As a child of the 1990s, my mind turned to Chandler Bing several times while writing this article. His inability to be annoyed by Janice’s laugh in Friends is, I think, a very good analogy for the idea that we can be blinded by love. An unlikely romantic couple seeming to hit things off when all around them can see how bad a match they are is perhaps the most common trope in romantic comedies. But when people we know are unable to detect the idiosyncrasies of the people they are dating, they are not doing it for comedic effect.
Là đứa trẻ của thập niên 1990, tôi lập tức nghĩ tới Chandler Bing, mà nghĩ nhiều lần, khi viết bài báo này.
Trong phim “Friend”, dù bị Janice cười nhạo anh vẫn chẳng thấy phiền toái gì, và việc này theo tôi là ví dụ điển hình cho ý tưởng rằng ta có thể mù quáng vì tình.
Một cặp đôi tưởng chừng không hề hòa hợp hoá ra lại rất ăn ý với nhau, bất chấp việc cả thế giới đều thấy họ thật là cọc cạch – đây là mô-tip rất phổ biến trong các phim hài lãng mạn.
Nhưng khi người bạn nào đó của ta không nhận ra đúng bản chất thật sự của người mà họ đang yêu, thì điều đó hoàn toàn không phải là bởi họ muốn tạo hiệu ứng gây hài.
It can be frustrating to see a friend in a new relationship that we think is a bad fit for them. But have you noticed that often there is little you can do to draw their attention to their partner’s flaws? Your friend could be full of praise for their new partner, which might look at best like an exaggeration and at worst like they are completely misguided.
Ta có thể thấy khó chịu khi chứng kiến người quen của mình rơi vào một lưới tình mới mà ta nghĩ không hợp cho người đó.
Nhưng có bao giờ bạn để ý thấy thường thì bạn khó có thể khiến cho người quen đó chú ý đến nhược điểm của người họ yêu?
Bạn của bạn có thể liên tục ca ngợi người yêu, mà những lời đó nếu may thì toàn là phóng đại nét tốt, còn trong trường hợp xấu nhất thì chúng thậm chí sai bét.
There is a conundrum at the heart of understanding how judgements work in relationships. On the one hand, we need to accurately assess whether someone is right for us because it is such an important decision – this is someone who we might potentially spend the rest of our lives with. On the other, a lot of evidence suggests that we are very bad at evaluating the qualities of the people closest to us.
Tiêu chuẩn chọn người yêu
Có một câu hỏi hóc búa trong việc nên hiểu cách ta đánh giá mọi thứ trong tình yêu như thế nào.
Một mặt, ta cần phải đánh giá chính xác xem một người có phù hợp với ta hay không. Đó là một quyết định quan trọng, bởi đây là người mà ta có thể chung sống cả đời. Mặt khác, nhiều bằng chứng cho thấy ta rất dở khi đánh giá về người gần gũi bên mình nhất.
Love blinds us to the realities of the people around us. In one study, participants in relationships were asked to write about recent romantic moments, or random events, that they had shared with their partner after being shown a photo of an attractive stranger. While writing down their story, they ticked a box every time their thoughts drifted back to the photo of the stranger. The participants who wrote about romantic anecdotes ticked the box one-sixth as often as the group who wrote about random events. It seems that we are much less likely to be distracted by attractive alternatives while concentrating on the things we love about our partner. (Read more about how accurate our first impressions are).
Tình yêu làm ta mù quáng, không tỉnh táo như những người xung quanh.
Trong một nghiên cứu, những người đang yêu được yêu cầu hãy viết về khoảnh khắc lãng mạn hay một sự kiện ngẫu nhiên mới xảy ra mà họ chia sẻ cùng người yêu sau khi họ được cho xem một bức ảnh người lạ đầy quyến rũ. Họ được yêu cầu đánh dấu vào một ô trống mỗi khi họ nghĩ về bức ảnh người lạ đó.
Kết quả là những người viết về khoảnh khắc lãng mạn thì đánh dấu vào ô trống với mức chỉ bằng 1 phần 6 so với nhóm người viết về những sự kiện ngẫu nhiên.
Có vẻ như ta ít bị xao nhãng trước lựa chọn hấp dẫn khi đang tập trung vào những điểm mà ta yêu thích ở bạn tình.
It makes sense that feelings of commitment will lessen our desires to look elsewhere, but love also makes us poor judges of our partners, too.
Cũng có lý khi cho rằng cảm giác gắn bó sẽ làm giảm khao khát đứng núi này trông núi nọ, nhưng tình yêu cũng khiến ta đưa ra các nhận định sai lệch về người yêu.
Across most cultures, there is good evidence that humans prioritise attractiveness, kindness and status (or, the access someone has to resources) when looking for a new partner. These qualities are referred to as the “Big Three”. How we prefer these qualities to manifest varies across cultures, as most cultures have different standards of beauty, for example. Or when it comes to status, some people might value a particular job or level of income, while for other people a rank or social class is more important. But we can generalise to say that all humans are interested in physical attraction, how nice a person is, and whether they can provide for you. You would think, therefore, that we should be quite good at measuring these qualities – otherwise the behaviour would not have evolved in humans.
Trong hầu hết các nền văn hóa, nhiều bằng chứng cho thấy con người ưu tiên các phẩm chất sự hấp dẫn (lôi cuốn), sự tử tế, và địa vị (hoặc việc người đó có khả năng chiém được hưởng các ưu thế, quyền lợi hấp dẫn) khi ta tìm kiếm bạn đời.
Những tiêu chuẩn đó được gọi chung là “Ba Tiêu chuẩn Lớn”. Cách ta yêu những tiêu chuẩn đó cũng thể hiện khác nhau tùy theo nền văn hóa, vì hầu hết các nền văn hóa có tiêu chuẩn khác nhau, chẳng hạn như tiêu chuẩn về vẻ đẹp.
Hoặc khi nhắc đến địa vị, một số người sẽ coi trọng nghề nghiệp hay mức thu nhập, trong khi một số người khác coi trọng hơn đẳng cấp hay vị trí xã hội.
Nhưng ta có thể nói một cách khái quát hoá là tất cả mọi người đều bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp cơ thể, bởi sự dễ thương của người đó, và ở việc họ có thể chu cấp cho bạn không. Vì thế, bạn sẽ thấy rằng chúng ta lẽ ra phải tương đối xuất sắc khi đánh giá các tiêu chí trên – bởi nếu không, hành vi đó sẽ không thể nào giúp loài người tiến hóa.
“From an evolutionary point of view, judgements of the quality of our partners must have some sort of accuracy,” says Garth Fletcher, emeritus professor of psychology at the Victoria University of Wellington, New Zealand. Take the case of a peacock and peahen, for example. The peahen selects their partner based on their tail – the more extravagant the better. The peahen must be accurately perceiving the quality of the tail otherwise it wouldn’t work. “It should follow that humans are very picky about their partners because we pair-bond for life. So, if we are inaccurate at assessing the quality of our partner, qualities like attractiveness or kindness wouldn’t matter so much any more.”
“Từ quan điểm tiến hóa, đánh giá phẩm chất bạn tình lẽ ra phải có mức độ chính xác nhất định,” Garth Fletcher, giáo sư danh dự ngành tâm lý tại Đại học Victoria ở Wellington, New Zealand nhận định.
Hãy xem xét trường hợp của con công đực và công cái. Công cái thường chọn bạn tình dựa vào chiếc đuôi – đuôi càng lộng lẫy càng tốt. Công cái hẳn là đã cảm nhận phẩm chất của chiếc đuôi rất chính xác, nếu không cách này sẽ không có tác dụng gì.
“Điều này có thể suy ra là con người chọn bạn tình rất kỹ vì chúng ta sẽ sống bên nhau cả đời. Vì vậy nếu ta đánh giá phẩm chất của bạn tình không chính xác, thì những phẩm chất như sự quyến rũ hay lòng tử tế sẽ chẳng còn giá trị gì lắm.”
Fletcher describes two ways that we might inaccurately assess our partners: directional bias and tracking accuracy.
Mù quáng nhưng có ích
Fletcher mô tả hai yếu tố dẫn đến sai lầm khi đánh giá bạn tình: đó là thiên kiến có định hướng và tìm kiếm sự chính xác.
If you judge the attractiveness of someone as greater than their objective level of attractiveness (or greater, say, than a random person would rate them) you are said to have positive directional bias – in other words, it is as if you are wearing rose-tinted glasses. The same applies the other way if you are overly critical of someone’s level of attractiveness – and is called a negative directional bias. It is normal for people in relationships to rate their partner’s attractiveness, kindness and status as higher than others might.
Nếu bạn đánh giá sự hấp dẫn của ai đó cao hơn mức độ hấp dẫn khách quan của họ (tức là mức độ hấp dẫn mà một người lạ đánh giá họ) thì bạn đã có thiên kiến theo định hướng tích cực – nói cách khác, bạn đang đeo cặp kính nhìn đời màu hồng.
Điều này cũng đúng khi áp dụng vào trường hợp bạn phê phán quá mức về mức độ hấp dẫn của ai đó – đây gọi là thiên kiến theo định hướng tiêu cực.
Thông thường khi đang yêu nhau, người ta thường đánh giá sự hấp dẫn, tử tế và địa vị của người yêu mình cao hơn so với mức đánh giá của những người khác.
Where it gets slightly more complicated is when we consider the order in which we might rank those qualities, which psychologists call tracking accuracy. “Imagine I rated my partner as seven out of seven for attractiveness, six out of seven for kindness and five out of seven for status,” says Fletcher.
Mọi chuyện trở nên phức tạp hơn một chút khi xem xét thứ tự mà ta đánh giá các phẩm chất trên, đây là điều mà các nhà tâm lý gọi là tìm kiếm sự chính xác.
“Hãy tưởng tượng tôi đánh giá người yêu tôi có độ hấp dẫn 7/7, sự tử tế 6/7 và địa vị xã hội 5/7,” Fletcher nói.
If someone scores highly for tracking accuracy then those qualities will be in the correct order – a stranger would agree that this person was more attractive than kind, and more kind than high-status. But because of the rose-tinted glasses of positive directional bias, the stranger might actually rate them as a six for attractiveness, a five for kindness and a four for status. “People tend to be overly positive about their partner, but score very highly for tracking accuracy, which means that we must be making accurate assessments of that person’s qualities but then inflating them slightly for one reason or another,” says Fletcher.
Nếu ai đó được điểm cao trong khả năng tìm kiếm sự chính xác thì những phẩm chất trên sẽ được sắp xếp đúng thứ tự – một người xa lạ sẽ đồng ý rằng người này có mức điểm hấp dẫn cao hơn tử tế, và mức điểm tử tế cao hơn địa vị xã hội.
Nhưng vì hội chứng nhìn đời màu hồng do thiên kiến theo định hướng tích cực, người lạ thực ra có thể đánh giá họ 6 điểm cho sự hấp dẫn, 5 điểm cho sự tử tế và 4 điểm cho địa vị.
“Mọi người có xu hướng đánh giá cao quá mức bạn tình của mình, nhưng cũng rất đề cao việc tìm kiếm chính xác, tức là ta hẳn là đã có những đánh giá chính xác về phẩm chất của người đó, nhưng sau ta lại thổi phồng các phẩm chất đó lên chút đỉnh vì lý do này hoặc lý do khác,” Fletcher nói.
This discrepancy between directional bias and tracking accuracy might explain how our love blindness evolved. We do rank each other’s qualities accurately. If status is a priority for you, then you are likely to be attracted to people for whom status is their best attribute. How impressive you think their status is on a scale of one to seven is likely to be different to someone else’s interpretation – but that does not matter, because we all inflate the qualities of the people we love.
Sự khác biệt giữa thiên kiến có định hướng và việc tìm kiếm sự chính xác giải thích cho sự tiến hóa của con người trong việc yêu mù quáng.
Ta thực sự là đánh giá đúng phẩm chất của người yêu. Nếu địa vị là ưu tiên với bạn, thì bạn sẽ bị hấp dẫn bởi những người có phẩm chất nổi trội nhất là địa vị. Việc bạn có ấn tượng về địa vị của họ tới mức nào trong thang điểm từ 1 đến 7 nhiều khả năng sẽ khác với cách đánh giá, cho điểm của người khác – nhưng điều đó không quan trọng, vì tất cả chúng ta đều phóng đại phẩm chất của người mà mình yêu.
Your job in a relationship is to encourage your partner, to be a cheerleader – Garth Fletcher
Directional bias – consistently ranking our partner’s qualities higher than other people would – is one of the most important factors that determines how happy you are in your relationship. If you ask people what they want from a relationship, they might say that they want to be seen authentically in a way that matches their self-perceptions. But people also quite like their partner to see them as a bit better than they really are. So, when we are secure in our relationships, this manifests as being overly positive.
Thiên kiến có chủ đích – lúc nào cũng thấy người yêu ‘long lanh’ hơn so với mức người khác đánh giá – là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định mức độ hạnh phúc của bạn trong tình yêu.
Nếu bạn hỏi mọi người xem họ muốn gì từ quan hệ tình yêu, họ có lẽ sẽ nói rằng họ muốn được nhìn nhận giống với những gì họ nghĩ về bản thân họ nhất. Nhưng họ cũng thích được người yêu đánh giá họ tốt đẹp hơn một chút so với thực tế.
“Your job in a relationship is to encourage your partner, to be a cheerleader,” says Fletcher. “People want their partners to see and accentuate their positives. If you want to have a good, happy relationship then it is helpful to have a charitable bias towards your partner. When you stop doing that your partner might interpret that you want them to change. It sends a powerful message that they are not good enough for you.”
“Nghĩa vụ của bạn trong tình yêu là khuyến khích người yêu, hãy trở thành người cổ vũ tích cực,” Fletcher nói.
“Mọi người muốn người yêu nhìn thấy và coi trọng những điểm tích cực của họ. Nếu bạn muốn có một mối quan hệ hạnh phúc và tốt đẹp, thì bạn nên có cái nhìn khoan dung hơn với người yêu. Khi bạn không còn khoan dung nữa, người yêu bạn sẽ nghĩ rằng bạn muốn anh ấy/cô ấy thay đổi. Điều này tạo ra thông điệp mạnh mẽ là trong mắt bạn, họ không còn đủ tốt đẹp nữa.”
It is sexually advantageous to be a cheerleader for our friends, and not just our partners, too.
Là người cổ vũ mạnh mẽ đối với bạn bè chứ không chỉ với người yêu cũng đem lại cho bạn những lợi ích về tình dục.
“Women are biased about their same-sex friends,” says April Bleske-Rechek, a psychologist at the University of Wisconsin-Eau Claire. “It is well established that women compete with each other on attractiveness, but they will rate their close female friends as more attractive than them. They rate them even higher than when they rate themselves.”
“Phụ nữ thường có thiên kiến đối với những bạn bè cùng giới tính với mình,” April Bleske-Rechek, nhà tâm lý học từ Đại học Wisconsin-Eau Claire, nói. “Ta biết rằng phụ nữ hay so đọ nhau về mức độ hấp dẫn, nhưng họ sẽ cảm thấy những người bạn gái thân thiết thì hấp dẫn, đáng yêu hơn họ. Họ đánh giá những người bạn này thậm chí còn cao hơn chính bản thân họ.”
This could be advantageous because a group of attractive women are more likely to arouse the attention of a group of attractive men. It is beneficial to be in a group that attracts the best quality men and to be one of the more attractive women in the group.
Điều này có thể đem lại lợi ích, vì nhóm phụ nữ hấp dẫn thì nhiều khả năng sẽ thu hút được chú ý của nhóm đàn ông hấp dẫn. Là một thành viên trong nhóm nữ như thế, mà bản thân lại là một trong những phụ nữ quyến rũ nhất trong nhóm sẽ khiến chị em thu hút được sự chú ý của những người đàn ông xuất sắc nhất.
“Women should find attractive friends, but not too attractive because they get all the attention,” says Bleske-Rechek. “It’s like the idea of playing tennis with people at your level or slightly above to make you better.”
“Phụ nữ nên kết bạn với những người hấp dẫn nhưng phải là không quá hấp dẫn, nếu không thì người bạn kia sẽ thu hút hết sự chú ý,” Bleske-Rechek nói. “Điều này tương tự như ý tưởng chơi quần vợt với người cùng trình độ với bạn hay nhỉnh hơn bạn một chút sẽ khiến bạn chơi giỏi hơn.”
What you think your partner thinks about you is also important for the wellbeing of your relationship. “This is something we are really tuned into,” says Fletcher. “We pick up on what our partner wants from us. Once you start getting into real communication problems and people develop negative bias, they start to see their partner as less attractive than they really are – then the relationship is in trouble.”
Những gì bạn cho là người yêu của mình nghĩ về bạn cũng là điểm đóng vai trò quan trọng trong tình cảm của hai người.
“Đây là điều mà ta thực sự nhạy cảm,” Fletcher nói. “Chúng ta rất chú ý đến những gì người yêu muốn ở mình. Một khi bạn bắt đầu thực sự gặp vấn đề về giao tiếp và có những thiên kiến mang tính tiêu cực, họ sẽ bắt đầu đánh giá người yêu kém hấp dẫn hơn so với thực tế – và sau đó mối quan hệ sẽ xấu đi.”
While in love, people also underestimate how environmental factors (like how well they get on with the friends or family of their partner) affect their happiness. “Because their partner encapsulates their attention,” says Ty Tashiro, author of The Science of Happily Ever After, “they don’t see these environmental things that are more subtle. People only recognised environmental factors as an influence on their happiness in a relationship 5% of the time – which is a gross underestimate.”
Đánh giá đúng mực về người yêu
Khi yêu, ai cũng coi nhẹ tác động của các yếu tố xung quanh đối với hạnh phúc của họ (như mức độ thích ứng ra sao với bạn bè và gia đình của người yêu).
“Bởi vì người yêu thu hút toàn bộ sự chú ý của họ,” Ty Tashiro, tác giả của tập sách “Khoa học của hạnh phúc miên viễn” (The Science of Happily Ever After), nói, “cho nên họ không nhìn thấy những yếu tố môi trường tinh tế xung quanh. Người ta chỉ nhận biết được các yếu tố môi trường tác động tới đâu đến mức độ hạnh phúc trong tình yêu trong khoảng 5% thời gian – quá là ít.”
However, after a break up our love blindness is revealed. Without the physical presence of our partner, says Tashiro, we have a more objective view and are better able to see the environmental factors at play.
Tuy nhiên, sau khi chia tay, sự mù quáng trong tình yêu của ta dần lộ diện. Tashiro nói rằng khi không có sự hiện diện của người yêu, ta sẽ có cái nhìn khách quan hơn và cảm nhận rõ hơn về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.
“People are impervious to good advice from friends,” says Tashiro. “If a friend is in a bad relationship, it is very tough to communicate that to them because they are so tuned into the positives of their partner. When it is over maybe there is this window of objectivity which could be valuable going forward. At this point they might reflect and realise that there were issues in their relationship.”
“Người ta thường không mảy may dao động gì trước lời khuyên tốt của bạn bè,” Tashiro nói.
“Khi một người đang quá mức say đắm với những điểm tốt của người yêu thì nếu họ có chìm đắm trong một mối quan hệ không ổn, ta cũng rất khó để nói với họ. Khi cảm xúc đó qua đi, sẽ có một khoảng trống khách quan để đánh giá đúng mức. Đến lúc này, họ có thể tự suy ngẫm và nhận ra rằng mối quan hệ tình cảm của họ là có vấn đề.”
People are impervious to good advice from friends – Ty Tashiro
Fletcher warns that if you are going to commit yourself to a partner seriously, then there is good reason to acknowledge that you are also going to perceive them through rose-tinted glasses. “Romantic love is a commitment device,” he says. “Part of that is that you view your partner as better than they are. Positive bias allows us to overlook small problems and to invest in our partner once the relationship has started.”
Fletcher cảnh báo rằng nếu bạn định gắn bó nghiêm túc với người yêu, thì có lý do thỏa đáng để thừa nhận rằng bạn đang nhìn người ấy qua lăng kính màu hồng.
“Tình yêu lãng mạn là công cụ khiến ta muốn cam kết,” ông nói. “Một phần là bởi bạn nhìn nhận người yêu tốt đẹp hơn thực tế. Thiên kiến tích cực khiến ta bỏ qua những vấn đề nhỏ nhặt và muốn đầu tư tình cảm vào người yêu một khi mối quan hệ bắt đầu.”
But, Fletcher says, you can’t afford to get too far away from reality. It is no good being overly positive because you will be misleading yourself about some of your partner’s flaws: “Romance is not based on objectivity, it is emotion and cognition (cảm xúc và nhận thức) working together or conspiring to put you in a long-term relationship.”
Nhưng, Fletcher nói, bạn không thể nào đi quá xa thực tại.
Khi bạn quá mức tích cực thì cũng chẳng tốt đẹp gì vì bạn sẽ tự lừa dối bản thân về những nhược điểm của người yêu: “Sự lãng mạn không dựa trên sự khách quan, đó là cảm xúc và nhận thức cùng hòa quyện, hoặc kết hợp lại để trói chân bạn vào mối quan hệ lâu dài.”
When your friends are in seemingly unsuitable relationships, remember that they are probably seeing their partner as better than they are, and they might be impervious to your advice and unable to see better options elsewhere. Their assessment may well be wrong, but we are all guilty of it.
Khi bạn bè của bạn có vẻ như đang ở trong một tình yêu không phù hợp, hãy nhớ rằng có lẽ họ đang thấy người họ yêu tốt đẹp hơn thực tế, và họ có thể sẽ phớt lờ lời khuyên của bạn, họ cảm thấy không có lựa chọn nào tốt đẹp hơn mối tình mà họ đang có.
Nhận định của họ có thể là sai, nhưng tất cả chúng ta đều có lỗi trong chuyện này.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
—