Lam Yik Fei (Cảnh sát Hồng Kông đã sử dụng hơi cay khi những người biểu tình tới gần tòa nhà Hội đồng Lập pháp vào ngày 12 tháng 6. Nhiều người tức giận trước các hành động của cảnh sát trong các cuộc đụng độ ngày hôm đó.)
June 24, 2019
HONG KONG — The 30,000-member Hong Kong police force was long known as “Asia’s finest.” Then with the world watching, they tear-gassed and beat largely peaceful demonstrators and fired rubber bullets at them. Some officers appeared to hide their badges to avoid identification.
Now the force is struggling to salvage a reputation blighted by its behavior in the June 12 protests over a proposed extradition law that convulsed Hong Kong, the semiautonomous Chinese territory.
HỒNG KÔNG – Lực lượng cảnh sát Hồng Kông gồm 30.000 thành viên từ lâu có danh tiếng là “dễ chịu nhất Châu Á.” Sau đó, dưới con mắt của thế giới, họ đã bắn đạn hơi cay và đánh những người biểu tình phần lớn là ôn hòa và bắn đạn cao su vào họ. Một số cảnh sát hình như đã giấu phù hiệu của họ để tránh bị nhận dạng.
Bây giờ, lực lượng này đang đấu tranh để cứu vãn một danh tiếng bị hư hại bởi hành vi của nó trong cuộc biểu tình ngày 12 tháng 6 về một dự luật dẫn độ được đề xuất gây chấn động Hồng Kông, lãnh thổ Trung Hoa bán tự trị.
Faced with public fury over their crowd-control tactics, the police retreated and watched as thousands of young demonstrators besieged their headquarters for 15 hours last week, barricading the exits, throwing eggs and spraying graffiti on the walls.
Officers ducked their heads as protesters aimed laser pointers at them, and a police spokeswoman who urged the demonstrators to leave was drowned out by jeering.
Đối mặt với sự giận dữ của công chúng đối với các chiến thuật kiềm chế đám đông của họ, cảnh sát đã rút lui và theo dõi khi hàng ngàn người biểu tình trẻ tuổi bao vây trụ sở của họ suốt 15 giờ tuần trước, chặn các lối ra vào, ném trứng và phun graffiti lên tường.
Các cảnh sát viên ngụp đầu khi những người biểu tình nhắm con trỏ laser vào họ, và một phát ngôn viên cảnh sát kêu gọi những người biểu tình giải tán đã bị át đi bởi những lời chế nhạo.
“Dirty cops are becoming like dogs,” read a large banner that protesters unfurled in front of the Police Headquarters on Friday. “They’re learning to be the People’s Liberation Army,” it continued, referring to the military that serves China’s governing Communist Party.
Senior government and police officials have defended the department’s performance, saying that it is apolitical and merely upholding the rule of law.
“Cảnh sát bẩn thỉu đang trở thành như những con chó”, một biểu ngữ lớn mà những người biểu tình giương lên trước Trụ sở Cảnh sát vào thứ Sáu viết như vậy. Tiếp theo là “Họ đang học để trở thành Quân đội Nhân dân Giải phóng”, đề cập đến quân đội phục vụ Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc.
But pro-democracy opposition leaders have increasingly targeted the police force, accusing it of defending a government that in their view is subverting the same rule of law it claims to uphold. They are seeking to turn the police into a potent symbol of how the Hong Kong authorities are accountable not to the public, but Beijing.
At first, the protesters focused their ire on the contentious bill that would allow extraditions to mainland China — and their huge demonstrations forced the city’s leader to suspend the legislation indefinitely. But many protesters, particularly students and people in their 20s, have in recent days directed their anger at the police’s conduct during clashes on June 12.
Nhưng các nhà lãnh đạo đối lập phe dân chủ ngày càng nhắm vào lực lượng cảnh sát, cáo buộc họ bảo vệ một chính phủ mà theo quan điểm của họ là đang khuynh đảo pháp luật mà họ tuyên bố bảo vệ. Họ đang tìm cách biến cảnh sát thành một biểu tượng mạnh mẽ về cách một chính quyền Hồng Kông có trách nhiệm không phải đối với công chúng, mà là Bắc Kinh.
Lúc đầu, những người biểu tình tập trung sự giận dữ của họ vào dự luật gây tranh cãi sẽ cho phép dẫn độ sang Trung Hoa lục địa – và các cuộc biểu tình khổng lồ của họ đã buộc lãnh đạo thành phố đình chỉ dự luật này vô thời hạn. Nhưng nhiều người biểu tình, đặc biệt là sinh viên và những người ở độ tuổi 20, trong những ngày gần đây đã hướng sự tức giận của họ vào hành vi của cảnh sát trong cuộc đụng độ vào ngày 12 tháng Sáu.
That day, the police were responsible for maintaining order and securing access to government buildings during a huge rally. But when some protesters hurled bricks and tried to storm the grounds of the legislature, officers fired tear gas on crowds that had few places to flee to and used rubber bullets for the first time in decades. Dozens were injured.
Videos circulating online of the clashes prompted many members of the public and human rights groups to criticize the police response as excessive and the arrests as capricious. They also noted that some riot police officers did not wear badges during the episode, perhaps to evade prosecution.
Ngày hôm đó, cảnh sát đã phải chịu trách nhiệm duy trì trật tự và đảm bảo lối ra vào các tòa nhà chính phủ trong một cuộc biểu tình khổng lồ. Nhưng khi một số người biểu tình ném gạch và cố gắng xông vào căn cứ của cơ quan lập pháp, các cảnh sát đã bắn hơi cay vào đám đông mà ít có chỗ để chạy trốn và sử dụng đạn cao su lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ. Hàng chục người bị thương.
Các video lưu hành trực tuyến về các vụ đụng độ đã khiến nhiều thành viên của quần chúng và các nhóm nhân quyền chỉ trích phản ứng của cảnh sát là quá mức và các vụ bắt giữ là tùy hứng. Họ cũng lưu ý rằng một số sĩ quan cảnh sát chống bạo động đã không đeo phù hiệu trong giai đoạn này, có lẽ để trốn tránh việc truy tố.
Now, frontline officers routinely face verbal abuse and profanity at protests, an unusual phenomenon for members of a body that had long been highly respected. Critics of the police’s conduct have created open-source databases in which users share officers’ phone numbers and the names of their spouses and high schools on social media, with some lists referring to the police as dogs.
Bây giờ, các cảnh sát tiền tuyến thường xuyên phải đối mặt với lạm dụng bằng lời nói và thô tục trong các cuộc biểu tình, một hiện tượng không bình thường đối với các thành viên của một cơ quan đã rất được tôn trọng từ lâu. Những chỉ trích về hành vi của cảnh sát đã tạo ra cơ sở dữ liệu nguồn mở, trong đó người dùng chia sẻ số điện thoại của cảnh sát viên và tên của người hôn phối trên phương tiện truyền thông xã hội, với một số danh sách coi cảnh sát là chó.
Lam Chi-wai, the chairman of the Junior Police Officers’ Association, a police union, said the personal data of more than 400 officers and their families had been posted online, including his own.
“This is immoral,” he said in an interview. “There are people saying that bloodshed is needed to repay bloodshed, a tooth for a tooth. I’m shocked and saddened by this.”
Public anger against the police’s tactics swelled after the police commissioner, Stephen Lo, and the city’s chief executive, Carrie Lam, described the June 12 demonstration as a riot, which suggested serious potential legal ramifications for participants.
Lam Chi-wai, chủ tịch Hiệp hội Cảnh sát cấp thấp, một nghiệp đoàn Cảnh sát, cho biết dữ liệu cá nhân của hơn 400 cảnh sát và gia đình của họ đã được đăng lên mạng, bao gồm cả của chính ông.
“Đây là một điều vô đạo đức”, anh nói trong một cuộc phỏng vấn. “Có người nói rằng cần phải đổ máu để trả nợ đổ máu, một cái răng đổi lấy một cái răng. Tôi đã bị sốc và buồn vì điều này.”
Sự phẫn nộ của công chúng đối với các chiến thuật của cảnh sát, bùng lên sau khi ủy viên cảnh sát, Stephen Lo, và đặc khu trưởng điều hành thành phố, Carrie Lam, mô tả cuộc biểu tình ngày 12 tháng 6 là một cuộc bạo loạn, đề xuất những hậu quả pháp lý nghiêm trọng đối với quần chúng.
When nearly two million Hong Kong residents, by the organizers’ count, marched on June 16 against the extradition bill, many also demanded that the authorities rescind the riot label.
That rally prompted Mr. Lo to backtrack on calling the protest a riot, saying that anyone who demonstrated peacefully then should not worry about prosecution on rioting charges.
Khi gần hai triệu cư dân Hồng Kông, theo ước tính của ban tổ chức, diễu hành vào ngày 16 tháng 6 để chống lại dự luật dẫn độ, nhiều người cũng yêu cầu chính quyền hủy bỏ việc gán ép là bạo loạn.
Cuộc diễu hành đó đã thúc đẩy ông Lo rút lại phát biểu gọi cuộc biểu tình là một cuộc bạo loạn, nói rằng bất kỳ ai biểu tình một cách hòa bình không phải lo lắng về việc bị truy tố với tội danh bạo loạn.
But that was not enough to quell anger against the police force, and protests continued. The police have since kept the riot gear aside and tried to negotiate with protesters, even when they swarmed the Police Headquarters on Friday, posing what Commissioner Lo described in an internal memo this weekend as a “major challenge.”
Nhưng điều đó không đủ để chế ngự sự tức giận chống lại lực lượng cảnh sát và các cuộc biểu tình tiếp tục xảy ra. Cảnh sát từ đó đã để các thiết bị chống bạo động sang một bên và cố gắng thương lượng với những người phản đối, ngay cả khi họ tràn vào Trụ sở Cảnh sát vào ngày thứ Sáu, đưa đến việc Ủy viên Lo mô tả trong một bản ghi nhớ nội bộ vào cuối tuần này như là một “thử thách lớn”.
Some experts say the rift is inevitable in the former British colony where the police force has substantial paramilitary training. Britain built up the Hong Kong police in the 1960s to help control pro-Communist riots, experts said.
The police force was plagued by corruption in the 1960s and ’70s, but an anticorruption drive helped improve the force’s image by the 1980s. After Britain handed the territory over to China in 1997, Hong Kong was relatively peaceful for the first decade; and even a mass protest against Beijing-backed national security legislation in 2003 went smoothly.
Một số chuyên gia nói rằng sự rạn nứt là không thể tránh khỏi ở thuộc địa cũ của Anh, nơi lực lượng cảnh sát được đào tạo cả về bán quân sự. Anh Quốc đã thiết lập cảnh sát Hồng Kông vào những năm 1960 để giúp kiểm soát các cuộc bạo loạn thân Cộng, các chuyên gia cho biết.
Lực lượng cảnh sát đã có những tệ hại tham nhũng trong những năm 1960 và 70, nhưng một nỗ lực chống tham nhũng đã giúp cải thiện hình ảnh lực lượng này vào những năm 1980. Sau khi Anh trao lại lãnh thổ cho Trung Quốc vào năm 1997, Hồng Kông đã tương đối hòa bình trong thập niên đầu tiên; và thậm chí một cuộc biểu tình rầm rộ chống lại luật pháp an ninh quốc gia do Bắc Kinh hậu thuẫn năm 2003 đã diễn ra suôn sẻ.
But cracks began to show during pro-democracy protests in the territory in 2014 known as the Umbrella Movement, analysts and police officers said in interviews. At the time, the use of force against protesters, including pepper spray and tear gas in the early days of the standoff, set off larger demonstrations.
Nhưng các vết nứt bắt đầu thể hiện trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại đây vào năm 2014 được gọi là Phong trào Dù, các nhà phân tích và cảnh sát cho biết trong các cuộc phỏng vấn. Vào thời điểm đó, việc sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình, bao gồm cả bình xịt hơi cay và đạn hơi cay trong những ngày đầu của cuộc đình công, đã làm các cuộc biểu tình trở nên lớn hơn.
“Umbrella was a watershed,” said Gary Fong, a criminal justice expert at the Chinese University of Hong Kong. The public “never thought the police would use tear gas to disperse peaceful protesters or students.”
Seven police officers were convicted of assault for beating a protester during the 2014 demonstrations. Some observers say this month’s heavy-handed police response to protests was motivated in part by lingering grievances within the force over those convictions.
Ô dù là đầu nguồn, ông Gary Fong, một chuyên gia tư pháp hình sự tại Đại học Hồng Kông, nói. Công chúng không bao giờ nghĩ cảnh sát sẽ sử dụng hơi cay để giải tán những người biểu tình ôn hòa hoặc sinh viên.
Bảy sĩ quan cảnh sát đã bị kết tội hành hung vì đánh một người phản đối trong cuộc biểu tình năm 2014. Một số nhà quan sát cho biết trong tháng này, cảnh sát đã mạnh tay phản ứng lại các cuộc biểu tình đã được thúc đẩy một phần bằng sự bất bình kéo dài trong lực lượng đối với những kết án đó.
In interviews, police officers and their supporters expressed frustration that Hong Kong officials and the local news media, as they see it, underplayed the violence on the part of the protesters.
Trong các cuộc phỏng vấn, các cảnh sát viên và những người ủng hộ của họ bày tỏ sự thất vọng rằng các quan chức Hồng Kông và các phương tiện truyền thông địa phương, như họ thấy, coi nhẹ bạo lực từ phía những người biểu tình.
“Even when the entire society is dissatisfied with the government, the police has no choice” but to maintain order, said Mr. Lam, the police union chairman. “For this we are often seen as an key part of the government, and so we are attacked.”
They also said that by appearing to backtrack on calling the incident a riot, Mr. Lo, the police chief, essentially shifted the blame from the force as a whole to individual officers.
“Ngay cả khi cả xã hội không hài lòng với chính quyền, cảnh sát không có lựa chọn nào khác ngoài việc duy trì trật tự”, ông Lam, chủ tịch công đoàn cảnh sát cho biết. Vì điều này, chúng tôi thường được coi là một phần quan trọng của chính phủ, và vì vậy chúng tôi bị tấn công.
Họ cũng nói rằng bằng cách rút lại việc gọi cuộc biểu tình là một cuộc bạo loạn, ông Lo, cảnh sát trưởng, về cơ bản đã chuyển sự đổ lỗi từ toàn bộ lực lượng sang từng cảnh sát viên.
“What the front-line officers did was to arrest people who participated in a riot — and now you say not everyone is a rioter?” a police officer said in an interview, referring to Mr. Lo, and speaking on the condition of anonymity to avoid reprisal. “People start to blame the officers, and it hurts their morale.”
Những gì các cảnh sát viên ngoài chiến tuyến đã làm là bắt những người tham gia vào một cuộc bạo loạn – và bây giờ bạn nói không phải ai cũng là một kẻ bạo loạn? nhắc tới ông Lo một cách nặc danh để tránh bị trả thù. Người dân bắt đầu đổ lỗi cho các cảnh sát viên, và điều đó làm tổn thương tinh thần của họ.
Lawrence Ho, an expert on policing and criminal justice at the Education University of Hong Kong, said he was sympathetic toward the officers who had not acted with excessive force. “They actually are scapegoats of political arguments,” he said.
Lawrence Ho, một chuyên gia về duy trì luật pháp và tư pháp hình sự tại Đại học Giáo dục Hồng Kông, cho biết ông rất thông cảm với các sĩ quan đã không hành động vũ lực quá mức. Họ thực sự là vật tế thần của các cuộc tranh luận chính trị, ông nói.
Andrea Tam, an accountant who supported the police in a rally downtown on Saturday, said the riot officers had done the right thing during the clashes with protesters.
“This is a civilized society,” Ms. Tam said. “We don’t tolerate uncivilized behavior.”
Andrea Tam, một kế toán viên đã hỗ trợ cảnh sát trong một cuộc biểu tình ở trung tâm thành phố vào ngày thứ Bảy, cho biết các cảnh sát viên chống bạo động đã làm điều đúng đắn trong các cuộc đụng độ với người biểu tình.
Đây là một xã hội văn minh, Bà Tâm nói. Chúng tôi không chấp nhận các hành vi thiếu văn minh.
Last week, the police and a watchdog that monitors complaints against them, and whose members are appointed by the chief executive, both said they would investigate the tactics used against the protesters. But many protesters and pro-democratic lawmakers have called for a fully independent inquiry.
Tuần trước, cảnh sát và một cơ quan giám sát theo dõi các khiếu nại chống lại họ, và các thành viên được bổ nhiệm bởi giám đốc điều hành, cả hai cho biết họ sẽ xem xét các chiến thuật được sử dụng để chống lại người biểu tình. Nhưng nhiều người biểu tình và các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ đã kêu gọi một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập.
James To, a pro-democracy lawmaker and the vice chairman of the legislature’s security panel, predicted that any prosecutions of police officers would not come for at least nine months.
For many angry protesters, he said, “that will be too late.”
James To, một nhà lập pháp ủng hộ dân chủ và là phó chủ tịch ban hội thẩm an ninh của cơ quan lập pháp, đã dự đoán rằng bất kỳ vụ truy tố các cảnh sát viên nào sẽ không diễn ra trong ít nhất 9 tháng.
Đối với nhiều người phản đối tức giận, ông nói, thời điểm đó sẽ là quá muộn.
VNChi dịch