Seite auswählen

The human eye can physically perceive millions of colours. But we don’t all recognise these colours in the same way.

Some people can’t see differences in colours – so called colour blindness – due to a defect or absence of the cells in the retina that are sensitive to high levels of light: the cones. But the distribution and density of these cells also varies across people with ‘normal vision’, causing us all to experience the same colour in slightly different ways.

Besides our individual biological make up, colour perception is less about seeing what is actually out there and more about how our brain interprets colours to create something meaningful. The perception of colour mainly occurs inside our heads and so is subjective – and prone to personal experience.

Về mặt vật lý, mắt người có khả năng nhận biết được hàng triệu màu khác nhau. Nhưng chúng ta không nhận ra toàn bộ những màu này theo cùng một cách.

Một số người không thể phân biệt các màu khác nhau – hiện tượng mù màu – do các tế bào nhạy cảm với độ ánh sáng cao ở võng mạc mắt họ bị lỗi hoặc thậm chí vắng mặt.

Nhưng sự phân bổ và độ tập trung của các tế bào này cũng khác nhau giữa những người có ‘thị lực bình thường’, khiến tất cả chúng ta khi nhìn cùng một màu sắc sẽ có cách tiếp nhận hơi khác nhau.

Bên cạnh cấu trúc sinh học của từng cá thể, cảm nhận về màu sắc là thứ nhẹ về việc ta thực sự nhìn thấy gì mà nặng về việc não ta diễn giải các màu thế nào, qua đó hình thành nên thứ đồ vật hay hiện tượng nào đó có nghĩa.

Cảm nhận về màu sắc chủ yếu xuất hiện bên trong đầu chúng ta và do đó mang tính chủ quan – và thiên nhiều về trải nghiệm cá nhân.

Take for instance people with synaesthesia, who are able to experience the perception of colour with letters and numbers. Synaesthesia is often described as a joining of the senses – where a person can see sounds or hear colours. But the colours they hear also differ from case to case.

Hãy thử xem trường hợp những người có cảm giác lẫn lộn (synaesthesia), là những người có thể trải nghiệm màu sắc với các chữ cái và các con số.

Cảm giác lẫn lộn thường được mô tả là sự trộn lẫn các cảm giác khác nhau – khi một người có thể nhìn thấy âm thanh hay nghe thấy màu sắc. Nhưng những màu sắc mà họ nghe thấy từng lần cũng khác nhau.

Our brains perceive squares A and B to be different colours

Squares A and B are exactly the same colour – but our brains think otherwise (Ô A và B chính xác là có màu như nhau, nhưng não chúng ta lại không nghĩ thế: Wikimedia Commons)

 

Another example is the classic Adelson’s checker-shadow illusion. Here, although two marked squares are exactly the same colour, our brains don’t perceive them this way.

Since the day we were born we have learnt to categorise objects, colours, emotions, and pretty much everything meaningful using language. And although our eyes can perceive thousands of colours, the way we communicate about colour – and the way we use colour in our everyday lives – means we have to carve this huge variety up into identifiable, meaningful categories.

Painters and fashion experts, for example, use colour terminology to refer to and discriminate hues and shades that to all intents and purposes may all be described with one term by a non-expert.

Một ví dụ khác là hình ảnh tạo ảo giác kinh điển, hình các ô vuông của Adelson. Trong hình này, có hai ô vuông có màu sắc giống hệt nhau được đánh dấu rõ, nhưng não chúng ta lại tiếp nhận, diễn giải theo cách khác và cho rằng chúng có màu khác nhau.

Kể từ ngày chào đời, chúng ta đã học cách phân loại các đồ vật, màu sắc, cảm xúc, và hầu hết mọi thứ, bằng cách sử dụng ngôn ngữ.

Dù mắt người có thể nhận biết được hàng ngàn màu, nhưng cách mà chúng ta nói với nhau về màu, và cách chúng ta dùng các loại màu sắc trong cuộc sống hàng ngày, khiến chúng ta phải phân số lượng khổng lồ các màu này thành những nhóm cụ thể, mang ý nghĩa nhất định nào đó.

Ví dụ như các hoạ sỹ và các chuyên gia thời trang thì dùng các thuật ngữ về màu sắc để thể hiện và phân biệt các mức độ sắc màu và các khối màu đối với những thứ mà một người ‘ngoại đạo’ sẽ thấy là chúng chẳng có gì khác nhau.

 

Those who work with fabrics discriminate shades that others might lump under one category

Those who work with fabrics or paints discriminate shades that the rest of us might lump under one category (Credit: Getty Images)

 

Different languages and cultural groups also carve up the colour spectrum differently. Some languages like Dani, spoken in Papua New Guinea, and Bassa, spoken in Liberia and Sierra Leone, only have two terms, dark and light. Dark roughly translates as cool in those languages, and light as warm. So colours like black, blue, and green are glossed as cool colours, while lighter colours like white, red, orange and yellow are glossed as warm colours.

The Warlpiri people living in Australia’s Northern Territory don’t even have a term for the word “colour”. For these and other such cultural groups, what we would call “colour” is described by a rich vocabulary referring to texture, physical sensation and functional purpose.

Các ngôn ngữ khác nhau và các nhóm văn hoá khác nhau cũng đưa ra các dải màu sắc khác nhau.

Một số ngôn ngữ, như tiếng Dani được dùng ở Papua New Guinea, và tiếng Bassa được dùng ở Liberia và Sierra Leone, chỉ có hai khái niệm là sẫm và sáng.

Trong các ngôn ngữ này, sẫm được diễn giải là mát, lạnh, còn sáng là ấm. Cho nên các màu như đen, xanh dương và xanh lá được gọi chung là màu lạnh, còn các màu nhẹ như trắng, đỏ, cam và vàng được gọi chung là màu ấm.

Người Warpiri sống ở Vùng Lãnh thổ Bắc Úc thậm chí còn không có từ “màu sắc”.

Với họ và các nhóm văn hoá tương tự khác, thì thứ mà chúng ta gọi là “màu” được mô tả bằng những từ vựng phong phú để chỉ kết cấu, cảm xúc vật lý khi ta chạm vào, và mục đích sử dụng của đồ vật mang màu sắc nào đó.

Remarkably, most of the world’s languages have five basic colour terms. Cultures as diverse as the Himba in the Namibian plains and the Berinmo in the lush rainforests of Papua New Guinea employ such five term systems. As well as dark, light, and red, these languages typically have a term for yellow, and a term that denotes both blue and green. That is, these languages do not have separate terms for “green” and “blue” but use one term to describe both colours, a sort of “grue”.

Đáng chú ý là hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có những định nghĩa để chỉ năm màu căn bản.

Các nền văn hoá đa dạng như người Himba ở vùng đồng bằng Naminia và người Berimo ở các khu rừng nhiệt đới tốt tươi của Papua New Guinea dùng năm định nghĩa đó.

Cùng với các từ sẫm, sáng và đỏ, những ngôn ngữ này có từ vàng, và một từ dùng để chỉ chung cho cả xanh dương và xanh lá.

Các ngôn ngữ này không có từ riêng cho ‘xanh lá’ và ‘xanh dương’ (‘green’ và ‘blue’ trong tiếng Anh) mà dùng một từ để gộp cả hai màu này, đại khái như từ ‘grue’ (ghép giữa ‘green’ và ‘blue’).

The Berinmo people of Papua New Guinea use a single word for both blue and green

In Papua New Guinea, the Berinmo people use a single word to denote both blue and green (Tại Papua New Guinea, người Berinmo dùng một từ duy nhất để chỉ chung cho cả màu xanh dương và màu xanh lá: Getty Images)

 

Historically, Welsh had a “grue” term, namely glas, as did Japanese and Chinese. Nowadays, in all these languages, the original grue term has been restricted to blue, and a separate green term is used. This is either developed from within the language – as is the case for Japanese – or through lexical borrowing, as is the case for Welsh.

RussianGreekTurkish and many other languages also have two separate terms for blue – one referring exclusively to darker shades, and one referring to lighter shades.

The way we perceive colours can also change during our lifetime. Greek speakers, who have two fundamental colour terms to describe light and dark blue (“ghalazio” and “ble”), are more prone to see these two colours as more similar after living for long periods of time in the UK. There, these two colours are described in English by the same fundamental colour term: blue.

Về mặt lịch sử thì người xứ Wales trước đây có từ ‘grue‘, mà trong tiếng Wales là ‘glas‘; tiếng Nhật và tiếng Trung cũng vậy.

Ngày nay, trong toàn bộ các ngôn ngữ đó, từ ‘grue‘ gốc đã được hạn chế lại để chỉ màu xanh dương, và có một từ riêng rẽ khác để chỉ màu xanh lá.

Đây có thể là do sự phát triển ngôn ngữ, như trong trường hợp tiếng Nhật, hoặc do vay mượn từ vựng, như trong trường hợp tiếng Wales.

Tiếng Nga, tiếng Hy Lạp, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều thứ tiếng khác cũng có hai từ riêng biệt để chỉ màu xanh dương – một là để nói về các khối màu sẫm, và một để nói về các khối màu sáng hơn.

Cách chúng ta tiếp nhận màu sắc cũng thay đổi trong cuộc đời chúng ta. Những người nói tiếng Hy Lạp, là thứ ngôn ngữ có hai từ căn bản để mô tả màu xanh dương sáng và xanh dương sẫm (‘ghalazio‘ và ‘ble‘), thì có khuynh hướng coi hai màu này càng về sau càng giống nhau hơn, sau khi họ sống đủ lâu tại Anh.

Tại Anh, các màu này được mô tả chỉ bằng một từ chung là màu xanh dương.

Greek speakers have separate words for shades of blue

Greek speakers have separate words for shades of blue – and see those shades as more different than do English speakers (Tiếng Hy Lạp có hai từ riêng rẽ để chỉ màu xanh dương, gồm xanh nhạt và xanh sẫm: Getty Images)

 

This is because after long term everyday exposure to an English-speaking environment, the brain of native Greek speakers starts interpreting the colours “ghalazio” and “ble” as part of the same colour category.

But this isn’t just something that happens with colour. In fact different languages can influence our perceptions in all areas of life. In our lab at Lancaster University we are investigating how the use of and exposure to different languages changes the way we perceive everyday objects. Ultimately, this happens because learning a new language is like giving our brain the ability to interpret the world differently – including the way we see and process colours.

Đây là bởi sau một thời gian dài sống trong môi trường nói tiếng Anh, não của những người có tiếng mẹ đẻ là tiếng Hy Lạp bắt đầu diễn giải các màu “ghalazio” và “ble” như thể chúng nằm cùng một nhóm màu sắc.

Nhưng đây không phải là chuyện chỉ xảy ra với màu sắc. Trong thực tế, các ngôn ngữ khác nhau có thể gây tác động tới những cách tiếp nhận của chúng ta trong mọi lĩnh vực cuộc sống.

Trong phòng thí nghiệm của chúng tôi tại Đại học Lancaster, chúng tôi đang điều tra xem việc sử dụng và tiếp xúc với các ngôn ngữ khác sẽ làm thay đổi cách thức chúng ta tiếp nhận, ý thức về các đồ vật hàng ngày như thế nào.

Rốt cuộc thì điều này xảy ra bởi học một loại ngôn ngữ mới thì giống như trao cho não chúng ta khả năng diễn giải thế giới theo một cách khác – gồm cả cách chúng ta nhìn và xử lý, đánh giá màu sắc.

Nguồn: BBC