Every year, Paris holds a Grand Prix to crown the city’s best baguette – and in recent years, the winners have been bakers whose ‘origins’ are far from France.
Hàng năm, Paris tổ chức một giải Grand Prix để trao vương miện cho chiếc baguette (bánh mỳ nhỏ và dài) ngon nhất thành phố – và trong những năm gần đây, những người chiến thắng là những thợ làm bánh có ‘nguồn gốc’ ở xa nước Pháp.
By Emily Monaco
BBC Travel
Stroll through Paris first thing in the morning, and you’ll see lines of people snaking out of their local boulangeries for their morning bread. That’s because, throughout France, getting up early and buying a baguette is more than second nature; it’s a way of life. According to the Observatoire du Pain (yes, France has a scientific ‘Bread Observatory’), the French consume 320 baguettes every second – that’s an average of half a baguette per person per day and 10 billion every year.
Bánh baguette tuyệt vời của Pháp
Đi dạo qua Paris vào buổi sáng thì điều đầu tiên bạn thấy là những dòng người ra khỏi các cửa hàng bánh địa phương để mua bánh ăn sáng. Đó là vì, trên khắp nước Pháp, dậy sớm và mua bánh baguette không chỉ là bản chất thứ hai; đó là một cách sống. Theo tổ chức Observatoire du Pain (vâng, Pháp tổ chức khoa học ‘Quan sát bánh mỳ’), người Pháp tiêu thụ 320 baguette mỗi giây – nghĩa là trung bình 1/2 baguette/1người/1ngày và 10 tỷ cái/năm.
It’s no surprise, then, that France takes its baguettes seriously. In fact, every April since 1994, a jury of experts has been gathering in Paris for Le Grand Prix de la Baguette: a competition to determine who makes the very best in the city.
Vậy, không ngạc nhiên là nước Pháp rất coi trọng baguette. Trên thực tế, vào tháng 4 hàng năm từ 1994, một ban giám khảo gồm các chuyên gia tập trung tại Paris để xét giải Le Grand Prix de la Baguette: một cuộc thi để xác định người làm baguette giỏi nhất thành phố.
Each year, some 200 bakers in Paris enter the competition, delivering two of their best baguettes to a panel of expert jurors first thing in the morning. The baguettes are inspected to ensure that they measure between 55-65cm in length and weigh between 250-300g. Less than half of the 400-plus baguettes that are entered into the competition meet these strict criteria and move on to round two: judging.
Mỗi năm, khoảng 200 thợ làm bánh ở Paris tham gia cuộc thi, giao 2 chiếc baguette ngon nhất cho một hội đồng chuyên gia giám khảo vào buổi sáng. Các baguette được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng có chiều dài từ 55-65cm và nặng từ 250-300g. Gần một nửa trong số hơn 400 baguette được tham gia cuộc thi đáp ứng các tiêu chí khắt khe này và chuyển sang vòng hai: đánh giá.
In the next round, the 14-member jury – which includes culinary journalists, the previous year’s winner and a few lucky volunteers – analyse the remaining loaves based on five distinct categories: la cuisson (baking), l’aspect (appearance), l’odeur (smell), le goût (taste) and the oh-so-French la mie (crumb). A baguette’s crumb should be tender but not damp; spring back when pressed; and exhibit the large, irregular holes that show it has been allowed to slowly ferment and develop flavour.
Ở vòng tiếp theo, ban giám khảo gồm 14 thành viên – gồm các nhà báo ẩm thực, người chiến thắng năm trước và một vài tình nguyện viên may mắn – sẽ phân tích các ổ bánh còn lại dựa trên 5 phạm trù khác nhau: độ nướng bánh, ngoại hình, mùi bánh, vị ngon và ruột bánh. Ruột baguette nên mềm nhưng không ẩm; đàn hồi, có các lỗ hổng lớn, không đều, cho thấy nó đã được lên men từ từ và phát triển hương thơm.
You could have exactly the same recipe, and if one person is more passionate than the other, they’ll have a better result
Last year’s champion, Mahmoud M’Seddi, was the youngest-ever winner of the annual competition, at age 27. “I was lucky enough to grow up in a bakery,” recounted M’Seddi, as he led me past his irregular, hand-formed loaves at his small Boulangerie M’Seddi Moulins des Prés, in the 13th arrondissement. “I grew up with my parents, as opposed to kids who were in day care or with nannies. I was always in the bakery.”
Nhà vô địch năm ngoái, Mahmoud M’Seddi, là người chiến thắng trẻ nhất từ trước tới nay, ở tuổi 27. “Tôi đã may mắn lớn lên trong một tiệm làm bánh,” M’Seddi kể khi anh dẫn tôi đi qua cạnh những chiếc bánh không đều, được tạo hình bằng tay, tại tiệm bánh mì M’Seddi Moulins des Prés nhỏ của anh, ở quận 13. “Tôi đã lớn lên cùng cha mẹ, trái ngược với những đứa trẻ được chăm sóc ở nhà trẻ hoặc có vú em. Tôi luôn ở trong tiệm bánh mì.
M’Seddi’s passion for baking is palpable and stems from his father. Originally from Tunisia, M’Seddi’s father arrived in France in the late 1980s while pursuing a degree in electrical engineering. “During his school vacation, he came to Paris to work in a bakery to make some pocket money, and he fell in love [with bread making]. He didn’t finish his studies. Instead, he started working as a baker,“ M’Seddi recounted.
Niềm đam mê làm bánh của M’Seddi là rõ ràng và bắt nguồn từ người cha. Xuất thân từ Tunisia, cha của M’Seddi đến Pháp vào cuối những năm 1980 khi theo đuổi bằng cấp về kỹ thuật điện. “Trong kỳ nghỉ ở trường, ông đến Paris làm việc tại một tiệm bánh để kiếm tiền tiêu vặt, và thấy yêu nghề nướng bánh mì. Ông bỏ dở việc học. Thay vào đó, ông bắt đầu làm nghề bánh mì.” M’Seddi kể lại.
M’Seddi has fond memories of watching his father turn dough into baton-shaped baguettes and working alongside him as a child.
M’Seddi nhớ những kỷ niệm đẹp nhìn bố nặn bột nhào thành các thanh baguette hình dùi cui và làm việc cùng ông khi còn nhỏ.
“It was like being a magician,” he recalled. “That’s how I saw myself when I was small, mixing things together. I had so much fun doing it.”
“Như một nhà ảo thuật,” anh nhớ lại. “Tôi đã làm như vậy khi còn nhỏ, trộn các thứ với nhau. Tôi rất thích làm điều đó.”
Although his mother warned him against becoming a professional baker because of the gruelling hours and lack of holiday time, M’Seddi decided to join the family business. M’Seddi and his father now run three Parisian bakeries: Boulangerie M’Seddi Moulin des Près, located just south of the picturesque Butte aux Cailles neighbourhood; Boulangerie Maison M’Seddi Tolbiac, a few hundred metres away; and Boulangerie Maison M’Seddi in the 14th arrondissement.
Mặc dù mẹ anh đã cảnh báo anh không nên trở thành một thợ làm bánh chuyên nghiệp vì phải làm nhiều và vất vả, và không có thời gian nghỉ lễ, M’Seddi vẫn quyết định tham gia công việc kinh doanh của gia đình. M’Seddi và cha hiện đang điều hành 3 tiệm bánh ở Paris: Boulangerie MỉSeddi Moulin des Près, nằm ở phía nam của khu phố Butte aux Cailles đẹp như tranh; Boulangerie Maison M’Seddi Tolbiac, cách đó vài trăm mét; và Boulangerie Maison M’Seddi ở quận 14.
M’Seddi gets up each day at 04:00 to begin preparing the dough for his now-famous loaves, which are made entirely by hand. Fat in shape and lightly caramelised on the outside, they are the epitome of what a truly good Parisian baguette should be.
Mỗi sáng M’Seddi thức dậy lúc 4 giờ để bắt đầu chuẩn bị bột cho những chiếc bánh hiện nay nổi tiếng của mình, được làm hoàn toàn bằng tay. Hình dáng mập và có màu nâu nhạt ở bên ngoài, nó là thí dụ điển hình của một baguette Paris thực sự phải như thế nào.
But he keeps the secrets of his perfect baguette under wraps.
Nhưng anh giữ bí quyết làm baguette hoàn hảo của mình.
“I won’t tell,” said M’Seddi with a wry smile.
“Tôi sẽ không nói,” M’Seddi nói với nụ cười gượng gạo.
According to 2017 winner Sami Bouattour, baguette perfection is just as elusive as M’Seddi is making it out to be.
Theo Sami Bouattour, người chiến thắng năm 2017, sự hoàn hảo của baguette cũng khó nắm bắt như sự thể hiện của M’Seddi.
“When I was on the jury,” Bouattour said, “it was easy to pick the 10 or 20 baguettes that stood out. But after that, when you’re comparing number three and number eight, the differences are so small.”
“Khi tôi ở ban giám khảo,” Bouattour nói, “thật dễ dàng để chọn được 10 hoặc 20 baguette nổi trội nhất. Nhưng sau đó, khi bạn so sánh số 3 và số 8, thì sự khác biệt là rất nhỏ.”
For M’Seddi, the magic that makes his baguette stand out from the billions of others consumed in France each year is simple: passion.
Đối với M’Seddi, phép thuật khiến chiếc baguette của anh ta nổi bật lên so với hàng tỷ chiếc khác được tiêu thụ ở Pháp mỗi năm thì rất đơn giản: đó là niềm đam mê.
“You could have exactly the same recipe,” he said. “And if one person is more passionate than the other, they’ll have a better result. Even if you’ve done exactly the same thing, it won’t be the same. It’s like magic.”
“Bạn có thể có chính xác cùng một công thức,” ông nói. “Và nếu một người đam mê hơn người kia, người đó sẽ có kết quả tốt hơn. Cho dù khi bạn đã thực hiện đúng như thế, nó cũng không như nhau. Nó giống như ma thuật.”
M’Seddi has earned the right to place a large, gold decal in his bakery window advertising his status as a champion of the baguette. But that’s not all. Each year’s winner also has the honour of supplying the president of France with his daily bread – a privilege M’Seddi proudly shared with the public by publishing videos on social media of his early-morning routine toting a basket of fresh baguettes towards the immense Elysée Palace.
M’Seddi được quyền đặt một decal (hình in bóc) vàng lớn lên cửa sổ tiệm bánh của mình để quảng cáo vị thế là một nhà vô địch về baguette. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Người chiến thắng mỗi năm cũng được vinh dự cung cấp cho tổng thống Pháp bánh mì hàng ngày của mình – một đặc quyền mà M’Seddi tự hào chia sẻ với công chúng qua video trên truyền thông xã hội về thói quen sáng sớm của mình mang một giỏ baguette tươi tới cung điện Elysée rộng lớn.
Emmanuel Macron is evidently quite passionate about France’s loaf-making legacy: in 2018, the president insisted the French baguette be granted Unesco Intangible Cultural Heritage status. Neapolitan pizza, Croatian gingerbread and flatbread from Central Asia already appear on the Unesco list. But according to Macron, “the baguette is the envy of the whole world”.
Emmanuel Macron hiển nhiên là rất đam mê di sản làm bánh mỳ của nước Pháp: năm 2018, tổng thống đề nghị baguette Pháp được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Của Unesco. Pizza của Neapolitan, bánh gừng Croatia và bánh mì dẹt từ Trung Á đã xuất hiện trên danh sách của Unesco. Nhưng theo Macron, thì “baguette là sự thèm muốn của cả thế giới”.
But while there are few symbols as quintessentially French as the baguette, its status – and quality – have been uncertain in recent years. Beginning in the 1950s, bakers began looking for shortcuts to make baguettes more quickly: relying on frozen, pre-made dough; and baking baguettes in moulds rather than free form. Instead of the crispy-on-the-outside, tender-on-the-inside loaves that M’Seddi bakes every morning, these pale, doughy baguettes became stale almost the moment they cooled down. By the 1990s, they had become the norm for bakers and Parisians.
Nhưng trong khi ít biểu tượng mang tính chất Pháp tinh túy bằng baguette, thì tình trạng và chất lượng của nó là không chắc chắn trong những năm gần đây. Bắt đầu từ những năm 1950, các thợ làm bánh bắt đầu tìm cách làm tắt để tạo ra baguette nhanh hơn: dựa vào bột nhào làm sẵn và đông lạnh; và nướng baguette trong khuôn chứ không ở dạng tự do. Thay vì các chiếc bánh giòn ở bên ngoài, mềm ở bên trong mà M’Seddi nướng mỗi sáng, những chiếc baguette này sền sệt nhợt nhạt này sẽ mất ngon như bánh cũ ngay sau khi chúng nguội. Đến những năm 1990, chúng đã trở thành chuẩn mực cho thợ làm bánh và cho người Paris.
“Those bakers at that time were happy,” said Bouattour, as he led me past the fresh loaves at his Arlette & Colette in Paris’ 17th arrondissement. “But it killed our profession.”
“Những thợ làm bánh lúc bấy giờ rất sung sướng,” Bouattour nói trong khi dẫn tôi đi qua những ổ bánh mì mới ở cửa hàng Arlette & Colette của ông ở quận 17, Paris. “Nhưng điều đó đã giết chết nghề của chúng tôi.”
In an attempt to save traditional French baguettes from widespread industrialisation, France passed Le Décret Pain (‘The Bread Decree’) in 1993, establishing that, by law, an authentic baguette de tradition must be made by hand, sold in the same place it’s baked and only made with water, wheat flour, yeast and salt. Today, these new ‘traditional baguettes’ make up about half of the baguettes sold in large French cities – and are the specimens judged in the competition that has taken place every year since 1994.
Với nỗ lực nhằm cứu bánh baguette truyền thống của Pháp khỏi quá trình công nghiệp hóa rộng rãi, nước Pháp đã thông qua Sắc Lệnh Bánh Mì năm 1993, quy định theo luật một baguette thực sự truyền thống phải được làm bằng tay, được bán ở nơi nướng bánh và chỉ được làm bằng nước, bột mì, men và muối. Ngày nay, những chiếc ‘baguette truyền thống’ mới này chiếm khoảng một nửa số baguette được bán ở các thành phố lớn của Pháp – và là mẫu vật được đánh giá trong cuộc thi diễn ra hàng năm kể từ năm 1994.
And yet, today, some claim that supermarket bread, far cheaper than loaves purchased at bakeries, is edging artisans out of the marketplace. After all, reports French radio station Europe 1, 1,200 small bakeries in France close every year.
Tuy nhiên, ngày nay, một số người cho rằng bánh mì siêu thị, rẻ hơn nhiều so với các ổ bánh bán tại tiệm bánh, đang khiến các nghệ nhân bị loại ra khỏi thị trường. Rốt cuộc, đài phát thanh Pháp ‘Europe 1’ báo cáo rằng 1.200 tiệm bánh nhỏ ở Pháp đóng cửa hàng năm.
“It’s shameful,” M’Seddi said. “It’s bread. It’s France. You need to buy it in a bakery, where people get up early, where they make it by hand.”
“Thật là xấu hổ,” M’Seddi nói. “Nó là bánh mì. Nó là nước Pháp. Bạn cần mua nó ở một tiệm bánh, nơi mọi người dậy sớm, nơi họ làm bánh bằng tay.”
In addition to winning this illustrious competition, Bouattour and M’Seddi have a few other things in common. Both forewent the traditional trade school that many aspiring French bakers enter at age 16. Both have been professional bakers for less than a decade (as has this year’s winner, former engineer Fabrice Leroy). And both are first-generation Frenchmen with what Bouattour euphemistically dubs ‘origins’: family backgrounds from elsewhere – or in their cases, Tunisia.
Ngoài việc giành chiến thắng trong cuộc thi lừng lẫy này, Bouattour và M’Seddi còn có một vài điểm chung khác. Cả hai đều đã qua trường thương mại truyền thống mà nhiều thợ làm bánh Pháp khao khát được vào ở tuổi 16. Cả hai đều là thợ làm bánh chuyên nghiệp trong chưa đầy một thập kỷ (cũng như người chiến thắng năm nay, cựu kỹ sư Fabrice Leroy). Và cả hai đều là người Pháp thế hệ đầu tiên mà Bouattour gọi cho hoa mỹ là ‘gốc Pháp’: nguồn gốc gia đình là từ nơi khác – hoặc trong trường hợp của họ, là Tunisia.
Evoking one’s ethnic background is taboo in nominally egalitarian France. The government has not collected racial or religious information from its citizens since the 1970s (a policy that stems in no small part from censuses performed during France’s Nazi occupation). But while France’s official political stance is intended to engender equality, its reality of beaches forbidding burkinis and naturalisation offices offering to ‘Frenchify’ new citizens’ names seems to tell those with ‘origins’ one thing: assimilate.
Việc gợi nhớ nguồn gốc chủng tộc là điều cấm kỵ ở nước Pháp trên danh nghĩa là bình đẳng. Chính phủ đã không thu thập thông tin về chủng tộc hoặc tôn giáo của các công dân mình kể từ những năm 1970 (một chính sách bắt nguồn phần lớn từ các cuộc điều tra được thực hiện trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Pháp). Nhưng trong khi lập trường chính trị chính thức của Pháp là tạo ra sự bình đẳng, thì thực tế việc các bãi biển cấm burkini (áo tắm biển kín mí của phụ nữ Hồi giáo) và văn phòng nhập tịch đề nghị Pháp hóa tên những công dân mới có vẻ muốn nói với những người ‘gốc Pháp’ một điều: hãy đồng hóa.
At Arlette & Colette, Bouattour sells a range of breads, pastries and viennoiseries, all made by hand each day and all using certified organic ingredients. “Sometimes we get clients coming in saying, ‘The neighbourhood is full of Tunisians – thank God you guys are here!’” he said, referring to him and his wife, who works alongside him in the bakery. “But we have Tunisian origins too.”
Ở tiệm Arlette & Colette, Bouattour bán một loạt bánh mì, bánh ngọt và viennoiseries, tất cả đều được làm bằng tay và tất cả đều sử dụng các thành phần hữu cơ được chứng nhận. “Thỉnh thoảng chúng tôi có khách hàng đến và nói, ‘Khu này toàn người Tunisia- lạy Chúa, các bạn đây rồi!'” ông nói, ám chỉ ông và vợ ông, cùng làm ở tiệm bánh. “Nhưng chúng ta cũng là gốc Tunisia nữa.”
Nevertheless, Le Grand Prix de la Baguette contest does a fairly good job of creating an even playing field for participating bakers, regardless of their backgrounds or experience.
Tuy nhiên, cuộc thi ‘Le Grand Prix de la Baguette’ làm một việc khá tốt là tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các thợ làm bánh, bất luận kiến thức và kinh nghiệm của họ.
“All the baguettes were numbered, so we had no idea about who we were evaluating,” explained Meg Zimbeck, founder of restaurant review site Paris by Mouth, of her experience as a past jury member. “The biggest potential problem is palate fatigue. We tasted a lot of baguettes.”
“Tất cả các baguettes đều được đánh số, vì vậy chúng tôi không biết là đang đánh giá ai,” Meg Zimbeck, người sáng lập trang web đánh giá nhà hàng ‘Paris by Mouth’, giải thích về kinh nghiệm của bà khi là thành viên ban giám khảo. “Khó khăn có thể có là lưỡi nếm bị mỏi mệt. Chúng tôi phải nếm rất nhiều quá.”
Djibril Bodian is the baker behind picturesque Montmartre’s Le Grenier à Pain bakery. Also a son of a baker – and a first-generation Frenchman of Senegalese origin – Bodian decided at age 16 to follow in his father’s footsteps. Almost immediately, his bakery school teachers recognised his natural aptitude for the trade.
Djibril Bodian là thợ làm bánh của tiệm bánh Le Grenier à Pain ở Montmartre đẹp như tranh vẽ. Cũng là con trai của một thợ làm bánh – và là người Pháp thế hệ đầu tiên, gốc Senegal- Bodian quyết định ở tuổi 16 tiếp bước theo cha. Gần như ngay lập tức, các giáo viên trường dạy làm bánh đã nhận ra năng khiếu tự nhiên của anh cho nghề này.
When I became a baker 22 years ago, no-one thought that a baguette could bring you to the Elysée Palace
“The teacher started using me as a good example, saying to the others, ‘Do it like Djibril!’,” he recalled. “It made me feel recognised, but it also put pressure on me. I didn’t want to disappoint him.”
“Giáo viên bắt đầu coi tôi như một ví dụ điển hình, nói với những người khác, ‘Hãy làm như Djibril ấy!,” ông kể lại. “Điều đó làm tôi được công nhận, nhưng cũng là áp lực với tôi. Tôi không muốn làm thầy giáo thất vọng.”
Interestingly, before M’Seddi’s victory in 2018, three of the last four years’ winners were also French bakers of African origins.
Điều đáng chú ý là, trước chiến thắng của M’Seddi năm 2018, thì 3 trong 4 năm gần đây, những người chiến thắng cũng là thợ nướng bánh Pháp gốc Phi.
As a rule, the baker who wins the Le Grand Prix de la Baguette competition is not allowed to compete for the following four years. But after earning the title of Paris’ best baguette in 2010, Bodian said, “I had only one desire: to enter again as quickly as possible. So for four years, while people might have thought I was resting on my laurels, I was already working, trying to improve.”
Theo quy định, người chiến thắng cuộc thi ‘Le Grand Prix de la Baguette’ không được phép thi đấu trong 4 năm sau đó. Nhưng sau khi giành được danh hiệu baguette ngon nhất Paris năm 2010, Bodian nói, “Tôi chỉ có một mong muốn: lại được thi càng nhanh càng tốt. Vì vậy, trong 4 năm, trong khi mọi người có thể nghĩ rằng tôi đang nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế, thì tôi đã làm việc, cố làm tốt hơn.”
In 2015, Bodian won the contest for a second time.
Năm 2015, Bodian đã chiến thắng cuộc thi lần thứ hai.
“It was an immense pleasure and an honour,” he said, laughing. “But when I became a baker 22 years ago, no-one thought that a baguette could bring you to the Elysée Palace.”
“Đó là một niềm vui to lớn và một vinh dự,” ông nói và cười. “Nhưng khi tôi trở thành thợ làm bánh 22 năm trước thì không ai nghĩ rằng một chiếc baguette có thể đưa bạn đến Cung Điện Elysée.”
Bodian credits his success to both his Senegalese background and values and his French training.
Bodian thành công là nhờ ở cả nền tảng môi trường và giá trị Senegal của ông cũng như việc đào tạo ở Pháp.
“I stopped thinking of myself as a foreigner a long time ago, but my origins make me the person I am today,” he said. “We all start with the same tools, the same teachers, but some people are going to understand things differently. That has nothing to do with origins; that’s just talent.”
“Tôi đã ngừng nghĩ mình là một người nước ngoài từ lâu, nhưng nguồn gốc của tôi đã làm cho tôi trở thành con người như hôm nay,” ông nói. “Tất cả chúng ta đều bắt đầu với cùng dụng cụ, cùng giáo viên, nhưng một số người bắt đầu hiểu mọi thứ khác đi. Điều đó không liên quan gì đến nguồn gốc; đó chỉ là tài năng.”
We need to make people proud to be French
Bodian, Bouattour and M’Seddi’s stories echo those of France’s 2018 World Cup winning team. Since more than half the roster was comprised of players with African heritage, the victory triggered a national debate over French identity and led many of the team’s players to assertively lay claim to their Frenchness. Much like these players, Bodian notes that the Grand Prix’s participants and results represent France as it is today: a diverse and multicultural country made up of people who are proud to be French.
Những câu chuyện của Bodian, Bouattour và M’Seddi vang vọng với những câu chuyện của đội tuyển Pháp giành chiến thắng World Cup 2018. Do hơn một nửa đội hình là các cầu thủ có di sản Châu Phi, chiến thắng này kích hoạt cuộc tranh luận toàn quốc về bản sắc Pháp và khiến nhiều cầu thủ của đội bóng tuyên bố một cách quyết đoán về tính chất Pháp của họ. Giống như những cầu thủ này, Bodian lưu ý rằng những người tham gia và kết quả của giải Grand Prix là đại diện cho nước Pháp ngày nay: một đất nước đa dạng và đa văn hóa gồm những người tự hào mình là người Pháp.
“Whoever wins the contest is a winner,” M’Seddi said. “He’s a champion, whether he’s descended from immigrants or not.”
“Ai thắng trong cuộc thi thì người đó là người chiến thắng,” M’Seddi nói. “Người đó là nhà vô địch, cho dù là người nhập cư hay không.”
And while he brushes off the importance of evoking one’s foreign roots, he does admit that there is a certain element of pride when someone of foreign origin takes top prize.
Và trong khi anh gạt bỏ tầm quan trọng của việc gợi lên một gốc rễ nước ngoài, anh thừa nhận rằng có một yếu tố tự hào nhất định khi ai đó có nguồn gốc nước ngoài giành được giải cao nhất.
“That’s someone who’s passionate about French culture, who has become integrated as a French person,” he said. “We need to make people proud to be French.”
“Đó là người say mê văn hóa Pháp, người đã được hòa nhập như một người Pháp” anh nói. “Chúng ta cần làm cho mọi người thấy tự hào là người Pháp.”
What better way to do so than by tearing into a baguette?
Để tự hào thì còn gì tốt hơn là véo một miếng bánh baguette?