Mục lục
The powerful images of Hong Kong’s protests
Six months into Hong Kong’s anti-government protests, the city is celebrating its artistic talent and creativity in an unprecedented manner, writes Vivienne Chow.
By Vivienne Chow
The face of Hong Kong’s chief executive Carrie Lam is falling apart: an eyeball has fallen out of its socket and the flesh of her left chin has been ripped off.
Black-clad protesters in yellow hard hats are standing on top of her head, hanging a banner with ‘Hong Kong add oil’ on her forehead and shouting into her ear with a megaphone.
Such is an imaginary scene painted by Elyse Leaf, a 26-year-old illustrator and designer who channelled her anger and frustration into this illustration.
She completed it in July, a month after the outbreak of Hong Kong’s pro-democracy protests began, sparked by the now-withdrawn extradition bill.
“I have never felt such an indescribable rage towards one person in my life, and this person is Carrie Lam,” she said.
Elyse Leaf’s illustration echoes an iconic slogan of the ongoing protests: “we climb the same mountain together, but each of us makes their own effort” – it became one of the digital posters that went viral online.
The digital illustration has also been transformed into stickers and handed out to people taking part in protests, and they ended up decorating the streets.
Photos of these stickers in the streets were later shared on social media.
Elyse Leaf’s illustration is one of the many examples completing the online-offline creative cycle that has been fueling the Hong Kong protests.
Drawing references from popular culture and fine art, these creative outputs first propagate the ideologies of the protests in the digital realm.
They are dispersed via social media, encrypted messaging platform Telegram and Apple’s bluetooth-enabled AirDrop.
Then they cross into reality, ending up as protest art objects or performative protests in the streets, turning public spaces into a canvas or an art gallery.
Images of streets that are full of these creations travel back to cyberspace and are spread further via social media.
“The transformation of public space itself is art,” Him Lo, an artist and curator from Hong Kong, tells me during a panel discussion in Hong Kong titled Visual Art in Public Space.
“We have more imagination of public space, taking the chance to transform space into place.”
Art embedded in protest
Six months on, the protests are still going strong and the form they take is continually evolving.
Violence from both the police and radical protesters is escalating as the authorities take a more hard-hitting, suppressive approach and protesters respond with increasingly aggressive tactics that disrupt the city.
“This movement requires a great deal of creative power in order to sustain, and the emergence of artistic creativity during this process is natural. These creative outputs are embedded in the collective action and empowering the movement,” Professor Francis Lee, Director of the School of Journalism and Communication at The Chinese University of Hong Kong, tells BBC Culture.
The strategy of ‘be water’, inspired by Hong Kong kung-fu icon Bruce Lee’s famous philosophical quote, is the fundamental principle of the protests – which come and go.
Unlike the city’s past political demonstrations, such as the Umbrella Movement in 2014, where protesters led by political leaders occupied specific sites for 79 days, the current movement does not operate on a singular model, Professor Lee explains. “It has to constantly evolve and there is always something new.”
And speaking during the Visual Art in Public Space panel, Hong Kong artist Kacey Wong, best-known for his protest art, said that due to the mobile nature of the protests, art attached to the protests also has to be mobile.
Digitally-made works fit the bill.
Protest art, illustrations, animated shorts and publicity posters by anonymous creatives have gone viral,
such as those inspired by Japanese anime and an iconic work by an anonymous artist called Harcourt Romanticist that references Delacroix’s Liberty Leading the People.
Together with works by professionals such as Hong Kong artist Justin Wong and Badiucao, a Chinese political artist living in Australia, these creative outputs ended up as physical objects attached to Lennon Walls.
Professor Lee explains that besides art, the protests took on other new forms aimed at catching the world’s attention, like crowdfunding more than HK$5 million (£486,000) to run artfully-designed advertisements in newspapers around the world in order to spread protest messages ahead of the G20 summit.
He adds that activists are well aware of how performative elements can turn a rally into an appealing event with long-lasting impact,
citing the human chain protest on the iconic Lion Rock on 23 August and the singing of protest songs at shopping malls like Glory to Hong Kong, a song written by netizens that within a matter of weeks had quickly became the city’s unofficial anthem.
“These iconic images help consolidate how we understand these events,” he says.
‘Art as a weapon’
Kacey Wong has also joined one of the singing protests.
On one occasion, he posed as a ‘raptor’, the Special Tactical Squad of the police force that was captured on camera attacking protesters and civilians.
The crowd – initially frightened by his appearance – was soon relaxed, as Wong waved his baton like a conductor, compelling people to sing along with the music playing on his loudspeaker.
“During the time of crisis, we need somebody to listen to us,” Wong said.
Him Lo shared the same desire to be heard, admitting that he felt rage when he witnessed how the city had been turned into a war zone, particularly in mid-November, when university campuses were under siege by riot police.
He made an installation called Sin of Hong Kong, using tear gas canisters he collected from the field. The work was on show in Hong Kong, but the police removed it, citing that it was illegal to possess weapons and ammunition.
“As an artist, I have different weapons if I want to voice out my messages, such as painting, poetry, or other kinds of media,” Lo tells BBC Culture.
“Some people might think these weapons are weak, but it is the message that we need to deliver to people. We have other options before resorting to violence.”
More artists have begun to respond to the protests with their art, but only a few have been shown locally to date.
Some of Wong and Lo’s works were featured in a group show called Water and Ashes for Creative (R)Evolution, the first exhibition in Paris dedicated to the protest art from the 2019 movement.
The show gave a spotlight to the creative outputs by the anonymous illustrators, designers and artists who have been among the key drivers of the protests.
Wong explains that when anonymous creatives and protesters hide their identities, they collectively form a new identity, creating a sense of unity and fluidity that previously did not exist.
Lo agrees, saying that artists are a part of a political movement that is morphing into a fight to reinvent Hong Kong’s identity and preserving the city’s soul.
And this is an opportunity for the anonymous creatives to showcase the talent they are not allowed to demonstrate at work because they have to serve conservative clients, Elyse Leaf explains, citing friends who are also designers and even owners of advertising agencies.
“Hong Kong people have never been so united,” she says. “They do their best to express themselves and spread their messages creatively. In the past, I did not love Hong Kong that much. I always thought about leaving. But now all I want is to win this battle – these people have messed up my home, and they are not allowed to do that”.
Nghệ thuật: vũ khí công hiệu của người biểu tình Hong Kong
Trên một bức tranh biếm họa, gương mặt Carrie Lam, Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong bị vỡ ra thành từng mảnh: một nhãn cầu rớt khỏi hốc mắt, phần da thịt ở cằm trái vỡ toác.
Nhiều người biểu tình mặc áo đen, đội mũ cứng màu vàng đứng đầy trên đầu bà, treo thòng xuống trán bà biểu ngữ ‘Tiếp sức cho Hong Kong’ và dùng loa phóng thanh hét vào tai bà.
Đó là hình ảnh vẽ bởi Elyse Leaf, họa sĩ minh họa và nhà thiết kế 26 tuổi, người đã trút sự phẫn nộ và thất vọng của mình vào tác phẩm.
Cô hoàn thành nó vào tháng 7/2019, một tháng sau khi các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong bùng nổ, bắt nguồn từ dự luật dẫn độ nay đã bị rút bỏ.
“Trong cuộc đời mình, tôi chưa bao giờ cảm thấy tức giận điên cuồng đối với một người tới vậy, và người đó chính là bà Carrie Lam,” cô nói.
Tác phẩm biếm họa của Elyse Leaf phản ánh khẩu hiệu mang tính biểu tượng của các cuộc biểu tình đang diễn ra: “chúng tôi nguyện chung sức đồng lòng theo đuổi cuộc đấu tranh khó khăn này, song mỗi người sẽ nỗ lực theo cách riêng của mình” – bức tranh đã trở thành một trong những tấm áp phích kỹ thuật số được lan truyền mạnh mẽ trên mạng.
Hình vẽ kỹ thuật số này cũng được in thành các tấm sticker có keo dính phát cho người biểu tình, và cuối cùng họ mang chúng dán trang trí trên khắp đường phố.
Những bức ảnh chụp quang cảnh Hong Kong dán đầy stickers này được chia sẻ mạnh trên mạng xã hội.
Bức biếm họa của Elyse Leaf là một trong nhiều ví dụ về chu trình sáng tạo từ online đến ngoài đời thực ở Hong Kong.
Được kết hợp giữa văn hóa đại chúng với mỹ thuật, những tác phẩm sáng tạo này trước tiên nhằm phát đi ý thức hệ của các cuộc biểu tình trong thời kỹ thuật số.
Chúng được phân tán qua mạng xã hội, qua những nền tảng tin nhắn được mã hóa như Telegram, và AirDrop của Apple.
Sau đó, chúng đi vào thực tế, trở thành các tác phẩm nghệ thuật mang tính phản kháng hoặc các cuộc biểu tình mang tính trình diễn trên đường phố, biến không gian công cộng thành phòng trưng bày nghệ thuật.
Hình ảnh đường phố đầy các tác phẩm sáng tạo này lại quay trở lại không gian mạng và được lan truyền mạnh mẽ hơn nữa nhờ mạng xã hội.
“Bản thân sự biến đổi của không gian công cộng đã là nghệ thuật,” Him Lo, nghệ sĩ và là quản thủ nghệ thuật ở Hong Kong, nói với tôi tại cuộc toạ đàm Nghệ thuật Tạo hình Nơi Công cộng (‘Visual Art in Public Space’).
