Myriad factors affect how you relate to colleagues.
There are the personalities in the office, the kind of boss you have and the company culture more broadly.
However, if you find yourself constantly falling into the same unhelpful patterns – perhaps you struggle to accept negative feedback, avoid asking others for help or you fear failing – there could be another less obvious source to your problems.
The nature of your parents’ relationship, and especially whether they solved problems amicably and constructively or resorted to conflict, could have shaped your way of relating to others.
In the psychological jargon, if your parents were forever bickering, or worse, they might have shaped your ‘attachment style’. This could cast a cloud over your ability to form healthy relationships at work.
There are many contributing factors to the kind of attachment style we develop, including the responsiveness of our parents, as well as our own personality, which itself reflects a mix of environmental and genetic factors.
Also relevant, however, is our parents’ relationship with each other.
For children, parents provide a model for how disagreements should be resolved in close relationships – indeed, whether they can be resolved at all – and research suggests this has consequences for children’s later attachment style.
For many years, attachment theory has mostly been used to examine how people’s attachment style, as formed in their childhood, influences their behaviour in their adult romantic relationships (not surprisingly, the two insecure attachment styles are associated with poorer quality adult romantic relationships). Increasingly, however, work psychologists are turning to attachment theory to help explain employee behaviour in the office, with the number of papers taking this approach spiralling in recent years.
Personal style
There are various ways your attachment style could affect your work behaviour.
For instance, if you are anxiously attached, you might be extra fearful of facing rejection for turning in a poor performance (on the plus side, you might also be more alert to threats, perhaps making you an ideal whistle-blower).
If you have an avoidant attachment style, you are more likely to mistrust your managers and colleagues.
These deep-rooted psychological processes also affect bosses – for example, those with a secure attachment style are more inclined to delegate.
Such findings are borne out in personal stories. Sabrina Ellis, 32, a mental health nurse and organisational psychologist, recalls verbal and physical violence between her parents, and later between her mother and step-father.
“Growing up … there were no male or female adults in my household I could trust, and I felt like I had to protect myself even as a young woman,” she says.
Sabrina believes this caused problems earlier in her career, especially rebuilding trust with male colleagues who let her down.
Your attachment style is not destiny, though. Recent research has shown attachment style evolves to some extent through life in response to current circumstances.
If you are fortunate to have a dependable, loving partner, this is likely to increase your confidence and trust in others – manifesting in a secure attachment style. This is a process that’s been called the ‘dependency paradox’ – that is, having someone to depend on increases our autonomy.
A negative blueprint from your parents isn’t necessarily a path to conflict or shyness – you can channel it to be productive and grow as a leader too (Credit: Alamy)
Also being more conscious of your relationship tendencies, borne of your childhood experiences, can enable you to take steps to ameliorate them or turn them to your advantage.
Kaur says the unhelpful avoidance of conflict and closed-mindedness, which she believes she picked up from her parents is something that she started addressing 10 years ago when a colleague first pointed it out. “I [now] invite discussion and try to be as open minded as possible,” she says.
Ellis too has managed to adapt in positive ways. “Throughout my career I have avoided conflict and consciously learnt new ways to resolve issues and address concerns professionally by remaining solution-focused,” she says.
“This has been very productive and [helped me be] successful as a leader in teams and as a colleague to other professionals.”
Your ways of relating to others at work might have deep roots, but if psychology has taught us one thing, it’s that learning is possible through life.
That applies to your attachment style and personality as much as to acquiring a new language or taking up a new sport.
Speaking as a psychologist, being more aware of these interpersonal processes and their roots means there’s no reason why you too can’t adapt and become a more effective colleague or manager.
Ảnh hưởng của cha mẹ đối với sự thăng tiến của con
Thuyết gắn bó lần đầu tiên được công bố bởi nhà tâm lý học người Anh John Bowlby hồi giữa thế kỷ trước.
Ông cho rằng các mối quan hệ ban đầu của con người – đặc biệt là quan hệ với cha mẹ – sẽ định hình cách ta ứng xử với những người khác trong suốt cuộc đời, gọi là “tính gắn bó”.
Nói một cách căn bản thì con người có thể có sự “gắn bó an toàn”, “gắn bó lo âu”, hay “gắn bó tránh né”.
“Gắn bó an toàn” có ở người tự tin vào giá trị bản thân và tin tưởng người khác.
Những ai có xu hướng “gắn bó lo âu” thì coi nhẹ bản thân và sợ bị người khác từ chối và bỏ mặc, liên tục tìm kiếm sự trấn an.
Còn những người “gắn bó tránh né” thì cực kỳ không tự tin và không tin tưởng người khác. Họ tìm cách thích nghi bằng cách ngay từ đầu tránh né quá gần gũi với người khác.
Có rất nhiều yếu tố tạo ra các kiểu gắn bó phát triển trong ta, trong đó bao gồm cả phản ứng của cha mẹ cũng như tính cách bản thân ta, và phần tính cách này tự thân cũng thể hiện nhiều yếu tố liên quan đến môi trường và gene.
Tuy nhiên, có một yếu tố khác nữa, đó là mối quan hệ giữa cha và mẹ.
Với con trẻ, cha mẹ là hình mẫu thể hiện gợi ý sự bất đồng nên được giải quyết ra sao trong mối quan hệ tình cảm gần gũi – và liệu bất đồng đó có được giải quyết không – nghiên cứu chỉ ra điều này gây ảnh hưởng đến kiểu gắn bó của trẻ trong tương lai.
Những nghiên cứu kiểu này thông thường chịu ảnh hưởng từ sự trùng gene – nghĩa là bất cứ liên hệ nào giữa hành vi của con cái và hành vi của cha mẹ đều có thể giải thích, ít nhất là phần nào đó, dựa trên những gene giống nhau họ có.
Tuy nhiên, giới hạn này xem xét một nghiên cứu thực hiện với 157 cặp đôi, phát hiện ra những người có cha mẹ ly hôn khi họ còn nhỏ thường có kiểu gắn bó lo âu khi trưởng thành.
Một nghiên cứu do các nhà tâm lý học từ Đại học Purdue Calumet ở bang Indiana, đề nghị 150 sinh viên nhớ lại những xung đột trong tình cảm của cha mẹ và sau đó tự đánh giá kiểu gắn bó của bản thân. Những sinh viên nhớ được nhiều xung đột hơn có xu hướng theo kiểu gắn bó lo âu và tránh né hơn.
Trong nhiều năm, thuyết gắn bó gần như luôn được áp dụng để tìm hiểu kiểu gắn bó của con người, hình thành từ khi thơ bé, tác động đến hành vi và mối quan hệ tình cảm khi họ trưởng thành (cũng không có gì đáng ngạc nhiên, hai kiểu gắn bó bất an có liên hệ với đời sống tình cảm không tốt khi trưởng thành).
Tuy nhiên, ngày càng nhiều nhà tâm lý học công sở đang dùng đến thuyết gắn bó để giải thích hành vi của nhân viên trong văn phòng, với ngày càng nhiều nghiên cứu chọn cách tiếp cận này trong vài năm gần đây.
Xu hướng cá nhân
Kiểu gắn bó của bạn có thể ảnh hưởng đến hành vi trong công việc theo nhiều cách khác nhau.
Chẳng hạn, nếu bạn là người gắn bó lo âu, bạn dễ cảm thấy lo sợ khi phải đối diện với nguy cơ bị từ chối và dẫn đến thể hiện kém trong công việc (tuy nhiên ưu điểm là bạn sẽ cảnh giác trước nguy cơ hơn, và thể điều này sẽ khiến bạn là người rất thích hợp để tiết lộ ra những tin liên quan tới hành vi sai trái).
Nếu bạn có kiểu gắn bó tránh né, bạn có xu hướng không tin tưởng lãnh đạo và đồng nghiệp.
Quá trình tâm lý rất sâu này cũng ảnh hưởng đến người làm sếp – chẳng hạn, những người theo kiểu gắn bó yên tâm sẽ có xu hướng dễ trao quyền hơn.
Những phát hiện trên được chứng minh bằng nhiều câu chuyện cá nhân.
Sabrina Ellis, 32 tuổi, y tá về sức khỏe tâm thần và nhà tâm lý học tư vấn về các vấn đề trong công sở, nhớ lại những xô xát về lời nói và hành động của cha mẹ cô, và sau đó là giữa mẹ và người cha dượng.
“Suốt thời gian lớn lên… không có bất cứ người lớn nào dù là đàn ông hay phụ nữ trong nhà mà tôi có thể tin tưởng, và tôi cảm thấy như mình phải tự bảo vệ bản thân dù còn rất trẻ,” cô kể lại.
Sabrina tin rằng điều này gây ra nhiều vấn đề trong thời gian đầu cô mới bước vào sự nghiệp, đặc biệt là trong việc cố xây dựng lại niềm tin với những đồng nghiệp nam khiến cô thất vọng.
Kiran Kauer, tư vấn quản trị 34 tuổi, tin rằng mối quan hệ của cha mẹ cô đã ảnh hưởng đến cô theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực.
Họ tránh xung đột với nhau và thể hiện bề ngoài hòa hợp (đây là điều mà thỉnh thoảng Kauer cũng cố gắng bắt chước trong nhóm làm việc của cô), nhưng đồng thời họ cũng cố tìm cách áp chế người kia bất kỳ khi nào hai bên có khác biệt quan điểm.
“Điều này ảnh hưởng tới cách tôi tiếp cận công việc với nhóm vì tôi cũng không kêu gọi thảo luận cởi mở,” cô chia sẻ.
Dù vậy, kiểu gắn bó của bạn không phải là định mệnh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy kiểu gắn bó sẽ biến đổi ở mức độ nào đó trong đời tùy theo hoàn cảnh trong từng thời kỳ.
Nếu bạn may mắn có một người bạn đời đáng tin cậy và tin yêu, bạn sẽ có thêm nhiều tự tin và biết tin tưởng vào người khác – thể hiện ở kiểu gắn bó an toàn. Đây là quá trình “nghịch lý phụ thuộc” – nghĩa là có ai đó để dựa vào và từ đó tăng tính độc lập.
Đồng thời, khi bạn nhận thức rõ hơn về xu hướng trong mối quan hệ của bản thân, từ những trải nghiệm ấu thơ, bạn có thể từng bước cải thiện hay biến đổi để tận dụng xu hướng đó.
Kauer cho biết sự né tránh xung đột và đầu óc không cởi mở, điều mà cô tin rằng đã hình thành trong cô từ những gì xảy ra trong gia đình, là thứ mà cô bắt đầu tìm cách giải quyết từ 10 năm trước khi một đồng nghiệp chỉ ra cho cô. “Tôi [hiện giờ] sẵn sàng thảo luận và cố gắng cởi mở nhất có thể,” cô nói.
Ellis cũng tìm ra cách thích nghi theo hướng tích cực.
“Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã luôn tránh né xung đột và ý thức học về những cách thức mới để giải quyết vấn đề, thể hiện sự lo lắng chuyên nghiệp bằng cách tập trung vào tìm kiếm giải pháp,” cô chia sẻ.
“Điều này rất năng suất và [đã giúp tôi] thành công khi làm lãnh đạo nhóm và là đồng nghiệp với những chuyên gia khác.”
Cách bạn ứng xử với mọi người trong công việc có thể bắt nguồn từ rất sâu xa đâu đó, nhưng nếu như tâm lý học có thể dạy ta điều gì thì đó chính là ta luôn có thể học tập suốt đời.
Điều đó cũng đúng với kiểu gắn bó và nhân cách của bạn, tương tự như khi học ngôn ngữ mới hay tập môn thể thao nào đó mới.
Nói theo cách của các nhà tâm lý học, thì việc nhận thức rõ hơn về những mối quan hệ giữa con người với nhau và nguồn gốc của chúng có nghĩa là bạn có thể thích nghi và trở thành đồng nghiệp hay nhà quản lý hiệu quả hơn.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.