam Kỳ đã có từ nửa thế kỷ trước khi người Pháp đặt chế độ cai trị tại vùng đất phương Nam này (năm 1884) sau khi lần lượt chiếm 3 tỉnh miền Tây rồi 3 tỉnh miền Đông. Người Pháp dựa vào ranh giới hành chánh đã có sẵn từ nhà Nguyễn mà đổi thành tên tiếng Pháp ráo trọi: Nam Kỳ gọi là “Cochinchine”, Trung Kỳ kêu bằng “Annam”, còn Bắc Kỳ là “Tonkin”.
Vì vậy, những diễn biến, sự kiện nào xảy ra ở vùng đất phương Nam trước tháng 3/1945 thì chúng ta KHÔNG THỂ ghi: “xảy ra tại Nam Bộ” (mà cần phải ghi là “Nam Kỳ”).
Đó là chưa kể, nếu kỹ lưỡng về phân vùng lãnh thổ thì chỉ những miền đất nào ở Nam Kỳ trong giai đoạn 1954-1975 thuộc về chánh phủ Cộng hòa miền Nam VN mới dùng cách gọi “Nam Bộ”; còn tất cả tỉnh, thành phố phương Nam mà thuộc về chế độ VNCH thì không hề tồn tại cách gọi “Nam Bộ” (mà dùng cách gọi khác, là “Nam Phần“).
Nội y
quần áo lót, đồ lót
Do đâu có học vị phó tiến sĩ?
Tháng 1 năm 1934, theo quyết định của Hội Đồng Dân Ủy Liên Xô, một học vị mới xuất hiện trong hệ thống giáo dục với chất lượng tương đương văn bằng Ph.D của các nước nói tiếng Anh. Người được cấp học vị này được gọi là кандидат наук. Sau năm 1950 Trung Hoa lục địa áp dụng hệ thống giáo dục kiểu Liên Xô, chuyển dịch văn bằng này là 副博士學位 (phó bác sĩ học vị). Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sao chép cả hệ thống giáo dục của Liên Xô và thuật ngữ của Trung Quốc nhưng đảo trật tự chút đỉnh thành học vị phó bác sĩ, về sau đổi lại là học vị phó tiến sĩ để phân biệt tiến sĩ với bác sĩ chữa bệnh.
Lúc mới Giải Phóng, người miền Nam nghe phó tiến sĩ cảm thấy rất lạ tai và cho rằng đó là một kết cấu sai quấy. Lý do là người Nam quen nghe phó giám đốc, phó tổng thống, phó thủ tướng… với phó đi cùng các từ chỉ chức vụ. Lúc đó chưa ai biết đó chỉ là một trong nghìn vạn dấu ấn mà ngôn ngữ Trung Quốc mới đóng lên tiếng Việt trong vòng hai mươi năm đất nước bị chia cắt. ( TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN)
Tham quan
Xem xét, đi du lịch, thăm viếng một nơi nào.
Thao tác
- Sự cử động của chân tay để làm một công việc nào đó.
Vô tư
Trước đây, “vô tư” có nghĩa là: “ngây thơ”, “trong trắng”, “không lo nghĩ”, v.v.
Bây giờ “vô tư” gần như chỉ được dùng theo những nghĩa sau đây:
không e ngại,
tự nhiên như không,
ngang nhiên, ngang ngược,
vô lương tâm, vô trách nhiệm,
ngu xuẩn, vô ý thức,
vô tình, vô ý,
v.v.
Vô tư xả rác.
Các trang trại vẫn vô tư bán lợn chết.
Người dân vô tư “ăn bẩn”.
Người đẹp vô tư thay đồ trên tàu.
Tôn Ninh vô tư vén váy để lộ nội y.
Hà Nam: Vô tư đánh bạc tại vườn hoa
Xử lý
1. làm cho chịu những tác động vật lí, hoá học nhất định để biến đổi hợp mục đích xử lí vết thương
2. áp dụng những thao tác nhất định để nghiên cứu, sử dụng: xử lí thông tin
3. xem xét và giải quyết về mặt tổ chức một vụ phạm lỗi nào đó: xử lí các vụ vi phạm pháp luật