“Sức tưởng tượng ở nơi có không gian công cộng thì to lớn hơn, và chúng tôi tận dụng cơ hội để biến những nơi đó thành nơi thể hiện nghệ thuật.”
Nghệ thuật gắn liền với biểu tình
Diễn ra đã được sáu tháng nhưng phong trào biểu tình Hong Kong vẫn rất mạnh mẽ, và các hình thức biểu tình liên tục được sáng tạo, biến hoá.
Bạo lực từ cả hai phía, cảnh sát và người biểu tình cực đoan, đang leo thang. Chính quyền cứng rắn hơn, dùng cả các biện pháp trấn áp, còn người biểu tình đáp trả bằng các chiến thuật ngày càng hung hăng hơn, gây gián đoạn hoạt động của thành phố.
“Cần có sự sáng tạo mãnh liệt để phong trào biểu tình có thể duy trì lâu dài, và sự xuất hiện của sáng tạo nghệ thuật là lẽ tự nhiên trong quá trình này. Những tác phẩm nghệ thuật gắn liền với hành động chung của người biểu tình, và trao thêm sức mạnh cho phong trào,” Giáo sư Francis Lee, Giám đốc Trường Báo chí và Truyền thông thuộc Đại học Trung văn Hong Kong, nói với BBC Culture.
Chiến lược hành động ‘như nước’, lấy cảm hứng triết lý võ thuật nổi tiếng của huyền thoại Lý Tiểu Long, là nguyên tắc cơ bản của các cuộc biểu tình – tụ rồi tan.
Không giống như các cuộc biểu tình chính trị trong quá khứ của thành phố, chẳng hạn như Phong trào Dù năm 2014, khi các chính trị gia cầm đầu phong trào dẫn dắt người biểu tình chiếm đóng các địa điểm cụ thể trong 79 ngày, phong trào phản kháng hiện tại không hoạt động theo một mô hình cứng nhắc, Giáo sư Lee giải thích. “Cần phải liên tục phát triển và luôn có những điểm mới.”
Phát biểu tại toạ đàm “Nghệ thuật Tạo hình Nơi Công cộng”, nghệ sĩ Hong Kong Kacey Wong, gương mặt nổi tiếng với các tác phẩm nghệ thuật phản kháng, nói rằng do tính chất luôn biến hoá của các cuộc biểu tình, nghệ thuật gắn liền với phong trào đó cũng cần phải biến hoá theo.
Các tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo bằng công nghệ kỹ thuật số phù hợp với nhu cầu biến hoá trên.
Nghệ thuật phản kháng, tranh minh họa, các đoạn phim hoạt hình ngắn và áp phích nơi công cộng được các nghệ sỹ ẩn danh sáng tác đã lan truyền rộng rãi trên mạng.
Chẳng hạn, tác phẩm lấy cảm hứng từ phim hoạt hình Nhật Bản và một tác phẩm mang tính biểu tượng có tên Harcourt Romanticist của nghệ sĩ ẩn danh khiến ta liên tưởng đến Nữ thần Tự do Dẫn dắt Nhân dân (‘Liberty Leading the People’) của họa sĩ thuộc trường phái lãng mạn Eugène Delacroix vẽ về cuộc cách mạng tháng Bảy 1830 tại Paris.
Cùng với tác phẩm của các nghệ sỹ chuyên nghiệp như Justin Wong, hoạ sĩ Hong Kong, và Badiucao, hoạ sĩ người Trung Hoa đại lục hiện sống ở Úc chuyên sáng tác về chủ đề chính trị, những tác phẩm này trở thành các chủ thể hiện hữu được gắn lên những bức tường ‘Lennon Walls’.
Giáo sư Lee giải thích rằng bên cạnh nghệ thuật, phong trào biểu tình đã phát triển thêm các hình thức mới khác nhằm thu hút sự chú ý của thế giới, như gây quỹ hơn 5 triệu đô la Hong Kong (486.000 bảng Anh) để đăng những quảng cáo được thiết kế rất nghệ thuật trên các tờ báo khắp thế giới, nhằm truyền bá thông điệp phản kháng trong thời gian trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G20.
Ông nói thêm rằng các lãnh đạo phong trào nhận thức rõ về việc các yếu tố trình diễn có thể biến cuộc biểu tình thành một sự kiện hấp dẫn, có tác động lâu dài.
Ông nhắc tới các ví dụ như sự kiện hàng ngàn người biểu tình nắm tay nhau thành hàng dài trong ánh đèn LED lung linh ở địa điểm mang tính biểu tượng của Hong Kong, Lion Rock vào ngày 23/8; hay cùng hát những bài hát phản kháng tại các trung tâm mua sắm, như bài Vinh quang cho Hong Kong (‘Glory to Hong Kong’), một ca khúc được viết bởi cư dân mạng chỉ trong vài tuần đã nhanh chóng trở thành bài hát không chính thức của thành phố.
“Những hình ảnh mang tính biểu tượng này giúp chúng ta hiểu rõ về chính những sự kiện,” ông nói.
‘Nghệ thuật là vũ khí’
Kacey Wong cũng đã từng tham gia một trong những cuộc biểu tình bằng ca hát.
Có lần, anh đóng vai một raptor – tiếng lóng chỉ lính đặc nhiệm của lực lượng cảnh sát – bị camera ghi lại hình ảnh đang tấn công người biểu tình và thường dân.
Đám đông – ban đầu sợ hãi vì sự xuất hiện của anh – đã sớm thấy nhẹ nhõm khi Wong vung cây dùi cui lên, biến nó thành cây gậy của nhạc trưởng, bắt nhịp cho mọi người cùng hát theo tiếng nhạc phát trên loa.
“Trong thời gian khủng hoảng, phải làm như thế nào đó để có người lắng nghe chúng tôi,” Wong nói.
Him Lo cũng chia sẻ mong muốn được lắng nghe, thừa nhận rằng ông cảm thấy giận dữ khi chứng kiến thành phố bị biến thành chiến trường, đặc biệt là vào giữa tháng 11, khi các trường đại học bị cảnh sát chống bạo động bao vây.
Ông thực hiện tác phẩm nghệ thuật sắp đặt có tên Tội ác ở Hong Kong (‘Sin of Hong Kong’), sử dụng các ống đựng hơi cay mà ông thu thập được từ hiện trường. Tác phẩm được trưng bày ở Hong Kong, nhưng sau đó bị cảnh sát dẹp bỏ với lý do việc sở hữu vũ khí và đạn dược là bất hợp pháp.
“Là một nghệ sĩ, tôi có nhiều vũ khí khác nhau nếu tôi muốn thể hiện thông điệp của mình, như vẽ tranh, làm thơ hay các loại hình truyền thông khác,” Lo nói với BBC Culture.
“Một số người có thể cho rằng những vũ khí này thật là yếu ớt, nhưng đó là thông điệp mà chúng tôi cần gửi đến tất cả mọi người. Chúng tôi có các lựa chọn khác trước khi phải dùng đến bạo lực.”
Nhiều nghệ sĩ đã bắt đầu hưởng ứng với các cuộc biểu tình bằng hình thức nghệ thuật của họ, nhưng cho đến nay mới chỉ có một số ít được giới thiệu tại địa phương.
Một số tác phẩm của hai nghệ sĩ Kacey Wong và Him Lo đã được giới thiệu trong chương trình nhóm có tên Water and Ashes for Creative (R)Evolution, triển lãm đầu tiên ở Paris giới thiệu nghệ thuật phản kháng phát sinh từ phong trào biểu tình 2019 tại Hong Kong.
Chương trình chú trọng giới thiệu các tác phẩm sáng tạo của các họa sĩ, nhà thiết kế và nghệ sĩ ẩn danh, những người nằm trong số những người hoạt động tích cực trong các cuộc biểu tình.
Wong giải thích rằng khi những người sáng tạo và người biểu tình ẩn kín danh tính, họ cùng nhau tạo thành một bản sắc mới, tạo ra cảm giác của một khối thống nhất, nhịp nhàng mà trước đây không tồn tại.
Lo đồng ý, nói rằng các nghệ sĩ là một phần trong phong trào chính trị vốn đang tham gia vào cuộc chiến tái tạo bản sắc Hong Kong và giữ gìn tinh thần của thành phố.
Và đây là cơ hội để sức sáng tạo ẩn danh được thể hiện, bởi các nghệ sỹ không được phép trình bày những thứ này trong tác tác phẩm chính thống nếu như họ muốn phục vụ các khách hàng truyền thống, Elyse Leaf giải thích, và nêu ví dụ là bạn bè của cô, những người đồng thời là các nhà thiết kế, thậm chí là chủ sở hữu của các công ty quảng cáo.
“Người dân Hong Kong chưa bao giờ đoàn kết như vậy,” cô nói. “Họ làm hết sức mình để tỏ thái độ và phát đi thông điệp của họ một cách sáng tạo. Trước đây, tôi không yêu Hong Kong nhiều như vậy. Tôi luôn nghĩ về việc sẽ rời đi nơi khác. Nhưng bây giờ tất cả những gì tôi muốn là chiến thắng trong trận này – chiến thắng những người đã gây xáo trộn quê hương tôi, họ không được phép làm thế.”