Seite auswählen

Hoàng Lan Chi

27.10.2019

LGT: Tháng 10/2019, bài báo của CBC về “nhập lậu” người Việt vào Canada gây chấn động. Nhiều media vào cuộc. Mọi người xem và nghe được đủ hai chiều: từ Voice và người ngoài Voice. Hôm nay chúng tôi phỏng vấn Ts Nguyễn Đình Thắng vì ông là người đưa Trịnh Hội từ Úc qua Mỹ làm việc trong tổ chức Lavas, sát cánh với Ts Lê Duy Cấn, giới thiệu Trịnh Hội với Ts Cấn, rành rẽ các chương trình định cự tị nạn. Tóm tắt các ý chính:1) CT Định Cư Nhân Đạo của Canada ký khoảng 2012 áp dụng cho thuyền nhân đến Thái khoảng 81-94 ( trốn thoát vụ cưỡng bức hồi hương, họ không phải là tị nạn; Ts Thắng đã “thấy” vài hồ sơ bất hợp lệ ngay khoảng 2012 khi bà Lâm Tuyết Liên Hội NV Canada VCF đưa danh sách; Ts Thắng cũng thấy ngay khi CBC hỏi mới đây: ô Keang Sapbay, là người Campuchia chứ không là cựu thuyền nhân Việt Nam. Ông ta thuộc số 350 nghìn người Miên chạy sang Thái Lan lánh nạn Khmer đỏ. Sau tổng tuyển cử có giám sát của LHQ năm 1993, số người này tuần tự về nước. Ông Sapbay về nước năm 1997, làm ăn khá giả và có cuộc sống sung túc ở Nam Vang; Trịnh Hội, thừa lệnh của Liên Hội NV Canada VCF, có nhiệm vụ lập danh sách và nộp 2 bổn cho Canada và Cao Ủy Tị Nạn LHQ ( vì Thái Lan tin tưởng vào Cao Ủy để có ds thuyền nhân). Voice nói họ dựa vào ds của LM Nam Wong nhưng thực tế LM không hề xác nhận tính hợp lệ mà chỉ xác nhận họ từng là thuyền nhân; năm 2018, VOICE ký một MOU (Memorandum of Understanding:Biên bản ghi nhớ) KHÁC, trực tiếp với chính phủ Canada cho chương trình bảo lãnh tư nhân bình thường, dành cho các người đã được xét là tị nạn bởi Cao Uỷ TN/LHQ.

1) HLC: Năm 2006, TS Lê Duy Cấn xin Canada cứu thuyền nhân còn kẹt lại. Năm đó có Ts cùng tham dự không? Ls Trịnh Hội có cùng tham dự không?

Ts Thắng: Tôi ủng hộ nhưng không tham dự cuộc điều đình giữa Liên Hội Người Việt Canada (LHNV) với chính phủ Canada về định cư nhân đạo cho các thuyền nhân Việt Nam còn kẹt ở Thái Lan từ sau vụ cưỡng bức hồi hương năm 1996. BPSOS lo không xuể việc bảo vệ quy chế tị nạn cho số đồng bào mới chạy sang Thái Lan lánh nạn, nay đã lên đến khoảng 1,700 người và vẫn tiếp tục tăng, nên không thể đa đoan thêm việc.

Cá nhân tôi có theo dõi tiến trình vận động của LHNV, và Ts. Lê Duy Cấn có chia sẻ với tôi về tiến trình này. BPSOS và LHNV có quá trình hợp tác từ năm 1991. LHNV đồng sáng lập Chương Trình Trợ Giúp Pháp Lý Cho Thuyền Nhân Việt Nam (Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers, hay LAVAS) do BPSOS khởi xướng và BPSOS hỗ trợ đề án bảo lãnh tư nhân cho các thuyền nhân ở Hồng Kông do LHNV khởi xướng.

Năm 1998, tôi giới thiệu Trịnh Hội với Ts. Lê Duy Cấn vì lúc ấy Trịnh Hội đang làm việc cho LAVAS ở Philippines. Từ năm 2001 tôi không liên lạc gì nữa với Trịnh Hội nên không thể trả lời phần hai trong câu hỏi của chị.

2) HLC: Danh sách 100 người được Ts Cấn đưa cho Canada đúng không ạ? Danh sách này do ai cung cấp cho Ts Cấn? Lm Nam Wong tự thu thập hay Trịnh Hội giúp Lm Namwong?

Ts Thắng: Năm 2012, Ts. Lê Duy Cấn nộp danh sách chỉ có 65 người.

Muốn hiểu thể thức lập danh sách, trước hết phải hiểu nội dung của bản MOU ký kết giữa Liên Hội NV Canada VCF và Canada. MOU này tạm thời lập ra một biệt lệ vì số cựu thuyền nhân Việt Nam ở Thái Lan không có quy chế tị nạn để định cư theo chương trình bảo lãnh tư nhân bình thường của Canada. Điều kiện của MOU là cựu thuyền nhân phải đến Thái Lan trong khoảng 1984-1991 và sống bất hợp pháp ở quốc gia cho đến thời điểm ký MOU. Nói gọn, họ là những người trốn thoát cuộc cưỡng bức hồi hương năm 1996.

Liên Hội NV Canada VCF ký MOU nhưng trông cậy nơi VOICE lập danh sách để chuyển cho chính phủ Canada. Đồng thời, VOICE nộp danh sách này cho Cao ủy Tị Nạn LHQ để chuyển cho chính phủ Thái Lan – Thái Lan phải cấp phép thì những người này mới có thể lên đường định cư Canada. CUTNLHQ đinh ninh rằng danh sách do VOICE cung cấp đã được xác nhận tính hợp lệ bởi LM Prayun Namwong, người cưu mang các cựu thuyền nhân sống bất hợp pháp ở Thái Lan. Thực ra, LM Namwong chỉ xác nhận rằng những người trong danh sách đã từng ở trại Sikiew trước đây, chứ không xác nhận về tính hợp lệ. Trong một lần trao đổi với tôi năm 2016, Cao Ủy Tị Nạn LHQ tỏ ra ngạc nhiên về điều này.

3) HLC: Vì sao 108 người được Canada chấp thuận so với list ban đầu dường như 100, Ts có biết không ạ?

Ts Thắng: Danh sách ban đầu chỉ có 65 người. Khi Bà Lâm Tuyết, Chủ Tịch Liên Hội NV Canada VCF lúc bấy giờ, cho tôi xem danh sách thì tôi đã chỉ ra ngay hơn chục người không hợp lệ. Đó là những người Việt đang ẩn náu ở Campuchia, không phải Thái Lan, và đã được CUTNLHQ ở đó công nhận tư cách tị nạn. Sau đó họ chạy sang Thái Lan và BPSOS đã can thiệp để họ được tái công nhận tư cách tị nạn bởi Cao Ủy TNLHQ ở Thái Lan. Họ đều đã định cư ở Hoa Kỳ.

Thay vì bớt đi, số người trong danh sách đã tăng lên thành 108. Trong đó có thể có một số hồ sơ hợp lệ mới phát hiện. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều hồ sơ không hợp lệ. Cơ quan truyền thông CBC đưa cho tôi xem một số hồ sơ mà họ điều tra kỹ lưỡng. Chẳng hạn, trường hợp của Ông Keang Sapbay, là người Campuchia chứ không là cựu thuyền nhân Việt Nam. Ông ta thuộc số 350 nghìn người Miên chạy sang Thái Lan lánh nạn Khmer đỏ. Sau tổng tuyển cử có giám sát của LHQ năm 1993, số người này tuần tự về nước. Ông Sapbay về nước năm 1997, làm ăn khá giả và có cuộc sống sung túc ở Nam Vang. CBC cho tôi đường link để phối kiểm: https://eluxemagazine.com/jewellery/bracelets-not-bullets-craftworks-cambodia/. Thậm chí, tiểu sử của Ông Sapbay vẫn còn ghi tại: http://kh.viadeo.com/en/profile/craftworks-cambodia.keang-sapbay.

Điều làm tôi thắc mắc là không biết LM Namwong có xác nhận Ông Sapbay là thuyền nhân Việt Nam đã từng sống ở trại Sikiew trước đây hay không.

4) HLC: Lm Nguyễn Thiện tố cáo trường hợp Bạch Hồng Quyền. Năm 2018 , Ls Trịnh Hội tuyên bố đã vận động CANADA CHẤP THUẬN CHO CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC, VD Tù Nhân LT, KHÔNG CỨ GÌ THUYỀN NHÂN LƯU LẠC 20 NĂM. Như vậy, ô Bạch Hồng Quyền đi theo CT MỚI do Trịnh Hội vận động vào 2018, đúng không ạ? Trích lời Trịnh Hội trả lời báo NV (mặc dù chương trình vận động thuyền nhân vào Canada đã chấm dứt năm 2016, VOICE vẫn đang vận động cho 50 người tị nạn khác vào đất nước này, và đã đưa được năm người vào, còn 45 người nữa). Điều này là sao? Vì sao chương trình đã chấm dứt mà Mc Trịnh Hội vẫn đưa được người qua Canada?

Ts Thắng: Tôn chỉ của BPSOS là không chia sẻ thông tin về người được chúng tôi giúp đỡ, nhất là về pháp lý để xin quy chế tị nạn. Tôi xin do đó xin miễn bàn về Ông Bạch Hồng Quyền mà chỉ trả lời tổng quát như sau.

MOU năm 2012, ký với LHNV, chỉ dành cho số thuyền nhân không là tị nạn và đã ở lại Thái Lan sau đợt cưỡng bức hồi hương năm 1996. Năm 2018, VOICE ký MOU trực tiếp với chính phủ Canada cho chương trình bảo lãnh tư nhân bình thường, dành cho các người đã được xét là tị nạn bởi CUTNLHQ.

Ở đây tôi muốn làm sáng tỏ một điểm mà chính Luật Sư Guidy Mamann, phỏng vấn bởi CBC, đã thiếu chính xác khi cho rằng bản MOU năm 2012 có lỗ hổng. Theo quy ước trong lĩnh vực tị nạn, ngày đến một quốc gia được tính theo lần cuối đặt chân đến quốc gia ấy. Chẳng hạn, một người đến Thái Lan năm 1989, hồi hương, rồi quay lại Thái Lan năm 2011 thì ngày đến được tính là năm 2011, chứ không phải 1989. Hiểu như vậy thì bản MOU năm 2012 chỉ áp dụng cho các cựu thuyền nhân đến Thái Lan trong khoảng 1984-1991 và ở liên tục tại Thái Lan đến ngày ký MOU. Bằng không, Canada sẽ phải nhận định cư tất cả 2.5 nghìn cựu thuyền nhân bị hồi hương năm 1996 nếu họ quay lại Thái Lan bất kỳ lúc nào; cộng thêm thân nhân thì có thể lên đến chục nghìn người. Chắc chắn Canada và Thái Lan không chấp nhận điều này.

MOU năm 2012 là đầy đủ. Không hề có lỗ hổng.

5) HLC: CBC đã có bài báo, đã phỏng vấn cả đương kim Bộ Trưởng Di Trú thì bao nhiêu % là Canada phải điều tra? Lý do: ô Nguyễn Thanh Tú đã tố cáo từ 2018, với các bằng cớ ( như CBC đang trưng dẫn) nhưng giới chức liên quan của Canada vẫn “im lặng”?

Ts Thắng: Dựa vào các thông tin mà CBC chia sẻ, tôi thấy họ điều tra rất kỹ và sâu, và chưa chấm dứt. Nếu chính phủ tắc trách thì có thể CBC sẽ công bố những chứng cứ mà họ có.

6) HLC: Giả dụ sau khi điều tra và có chứng cớ là Mc Trịnh Hội đã làm việc “thiếu trách nhiệm” vì ô ta biết rất rõ điều kiện then chốt là (ở Thái Lan 20 năm) nhưng vẫn giúp những người không đủ điều kiện, hoặc có “tham nhũng” thì ô Trịnh Hội có bị xử theo luật pháp Canada hay không vì Trịnh Hội là công dân Mỹ? Nếu có, ông có thể cho biết mức độ bị xử? Án treo, hay án tù, và có bị phạt tiền hay không?

Ts Thắng: Chúng ta phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc “suy đoán vô tội”: nếu chưa biết chắc thì nên giả định người khác là vô tội và chờ kết quả điều tra của chính phủ Canada. Tôi không muốn chẩn đoán về hình phạt nặng, nhẹ lúc này.

 Chúng tôi muốn tự do

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen