Seite auswählen
  • 7 September 2019

     

Students learning Chinese at a Confucius InstituteGETTY IMAGES Concerns are growing about Chinese influence on academic campuses around the world (Ngày càng có nhiều quan ngại về sự ảnh hưởng của các viện Khổng Tử trên khắp thế giới)

According to China, its Confucius Institute is “a bridge reinforcing friendship” between it and the world.

Theo Trung Quốc, các Viện Khổng Tử là “cầu nối củng cố tình bạn” giữa đất nước này và thế giới.

But to its critics the government-run body – which offers language and cultural programmes overseas – is a way for Beijing to spread propaganda under the guise of teaching, interfere with free speech on campuses and even to spy on students.

Nhưng đối với giới chỉ trích, các học viện do chính phủ điều hành này, vốn cung cấp các chương trình ngôn ngữ và văn hóa ở nước ngoài – là cách để Bắc Kinh truyền bá tuyên truyền dưới vỏ bọc giảng dạy, can thiệp vào quyền tự do ngôn luận trong khuôn viên trường và thậm chí theo dõi sinh viên.

In recent weeks, a flurry of universities around the world have shut down programmes operated by the institute. And in Australia, an investigation is even under way into whether agreements between universities and the institute have broken anti-foreign interference laws.

Trong những tuần gần đây, một loạt các trường đại học trên khắp thế giới đã đóng cửa các chương trình của các viện Khổng Tử.

Tại Úc, một cuộc điều tra thậm chí đang được tiến hành xem liệu các thỏa thuận giữa các trường đại học và viện Khổng Tử có vi phạm luật chống nước ngoài can thiệp hay không.

Pushing a ‘Confucius revolution’

Open to the general public, Confucius Institutes promote Chinese language but also run classes in culture, from calligraphy and cooking to tai chi. They sponsor educational exchanges and hold public events and lectures.

Thúc đẩy ‘Cách mạng Khổng Tử’

Mở cửa cho công chúng, Học viện Khổng Tử quảng bá tiếng Trung Quốc nhưng cũng có các lớp học về văn hóa, từ thư pháp đến nấu ăn và cả thái cực quyền. Họ tài trợ trao đổi giáo dục và tổ chức các sự kiện công cộng và các buổi thuyết trình.

The first CI opened in 2004 in South Korea, and according to official data there were 548 Confucius Institutes around the world by the end of last year, as well as 1,193 Confucius classrooms based in primary and secondary schools.

Viện Khổng tử đầu tiên được mở vào năm 2004 tại Hàn Quốc, và theo dữ liệu chính thức, có 548 Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới vào cuối năm ngoái, cũng như 1.193 phòng học Khổng Tử có trụ sở tại các trường tiểu học và trung học.

Shikha Pandey, a CI teacher at the University of Mumbai in India, tells the BBC they get students from all sorts of backgrounds including the IT industry, business, college students and retirees.

Shikha Pandey, giáo viên viện Khổng Tử tại Đại học Mumbai ở Ấn Độ, nói với BBC rằng họ có sinh viên đến từ mọi tầng lớp, ngành nghề bao gồm ngành công nghệ thông tin, kinh doanh, sinh viên đại học và người về hưu.

“They only come with a clear motive to learn Chinese language in order to boost their professional skills,” she says.

“Họ chỉ có một động lực rõ ràng là học tiếng Trung Quốc để tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp của họ”, cô nói.

The CIs are joint ventures between the host university or school, a partner university in China, and Hanban, a controversial agency under China’s education ministry. It oversees CI operations and provides partial funding, staff and other support.

Các viện Khổng Tử là liên doanh giữa trường học hoặc đại học đối tác ở nước ngoài và Hanban, một cơ quan gây tranh cãi thuộc Bộ giáo dục Trung Quốc. Nó sẽ giám sát các hoạt động của viện Khổng Tử và cung cấp một phần kinh phí, nhân sự và các hỗ trợ khác.

Backed by significant government funding, China aims to have 1,000 such institutes by 2020 in what it calls a “Confucius revolution” to tap into the growing overseas demand to learn Chinese.

