Seite auswählen

Bổ sung hay bổ xung?

“Sung” có nghĩa là ‘thêm vào”, “chụm vào’ như sung công quỹ (thêm vào công quỹ), sung túc,… Còn “xung” có nét nghĩa như “tỏa ra’ như xung phong (xuất quân), xung khắc (sự việc không hợp được với nhau), xung đột … Dựa trên sự phân biệt nét nghĩa đó thì bổ sung mới là cách viết đúng, nó mang nghĩa thêm vào. Còn “bổ xung” không mang nghĩa đó nên đây là cách viết sai.

Từ  TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN

Chẩn đoán hay chuẩn đoán

Chẩn đoán” – “chẩn” được hiểu theo nghĩa là xác định, phân biệt dựa trên những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; “đoán” lại có nghĩa dựa vào cái có sẵn đã biết để tìm cách suy ra điều chủ yếu còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.

Như vậy “chẩn đoán” sẽ được hiểu theo nghĩa là bệnh tình đã được xác định, dựa trên những triệu chứng, kết quả có sẵn. VD: Chẩn đoán bệnh có đúng thì điều trị mới có hiệu quả.

Trong khi đó, “chuẩn” trong từ “chuẩn đoán” lại không hề mang ý nghĩa như vậy? Từ “chuẩn” chỉ có nghĩa là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm đúng; hay là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội mà thôi.

Chia sẻ hay chia xẻ?

Với từ “chia sẻ“, “chia” có nghĩa là chia ra từng phần, từ một chỉnh thể; còn đối với từ “sẻ” có nghĩa là sẻ ra một ít hoặc lấy bớt ra một phần. Vậy nên ý nghĩa của từ “chia sẻ” sẽ là cùng nhau chia sẻ những thành quả để cùng hưởng, hoặc là cùng chia sẻ khó khăn. san sẻ (ví dụ: chia cơm sẻ áo, chia sẻ nỗi buồn).

Còn đối với từ “chia xẻ“- “chia” ở đây vẫn có nghĩa là chia nhỏ thành những phần nhỏ, từ một phần chỉnh thể, trong khi đó “xẻ” lại là chia, bổ, cắt rời ra theo chiều dọc, không còn dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (VD: xẻ rãnh thoát nước, xẻ gỗ, Chia năm xẻ bảy).

Chín mùi hay chín muồi?

chín muồi: (trái cây) rất chín, chín đến giai đoạn ngon nhất; phát triển đến trình độ đầy đủ nhất, có thể chuyển sang giai đoạn khác. Ví dụ: điều kiện chín muồi.

Dành hay giành?

“Dành” là động từ, có nghĩa là cất đi, cất trữ hoặc lưu giữ một thứ gì đó cho bản thân hay cho ai đó. Ví dụ như dành dụm, để dành, dành cho, dành riêng,…

Giành là động từ và nó có nghĩa là đoạt lấy 1 thứ gì đó vốn thuộc sở hữu của người khác, hoặc là đạt được 1 thứ gì đó cho bản thân. Từ “giành” thường sử dụng để chỉ sự cố gắng, nỗ lực đoạt lấy 1 thứ gì đó với ý nghĩa là lấy về cho riêng bản thân mình.

Ví dụ như các từ tranh giành nhau, giành giật, giành giải nhất, tranh giành quyền lực, giành thắng lợi,….

Dấu hay giấu?

Dấu là một từ cổ, có nghĩa là yêu. Giấu có nghĩa là cất kín. Việc cần phải che giấu thường là việc xấu xa. Viết che dấu trong trường hợp này là sai chính tả,
Chồng gọi vợ là em yêu dấu. Yêu dấu là yêu công khai nên không có chuyện yêu giấu. Không yêu công khai là yêu thầm, yêu vụng. yêu trộm… Tục ngữ có câu: Con vua vua dấu, con chấu chấu yêu. Thơ Hồ Xuân Hương có câu: Chúa dấu vua yêu một cái này. Đố ai biết là cái gì?

giấu giếm: cất đi, giữ kín không cho ai biết.

Độc giả hay đọc giả?

độc giả” là một từ thuần chủng Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: “độc” mang ý nghĩa là “đọc” hay “học” còn “giả” mang ý nghĩa chỉ “người”. Khi cho hai từ “độc giả” này kết hợp cùng nhau sẽ mang ý nghĩa là “người đọc”

Đường Xá hay Đường Sá?

: phần đất tạo thành một đường dài, đã được cày lật lên hoặc bừa cho nhỏ, nhuyễn 
Đường sá là từ ghép đẳng lập, với 2 từ mang cùng 1 nghĩa: hỏi=han, xe=cộ, chợ=búa…. 

:
1. quán trọ 
2. nghỉ trọ 

phố xá: phố có các hàng quán. 
ký túc xá: chỗ sv ở trọ. 
quán xá: từ ghép đẳng lập… 

Giả thuyết hay giả thiết?

“Giả thuyết”, hoặc “giả thuyết khoa học”, hoặc đơn giản hơn, “giả thuyết nghiên cứu” (Hypothese) là gì? “Giả thuyết là nhận định sơ bộ, là kết luận giả định của nghiên cứu”, hoặc “Giả thuyết là luận điểm cần chứng minh của tác giả”, hoặc, đối với những người mới làm quen với NCKH, chúng tôi đưa ra một định nghĩa rất đơn giản: “Giả thuyết là câu trả lời sơ bộ, cần chứng minh, vào câu hỏi nghiên cứu của đề tài”.

Giả thiết (Assumption) là một điều kiện mang tính quy ước của người nghiên cứu, nó có thể không tồn tại hoặc không phải lúc nào cũng tồn tại trong thực tế. Ví dụ, khi nói nước sôi ở 100  độ C, người ta đã ngầm hiểu, nước đó được quy về những điều kiện giả định, đó là: (1) Nước nguyên chất, (2) Được đun nóng dưới áp suất là 1 atm.

Giấu giếm hay dấu diếm?

Có hai từ dấu. Một có nghĩa là yêu (ví dụ: yêu dấu). Từ kia có nghĩa là vết (ví dụ: dấu vết).

Giấu và giấu giếm đều có nghĩa là cất kín, giữ kín, không cho ai biết (Bonet, 1999:223 ; Huình Tịnh Của Paulus, 1896a:375, Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:219).

Dấu và dấu diếm là cái dấu, đồ để làm dấu (Huình Tịnh Của Paulus, 1896a: 233).

Có người  viết “giấu diếm”? 

1. Xét cách viết “giấu diếm”, ta thấy có 2 thành phần, thành phần chính (là từ trước – Giấu) và thành phần kéo theo – thành phần luyến láy (là từ sau – Diếm). Với từ 2 âm tiết này thành phần chính đã cấu thành trọn ý nên thành phần sau nhiều khả năng được hình thành từ hành động láy lại. Nếu giả thiết này là đúng thì theo logic từ sau sẽ sử dụng phụ âm “gi” chứ ko phải “d”. Vậy nên viết “giấu giếm” hợp lý hơn “giấu diếm”.

2. Từ “giếm” trong “giấu giếm” không phải là thành phần láy lại của từ “giấu” nên giải thích theo kiểu từ láy là không chính xác. “Giếm” cũng mang nghĩa tương tự như “giấu” (ví dụ thường dùng “giếm đi” có nghĩa là “giấu đi”, “cất đi”) vì thế “giấu giếm” là một từ ghép đẳng lập.

Giùm hay dùm?

Từ điển xưa nay chỉ có giùm, không có dùm. Nhưng hiện nay trên Internet số trang viết sai đã nhiều gấp đôi số trang viết đúng.

PHÂN BIỆT “HẲN” VÀ “HẴNG”

“Hẵng” theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có nghĩa là:
1. Từ biểu thị ý thuyết phục chỉ nên làm việc nào đó sau khi xong một việc khác hoặc chờ cho qua một thời gian nhất định: như hãy. Ăn cơm xong hẵng về. Việc ấy vài hôm nữa hẵng làm.
2. Từ biểu thị ý thuyết phục nên làm hoặc chấp nhận việc gì thì sau sẽ hay. Hẵng ăn cơm đã, rồi đi đâu thì đi. Bây giờ chúng ta hẵng biết thế.
3. Từ biểu thị việc nói đến cần được hoàn thành trước khi làm những việc gì khác; như đã. Để xem sao hẵng.
Còn về từ “hẳn”, từ liệu này cho các nghĩa như sau:
1. Có thể khẳng định là như vậy, không có gì còn phải nghi ngờ. Việc đó hẳn là làm được. Sự thật không hẳn như thế. Điều đó đã hẳn.
2. Có tính chất hoàn toàn, dứt khoát như vậy, không có nửa nọ, nửa kia. Đứng hẳn về một phía. Bệnh chưa khỏi hẳn. Con đường rộng hẳn ra.
3. Với mức độ trọn vẹn, không phải chỉ một phần nào mà thôi. Để hẳn hai người vào công việc này. Hay từ biểu thị ý như muốn hỏi về điều mà thật ra mình đã khẳng định. Hẳn anh còn nhớ? Anh lại quên rồi hẳn?”.
Như vậy, “hẵng” dùng để biểu thị ý thuyết phục chỉ nên làm việc nào đó sau khi xong một việc khác hoặc chờ cho qua một thời gian nhất định, còn “hẳn” là để chỉ sự chắc chắn, dứt khoát, trọn vẹn.

Mạn tính hay mãn tính

Mạn 慢 có nghĩa là chậm; mạn tính 慢性 có 2 nghĩa thông thường là tính kiên nhẫn và tính chậm chạp. Riêng trong y học, bệnh mạn tính là bệnh tiến triển chậm (dần dần và kéo dài), thời gian bệnh từ 3 tháng trở lên, còn cụm từ 慢性毒藥 (mạn tính độc dược) nghĩa là thuốc độc có tác dụng chậm.

Nhậm chức hay nhận chức 

Theo nghĩa của từ Hán Việt thì “nhậm” trong từ “nhậm chức” là một người sẽ gánh vác công việc, nhiệm vụ để quản lý nhân viên; trong khi đó “chức” có nghĩa là chức trách, bổn phận, nhiệm vụ. “Nhậm chức” chúng ta có thể hiểu nôm na đó là người sẽ gánh vác, đảm đương chức vụ do những cấp trên bàn giao, bổ nhiệm cho họ.

Trong khi đó, từ “nhận chức” trong nghĩa Hán Nôm thì “nhận” là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên “nhận chức” là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó. Do đó, từ đúng phải là “nhậm chức”.

Sát nhập hay sáp nhập

“Sáp” có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn “Nhập” nghĩa là vào, tham gia vào, đưa vào. Do vậy, “sáp nhập” là nhập chung lại, gộp chung lại làm một. (Ví dụ: Sáp nhập ba xã làm một/ Công ty A sáp nhập vào công ty B). 

 Suôn sẻ hay suông sẻ?

Suôn nghĩa là thẳng liền một đường (Nguyễn Kim Thản 2005:1421).. Nói suôn là nói trôi chảy, không vấp váp, khác với nói suông là nói mà không làm. Người Bắc phân biệt hai từ suôn và suông rất dễ dàng. Người Nam phát âm hai từ như một và khi không biết mình muốn nói gì thì viết tuốt là suông mặc dù từ điển chỉ có suôn sẻ, không có suông sẻ.

Sung hay xung?

Viết sung, nghĩa là đầy, trong bổ sung, sung túc, sung mãn
Viết xung, nghĩa là xông, trong xung phong, xung đột.

Sa thải hay xa thải?

Sa thải là một từ Hán Việt (沙汰), vốn có nghĩa là đãi cát (sa nghĩa là cát), lấy nghĩa bóng là bỏ cái xấu, giữ cái tốt và do đó thích dụng cho các trường hợp đuổi việc (Đào Duy Anh, 2005:662). Như vậy viết xa thải là sai chính tả.

Siết và xiết

1. Từ “siết”  là từ để chỉ các hành động sau:

A. Cắt ngang

B. Chặt chẽ

C. Ôm chặt, nắm lại

D. Thắt lại

Nói tóm lại từ siết là một động từ chỉ hành động. Vì thế, từ siết thường được dùng để chỉ các hành động như “siết chặt kỷ cương kỷ luật”, “siết cổ”, “siết dây thòng lọng”, “siết chặt ốc vít”… Tương tự như mẹ ôm siết con vào lòng, những cái siết tay thật chặt (bắt tay nhau), anh ôm tôi siết chặt vòng tay…

2. Trong khi đó, từ “xiết” lại có nhiều nghĩa và được sử dụng trong nhiều trường hợp như:

– Cho đến cùng, không thể tả hết được – như từ “gặp lại nhau vui mừng khôn xiết”, “tình mẹ không sao kể xiết”, “đẹp không tả xiết”…

– Mô tả một trạng thái chuyển động mạnh nhưng nhanh, mỏng mà lại áp sát vào một vật khác hoặc bề mặt, như trong câu nói: má phanh xiết vào bánh xe (cũng có thể nói má phanh siết vào bánh xe), lưỡi dao mài xiết trên phiến đá…

– Tuy nhiên, khi nghiên cứu từ điển Hán Việt thì từ “xiết” còn có một nghĩa mà ít người nhắc tới, đó là chỉ tính chất nhanh và tới tấp. Chúng ta thường sử dụng để nói như dòng nước lũ chảy rất xiết, nướ chảy xiết – tức là ý nói nó nhanh và rất mạnh chứ không có nghĩa là nó áp sát trên một vật khác. Nói tóm lại, khi dùng để chỉ các tính từ, chúng ta có thể dùng “xiết”. Xiết là một tính từ chỉ tính chất.

Siết nợ hay xiết nợ?

Riêng chữ “xiết nợ” hay “siết nợ” thì được tranh cãi nhiều và có lẽ chưa rõ từ nào là đúng nhất? Nếu nói và viết “xiết nợ” thì có thể hiểu rằng toàn bộ của cải của con nợ bị xiết (tước đoạt, đòi) mất. 

Chúng ta thường nói “đi xiết nợ” tức là tâm thái và lời nói bắt đầu từ người đi đòi nợ. Vì vậy, có thể nói là “đi siết nợ” sẽ hợp lý hơn. Điều đó có nghĩa, đi trói buộc, bắt buộc con nợ phải trả nợ. Ở đây, nó có ý là trói chặt, không để trốn thoát, bùng tiền hoặc của. Nếu đến nhà con nợ mà thấy của cải thì cột chặt lại, quản lý thật chặt, không để tẩu tán, sang tay cho người khác.

Tao khang hay tào khang?

“Vợ chồng là nghĩa tao khang”. Câu nói này được truyền miệng trong dân gian từ lâu tuy không phổ biến lắm. Bẵng đi một thời gian dài, “tao khang” ít được nhắc đến dù là trong khẩu ngữ hằng ngày hay trên văn đàn mà dường như chỉ tồn tại trong mảng văn học xưa hoặc trong tâm thức những bậc cao niên, hoặc trong từ điển. Gần đây, hai từ này xuất hiện trở lại trong báo viết, báo nói cũng như báo hình. Có chỗ, có nơi lại viết hoặc đọc là “tào khang”.

Vậy hai chữ tao khang nguyên nghĩa là gì, xuất xứ từ đâu, vào thời điểm nào? Theo Hậu Hán thư của Trung Quốc, “tao khang” là lời nói của Tống Hoằng, làm quan dưới triều Hán Quang Vũ (6 TCN – 57). Tống Hoằng người đất Tràng An (thời Đông Hán) vốn là con nhà nghèo nhưng có chí học hành; thi cử đỗ đạt, được bổ làm quan đến chức Đại Tư Không, tước Thượng Khanh. Ông là một vị quan hiền lương. Không may, vợ mắc bệnh mù lòa; chẳng quản ngại ngày đêm, ông chăm sóc người vợ thân yêu của mình một cách tận tình, chu đáo, không có ý này nọ. Cảnh sống tuy đạm bạc nhưng họ vẫn quý nhau.

Hán Quang Vũ (Lưu Tú) có người chị gái là công chúa Hồ Dương. Nàng góa chồng sớm, nên còn khá trẻ và xinh đẹp, muốn đi bước nữa nhưng chưa biết gá nghĩa cùng ai, lòng riêng thì rất ái mộ Tống Hoằng. Một hôm, nàng thổ lộ nỗi niềm với anh mình rằng:

– Uy đức của Tống Hoằng, quần thần không ai bằng.

Quang Vũ hiểu ý chị gái, bèn triệu Tống Hoằng vào, ướm hỏi:

– Quý dịch giao, phú dịch thê, hữu chư 貴 易 交 富 易 妻 有 諸? (Sang đổi bạn, giàu đổi vợ, có chăng?).

Tống Hoằng trả lời:

Bần tiện chi tri bất khả vong. Tao khang chi thê bất khả hạ đường 貧賤之知不可忘. 糟 糠 之妻不可下堂 (Bạn bè quen biết nhau từ thuở nghèo khó, không thể quên. Người vợ cùng chung cảnh nghèo, không thể để xuống ở nhà dưới; ý nói ruồng rẫy). (Nghĩa gốc của tao糟: cặn rượu, khang 糠: cám; chỉ đồ ăn chữa đói của người nghèo).

Hán Quang Vũ biết Tống Hoằng chung thủy với vợ, liền từ bỏ ý định tác hợp cho chị mình.

Về sau người ta dùng “tao khang” để chỉ người vợ lúc còn nghèo khó.

Gần đây, hai chữ tao khang bị đọc chệch, nói chệch, viết chệch thành tào khang. Có người cho rằng, tao đọc là tào, cả hai âm đều đúng, không sai (?!). Nhưng theo tôi nghĩ, cặp từ đẳng lập này có xuất xứ rõ ràng với ý nghĩa đẹp, cần đọc chuẩn, không biến dạng để giữ được nguyên ý nghĩa, giá trị của nó. Do vậy, ta không nên đọc chệch, nói chệch, viết chệch làm lệch âm, sai nghĩa và mất vẻ đẹp của ngôn từ vốn có của nó.

LÊ HOÀI THAO

(P.Nghĩa Tân, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội)

Hồn Việt: “Tao khang” được sử dụng phổ biến trong dân gian và văn học Việt Nam từ rất sớm. Trong quá trình sử dụng, đã xảy ra hiện tượng chuyển đổi theo lối dùng thuần Việt: từ “tao khang” chuyển thành “tào khang”. Vì vậy, chúng ta vẫn thường thấy xuất hiện không thống nhất trong các từ điển, bài báo… có chỗ dùng “tào khang”, có chỗ lại dùng “tao khang”. Thiển nghĩ, “tào khang” hay “tao khang” đều có thể chấp nhận, cũng như chúng ta đã từng chấp nhận sự chuyển đổi của các cặp từ: chúng cư 眾居 -> chung cư; trú sở 住所 -> trụ sở…

Tham quan hay thăm quan

Tham quan (động từ) là từ gốc Hán. “Tham” là thêm vào (trong từ “tham chiếu”, “tham khảo”); “quan” là nhìn nhận, quan sát. Do đó “tham quan” là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết, thêm kinh nghiệm sống.
 
Còn “thăm” là động từ với nghĩa đến với ai hoặc nơi nào đó; ví dụ: Thăm lúa; đi thăm người ốm… Ngoài ra, một số nơi còn dùng “thăm” với nghĩa “khám”: Thăm bệnh = khám bệnh.
 
Do đó, từ đúng phải là “tham quan”. Ví dụ: Đi tham quan du lịch; tham quan mô hình cánh đồng mẫu lớn…
 
Tuy nhiên, có từ đồng âm khác nghĩa với từ “tham quan” ở trên; đó là danh từ “tham quan” chỉ viên quan tham lam

“Tinh giảm” hay “tinh giản”?

Tinh giảm có thể hiểu là “trừ bớt cho tinh, gọn”. Còn tinh giản có thể hiểu là “lược bớt cho tinh, gọn”. Hai từ này có ý nghĩa tương đương. Tinh nghĩa là “vật chất đã được trừ bỏ phần tạp xấu” (như trong các từ tinh túy, tinh luyện); giảm có một nét nghĩa “trừ bớt đi” (như trong gia giảm, giảm thiểu); giản có một nét nghĩa là “lược bớt” (như trong giản lược, giản yếu).

“Tinh giản biên chế” được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.”

Tựu chung hay tựu trung

Với từ “tựu” có nghĩa là tới (tề tựu); trung: là ở giữa, trong, bên trong. “Tựu trung” có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Ví dụ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều tán thành cả.

Vô hình chung hay vô hình trung

vô hình trung” trong từ Hán Việt có nghĩa là “trong cái vô hình”. Còn đối với từ điển Tiếng Việt “vô hình trung” lại có định nghĩa: tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại làm (tạo ra, gây ra việc nói đến). Ví dụ: “Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó”

Xuất và Suất

Xuất là động từ mang nghĩa Đưa ra, phóng ra, lấy ra (trái nghĩa với từ Nhập)

Ví dụ: Xuất hàng; Xuất kho; Xuất viện; Xuất hành; Xuất xe

Suất là danh từ mang nghĩa Phần chia cho những người theo từng mức đã định.

Chiết xuất hay Chiết suất

Chiết xuất  một hành động, một quy trình trong lĩnh vực sinh học,hóa học nhằm chiết tách một chất/sản phẩm nào đó ra khỏi một chất/sản phẩm gốc ban đầu.

Chiết suất của một vật liệu là đại lượng vật lý biểu thị khả năng ánh sáng bị bẻ khi đi qua môi trường của vật liệu đó khi bị khúc xạ ở mặt phân cách. Chiết suất của một vật liệu là tỷ số giữa tốc độ ánh sáng trong chân không và tốc độ pha của bức xạ điện từ trong vật liệu. Nó thường được ký hiệu là n.

Đề xuất hay Đề suất

Đề xuất mới là đúng chính tả nhé

Đề xuất là động từ mang nghĩa Đưa ra ý kiến, ý tưởng cho vấn đề gì đó

Ví dụ: Tôi đề xuất tăng giờ làm việc để đạt kế hoạch đề ra.

Đột xuất hay Đột suất

Đột xuất mới đúng chính tả nhé (đột suất là cách nói bị ngọng hoặc sai chính tả)

Đột xuất là tính từ mang nghĩa: Bất ngờ, bất chợt (không nằm trong dự tính / nằm ngoài dự tính)

Ví dụ: Cuộc kiểm tra đột xuất đã phát hiện cửa hàng kinh doanh sản phẩm kém chất lượng; Anh ấy đã tiến bộ một cách đột xuất từ trong tháng vừa qua

Năng xuất hay Năng suất

Từ viết đúng chính tả phải là Năng suất

Năng suất là danh từ chỉ hiệu quả làm việc, lao động được đo bằng khối lượng công việc hoàn thành, sản phẩm làm ra trong khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ: Lựa chọn giống lúa năng suất cao; Tăng năng suất hoạt động của máy móc; Trả tiền công theo năng suất lao động

Sơ xuất hay Sơ suất

Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, “suất” là danh từ chỉ một phần của tổng thể.

Sơ suất được hiểu là thiếu sót một phần nào đó chưa hoàn thiện, không chú ý dẫn tới sai sót

Vậy, sơ suất là từ viết đúng chính tả

Ví dụ: Sơ suất trong quản lý đã để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí; Chỉ một chút sơ suất mà anh ấy đã bị đối thủ vượt qua

Xuất ăn hay Suất ăn (Xuất cơm hay Suất cơm)

Xuất là động từ mang nghĩa Đưa ra, lấy ra

Suất là danh từ chỉ một phần của tổng thể nào đó

Vậy, rõ ràng Suất ăn / Suất cơm mới là đúng chính tả

Suất cơm tức là một khẩu phần cơm đã được chia, được quy định từ trước

Ví dụ: Suất ăn công nghiệp; Suất ăn cho người lao động

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen