Seite auswählen

 

Aug 22, 2019

NOURIEL ROUBINI

 Project Syndicate

Dịch giả: Mai V. Phạm

Giải phẫu cuộc suy trầm sắp tới

Unlike the 2008 global financial crisis, which was mostly a large negative aggregate demand shock, the next recession is likely to be caused by permanent negative supply shocks from the Sino-American trade and technology war. And trying to undo the damage through never-ending monetary and fiscal stimulus will not be an option.

Không giống như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chủ yếu là kết quả của cú sốc lớn về tổng cầu (1), thì cuộc suy trầm sắp tới có thể xảy ra do những cú sốc dài hạn về nguồn cung bất lợi đến từ cuộc chiến thương mại và công nghệ Trung-Mỹ. Và nỗ lực để xóa bỏ các thiệt hại của cuộc khủng hoảng thông qua các gói kích thích tài chính và tiền tệ liên tiếp sẽ không phải là một lựa chọn.

 NEW YORK – There are three negative supply shocks that could trigger a global recession by 2020. All of them reflect political factors affecting international relations, two involve China, and the United States is at the center of each. Moreover, none of them is amenable to the traditional tools of countercyclical macroeconomic policy.

 NEW YORK – Có 3 cú sốc nguồn cung bất lợi (2) có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2020. Ba cú sốc này đều liên quan đến các yếu tố chính trị, ảnh hưởng bởi các quan hệ quốc tế, mà hai nước Trung Quốc và Mỹ đóng vai trò trung tâm. Nhiều hơn, không cú sốc nào dễ bị ảnh hưởng bởi các công cụ truyền thống của chính sách kinh tế vĩ mô ngược chu kỳ.

The first potential shock stems from the Sino-American trade and currency war, which escalated earlier this month when US President Donald Trump’s administration threatened additional tariffs on Chinese exports, and formally labeled China a currency manipulator.

Cú sốc có khả năng xảy ra đầu tiên bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại và tiền tệ Trung-Mỹ, đã leo thang hồi đầu tháng này khi chính quyền Donald Trump đe dọa áp thêm thuế đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc, và chính thức gán mác “thao túng tiền tệ” cho Trung Quốc.

The second concerns the slow-brewing cold war between the US and China over technology. In a rivalry that has all the hallmarks of a “Thucydides Trap,” China and America are vying for dominance over the industries of the future: artificial intelligence (AI), robotics, 5G, and so forth. The US has placed the Chinese telecom giant Huawei on an “entity list” reserved for foreign companies deemed to pose a national-security threat. And although Huawei has received temporary exemptions allowing it to continue using US components, the Trump administration this week announced that it was adding an additional 46 Huawei affiliates to the list.

Cú sốc thứ hai liên quan đến cuộc chiến tranh lạnh đang âm ỉ diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc về công nghệ. Trong một cuộc cạnh tranh có tất cả các đặc điểm của “bẫy Thucydides” (3), Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh để thống trị các ngành công nghiệp trong tương lai: trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), robot, 5G, v.v…

Trước đây, Mỹ đã đưa tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc vào “danh sách đen” – gồm các công ty nước ngoài được coi là gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia. Mặc dù Huawei đã được Mỹ miễn trừ tạm thời, cho phép họ tiếp tục được sử dụng các bộ phận công nghệ của Hoa Kỳ, nhưng mới đây Bộ Thương mại Mỹ vừa tuyên bố sẽ bổ sung thêm 46 chi nhánh của Huawei vào “danh sách đen”.

The third major risk concerns oil supplies. Although oil prices have fallen in recent weeks, and a recession triggered by a trade, currency, and tech war would depress energy demand and drive prices lower, America’s confrontation with Iran could have the opposite effect. Should that conflict escalate into a military conflict, global oil prices could spike and bring on a recession, as happened during previous Middle East conflagrations in 1973, 1979, and 1990.

Cú sốc rủi ro thứ ba liên quan đến nguồn cung cấp dầu mỏ. Mặc dù giá dầu đã giảm trong những tuần gần đây cũng như một cuộc suy thoái kinh tế gây ra bởi cuộc chiến thương mại, tiền tệ và công nghệ sẽ làm giảm nhu cầu năng lượng và đẩy giá dầu xuống thấp hơn, nhưng một cuộc đối đầu của Mỹ với Iran có thể có tác động ngược lại. Nếu cuộc xung đột đó leo thang thành một cuộc xung đột quân sự, giá dầu toàn cầu có thể tăng đột biến và dẫn đến suy thoái, như đã xảy ra trong các cuộc xung đột ở Trung Đông trước đó vào năm 1973, 1979 và 1990.

All three of these potential shocks would have a stagflationary effect, increasing the price of imported consumer goods, intermediate inputs, technological components, and energy, while reducing output by disrupting global supply chains. Worse, the Sino-American conflict is already fueling a broader process of deglobalization, because countries and firms can no longer count on the long-term stability of these integrated value chains. As trade in goods, services, capital, labor, information, data, and technology becomes increasingly balkanized, global production costs will rise across all industries.

Tất cả ba cú sốc tiềm tàng này sẽ có thể gây ra trạng thái kinh tế trì trệ đi kèm với tỷ lệ lạm phát cao(stagflationary), làm tăng giá hàng tiêu dùng nhập khẩu, hàng hóa đầu vào trung gian, linh kiện công nghệ và năng lượng, đồng thời giảm sản lượng bằng cách phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu. Nghiêm trọng hơn, cuộc xung đột Trung-Mỹ đã thúc đẩy quá trình mất cân bằng rộng lớn hơn, bởi vì các quốc gia và các công ty không còn có thể tin tưởng vào sự ổn định lâu dài của các chuỗi giá trị tích hợp này. Khi thương mại hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn, lao động, thông tin, dữ liệu và công nghệ ngày càng trở nên khó khăn, chi phí sản xuất toàn cầu sẽ tăng lên trong tất cả các ngành công nghiệp.

Moreover, the trade and currency war and the competition over technology will amplify one another. Consider the case of Huawei, which is currently a global leader in 5G equipment. This technology will soon be the standard form of connectivity for most critical civilian and military infrastructure, not to mention basic consumer goods that are connected through the emerging Internet of Things. The presence of a 5G chip implies that anything from a toaster to a coffee maker could become a listening device. This means that if Huawei is widely perceived as a national-security threat, so would thousands of Chinese consumer-goods exports.

Hơn nữa, cuộc chiến thương mại và tiền tệ và sự cạnh tranh về công nghệ sẽ khiến các xung đột gia tăng. Chẳng hạn như trường hợp của Huawei, hiện là tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới về thiết bị 5G. Công nghệ 5G sẽ sớm trở thành hình thức kết nối tiêu chuẩn cho hầu hết các cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự quan trọng, chưa kể các mặt hàng tiêu dùng cơ bản được kết nối thông qua mạng lưới rất phổ biến ‘Internet of Things’. Sự hiện diện của chip 5G ám chỉ rằng, mọi thứ từ máy nướng bánh mì đến máy pha cà phê đều có thể trở thành một thiết bị nghe lén. Điều này có nghĩa là nếu Huawei được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia, thì hàng ngàn mặt hàng xuất khẩu tiêu dùng của Trung Quốc cũng có thể là mối đe dọa an ninh quốc gia.

It is easy to imagine how today’s situation could lead to a full-scale implosion of the open global trading system. The question, then, is whether monetary and fiscal policymakers are prepared for a sustained – or even permanent – negative supply shock.

Thật dễ dàng để hình dung tình thế hiện tại có thể dẫn đến một sự bùng nổ toàn diện của hệ thống thương mại toàn cầu mở. Câu hỏi đặt ra sau đó là, liệu các nhà hoạch định chính sách tài chính và tiền tệ có chuẩn bị cho một cú sốc nguồn cung bất lợi kéo dài – hoặc thậm chí vĩnh viễn – hay không.

Following the stagflationary shocks of the 1970s, monetary policymakers responded by tightening monetary policy. Today, however, major central banks such as the US Federal Reserve are already pursuing monetary-policy easing, because inflation and inflation expectations remain low. Any inflationary pressure from an oil shock will be perceived by central banks as merely a price-level effect, rather than as a persistent increase in inflation.

Sau những cú sốc của tình trạng kinh tế trì trệ, kèm với lạm phát cao trong thập niên 1970, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đã đối phó bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, ngày nay, các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ, bởi vì lạm phát và dự đoán lạm phát vẫn còn thấp. Bất kỳ áp lực lạm phát nào từ cú sốc về dầu mỏ sẽ được các ngân hàng trung ương xem như là một hiệu ứng giá cả, chứ không phải là sự gia tăng liên tục của lạm phát.

Over time, negative supply shocks tend also to become temporary negative demand shocks that reduce both growth and inflation, by depressing consumption and capital expenditures. Indeed, under current conditions, US and global corporate capital spending is severely depressed, owing to uncertainties about the likelihood, severity, and persistence of the three potential shocks.

Theo thời gian, các cú sốc nguồn cung bất lợi cũng có xu hướng trở thành các cú sốc nguồn cầu tạm thời, làm suy giảm tăng trưởng và lạm phát, bằng cách giảm tiêu thụ và giảm chi tiêu đầu tư. Thực tế, trong điều kiện hiện tại, chi tiêu đầu tư của Mỹ và các tập đoàn toàn cầu đang bị suy giảm nghiêm trọng, do những hoang mang bất ổn về khả năng, mức độ nghiêm trọng, và sự tồn tại của 3 cú sốc bất lợi có thể xảy ra.

In fact, with firms in the US, Europe, China, and other parts of Asia having reined in capital expenditures, the global tech, manufacturing, and industrial sector is already in a recession. The only reason why that hasn’t yet translated into a global slump is that private consumption has remained strong. Should the price of imported goods rise further as a result of any of these negative supply shocks, real (inflation-adjusted) disposable household income growth would take a hit, as would consumer confidence, likely tipping the global economy into a recession.

Trên thực tế, đối với các công ty ở Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, và các khu vực khác ở châu Á đã, và đang kiểm soát chi tiêu đầu tư, thì công nghệ toàn cầu, ngành sản xuất, và ngành công nghiệp đã đang trong tình trạng suy thoái. Lý do duy nhất tại sao điều đó chưa chuyển thành suy thoái toàn cầu là do tiêu dùng cá nhân vẫn còn mạnh. Nếu giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng cao hơn do bất kỳ cú sốc nguồn cung nào, thì tăng trưởng thu nhập thực tế của hộ gia đình (được điều chỉnh theo lạm phát) sẽ bị ảnh hưởng, khiến niềm tin của người tiêu dùng cũng suy yếu theo, và có thể khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.

Given the potential for a negative aggregate demand shock in the short run, central banks are right to ease policy rates. But fiscal policymakers should also be preparing a similar short-term response. A sharp decline in growth and aggregate demand would call for countercyclical fiscal easing to prevent the recession from becoming too severe.

Với cú sốc tổng cầu bất lợi có thể xảy ra trong ngắn hạn, các ngân hàng trung ương đúng khi giảm lãi suất. Nhưng các nhà hoạch định chính sách tài khóa cũng nên chuẩn bị một giải pháp ngắn hạn tương tự. Một sự sụt giảm mạnh về tăng trưởng và tổng cầu sẽ là tín hiệu mời gọi nới lỏng chính sách tài khóa ngược chu kỳ, nhằm giảm bớt hệ quả nghiêm trọng của suy thoái toàn cầu.

In the medium term, though, the optimal response would not be to accommodate the negative supply shocks, but rather to adjust to them without further easing. After all, the negative supply shocks from a trade and technology war would be more or less permanent, as would the reduction in potential growth. The same applies to Brexit: leaving the European Union will saddle the United Kingdom with a permanent negative supply shock, and thus permanently lower potential growth.

Tuy nhiên, về mặt trung hạn, giải pháp tối ưu là điều chỉnh các cú sốc nguồn cung bất lợi, mà không cần bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Suy cho cùng, những cú sốc nguồn cung bất lợi từ cuộc chiến thương mại và công nghệ sẽ ít nhiều cố định, cũng giống như sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng tiềm năng. Điều này cũng áp dụng với Brexit: việc rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ khiến Vương quốc Anh gặp khó khăn hơn với nguồn cung bất lợi trong khoảng thời gian dài, và do đó sẽ hoàn toàn làm giảm tăng trưởng tiềm năng.

Such shocks cannot be reversed through monetary or fiscal policymaking. Although they can be managed in the short term, attempts to accommodate them permanently would eventually lead to both inflation and inflation expectations rising well above central banks’ targets. In the 1970s, central banks accommodated two major oil shocks. The result was persistently rising inflation and inflation expectations, unsustainable fiscal deficits, and public-debt accumulation.

Những cú sốc như thế không thể được đảo ngược bằng các chính sách tiền tệ hoặc tài chính. Mặc dù chúng có thể được kiểm soát trong thời gian ngắn, nhưng các nỗ lực dàn xếp các cú sốc về lâu dài sẽ dẫn đến lạm phát và các lạm phát dự đoán tăng cao so với mục tiêu của các ngân hàng trung ương. Trong thập niên 1970, các ngân hàng trung ương tìm cách dàn xếp 2 cú sốc lớn về dầu mỏ. Kết quả là lạm phát và dự đoán lạm phát gia tăng liên tục, thâm hụt tài khóa vượt quá mức và sự gia tăng nợ công.

Finally, there is an important difference between the 2008 global financial crisis and the negative supply shocks that could hit the global economy today. Because the former was mostly a large negative aggregate demand shock that depressed growth and inflation, it was appropriately met with monetary and fiscal stimulus. But this time, the world would be confronting sustained negative supply shocks that would require a very different kind of policy response over the medium term. Trying to undo the damage through never-ending monetary and fiscal stimulus will not be a sensible option.

 Cuối cùng, có một sự khác biệt quan trọng giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và những cú sốc nguồn cung bất lợi có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu sắp tới. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 chủ yếu là một cú sốc tổng cầu lớn làm suy giảm tăng trưởng và lạm phát, và nó đã được giải quyết hợp lý bằng gói kích thích tài chính và tiền tệ. Nhưng lần này, thế giới sẽ phải đối mặt với những cú sốc nguồn cung bất lợi kéo dài, đòi hỏi một loại giải pháp chính sách khác biệt trong trung hạn. Nỗi lực để xóa bỏ các thiệt hại của cuộc khủng hoảng thông qua các gói kích thích tài chính và tiền tệ liên tiếp sẽ không phải là một lựa chọn hợp lý.

_____

Tác giả: Nouriel Roubini là giáo sư khoa kinh tế tại New York University và Giám đốc điều hành của Roubini Macro Associates, đồng thời là chuyên gia kinh tế cấp cao về các vấn đề quốc tế trong Hội đồng Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng thời Tổng thống Clinton. Ông đã làm việc cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund), Cục Dự trữ Liên bang (U S Federal Reserve) và Ngân hàng Thế giới (World Bank).

Chú thích của người dịch:

(1) Tổng cầu (Aggregate Demand) là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng, doanh nghiệp, chính phủ và người nước ngoài sẵn lòng và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau.

(2) Cú sốc nguồn cung bất lợi (negative supply shocks) sẽ làm cho số lượng hàng hóa bị giảm đột ngột và giá cả tăng nhanh chóng. Một ví dụ là các thảm họa thiên nhiên hoặc các sự kiện không dự đoán trước thường sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất và/ hoặc chuỗi cung ứng của hàng loạt sản phẩm. Chẳng hạn như năm 1979, cuộc Cách mạng Iran nhằm lật đổ chính quyền quân chủ của Shah, đã khiến giá dầu tăng lên ngất ngưỡng do nỗi sợ hãi của thị trường, cộng thêm việc Mỹ ngừng nhập khẩu dầu từ Iran. Chỉ trong vòng 12 tháng, mỗi thùng dầu nhảy vọt từ 15,85 lên 39,5 Mỹ kim. Và đây cũng chính là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ bắt đầu từ tháng 1/1980 đến tháng 11/1982.

Ngược lại, cú sốc nguồn cung có lợi (positive supply shock) thường xuất hiện thông qua các phát triển công nghệ thần kỳ, giúp nâng cao năng suất lao động và thu hồi vốn nhanh chóng. Những phát triển công nghệ này làm cho số lượng hàng hóa tăng và giá thành giảm.

(3) Bẫy Thucydides (Thucydides Trap) là khái niệm được giáo sư ngành khoa học chính trị Graham Allison đặt ra để diễn tả những mối nguy hiểm trong thời kỳ mà một cường quốc lâu năm bị đe dọa và thách thức bởi một quyền lực mới nổi. Khái niệm này được dựa trên những quan sát của sử gia Thucydides sống ở thời Hy Lạp Cổ đại, mô tả về cuộc chiến giữa thành Sparta và thành Athens vào thế kỷ 5 TCN.

Nouriel Roubini, a professor at NYU’s Stern School of Business and CEO of Roubini Macro Associates, was Senior Economist for International Affairs in the White House’s Council of Economic Advisers during the Clinton Administration. He has worked for the International Monetary Fund, the US Federal Reserve, and the World Bank.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen