Seite auswählen

Vì sao Đài Loan quyết tâm trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới?

  

Diễu hành của người ủng hộ LGBTQI tại thành phố Đài Bắc tháng 11/2018. Ảnh: Ritchie B. Tongo/European Pressphoto Agency

Luật Khoa tạp chí giới thiệu cùng bạn đọc.

Ngay sau khi Đài Loan hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào tháng 5 vừa qua, Tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đã tweet “#LoveWon” (Tình yêu đã chiến thắng) để chúc mừng bước tiến giúp Đài Loan trở thành một “quốc gia tốt đẹp hơn”. 

Lần đầu tiên ở châu Á, Đài Loan đã thể hiện những cam kết của mình cho các giá trị tiến bộ thông qua con đường lập pháp. Chính điều này đã khiến Đài Loan trở thành tiêu điểm của làn sóng truyền thông quốc tế, ghi nhận về một chương trình nghị sự chính trị khác biệt với gã hàng xóm khổng lồ – Trung Hoa đại lục.

Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, tờ Nhân dân Nhật báo (People’s Daily China) sau đó đã cố tình gây nhiễu thông tin. Cũng trong tuần đó, báo này đã đăng một dòng chúc mừng lên Twitter: “Các nhà lập pháp địa phương ở Đài Loan, Trung Quốc đã lần đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở châu Á”.

 Dòng tweet đính kèm với ảnh động GIF màu cầu vồng và dòng chữ “love is love” (yêu là yêu) đã làm Bộ trưởng Ngoại giao Joseph Wu của Đài Loan tức giận phản ứng lại: 

“SAI! Đạo luật đã được thông qua bởi cơ quan lập pháp quốc gia của chúng tôi và sẽ sớm được Tổng thống ký. Đài Loan dân chủ là một quốc gia độc lập và không có gì liên quan tới chính quyền Trung Quốc.

外交部 Ministry of Foreign Affairs, ROC (Taiwan) 🇹🇼

@MOFA_Taiwan

WRONG! The bill was passed by our national parliament & will be signed by the president soon. Democratic is a country in itself & has nothing to do with authoritarian . @PDChina is a commie brainwasher & it sucks. JW https://twitter.com/PDChina/status/1129282711695314944 

People’s Daily, China

@PDChina

Local lawmakers in #Taiwan, China, have legalized same-sex marriage in a first for Asia, according to local media reports.

 

 

Embedded video

 

Phản ứng gay gắt của ông Wu và cách mà ông cố tách bạch Đài Loan khỏi Trung Quốc cho thấy dự luật HNĐG đã trở thành biểu hiện của danh tính quốc gia của Đài Loan. Đây là một chiến lược nhằm đánh dấu sự khác biệt giữa Đài Loan với Trung Quốc, bằng việc khẳng định mình là cường quốc tiến bộ hơn. 

Ủng hộ HNĐG chưa chắc là ý kiến số đông người dân Đài Loan. Trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 11/2018, kết quả đa số cho rằng chỉ có hôn nhân giữa nam và nữ là hợp pháp. Chính quyền Đài Loan sau đó vẫn đưa ra dự luật về HNĐG. Dự luật đạt được sự ủng hộ cao trong Lập pháp viện và được thông qua dễ dàng hồi tháng Năm.

Vì sao chuyện này có thể xảy ra? Đó là vì, xét cả về hình thức lẫn nội dung, quá trình hợp pháp hoá HNĐG là một quá trình chính trị. Mục tiêu của giới chính trị Đài Loan là thể hiện một xã hội đề cao bình đẳng và nhân quyền, trái ngược hoàn toàn với chính quyền Trung Quốc vốn đang tăng cường đàn áp các vấn đề liên quan đến người đồng tính trong những năm trở lại đây.

Lặp lại bước đi cấp tiến thời thuộc địa

Đám cưới đầu tiên tại Đài Loan sau khi luật hôn nhân đồng giới được thông qua. Ảnh: Tyrone Siu/Reuters.

Sự thực là Đài Loan đã đi đầu trong cách tiếp cận cấp tiến đối với hôn nhân từ rất lâu. Năm 1933, khi Đài Loan nằm dưới chế độ cai trị của đế quốc Nhật, chính quyền thực dân đã hợp pháp hóa hôn nhân liên sắc tộc giữa người Hán và người Nhật trên hòn đảo này. Dù nhiều sử gia coi đây là một sự áp bức trắng trợn của đế quốc (nhằm đồng hóa sắc dân), nhưng khi quan sát kỹ hơn, có thể thấy chính sách từ thập niên 1930 này có cùng mục đích với việc hợp pháp hóa HNĐG ở Đài Loan hiện nay: nhằm khẳng định một đế quốc (Nhật) khác biệt và cấp tiến.

Trở thành thuộc địa đầu tiên của Nhật vào năm 1895, Đài Loan đã trở thành sân khấu để đế quốc châu Á tạo dấu ấn cho mình. Các lãnh đạo Nhật Bản muốn chứng tỏ họ không phải là bản sao mù quáng của đế chế Anh hay phương Tây. Thay vào đó, họ cố gắng tổng hợp các tư tưởng mới, bao gồm chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phản thực dân và an ninh tập thể theo cách riêng của họ.

Việc hợp pháp hóa hôn nhân liên sắc tộc đã cộng hưởng với chính sách vận động bình đẳng chủng tộc của Nhật Bản tại Hội Quốc liên (tiền thân của Liên Hợp Quốc). Lãnh đạo Nhật tự xem mình là đại diện của nhóm người “không phải da trắng” và đưa ra mô hình xây dựng đế quốc cấp tiến hơn so với các nhà nước phân biệt chủng tộc kiểu phương Tây. Hôn nhân liên sắc tộc giúp làm nổi bật một nước Nhật không chỉ là một cường quốc Âu hóa mới, mà còn thể hiện lý tưởng về một “sự hội nhập hài hòa” (naitai yūwa), chứng tỏ đường lối cai trị thực dân theo chủ nghĩa quân bình (egalitarism) của đế quốc Nhật.

Mặc dù những cam kết của Nhật Bản về hôn nhân liên sắc tộc chủ yếu để phục vụ lợi ích chính trị của chính đế quốc, nhưng chính sách này thực sự đã trở thành một bước đột phá tại thời điểm mà các nước phương Tây không ủng hộ hoặc thậm chí là cấm hôn nhân dị chủng (miscegenation). Đáng chú ý là, mô hình liên hôn được cổ xúy trên truyền thông nhà nước là giữa một người phụ nữ Nhật Bản và một người đàn ông Đài Loan. Điều này tiếp tục đi ngược với các tiêu chuẩn châu Âu bấy giờ, khi mà ý thức bảo vệ phụ nữ da trắng khỏi đàn ông bản địa là minh chứng rõ rệt cho sự phân biệt chủng tộc.

Chiến lược “khẳng định bản sắc” của Đài Loan 

Người Đài Loan muốn khẳng định rằng họ có một xã hội tôn trọng quyền của tất cả mọi người. Ảnh: Tyrone Siu/Reuters

Ngày nay, Đài Loan cũng đang áp dụng chiến lược tương tự để khẳng định tính độc lập của mình. Ngay cả khi nhiều thập niên đã trôi qua sau khi Nhật chấm dứt đô hộ vào năm 1945, Đài Loan vẫn phải tiếp tục trải qua giai đoạn căng thẳng giữa chủ nghĩa đế quốc và phe cấp tiến. Tình hình chính trị của hòn đảo này hiện còn đang gây tranh cãi, khi mà các tranh luận về việc thống nhất với Trung Quốc đại lục hay trở thành quốc gia độc lập vẫn chưa thể có hồi kết.

Trong bối cảnh đó, kinh nghiệm chuyển đổi văn hóa thời Nhật cai trị thường được xem xét dưới góc độ lịch sử như một thời kỳ phát triển giúp Đài Loan có được bản sắc riêng và khác biệt với Trung Quốc. Trong phạm vi chính trị và tư tưởng lấy  lịch sử thời thuộc địa của Đài Loan làm trung tâm, chủ nghĩa dân tộc kiểu Trung Quốc được xem như một hình thức thực dân, và hình ảnh Đài Loan “đích thực” thời hậu thuộc địa đang ngày càng gần với một quốc gia độc lập. 

Ngay cả khi Nhật Bản không còn kiểm soát hòn đảo cũng như không còn tranh cãi về liên hôn, tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan vẫn còn đó. Là láng giềng có nền văn hóa và vị trí địa lý gần sát Đài Loan nhất, cái bóng Trung Quốc đòi hỏi các nhà lãnh đạo Đài Loan phải tìm một phương án thay thế để đạt được sự công nhận quốc tế cần thiết nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Với việc hợp pháp hóa HNĐG, Đài Loan tìm cách tách mình ra khỏi đại lục và tự khẳng định “thương hiệu” của riêng mình. Không phải ngẫu nhiên mà chính phủ đương nhiệm lại do đảng Dân Tiến (DPP) dẫn dắt, một đảng chính trị ủng hộ sự độc lập của Đài Loan. Không như phe đối lập Quốc Dân đảng (KMT), đảng Dân tiến từ chối thừa nhận nguyên tắc “Một Trung Quốc” (One China) trong Đồng thuận 1992.

Hợp pháp hóa HNĐG trao cho lãnh đạo Đài Loan một cơ hội để nhấn mạnh “Trung Hoa tính” của riêng họ, thứ được định hình qua quá trình đàm phán với nhiều lực lượng xã hội và được ghi nhận trong luật pháp. Rất dễ để bác bỏ những tiếp cận cấp tiến để cho rằng đây chỉ là một bước đi chính trị đơn thuần. Nhưng trong trường hợp này (cũng như những trường hợp khác), các tư tưởng cấp tiến và ý định chính trị không loại trừ lẫn nhau. Di sản của Luật hôn nhân liên sắc tộc thập niên 1930 không phải là hoàn hảo, nhưng đó là một yếu tố đi đầu trong công cuộc tự do hóa luật hôn nhân ở Đông Á nói chung. Luật Hôn nhân Đồng giới cũng đã sẵn sàng để làm điều tương tự.

Luật Khoa

Word

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen