Seite auswählen

Nguồn: Raghuram G. Rajan, “Why Capitalism Needs Populism”, Project Syndicate,06/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các tập đoàn lớn đang bị công kích mạnh mẽ ở Hoa Kỳ. Amazon đã hủy bỏ kế hoạch mua trụ sở mới tại quận Queen của thành phố New York do sự phản đối mạnh mẽ của người dân địa phương. Lindsey Graham, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đại diện cho Nam Carolina, đã nêu quan ngại về vị thế thị trường áp đảo của Facebook, trong khi đồng nghiệp phía đảng Dân chủ của ông, bà Elizabeth Warren đại diện cho bang Massachusetts, đã kêu gọi chia nhỏ công ty. Warren cũng đã đưa ra các dự luật quy định dành 40% số ghế trong hội đồng quản trị các công ty cho người lao động.

Những đề xuất như vậy nghe có vẻ lạc lõng giữa thiên đường của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, nhưng cuộc tranh luận hiện tại chính là những gì nước Mỹ cần. Trong suốt lịch sử của đất nước này, chính những người chỉ trích chủ nghĩa tư bản đã giúp đảm bảo chủ nghĩa tư bản hoạt động đúng đắn bằng cách chống lại sự tập trung sức mạnh kinh tế cũng như ảnh hưởng chính trị mà điều đó mang lại. Khi một vài tập đoàn thống trị nền kinh tế, họ chắc chắn sẽ hợp tác với các công cụ kiểm soát nhà nước, tạo ra một liên minh không lành mạnh giữa giới tinh hoa tư nhân và khu vực công.

Đây là những gì đã xảy ra ở Nga, đất nước chỉ dân chủ và tư bản trên hình thức. Bằng cách duy trì sự kiểm soát hoàn toàn đối với hoạt động khai thác tài nguyên và ngành ngân hàng, một đầu sỏ chính trị thân thiết với Điện Kremlin có thể loại trừ khả năng chấp nhận sự cạnh tranh kinh tế và chính trị có ý nghĩa. Trên thực tế, Nga là hiện thân đỉnh cao của vấn đề mà Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower đã mô tả trong diễn văn kết thúc nhiệm kỳ năm 1961 của mình, khi ông khuyên người Mỹ cảnh giác “chống lại việc thâu tóm ảnh hưởng không chính đáng” của “liên minh công nghiệp – quân sự” và “khả năng trỗi dậy tai hại của quyền lực được đặt nhầm chỗ”.

Với việc nhiều ngành công nghiệp Hoa Kỳ đã bị chi phối bởi một vài “công ty siêu sao”, chúng ta nên vui mừng khi các “nhà hoạt động xã hội dân chủ” và người biểu tình dân túy đang lưu tâm tới cảnh báo của Eisenhower. Nhưng, không giống như ở Nga, nơi những kẻ đầu sỏ có được sự giàu có nhờ chiếm đoạt tài sản nhà nước vào những năm 1990, các công ty siêu sao của Mỹ đã đạt được thành quả của mình nhờ hoạt động hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa là những nỗ lực điều tiết phải tinh tế hơn  – dùng “dao mổ” hơn là “búa tạ”.

Cụ thể, trong kỷ nguyên của chuỗi cung ứng toàn cầu, các tập đoàn Mỹ đã được hưởng lợi từ hiệu quả kinh tế của quy mô, hiệu ứng mạng và việc sử dụng dữ liệu thời gian thực để cải thiện hiệu suất và hiệu quả hoạt động tại tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất. Một công ty như Amazon học hỏi từ chính dữ liệu của mình liên tục để giảm thiểu thời gian giao hàng và cải thiện chất lượng dịch vụ. Tự tin về sự vượt trội của mình so với các đối thủ, các công ty này cần rất ít sự ưu ái từ chính phủ – một lý do khiến người sáng lập Amazon Jeff Bezos có thể ủng hộ tờ Washington Post, vốn thường chỉ trích chính quyền Mỹ.

Nhưng việc các “công ty siêu sao” ngày nay siêu hiệu quả không có nghĩa là họ sẽ giữ nguyên như vậy, đặc biệt là khi không có sự cạnh tranh thực thụ. Những người đang giữ vị thế áp đảo sẽ luôn bị cám dỗ muốn duy trì vị trí của họ thông qua các biện pháp phản cạnh tranh. Bằng cách ủng hộ các đạo luật như Đạo luật Lừa đảo và Lạm dụng Máy tính năm 1984 và Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số năm 1998, các công ty Internet hàng đầu đã đảm bảo rằng các đối thủ cạnh tranh không thể thâm nhập vào nền tảng của họ để hưởng lợi từ các hiệu ứng mạng do người dùng tạo ra. Tương tự, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, các ngân hàng lớn chấp nhận việc gia tăng các quy định là điều không thể tránh khỏi, và vì thế đã vận động hành lang cho các quy tắc dẫn đến gia tăng chi phí tuân thủ pháp luật, gây bất lợi cho các đối thủ nhỏ hơn. Và giờ đây, khi chính quyền Trump muốn thúc đẩy thuế nhập khẩu, các công ty có quan hệ tốt có thể ảnh hưởng đến việc ai được bảo vệ và ai phải gánh chi phí từ việc tăng thuế.

Nói chung, nếu các quyền sử hữu trí tuệ, các quy định và thuế quan do chính phủ nêu ra – chứ không phải năng suất – càng định hình lợi nhuận cho một tập đoàn bao nhiêu, thì họ càng phụ thuộc vào lòng nhân từ của chính phủ bấy nhiêu. Sự đảm bảo duy nhất cho hiệu quả và sự độc lập trong tương lai của các công ty chính là sự cạnh tranh vào ngày hôm nay.

Áp lực lên chính phủ trong việc giữ cho chủ nghĩa tư bản luôn mang tính cạnh tranh, cũng như trong việc ngăn nó dạt theo hướng bị thống trị bởi một số công ty, thường đến từ những người bình thường, những người tự tổ chức một cách dân chủ trong cộng đồng của họ. Không sở hữu ảnh hưởng của giới thượng lưu, họ thường muốn có sự cạnh tranh nhiều hơn và sự tiếp cận mở. Ở Mỹ, phong trào Dân túy cuối thế kỷ 19 và phong trào Tiến bộ đầu thế kỷ 20 là những phản ứng đối với sự độc quyền trong các ngành công nghiệp trọng yếu như đường sắt và ngân hàng. Các cuộc vận động ở cấp cơ sở này đã dẫn đến các quy định như Đạo luật Chống độc quyền năm 1890, Đạo luật Glass-Steagall năm 1933 (mặc dù ít trực tiếp hơn) và các biện pháp để cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục, y tế, tín dụng và cơ hội kinh doanh. Bằng cách ủng hộ sự cạnh tranh, các phong trào này không chỉ giữ cho chủ nghĩa tư bản sôi động, mà còn ngăn chặn nguy cơ chủ nghĩa độc đoán của các tập đoàn lớn.

Ngày nay, khi các việc làm tốt nhất tập trung ở các “công ty siêu sao” vốn tuyển dụng chủ yếu người tốt nghiệp một vài trường đại học danh tiếng, và khi các công ty vừa và nhỏ nhận thấy con đường tăng trưởng của mình đầy rẫy các cản trở do các công ty thống trị đặt ra, và khi hoạt động kinh tế từ bỏ các thị trấn nhỏ và các cộng đồng bán-nông thôn để chuyển tới các siêu đô thị, chủ nghĩa dân túy lại đang nổi lên một lần nữa. Các chính trị gia đang tranh giành nhau để tận dụng xu thế này, nhưng không có gì đảm bảo rằng các đề xuất của họ sẽ đưa chúng ta đi đúng hướng. Như trường hợp những năm 1930 đã cho thấy, điều này có thể dẫn tới những viễn cảnh thay thế u ám hơn so với hiện trạng. Nếu các cử tri tại các ngôi làng Pháp hay thị trấn nhỏ đang rệu rã của Mỹ bị tuyệt vọng và mất niềm tin vào nền kinh tế thị trường, họ sẽ dễ dàng chạy theo lời hiệu triệu của chủ nghĩa dân tộc sắc tộc hoặc chủ nghĩa xã hội cực đoan. Điều đó sẽ chấm dứt cả sự thịnh vượng và dân chủ.

Phản ứng đúng đắn không phải là một cuộc cách mạng, mà là sự tái cân bằng. Chủ nghĩa tư bản cần cải cách từ trên xuống, chẳng hạn như cập nhật các đạo luật chống độc quyền, để đảm bảo rằng các ngành công nghiệp vẫn hiệu quả và mở, không bị độc quyền. Nhưng nó cũng cần các chính sách từ dưới lên để giúp các cộng đồng bị tàn phá về kinh tế tạo ra các cơ hội mới và duy trì sự tin tưởng của các thành viên vào nền kinh tế thị trường. Những lời chỉ trích dân túy phải được chú ý, ngay cả khi những đề xuất cực đoan của các nhà lãnh đạo dân túy không được tuân theo một cách mù quáng. Đây là điều cần thiết để bảo tồn cả các thị trường sôi động lẫn nền dân chủ.

Raghuram G. Rajan, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ từ năm 2013 đến 2016, là Giáo sư Tài chính tại Trường Kinh doanh Booth tại Đại học Chicago và là tác giả, gần đây nhất, của cuốn The Third Pillar: How Markets and the State Leave the Community Behind.

Copyright: Project Syndicate 2019

Why Capitalism Needs Populism

 

Globalization, digital technologies, and other factors have allowed competitive US corporations to achieve market dominance. If the past is any guide, it is only right that these “superstar” firms should now be challenged by grassroots political movements protesting against an unholy alliance of private-sector and government elites.

CHICAGO – Big Business is under attack in the United States. Amazon canceled its planned new headquarters in the New York City borough of Queens in the face of strong local opposition. Lindsey Graham, a Republican US senator for South Carolina, has raised concerns about Facebook’s uncontested market position, while his Democratic Senate colleague, Elizabeth Warren of Massachusetts, has called for the company to be broken up. Warren has also introduced legislation that would reserve 40% of corporate board seats for workers.

Such proposals may seem out of place in the land of free-market capitalism, but the current debate is exactly what America needs. Throughout the country’s history, it has been capitalism’s critics who ensured its proper functioning, by fighting against the concentration of economic power and the political influence it confers. When a few corporations dominate an economy, they inevitably team up with the instruments of state control, producing an unholy alliance of private- and public-sector elites.

This is what has happened in Russia, which is democratic and capitalist in name only. By maintaining complete control over commodity extraction and banking, an oligarchy beholden to the Kremlin has ruled out the possibility of meaningful economic and political competition. In fact, Russia is the apotheosis of the problem that US President Dwight D. Eisenhower described in his 1961 farewell address, when he admonished Americans to “guard against the acquisition of unwarranted influence” by the “military-industrial complex” and the “potential for the disastrous rise of misplaced power.”

With many US industries already  by a few “superstar” firms, we should be glad that “democratic socialist” activists and populist protesters are heeding Eisenhower’s warning. But, unlike in Russia, where the oligarchs owe their wealth to the capture of state assets in the 1990s, America’s superstar firms have gotten to where they are because they are more productive. This means that regulatory efforts have to be more nuanced – more scalpel than sledgehammer.

Specifically, in an era of global supply chains, US corporations have benefited from enormous economies of scale, network effects, and the use of real-time data to improve performance and efficiency at all stages of the production process. A company like Amazon learns from its data constantly to minimize delivery times and improve the quality of its services. Confident of its superiority relative to the competition, the firm needs few favors from the government – one reason why Amazon founder Jeff Bezos can back The Washington Post, which is often critical of the US administration.

But just because superstar firms are super-efficient today does not mean they will stay that way, particularly in the absence of meaningful competition. Incumbents will always be tempted to sustain their positions through anti-competitive means. By supporting legislation such as the 1984 Computer Fraud and Abuse Act and the 1998 Digital Millennium Copyright Act, the leading Internet firms have ensured that competitors cannot plug into their platforms to benefit from user-generated network effects. Similarly, after the 2009 financial crisis, the big banks accepted the inevitability of increased regulations, and then lobbied for rules that just so happened to raise compliance costs, thereby disadvantaging smaller competitors. And now that the Trump administration has become trigger-happy with import tariffs, well-connected firms can influence who gets protection and who bears the costs.

More generally, the more that government-defined intellectual-property rights, regulations, and tariffs – rather than productivity – bolster a corporation’s profits, the more dependent it becomes on government benevolence. The only guarantee of corporate efficiency and independence tomorrow is competition today.

The pressure on the government to keep capitalism competitive, and impede its natural drift toward domination by a dependent few, typically comes from ordinary people, organizing democratically in their communities. Not possessing the influence of the elite, they often want more competition and open access. In the US, the late-nineteenth-century Populist movement and the early-twentieth-century Progressive movement were reactions to monopolization in critical industries such as railroads and banking. These grassroots mobilizations led to regulations like the 1890 Sherman Antitrust Act, the 1933 Glass-Steagall Act (albeit less directly), and measures to improve access to education, health, credit, and business opportunities. By supporting competition, these movements not only kept capitalism vibrant, but also averted the risk of corporatist authoritarianism.

Today, as the best jobs drift to superstar firms that recruit primarily from a few prestigious universities, as small and medium-size companies find the path to growth strewn with impediments laid by dominant firms, and as economic activity abandons small towns and semi-rural communities for megacities, populism is emerging again. Politicians are scrambling to respond, but there is no guarantee that their proposals will move us in the right direction. As the 1930s made clear, there can be much darker alternatives to the status quo. If voters in decaying French villages and small-town America succumb to despair and lose hope in the market economy, they will be vulnerable to the siren song of ethnic nationalism or full-bore socialism, either of which would destroy the delicate balance between markets and the state. That will put an end to both prosperity and democracy.

The right response is not revolution, but rebalancing. Capitalism needs top-down reforms, such as updated antitrust regulation, to ensure that industries remain efficient and open to entry, and are not monopolized. But it also needs bottom-up policies to help economically devastated communities create new opportunities and maintain their members’ trust in the market economy. Populist criticism must be heeded, even if the radical proposals of populist leaders are not followed slavishly. This is essential to preserving both vibrant markets and democracy.