It costs almost 500m euros to run Luxembourg’s transit network (Credit: Eric Devillet)
Ticket to ride
Over the past four decades Luxembourg’s population has increased by almost 240,000 people. The labour force has grown from 161,000 in 1998 to 427,000 in 2018, fuelled in part by a 168% rise in cross-border workers.
Today, the Grand Duchy has the highest number of passenger cars per inhabitant in the EU (including company cars registered there used by non-resident cross-border workers). More than 60% of commuters use their cars to get to work, compared to just 19% who use public transport.
Trải qua hơn bốn thập kỷ, dân cư Luxembourg đã tăng gần 240.000 người. Lực lượng lao động tăng từ 161.000 người vào năm 1998 lên đến 427.000 vào năm 2018, một phần là do số lao động xuyên biên giới tăng 168%.
Ngày nay, Đại Công quốc có số phương tiện chở khách trên đầu người cao nhất ở Liên minh châu u (bao gồm cả xe công ty đăng ký ở Luxembourg để chở những nhân viên xuyên biên giới vốn không phải là thường trú nhân). Trên 60% người đi làm lái xe riêng đi làm, trong lúc chỉ có 19% sử dụng phương tiện công cộng.
Yet cutting congestion and improving the environment are not the main drivers of the free public transport initiative, according to minister for mobility and public works François Bausch.
“It is primarily a social measure,” he says. “The objective is to stop the deepening gap between rich and poor. For people on low wages, transport expenses matter. Therefore it is easier to make it free for everyone.”
Tuy nhiên, cắt giảm kẹt xe và cải thiện môi trường không phải là động lực chính của ý tưởng giao thông công cộng miễn phí, theo lời Bộ trưởng Giao thông và Dịch vụ Công ích François Bausch.
“Về cơ bản đó là một biện pháp xã hội,” ông nói. “Mục tiêu là ngăn chặn hố ngăn cách đang nới rộng giữa người giàu và người nghèo. Đối với những người lương thấp, chi phí di chuyển là một vấn đề. Do đó, giao thông miễn phí sẽ khiến mọi đi lại dễ dàng hơn.”
Pinch and zoom on mobile to expand.
highest average annual salary of all OECD countries. But poverty is increasing: the bottom 10% live on an average of 1,011 euros (£878, $1,144) per month, according to Luxembourg’s statistics office. Thirteen percent of workers and almost 10% of pensioners are at risk of poverty.
Free public transport is one of several pieces of social legislation the recently re-elected government is keen to pass in 2019, including raising the minimum wage, pension adjustments and financial aid for higher education.
Luxembourg được nhìn nhận rộng rãi là một quốc gia giàu có – với mức lương trung bình hàng năm cao nhất trong các nước OECD.
Tuy nhiên, nghèo đói đang gia tăng: 10% những người nghèo nhất sống với mức lương trung bình 1.011 euro (1.144 đô la) một tháng, theo Cục Thống kê Luxembourg.
Ngoài ra, 13% công nhân và gần 10% người về hưu có nguy cơ bị đói nghèo.
Giao thông công cộng miễn phí là một trong số vài đạo luật xã hội mà chính phủ tái đắc cử mới đây của Luxembourg háo hức muốn thông qua trong năm 2019, bao gồm tăng mức lương tối thiểu, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp tài chính cho giáo dục bậc cao.
‘Awesome idea’
“Free transport is an awesome idea,” says M’Barek Rabii. He works at La Provençale, the national wholesale market hall. Divorced with a 12-year-old child, he earns the legal minimum wage. From his after-tax monthly salary of 1,770 euros (£1,540), he spends around 900 euros on rent and 50 euros on public transport each month, explaining he cannot afford to buy the 400-euro season ticket.
“Together with the minimum wage increase, it will help people with low salaries like me to better make ends meet,” he believes.
Giúp người nghèo đi lại
“Giao thông miễn phí là một ý tưởng tuyệt vời,” ông M’Barek Rabii nói. Ông làm việc ở La Provençale, chợ bán sỉ quốc gia của Luxembourg. Đã ly hôn và hiện nuôi đứa con 12 tuổi, thu nhập của ông chỉ đạt mức lương tối thiểu theo luật định.
Tiền lương hàng tháng sau khi trừ thuế thì còn lại 1.770 euro, mà ông phải tiêu khoảng 900 euro trả tiền thuê nhà và 50 euro tiền đi lại bằng giao thông công cộng hàng tháng.
Ông nói rằng ông không đủ khả năng mua vé mùa trị giá 400 euro.
“Cùng với việc tăng lương tối thiểu, giao thông miễn phí sẽ giúp những người có lương thấp như tôi xoay sở sống qua ngày tốt hơn,” ông bày tỏ.
But persuading car drivers to jump on board free trains and buses may be a difficult proposition, given many see the public transport system as clunky and inconvenient.
Tuy nhiên, thuyết phục những người lái xe đi tàu điện và xe buýt miễn phí có thể là một đề xuất khó do nhiều người xem hệ thống giao thông công cộng là lỗi thời và bất tiện.
Fatima Braga cleans homes during the day and offices in the evening for the minimum wage. During breaks between jobs, she goes home to take care of her dog.
Bà Fatima Braga làm nghề lau dọn nhà cửa vào ban ngày và lau dọn văn phòng vào buổi tối, và được trả bằng mức lương tối thiểu. Thời gian nghỉ giữa hai ca làm việc, bà về nhà chăm sóc chó của bà.
“Free transport would help me save a lot of money in car expenses,” she says. “However, as I travel back and forth from home to different places, I would spend at least 1.5 hours every day on the bus against 50 minutes by car.”
For those in a higher income bracket, switching seems even more unlikely. Anne Klein teaches German at a high school in Lamadeleine, 30km south of her home in Luxembourg City. In the morning, her commute takes 30 minutes as she drives away from rush-hour traffic.
“Giao thông miễn phí giúp tôi tiết kiệm rất nhiều chi phí xe cộ,” bà nói. “Tuy nhiên, khi tôi đi tới đi lui từ nhà đến những nơi khác, tôi sẽ mất ít nhất 1,5 tiếng mỗi ngày trên xe buýt so với 50 phút đi xe.”
Đối với những người có hạn ngạch thu nhập cao hơn, hầu như sẽ không đổi sang đi xe công cộng. Bà Anne Klein dạy tiếng Đức ở một trường trung học ở Lamadeleine nằm cách nhà bà ở thành phố Luxembourg 30 km về phía nam. Vào buổi sáng, việc di chuyển của bà mất 30 phút do bà tránh giao thông giờ cao điểm.
The government plans to invest in transport infrastructure and its new mobility strategy, Modu 2.0, envisages (dự tính) a public transport network that carries 20% more people by 2025 with reduced rush-hour congestion. The plan includes rail network modernisation, better cross-border connections and new train-tram-bus exchange hubs (as well as road-related initiatives), with state investment of 2.2bn euros by 2023.
Chính phủ có kế hoạch đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, và chiến lược giao thông mới của họ, được gọi là Modu 2.0, thì muốn xây dựng một hệ thống giao thông công cộng đến 2025 có thể chuyên chở thêm 20% hành khách và giảm kẹt xe giờ cao điểm.
Kế hoạch này bao gồm hiện đại hóa hệ thống đường sắt, kết nối xuyên biên giới tốt hơn và những đầu mối đổi tàu hỏa-tàu điện-xe buýt (cũng như những ý tưởng về đường sá) với đầu tư 2,2 tỷ euro của nhà nước cho đến năm 2023.
Người giàu không mặn mà
Đối với những người có mức thu nhập cao hơn, chuyển đổi cách đi lại thậm chí còn khó có khả năng hơn nữa.
Fare deal?
It sounds expensive – particularly if ticket revenues will disappear.
Yet public transport is already heavily subsidised – a two-hour ticket costs 2 euros and an all-day second-class ticket 4 euros– and many people already get it free of charge: under-20s, students under 30, people with a minimum guaranteed income, for example.
Annual revenue from fares – 41m euros – covers less than 10% of the network’s 491m-euro operating costs. Bausch says while introducing free transport will not lead to savings on fare collection, the cost of implementing it is “minimal”.
Được trợ giá nhiều
Nghe có vẻ đắt đỏ – nhất là khi không còn doanh thu từ vé.
Tuy nhiên giao thông công cộng đã được trợ giá rất nhiều – một vé đi hai tiếng chỉ có 2 euro và vé hạng hai đi cả ngày chỉ có 4 euro – và nhiều người đã được đi miễn phí: chẳng hạn như người dưới 20 tuổi, sinh viên dưới 30 tuổi, người có mức thu nhập tối thiểu.
Doanh thu hàng năm từ tiền vé – 41 triệu euro – chỉ bù được chưa tới 10% chi phí vận hành của hệ thống mất đến 491 triệu euro.
Bausch nói rằng mặc dù áp dụng giao thông công cộng miễn phí sẽ không giúp có thêm doanh thu từ tiền vé nhưng chi phí để triển khai chính sách mới là ‘tối thiểu’.
In parallel, the government is planning to review legislation that allows workers to deduct a lump-sum for travel expenses from their annual tax bill. The move could potentially help replenish state coffers and bring in up to 115 million euros annually, though details are not yet clear.
Song song với nó, chính phủ đang có kế hoạch xem xét những dự luật cho phép người dân khấu trừ khoản chi phí đi lại khỏi tổng số tiền họ bị đánh thuế hàng năm. Động thái này có thể giúp lấp đầy ngân quỹ nhà nước và đem lại tới 115 triệu euro hàng năm mặc dù chi tiết vẫn chưa được nêu ra một cách rõ ràng.
Fred Tiné, a bank worker who commutes from Mondorff in France into Luxembourg, could be one of those losing out. At the moment he deducts 2,079 euros in travel expenses from his annual tax declaration for his 45km, 26-minute daily drive to work.
Ông Fred Tiné, một nhân viên ngân hàng di chuyển từ Mondorff ở Pháp đến Luxembourg có thể là một trong những người bị thiệt hại. Vào lúc này, ông khấu trừ 2.079 euro cho chi phí đi lại trong tờ khai thuế hàng năm cho hành trình vượt 45 km trong 26 phút mỗi ngày để đi làm.
“If I used public transport every day, I’d save around 2,000 euros annually,” he says. “But it takes me 1.5 to two hours to cover the distance, with a bus or train departing once every hour. And if I miss the late bus at 19:35, I have no alternative but to take a taxi home. Luxembourg’s transport network really needs improving.”
“Nếu tôi sử dụng giao thông công cộng mỗi ngày, tôi có thể tiết kiệm được khoảng 2.000 euro mỗi năm,” ông nói. “Nhưng tôi mất từ 1,5 cho đến 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày để di chuyển trong khoảng cách đó, bởi xe buýt hay tàu điện thì khởi hành mỗi tiếng đồng hồ mới có một chuyến. Và nếu tôi lỡ chuyến xe buýt muộn, là chuyến khởi hành vào lúc 19:35, thì tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc đi taxi về nhà. Hệ thống giao thông của Luxembourg thật sự cần được cải tiến.”
Cross-border commuters who use the train will benefit, however. Bausch says train and bus fares will be adjusted down “after discussion with neighbouring transport networks”. And for those who like to travel in style, the option of buying a ticket to go first class will remain for an annual fee of 660 euros, or 75 euros per month, Bausch says.
Tuy nhiên, những người đi làm xuyên biên giới sử dụng tàu điện sẽ được lợi.
Bausch nói rằng giá vé tàu và xe buýt sẽ được điều chỉnh giảm xuống ‘sau khi bàn bạc với hệ thống giao thông nước láng giềng’. Và đối với những người muốn đi lại một cách đẳng cấp, họ vẫn có thể lựa chọn mua vé hạng nhất với mức phí hàng năm là 660 euro, hay 75 euro một tháng, ông giải thích.
Gravy train
The move to free transport has attracted a great deal of international attention. “If the country had launched a promotional campaign, it would have cost millions,” comments economist Michel-Edouard Ruben. “With this announcement, Luxembourg just achieved a worldwide ad campaign for free.”
But he feels the style outweighs the substance. “Free transport is a false, fashionable idea,” he argues. He feels the money would be better spent on rent subsidies or social housing.
Có hiệu quả không?
Chính sách giao thông công cộng miễn phí đã thu hút rất nhiều sự chú ý của quốc tế.
“Nếu quốc gia này tung ra một chiến dịch quảng bá, họ sẽ tốn tiền triệu,” kinh tế gia Michel-Edouard Ruben bình luận. “Với tuyên bố này thì Luxembourg đã có được một chiến dịch quảng bá miễn phí trên phạm vi toàn cầu.”
Tuy nhiên, ông cho rằng trong chuyện này thì hình thức đã vượt quá nội dung.
“Giao thông miễn phí là một ý tưởng thời thượng sai lầm,” ông lập luận. Ông cảm thấy rằng số tiền đó có thể được chi tiêu tốt hơn vào trợ cấp tiền thuê nhà hay nhà ở xã hội.
Constance Carr, a senior postdoctoral researcher at the University of Luxembourg, voices similar views, saying: “Free public transport is a complex issue and fees are not the problem.” She highlights high-priced housing as the key social issue, saying rising costs are driving people out of the city to border areas. Making more land available for housing would be one potential solution, she says, but whether land owners would support that “is a big question”.
Constance Carr, một nghiên cứu sinh sau tiến sỹ tại Đại học Luxembourg, cũng nêu lên quan điểm tương tự.
Bà nói: “Giao thông công cộng miễn phí là một vấn đề phức tạp và chi phí đi lại không phải là vấn đề.”
Bà nhấn mạnh nhà ở đắt đỏ là vấn đề xã hội chủ chốt và nói rằng chi phí thuê nhà gia tăng đang đẩy người dân từ thành phố dạt về những vùng ven. Kiếm ra thêm đất trống để cất nhà là một giải pháp khả dĩ nhưng liệu chủ đất có sẵn lòng hỗ trợ không ‘là câu hỏi lớn’.
National transport unions are opposing the plan. “Making transport free might lead to an increase in vandalism,” said Mylène Bianchy, president of railway union Syprolux. “People appreciate it less and vandalism increases.” Unions also fear the scheme will lead to staff dismissals. But Bausch says nobody will be laid off. “Ticket inspectors and desk staff will remain on board and in the stations, and will be redirected to information and security tasks.”
Các nghiệp đoàn giao thông quốc gia chống đối kế hoạch này.
“Miễn phí giao thông có thể làm gia tăng các hành động phá hoại,” bà Mylène Bianchy, chủ tịch công đoàn đường sắt Syprolux, nói. “Mọi người ít trân trọng nó hơn và do đó sự phá hoại sẽ gia tăng.”
Các nghiệp đoàn cũng lo sợ rằng kế hoạch này sẽ dẫn đến sa thải nhân viên.
Tuy nhiên, Bausch nói rằng sẽ không có ai bị sa thải. “Các thanh tra soát vé và nhân viên văn phòng vẫn làm việc trên tàu và trong ga và sẽ được chuyển hướng sang các công việc thông tin và an ninh.”
Will it work?
Luxembourg is not the first nation to try this: the Estonian capital Tallinn introduced free public transport in January 2013, with twin purposes of tackling congestion and helping low earners. Residents pay 2 euros for a green card that allows them to travel throughout the city, while non-residents and tourists still have to pay. The French city of Dunkirk also introduced free buses in September 2018 for its 200,000 residents.
Luxembourg không phải là quốc gia đầu tiên áp dụng chính sách này: thủ đô Talinn của Estonia đã áp dụng chính sách giao thông công cộng miễn phí hồi tháng 1/2013 với mục tiêu kép là đối phó nạn kẹt xe và giúp đỡ những người thu nhập thấp. Người dân chỉ cần trả 2 euro để mua chiếc thẻ xanh cho phép họ đi khắp nơi trong thành phố, trong khi người không thường trú và du khách vẫn phải trả tiền.
Thành phố Dunkirk của Pháp cũng cho 200.000 cư dân của họ đi xe buýt miễn phí hồi tháng 9/2018.