Seite auswählen

But where does such striking entrepreneurial spirit come from? Genes, parenting and education all likely play a role, but how does your family – especially your brothers and sisters – shape you?

 

Bạn có phải là người có tố chất lãnh đạo?

Ý tưởng kinh doanh táo bạo đầu tiên của Glen Allsopp nảy ra trong phòng ngủ thời thơ ấu tại nhà ở Newcastle, khi cậu mới 16 tuổi. Thành công quá sớm đã khiến cậu chuyển từ Vương quốc Anh đến Cape Town trước khi đạt tuổi trưởng thành.

Chất kinh doanh máu lửa đó từ đâu mà ra? Yếu tố gene di truyền, sự nuôi nấng và giáo dục dĩ nhiên đều có vai trò quan trọng, song dấu ấn gia đình bạn – đặc biệt là từ anh chị em của bạn – đã hình thành nên con người bạn như thế nào?

Allsopp, the 30-year-old founder and CEO of detailed.com (an SEO consultancy that’s worked with eight and nine-figure companies), is the youngest of three siblings, and he credits his position in the family with giving him the freedom to be creative and take risks.

Allsopp ở tuổi 30 đã là người sáng lập kiêm CEO của detail.com (một công ty tư vấn chuyên về SEO, tức cách thức tối ưu hoá các thông tin đăng tải trên internet để được người dùng biết đến nhiều nhất, cung cấp dịch vụ cho các công ty có trị giá hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đô la).

Allsopp là em út trong gia đình có ba anh chị em, và ông tin rằng chính vị trí út ít đã cho phép ông tự do sáng tạo và dám chấp nhận rủi ro.

“I could see my parents become more open to their kids doing different things as we all went from school and into the job market,” he says. “I had total freedom to quit my part-time job, leave college and essentially start a new life on a different continent.” 

“Tôi thấy cha mẹ mình cởi mở với con cái, để chúng tôi tùy ý lựa chọn theo ý muốn khi đi học và khi đi làm,” ông nói. “Tôi có toàn quyền tự do nghỉ công việc bán thời gian, bỏ học đại học giữa chừng và thậm chí còn bắt đầu một cuộc sống mới ở một châu lục khác.”

The idea that last-borns are more adventurous is just one of several theories swirling around the research literature on how our position in the family affects us in ways that play out in our adult careers. An even more popular idea – an almost taken-for-granted fact – is that first-born children, with their years of experience as top dog, are more disposed to become leaders.

Con út mạo hiểm, con cả giỏi lãnh đạo?

Ý kiến cho rằng những người con út thường phiêu lưu hơn các anh chị chỉ là một trong một sốquan điểm xoay quanh tài liệu nghiên cứu về thứ tự sinh trong gia đình ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta phát triển sự nghiệp khi trưởng thành.

Một ý kiến thậm chí còn phổ biến hơn – được coi gần như một điều hiển nhiên – là con cả, với những kinh nghiệm có được qua các năm làm chim đầu đàn, thì đa phần có xu hướng trở thành lãnh đạo.

Yet the scientific evidence for this is weak at best – some experts even describe the influence of birth order on personality as a “zombie theory”, i.e. one that refuses to die despite being refuted.

Tuy nhiên, bằng chứng khoa học không mấy ủng hộ cho điều này – một số chuyên gia thậm chí coi ảnh hưởng của thứ tự sinh đối với tính cách ví như một thứ “lý thuyết zombie”, là một loại lý thuyết cố tồn tại vật vờ dù đã bị bác bỏ.

But that doesn’t mean our sibling relationships (or lack of them) have no impact. Recent findings suggest that instead it may be the age gap between siblings, the balance of boys and girls, and quality of the sibling relationships that matter more.

Nhưng điều đó không có nghĩa là việc có anh chị em hay chả có anh chị em nào là không có ảnh hưởng gì. Những phát hiện gần đây cho thấy khoảng cách tuổi tác giữa anh chị em, sự cân bằng giữa anh em trai và chị em gái cũng như mức độ khăng khít gắn bó của các mối quan hệ anh chị em có thể còn đóng vai trò quan trọng hơn.

Those squabbles over who rides in the front of the car or who gets the latest bedtime may in fact be transformative. The battles and diplomacy of sibling life really can help equip us with the kinds of personal skills and attributes we’ll find useful as working adults.

Những cuộc cãi vã về việc ai được ngồi ghế trước trên xe hơi, hay ai được thức khuya nhất trên thực tế có thể làm thay đổi chúng ta.

Các trận chiến và kỹ năng ngoại giao với anh chị em trong nhà thực sự có thể giúp trang bị cho chúng ta các loại kỹ năng và tố chất cá nhân hữu ích khi ta trưởng thành.

 

dancing outgoing brother sister
People closer in age to their older siblings tend to be more outgoing – they may have been more likely to play and learn from each other as children (Credit: Getty Images/BBC)

Born to lead?

In terms of how our siblings shape us, it’s definitely our position in the family – birth order – that’s the hot topic. The internet is littered with dramatic articles claiming first-borns are more likely to become leaders.

Sinh ra là để làm lãnh đạo?

Khi xem xét về cách anh chị em trong nhà giúp hình thành tính cách của chúng ta, thứ tự sinh trong gia đình luôn là chủ đề nóng.

Internet tràn ngập các bài báo tuyên bố giật mình rằng những người con đầu lòng có nhiều khả năng trở thành nhà lãnh đạo hơn.

Why wouldn’t first-borns take those family boss skills and instincts forward into their working lives? There’s plenty of anecdotal support for the idea too: European leaders Angela Merkel and Emmanuel Macron, for instance, are both first-borns, as are the recent US Presidents Bill Clinton, George W Bush and Barack Obama (or raised as such – Obama had older half-siblings who he didn’t live with). In the world of business, Sheryl Sandberg, Marissa Mayer, Jeff Bezos, Elon Musk and Richard Branson, to name just a few famous CEOs, are all first-borns.

Chẳng có lý do gì để những người con đầu lòng lại không áp dụng những bản năng và kỹ thuật làm sếp trong gia đình vào đời sống làm việc của họ.

Có rất nhiều giai thoại hỗ trợ cho ý kiến này: chẳng hạn các nhà lãnh đạo châu Âu Angela Merkel và Emmanuel Macron đều là con đầu lòng; và các Tổng thống Mỹ gần đây Bill Clinton, George W Bush và Barack Obama cũng thế (hoặc được nuôi dạy như con cả – Obama thì tuy có các anh chị cùng cha khác mẹ nhưng ông không sống cùng với họ).

Trong giới doanh nhân, lướt qua một vài CEO nổi tiếng như Sheryl Sandberg, Marissa Mayer, Jeff Bezos, Elon Musk và Richard Branson, thì thấy họ đều là con cả.

And yet several studies have debunked the notion that birth order profoundly shapes our personalities. They analysed whether, for instance, we turn out more conscientious versus idle, or dominant versus timid.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã ‘bóc vở’ những sai lầm của quan niệm cho rằng thứ tự ra đời sẽ định hình sâu sắc tính cách chúng ta. Các nghiên cứu này đã phân tích theo hướng liệu thứ tự sinh sẽ khiến chúng ta trở thành người tỉ mỉ hay đại khái hơn, ưa áp đảo người khác hơn hay nhút nhát hơn.

In 2015, two huge studies found no meaningful association between birth order and personality traits. In one, Rodica Damian and Brent Roberts at the University of Illinois at Urbana-Champaign assessed the traits, IQ and birth order of nearly 400,000 US secondary-school students. In the other, Julia Rohrer at the University of Leipzig and her colleagues assessed IQ, personality and birth-order data from nearly 20,000 people in the UK, US and Germany. In both studies there were some small correlations but they were minuscule in terms of their practical relevance.

Trong năm 2015, hai nghiên cứu lớn đã không tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa nào giữa thứ tự sinh và đặc điểm tính cách.

Một trong hai nghiên cứu đó, của Rodica Damian và Brent Roberts từ Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, đã đánh giá các đặc điểm tính cách, chỉ số IQ và thứ tự sinh của gần 400.000 học sinh trung học Mỹ.

Nghiên cứu còn lại, của Julia Rohrer từ Đại học Leipzig và các đồng nghiệp, thì đánh giá IQ, đặc điểm tính cách và thứ tự sinh từ dữ liệu của gần 20.000 người ở Anh, Mỹ và Đức.

Trong cả hai nghiên cứu đều có một số tương quan nhỏ song có rất ít giá trị thực tiễn.

Another popular idea related to birth order is that last-borns, like Allsopp, are more inclined to take risks – yet this specific claim was also debunked when Tomás Lejarraga at the University of the Balearic Islands, together with colleagues, found no meaningful association between adventurousness and birth-order position.

Một ý kiến phổ biến khác liên quan đến thứ tự sinh là về những người con út, như Allsopp, có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn – nhưng ý kiến cụ thể này cũng được cho là sai khi Tomás Lejarraga từ Đại học Quần đảo Balearic cùng với các đồng nghiệp không tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa nào giữa tính cách phiêu lưu và thứ tự sinh.

 

brother sister laid back
Some research suggests that men with older sisters are less competitive (Một số nghiên cứu cho thấy đàn ông có chị gái có xu hướng ít cạnh tranh hơn Credit: Getty Images/BBC)

Liking your siblings helps

So, birth order may not be all it’s cracked up to be. And yet watching a pair of siblings play and fight, argue and make friends again, it seems incredible to think that these experiences would not leave their mark. One thing to bear in mind here is that birth order is only one aspect of sibling dynamics.

Anh chị em hòa thuận có lợi ích tích cực

Như vậy, thứ tự sinh có thể không ảnh hưởng nhiều như mọi người thường nghĩ.

Khi quan sát một cặp anh chị em chơi đùa với nhau rồi lại đánh nhau, cãi lộn rồi lại làm hòa, có vẻ khó tin khi nghĩ rằng những trải nghiệm này sẽ không để lại dấu ấn gì.

Có một điều cần lưu ý là thứ tự sinh chỉ là một khía cạnh tác động đến mối quan hệ anh chị em.

The lack of a first-born or last-born effect doesn’t mean that your individual experience in the family hierarchy didn’t shape the person you’ve become.

Việc bạn là con thứ, không phải là cả, cũng không phải là út, không có nghĩa là thứ bậc trong gia đình không ảnh hưởng chút nào đến việc định hình con người bạn.

It may be the particular nature of your own relationships and role in the power structure that matter. But caution is again required – as Rohrer points out, if you find a link between sibling relationships and behaviour later in life, there is a much simpler explanation: the stability of personality. “Somebody who takes care of their siblings might simply be a very caring person, and also act caring later in other environments; without any actual causal effect of sibling relationships,” she says.

Rất có thể là bản chất mối quan hệ của chính bạn và mức độ quyền lực mà bạn nắm giữ mới là vấn đề.

Nhưng một lần nữa, ta cần phải thận trọng – như Rohrer chỉ ra, nếu bạn thấy có mối tương quan giữa quan hệ anh chị em và hành vi sau này trong cuộc sống thì điều đó có thể được giải thích một cách đơn giản: đó là sự ổn định của tính cách.

“Người nào biết chăm sóc anh chị em của mình có thể chỉ đơn giản là vì đó là người rất chu đáo, và rồi cũng có hành vi ân cần trong các môi trường khác; chứ không phải do tác động của mối quan hệ anh chị em,” bà nói.

Aside from these nuances, there is some evidence that sibling relations can have far-reaching psychological consequences. Above all, the quality of the sibling dynamic seems crucial – siblings can either cause or protect against mental health problems depending on whether there is warmth or conflict between them.

Bên cạnh những sắc thái này, có một số bằng chứng cho thấy mối quan hệ anh chị em có thể có những hậu quả tâm lý sâu rộng.

Trên hết, mức độ gắn bó trong tình cảm anh chị em dường như rất quan trọng – quan hệ anh chị em đầy căng thẳng gay gắt hay thuận hòa ấm áp có thể là nguyên nhân gây ra hoặc là yếu tố ngăn ngừa các bệnh về tâm thần.

 

handshake brother sister
Being emotionally resilient and socially skilled are advantages in many careers, and are influenced by sibling relationships (Credit: Getty Images/BBC)

 

The gender of our siblings might also make a difference in ways that matter for our later careers, with one study finding that men with older sisters were less competitive – although again it’s important not to exaggerate the practical size of this effect.

Ảnh hưởng của giới tính và khoảng cách tuổi tác

Giới tính của anh chị em của chúng ta cũng có thể tạo ra sự khác biệt quan trọng đối với sự nghiệp của chúng ta sau này. Một nghiên cứu cho thấy những người đàn ông có chị gái thì có xu hướng ít cạnh tranh hơn – mặc dù một lần nữa cầu lưu ý ta ta không nên phóng đại ảnh hưởng của yếu tố này.

Another specific factor that might be more consistently relevant than birth order is whether you had a sibling close in age to you. A recent study of more than 4,000 Brits found people who were closer in age to their older sibling tended to be more outgoing and less neurotic – presumably because they got to compete on a more level playing field for their parents’ attention, and were more likely to play and learn from one another.

Một yếu tố cụ thể khác có thể có ảnh hưởng hơn so với thứ tự sinh là liệu bạn có anh chị em sát tuổi với mình hay không.

Một nghiên cứu gần đây với hơn 4.000 người Anh cho thấy những người có anh chị em ruột chỉ hơn kém họ một vài tuổi có xu hướng cởi mở và ít bị kích động tinh thần hơn – có lẽ vì họ phải cạnh tranh bình đẳng để giành được sự chú ý của cha mẹ, và dễ thích nghi với việc chơi đùa, học hỏi từ những đứa trẻ cùng trang lứa.

Earlier research found siblings who engaged in more pretend play together also tended to have a more precocious understanding of other people’s emotions.

Nghiên cứu trước đó cho thấy những đứa trẻ thường xuyên chơi với anh chị em mình cũng tinh ý hơn trong việc nhận biết cảm xúc của những người khác.

It’s also worth remembering that brother and sister relationships do not exist in a vacuum – siblings tend to enjoy better relations where they are raised in a more organised home environment with parents who are happy together. In other words, there’s a nesting of effects – yes, your relationship with your sibling might have affected your own development, but in turn your dynamic with your siblings might have been shaped by the broader atmosphere at home.

Nên nhớ rằng các yếu tố môi trường xung quanh luôn có ảnh hưởng đến mối quan hệ anh chị em – trong các gia đình được cha mẹ, có hạnh phúc, nuôi dạy nề nếp, có quy củ thì con cái có khuynh hướng thân thiết với nhau hơn. Nói cách khác, mối quan hệ của bạn với anh chị em của bạn có thể đã ảnh hưởng đến sự phát triển của chính bạn, và sự gắn bó của bạn với anh chị em của bạn lại có thể được hình thành bởi bầu không khí chung trong gia đình.

 

Contrary to popular belief, last-born children are no more adventurous and risk-taking than their siblings (Trái với suy nghĩ của nhiều người, những người con út không hề phiêu lưu và mạo hiểm hơn anh chị của họ Credit: Getty Images/BBC)

The power of one

Being emotionally resilient, empathic and socially skilled are obvious advantages in many careers (as is being more of an extrovert in professions like sales, teaching or journalism). In this context, the research suggests having a sibling who you get along with may provide the perfect training ground. So where does that leave only children like me or Brendan Hufford, an SEO director at design agency Clique Studios? Hufford says the experience of being an only child influenced him deeply.

Lợi thế con một

Tâm lý vững vàng, biết cảm thông và có kỹ năng xã hội là những lợi thế rõ ràng trong nhiều nghề nghiệp (ví dụ như tính cách hướng ngoại trong các công việc bán hàng, giảng dạy hoặc báo chí).

Trong bối cảnh này, nghiên cứu cho thấy việc có anh chị em hòa thuận có thể tạo cho bạn một môi trường rèn luyện hoàn hảo.

Thế những đứa trẻ con một như tôi hoặc Brendan Hufford, giám đốc SEO của công ty thiết kế Clique Studios, thì sao? Hufford nói rằng trải nghiệm làm một đứa trẻ duy nhất trong gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến ông ấy.

“I’ve noticed that I seek a lot of outside validation,” he says. “Without siblings to validate my daily experiences growing up, I looked to others to provide input on my work and daily events.” He says that in his professional career, this has really helped him engage with colleagues and build a rapport quickly. “However, as I moved into leadership positions, the number of colleagues that I could share openly with was reduced, leading to long periods of ambivalence regarding my ability and effectiveness as a leader.”

“Tôi nhận thấy rằng tôi phải mong ngóng rất nhiều sự công nhận từ bên ngoài,” ông nói. “Không có anh chị em để nhìn nhận, đánh giá những thành tích hàng ngày của tôi khi lớn lên, cho nên tôi đã phải tìm đến sự tư vấn hỗ trợ những người khác cho công việc và các hoạt động hàng ngày của mình.”

Ông nói rằng trong sự nghiệp chính của mình, điều này thực sự đã giúp ông làm quen và nhanh chóng tạo quan hệ tốt với đồng nghiệp.

“Tuy nhiên, khi tôi chuyển sang các vị trí lãnh đạo, số lượng đồng nghiệp mà tôi có thể chia sẻ cởi mở lại giảm đi, dẫn đến trong suốt một thời gian dài tôi tự nghi ngờ khả năng lãnh đạo của bản thân.”

In terms of the research literature in this area, some of it is rather disconcerting: for instance a study that compared the personality traits and behavioural tendencies of people born in China just before or after it introduced its one-child policy found that those in the latter group – predominantly only children – tended to be “less trusting, less trustworthy, more risk-averse, less competitive, more pessimistic and less conscientious”. Not a great profile for success navigating office politics later in life.

Các nghiên cứu trong lĩnh vực này cho kết quả khá là hỗn hợp: chẳng hạn như một nghiên cứu theo đó so sánh các đặc điểm tính cách và xu hướng hành vi của những người sinh ra ở Trung Quốc ngay trước hoặc sau khi nước này áp dụng chính sách một con cho thấy những người thuộc nhóm sinh sau – chủ yếu là con một – có xu hướng “ít có lòng tin hơn, ít đáng tin cậy hơn, hay tránh né rủi ro, ít cạnh tranh hơn, bi quan hơn và ít cẩn trọng hơn”. Quả không phải là tốt để có một tương lai thành công trong sự nghiệp chính trị khi trưởng thành.

“I’ve had to work on learning to listen and give my teammates time to process things,” says Hufford. “As a natural questioner, I’ve already thought through concepts very deeply before presenting them and, as an only child, I never had any competing interests other than convincing my parents of something. Compromise and communication was minimised to only what most affected me.”

“Tôi đã phải học cách lắng nghe và cho các đồng nghiệp của mình thêm thời gian để xử lý mọi việc,” Hufford nói. “Là một người hay đặt câu hỏi trước mọi thứ, tôi đã suy nghĩ rất kỹ về các khái niệm trước khi trình bày chúng và, vì là con một, tôi chưa bao giờ có bất kỳ nhu cầu cạnh tranh nào ngoài việc thuyết phục bố mẹ tôi về một điều gì đó. Kỹ năng thỏa hiệp và giao tiếp chỉ được dùng cho những việc có ảnh hưởng đến tôi nhất.”

Another recent study revealed related results in terms of the possible social consequences of being an only child – participants who were only children scored lower for “agreeableness” (they were less friendly and trusting). However, there was a silver lining: the only children in the study performed better in a test of their creativity, a finding that the researchers put down to their having received greater attention from their parents and/or the fact their parents expected more of them. (I would add that perhaps only children also benefit from more time spent alone with their imagination.)

Một nghiên cứu khác gần đây cho kết quả tương tự về các hậu quả xã hội có thể xảy ra với trẻ con một – những đứa trẻ con một thì đạt điểm thấp trong phần khả năng hòa đồng (chúng là những đứa trẻ không thân thiện và thiếu tin tưởng).

Tuy nhiên, chúng lại có mặt tích cực khác: chúng thực hiện tốt hơn bài kiểm tra về khả năng sáng tạo so với những đứa trẻ khác. Các nhà nghiên cứu cho rằng đó là do chúng đã nhận được sự quan tâm lớn hơn từ cha mẹ và / hoặc thực tế là cha mẹ chúng kỳ vọng nhiều hơn. (Tôi muốn nói thêm rằng có lẽ trẻ con một cũng được hưởng lợi từ việc có nhiều thời gian ở một mình dành để thỏa trí tưởng tượng của chúng.)

That last result is tentative for now. But it suggests that, while I (and other only children) might wonder what it would have been like to have brothers or sisters to chat and play with, perhaps the quiet I enjoyed at home helped lay the foundation for becoming a writer. After all, whatever our formative family experiences, there are many different occupational niches we may be able to flourish in.

Kết quả nghiên cứu cuối cùng này cho đến nay chưa ngã ngũ. Nhưng nó gợi ý rằng, trong khi tôi (và những đứa trẻ con một khác) có thể tự hỏi sẽ thế nào khi mình khi có anh chị em để trò chuyện và chơi cùng, thì có lẽ sự yên tĩnh ở nhà mà tôi vui thích đã giúp đặt nền tảng cho việc tôi trở thành một nhà văn.

Rốt cuộc, bất kể trải nghiệm gia đình giúp hình thành nên chúng ta là gì, thì vẫn có nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau để chúng ta lựa chọn một cách phù hợp.

Images produced by Javier Hirschfeld

Dr Christian Jarrett is a senior editor at Aeon magazine on their forthcoming Psyche channel devoted to psychological wellbeing. His next book, about personality change, will be published in 2020.