Được hỗ trợ bởi nguồn tài trợ lớn từ chính phủ, Trung Quốc đặt mục tiêu có khoảng 1.000 học viện như vậy vào năm 2020 trong cái mà họ gọi là “cuộc cách mạng Khổng Tử” nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi tiếng Trung ngày càng tăng ở nước ngoài.

Culture or propaganda?

The Hanban website says all institutes must abide by the CI constitution, and not participate in activities that are inconsistent with their “missions”.

Giảng dạy văn hóa hay tuyên truyền?

Trang web Hanban cho biết tất cả các viện phải tuân theo hiến pháp viện Khổng Tử, và không tham gia vào các hoạt động không phù hợp với “nhiệm vụ” của họ.

Ms Pandey, from the CI in Mumbai, said she had not found any direct propaganda in the curriculum or teaching.

Cô Pandey, từ viện Khổng Tử ở Mumbai, cho biết cô không tìm thấy bất kỳ thông tin tuyên truyền trực tiếp nào trong chương trình giảng dạy.

The Queensland University of Technology (QUT) told the BBC the CI on its campus was solely educational and that there was “nothing about this straightforward QUT CI’s work that could be identified as Chinese propaganda nor does it threaten academic freedom”.

Đại học Công nghệ Queensland nói với BBC rằng viện Khổng Tử trong khuôn viên trường chỉ mang tính giáo dục và “không có gì về hoạt động của viện Khổng tử có thể xác định là tuyên truyền cho Trung Quốc và cũng không đe dọa tự do học thuật”.

 A classroom at the Confucius Institute in University of MumbaiSHIKHA PANDEY Interest in learning Chinese overseas has grown rapidly in recent years

But though both the CI and Chinese government deny it, critics say the CI rules essentially mean topics like Tibet, Taiwan, and Tiananmen are considered off-limits.

Nhưng mặc dù cả viện Khổng Tử và chính phủ Trung Quốc đều phủ nhận, các nhà phê bình cho rằng các quy tắc của viện Khổng Tử về cơ bản là các chủ đề như Tây Tạng, Đài Loan và Thiên An Môn được coi là ngoài giới hạn.

Matt Schrader, a China analyst with the Alliance for Securing Democracy at the German Marshall Fund, asserts that the CIs are indeed “propaganda tools”.

Matt Schrader, một nhà phân tích Trung Quốc thuộc Liên minh Bảo vệ Dân chủ tại Quỹ Marshall của Đức, khẳng định rằng các Học viện Khổng Tử thực sự là “công cụ tuyên truyền”.

“They are platforms for an authoritarian party that’s fundamentally hostile to liberal ideas like free speech and free inquiry to propagate a state-approved narrative,” he said.

“Chúng là nền tảng cho một đảng độc tài về cơ bản thù địch với các ý tưởng tự do như tự do ngôn luận và tự do tìm hiểu để tuyên truyền thông điệp được nhà nước phê duyệt,” ông nói.

“And since the Communist Party of China doesn’t have a free press or rule of law to check its use of power, it’s no surprise there have been strong indications that CIs are used for inappropriate covert activities like intelligence gathering, and facilitating military research.”

“Và vì Đảng Cộng sản Trung Quốc không có báo chí tự do hay pháp quyền để kiểm tra việc sử dụng quyền lực, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các viện Khổng Tử được sử dụng cho các hoạt động bí mật không phù hợp như thu thập thông tin tình báo và tạo điều kiện cho nghiên cứu quân sự.”

Human Rights Watch said in its 2019 report on China: “Confucius Institutes are extensions of the Chinese government that censor certain topics and perspectives in course materials on political grounds, and use hiring practices that take political loyalty into consideration.”

 Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết trong báo cáo năm 2019 về Trung Quốc: “Các viện Khổng Tử là phần mở rộng của chính phủ Trung Quốc vốn kiểm duyệt một số chủ đề và quan điểm trong các tài liệu khóa học trên cơ sở chính trị, và xem xét các hoạt động tuyển dụng trên cơ sở về lòng trung thành chính trị.”

 A statue of Confucius at one of the institutesGETTY IMAGES China has criticised the ‘politicisation’ of its Confucius Institutes

The institutes have been accused of pressuring host universities to silence or censor talks on topics considered controversial by Beijing. For example, at a conference in Portugal in 2014, the head of Hanban, Xu Lin, told her staff to remove references to Taiwan from the conference programme before it was distributed to participants.

Các viện nghiên cứu đã bị cáo buộc gây áp lực, buộc các trường đại học đối tác phải im lặng hoặc kiểm duyệt các cuộc thảo luận về các chủ đề được coi là gây tranh cãi của Bắc Kinh.

Ví dụ, tại một hội nghị ở Bồ Đào Nha vào 2014, người đứng đầu Hanban, Xu Lin, đã nói với nhân viên xóa các tài liệu tham khảo về Đài Loan ra khỏi chương trình hội nghị trước khi nó được phân phát cho những người tham gia.

In 2018, a keynote speaker at Savannah State University in the US had a reference to Taiwan deleted from her bio at the request of the co-director of the university’s CI.

Năm 2018, một diễn giả chính tại Đại học Savannah ở Mỹ đã có một tài liệu tham khảo về Đài Loan nhưng bị xóa theo yêu cầu của đồng giám đốc của viện Khổng tử của trường đại học.

China argues that CIs are no different from the cultural centres operated by other countries, such as the British Council and Spain’s Cervantes Institute. Chinese officials have in the past, though, admitted that the CIs “are an important part of China’s overseas propaganda apparatus”.

Trung Quốc lập luận rằng các viện Khổng Tử không khác gì các trung tâm văn hóa được điều hành bởi các quốc gia khác, chẳng hạn như Hội đồng Anh và Viện Cervantes của Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, chính các quan chức Trung Quốc trong quá khứ đã thừa nhận rằng các viện Khổng tử “là một phần quan trọng trong bộ máy tuyên truyền ở nước ngoài của Trung Quốc”.

Foreign influence in Australia?

In July, Australian media reported that local universities hosting CIs had signed agreements which gave China decision-making authority over teaching at the facilities.

Ảnh hưởng ở Úc

Vào tháng Bảy, truyền thông Úc đưa tin rằng các trường đại học địa phương tổ chức các viện Khổng Tử đã ký các thỏa thuận cho phép Trung Quốc ra quyết định về việc giảng dạy tại các cơ sở này.

Then in late August, New South Wales announced it was scrapping programmes run by the CI in its schools altogether.

Sau đó, vào cuối tháng 8, New South Wales tuyên bố họ đã loại bỏ hoàn toàn các chương trình do viện Khổng tử điều hành tại các trường học của mình.

An education department review in the Australian state said that while there was no evidence of “actual political influence”, a number of factors “could give rise to the perception that the Confucius Institute is or could be facilitating inappropriate foreign influence in the department”.

Một đánh giá về giáo dục ở bang này cho biết, mặc dù không có bằng chứng về “ảnh hưởng chính trị thực tế”, một số yếu tố “có thể làm nảy sinh nhận thức rằng Viện Khổng Tử đang hoặc có thể tạo điều kiện cho ảnh hưởng của ngoại bang không phù hợp”.

“Having foreign government appointees based in a government department is one thing, having appointees of a one-party state that exercises censorship in its own country working in a government department in a democratic system is another,” the review concluded.

“Người của chính phủ nước ngoài làm việc cho trụ sở cơ quan của chính phủ này là một chuyện, người từ một quốc gia độc đảng vốn kiểm duyệt ở trong chính quốc gia của họ làm việc trong trụ sở cơ quan ở một nơi có hệ thống dân chủ là một chuyện khác,” bản đánh giá kết luận.

China has said the NSW decision is disrespectful and unfair to local students and urged Australia not to “politicise normal exchange projects”.

Trung Quốc nói quyết định của bang New South Wales là thiếu tôn trọng và không công bằng đối với sinh viên địa phương và kêu gọi Úc không “chính trị hóa các dự án trao đổi thông thường”.

Protesters at the University of Queensland (UQ) have also demanded the closure of the CI there, particularly after pro-China students clashed with students rallying in support of the Hong Kong protests. In response, UQ insisted that its “academic freedom and institutional autonomy are not negotiable“.

Những người biểu tình tại Đại học Queensland cũng yêu cầu đóng cửa viện Khổng tử ở đó, đặc biệt sau khi các sinh viên thiên Trung Quốc đụng độ với các sinh viên khác vốn tập hợp để ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Đáp lại, trường đại học này khẳng định rằng “tự do học thuật và tự trị về học thuật là không thể thương lượng được”.

The Australian government has now formed a task force to curb attempts by foreign governments to meddle in local universities. An investigation is also under way into whether agreements between Australian universities and CIs are in violation of new anti-foreign interference laws.

Chính phủ Úc hiện đã thành lập một đội đặc nhiệm để hạn chế các nỗ lực của chính phủ nước ngoài can thiệp vào các trường đại học địa phương. Một cuộc điều tra cũng đang được tiến hành xem liệu các thỏa thuận giữa các trường đại học Úc và viện Khổng Tử có vi phạm luật chống can thiệp hay không.

The NSW move comes amid broader concerns about Chinese influence over Australian politics and society.

Động thái của bang New South Wales xảy ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều mối quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc trong chính trị và xã hội Úc.

Growing global concerns

A number of foreign universities – which had embraced the CI with open arms – are rethinking their partnerships amid mounting criticism.

Mối quan tâm toàn cầu đang gia tăng

Một số trường đại học nước ngoài – từng đón nhận các viện Khổng Tử với vòng tay rộng mở – giờ đang phải suy nghĩ lại về quan hệ đối tác của họ trong bối cảnh này.

Graph showing increase in Confucius Institutes between 2004 and 2018

Arizona State and San Diego State are the latest in a string of universities in the US to close down their CIs in recent months. Similar closures have taken place in the UK, France, Sweden, and Denmark. Canada’s New Brunswick province has also announced the removal of some Confucius programmes from its public schools.

Đại học Arizona và San Diego là hai trong những trường mới nhất trong chuỗi các trường đại học ở Mỹ đóng cửa các viện Khổng Tử trong những tháng gần đây. Việc đóng cửa tương tự đã diễn ra ở Anh, Pháp, Thụy Điển và Đan Mạch. Tỉnh New Brunswick của Canada cũng đã tuyên bố loại bỏ một số chương trình Khổng Tử ra khỏi các trường công lập.

Meanwhile, the US Defense Department has said it will no longer fund Chinese-language programmes at universities that host CIs.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố không còn tài trợ cho các chương trình tiếng Trung Quốc tại các trường đại học có viện Khổng Tử.

Alex Joske, an analyst at the Australian Strategic Policy Institute, says the CIs “serve as channels for Beijing to build greater influence over universities as a whole”. But completely disengaging with CIs may not be the right approach, he feels.

Alex Joske, một nhà phân tích tại Viện Chính sách chiến lược Úc, nói rằng các viện Khổng Tử “đóng vai trò là kênh để Bắc Kinh xây dựng ảnh hưởng lớn hơn đối với các trường đại học nói chung”.

Nhưng việc cắt đứt hoàn toàn với các viện Khổng Tử có thể không phải là phương pháp đúng đắn, ông nói

“Short of shutting down Confucius Institutes, the government should work with universities to ensure they have effective internal mechanisms to resist foreign interference,” he says.

“Thay vì đóng cửa các Viện Khổng Tử, chính phủ nên hợp tác với các trường đại học để đảm bảo họ có cơ chế nội bộ hiệu quả để chống lại sự can thiệp của nước ngoài,” ông nói.

“Universities and the government should also seek to increase funding for Chinese-language programmes in order to reduce the appeal of Confucius Institutes and invest in greater expertise on China.”

“Các trường đại học và chính phủ cũng nên tìm cách tăng tài trợ cho các chương trình tiếng Hoa để giảm sự hấp dẫn của các Viện Khổng Tử và đầu tư vào chuyên môn cao hơn về Trung Quốc.”

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen