Seite auswählen

Càng ngày càng có đòi hỏi phải bắt buộc đeo khẩu trang để chống lại sự lây lan của dịch bệnh Coronavirus. Nhưng nó thiệt sự có hiệu quả như thế nào? Mười câu trả lời quan trọng nhất …

 

 

Vũ Ngọc Chi dịch

Khẩu trang cho mọi người? Một số chính trị gia và các chuyên gia y tế đòi bắt buộc đeo khẩu trang cả cho những người khỏe mạnh lẫn những người bị nhiễm corona. Getty Images

Người ta bị nhiễm bệnh Coronavirus mới như thế nào?

Viện Robert Koch cho rằng đường lan truyền chính của coronavirus là nhiễm trùng giọt. Giống như cúm thông thường, coronavirus lây lan qua các giọt nhỏ và các hạt lơ lửng. Cái hạt này tồn tại trong không khí lâu hơn trong khi những giọt nặng rơi xuống đất tương đối nhanh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các giọt virus có kích thước xấp xỉ các hạt bụi mịn. Khi hắt hơi, chúng có thể đạt tốc độ khoảng 45 mét mỗi giây và bay hàng mét khi không có khẩu trang. Thường thì, người ta bị nhiễm bệnh khi một người nhiễm bệnh nói, hắt hơi hoặc ho ở gần đó. Virus sau đó qua không khí  bám vào màng nhầy của người đối diện.

 Nhiễm trùng do tiếp xúc với mầm bệnh cũng có thể xảy ra được, ví dụ như lây nhiễm từ các vật thể bị ô nhiễm. Tuy nhiên, theo Viện đánh giá rủi ro (BfR) của Liên bang Đức, những điều này vẫn chưa được chứng minh.

 Khẩu trang chuyên nghiệp bị thấm vào như thế nào?

Cái gọi là khẩu trang FFP (FFP là viết tắt của “filtering face piece”) được coi là rất an toàn từ cường độ lọc 2 và 3. Đây là những khẩu trang thường được các đội cứu hỏa đeo hoặc được dùng trong các nhà máy đốt rác thải. Các bộ lọc của khẩu trang có mắt lưới nhỏ đến mức chúng gần như ngăn chặn hoàn toàn các giọt virus cũng như bụi mịn. Cái gọi là khẩu trang phẫu thuật, mặt khác, chỉ được phân loại là an toàn một phần. Chúng đặc biệt hữu ích cho những người bị nhiễm bệnh hoặc cảm lạnh vì chúng ngăn những giọt nước bọt hoặc chất nhầy xâm nhập vào không khí khi hắt hơi hoặc ho.

 

Khẩu trang vải đơn giản bị thấm vào như thế nào?

Có rất ít nghiên cứu có kết quả hẳn hòi về hiệu quả của khẩu trang vải. Cho đến nay, những khẩu trang này đã được đeo để chống ô nhiễm không khí đô thị, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học từ Nepal, những khẩu trang vải này có mắt lưới tương đối thô và các giọt virus và bụi mịn nhỏ hơn chúng hàng trăm lần. Mặc dù vậy, khẩu trang  này rất có thể chặn được một số hạt. Tuy nhiên, tác dụng bảo vệ giảm càng nhiều khi khẩu trang  càng thường được rửa.

 

Đeo khẩu trang có bảo vệ được bản thân hay chỉ người khác?

Theo Viện Robert Koch (RKI), các biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và những người khác khỏi bị nhiễm trùng là rửa tay thường xuyên, hắt hơi vào khủy tay và giữ khoảng cách. Nếu bạn bị mắc bệnh dịch  và vẫn phải di chuyển ở nơi công cộng, RKI cũng cho rằng việc đeo mặt nạ là điều hợp lý. Với nó, bạn cũng có thể giúp bảo vệ đồng loại của mình. Ngược lại, theo kiến thức hiện tại: Theo RKI, “không đủ bằng chứng cho thấy việc đeo khẩu trang làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh cho người khỏe mạnh đeo nó”.

 

Tại sao bác sĩ và y tá nên đeo khẩu trang?

Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc gần gũi với những người mắc những bệnh nguy hiểm khác, suy giảm miễn dịch hoặc thậm chí là nhiễm corona. Khi làm việc trong bệnh viện, viện dưỡng lão hoặc tại nhà của người già, khoảng cách an toàn được đề nghị hiếm khi có thể giữ được. Vì lý do này, điều đặc biệt quan trọng là các bác sĩ và y tá bảo vệ bệnh nhân và bản thân họ khỏi bị nhiễm trùng. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi khẩu trang đặc biệt hiệu quả đối với những nhóm người này như là một biện pháp bảo vệ bổ sung hữu ích. Mặt nạ FFP được sử dụng ở đây có thể lọc các hạt. Việc cung cấp chúng hiện đang gặp khó khăn trên toàn thế giới và giá cả gia tăng đối với mặt nạ như vậy, chúng được ưu tiên dành cho nhân viên y tế.

 

Tôi có nên đeo khẩu trang khi có các triệu chứng corona?

Nếu bạn bị sốt, ho, đau họng hoặc khó thở, bạn chắc chắn nên ở nhà và gọi bác sĩ gia đình hoặc đường dây nóng của khu vực. Ở nhiều thành phố, một bác sĩ đến thẳng nhà và lấy mẫu xét nghiệm corona. Nếu bạn vẫn phải rời khỏi nhà, Viện Robert Koch khuyên bạn nên đeo khẩu trang ngoài việc giữ khoảng cách. Điều này là để bảo vệ mọi người khỏi bị nhiễm bởi những giọt lớn nhất. Ngay khi có nghi ngờ nhiễm bệnh được biết đến hoặc có kết quả xét nghiệm corona dương tính, cơ quan y tế có trách nhiệm sẽ ra chỉ thị cách ly. Theo Đạo luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, điều này cũng có thể được thi hành bằng cách bắt buộc.

 

Người khỏe mạnh có nên đeo khẩu trang?

Mặc dù ngày càng có nhiều chính trị gia và các chuyên gia y tế kêu gọi bắt buộc mọi người đeo mặt nạ, Tổ chức Y tế Thế giới nói rõ ràng về điều này: Theo họ những người khỏe mạnh không phải đeo khẩu trang trừ khi họ tiếp xúc với người bị nhiễm corona. Khoảng cách nhất định từ một đến hai mét là sự bảo vệ tốt nhất. Viện Robert Koch cũng nhấn mạnh rằng không có “bằng chứng đầy đủ” nào cho thấy khẩu trang làm giảm nguy cơ nhiễm trùng cho chính bạn. Tuy nhiên, nhiều người không biết liệu họ đã bị nhiễm virus corona mới chưa. Do đó, bạn cũng nên đeo khẩu trang khi bị các bệnh cảm lạnh như một biện pháp phòng ngừa để không gây nguy hiểm cho người khác khi hắt hơi.

 

Bây giờ mọi người có nên đeo khẩu trang không?

Khi nói đến việc bảo vệ người khác khỏi bị nhiễm bệnh, thì khẩu trang có ích lợi, nhà virus học Christian Drosten giải thích. Do đó, khuyến cáo càng nhiều người nên đeo khẩu trang  càng tốt. Khi hắt hơi, ho hoặc nói, giọt và các hạt chất nhầy ít nhất có thể bị chận lại một phần. Tuy nhiên, các nhà virus học như Drosten cũng chỉ ra rằng điều này không áp dụng cho việc tự bảo vệ: những người có mặt nạ không nhất thiết được bảo vệ chống nhiễm trùng tốt hơn những người khác. Tuy nhiên, cũng không có hình ảnh rõ ràng về tâm trạng của các chuyên gia ở đây: Một bài viết trên tạp chí Lancet ủng hộ mạnh mẽ việc nhiều người đeo khẩu trang  – đặc biệt là các nhóm được gọi là rủi ro. Như đã mô tả, nó luôn phụ thuộc vào việc khẩu trang nào được đeo và liệu chúng có được sử dụng đúng cách hay không.

 

Người đeo khẩu trang  có vẫn phải giữ khoảng cách một mét rưỡi và rửa tay thường xuyên?

Rõ ràng là có. WHO cảnh báo mạnh mẽ việc đeo khẩu trang  có thể tạo ra cảm giác an toàn sai lầm. Bảo vệ miệng và mũi thì không hiệu quả nếu không có thêm các biện pháp khác. Viện Robert Koch cũng viết rõ ràng: “Trong mọi trường hợp không để việc đeo khẩu trang hoặc bất kỳ hình thức bảo vệ nào khác dẫn đến các quy tắc khoảng cách không còn được giữ hoặc vệ sinh bằng rửa tay không được thực hiện nữa.”

 

Việc đeo khẩu trang có ý nghĩa gì về mặt tâm lý?

Người châu Âu không quen đeo khẩu trang. Trong khi, ví dụ, khẩu trang từ lâu đã là một phần của cuộc sống hàng ngày tại các thành phố lớn ở châu Á, thì cảnh tượng của chúng ở đây có xu hướng gây khó chịu. Tạp chí chuyên môn Lancet chỉ ra rằng nhiều người đã ngày càng bị phản ứng một cách phân biệt chủng tộc hoặc bị kỳ thị. Do đó, cần thêm thông tin ở các nước châu Âu.

Cho đến nay, không rõ liệu đeo mặt nạ dẫn đến cẩn trọng nhiều hơn không. Các chuyên gia y tế và chính trị gia hy vọng rằng những chiếc mặt nạ sẽ trở thành tín hiệu toàn diện để nhắc nhở mọi người về tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lo ngại rằng các hướng dẫn bảo vệ như khoảng cách và rửa tay sẽ bị bỏ quên. Người đeo mặt nạ có thể cảm thấy quá an toàn.

Spiegel

 

Virus corona: Hội đồng chuyên gia đánh giá việc đeo khẩu trang

  • 2 tháng 4 2020
Đeo khẩu trang vẫn là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệuGETTY IMAGES Đeo khẩu trang vẫn là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu

Chúng ta có nên đeo khẩu trang để giúp làm ngăn chặn sự lây lan của virus corona không?

Câu hỏi này được đánh giá bởi nhóm cố vấn cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Nhóm cố vấn sẽ cân nhắc các nghiên cứu về việc liệu virus có thể lây lan hơn so với suy nghĩ trước đây hay không; một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy giọt ho có thể bắn đi tới 6m và hắt hơi tới 8m.

Chủ tịch hội thảo, Giáo sư David Heymann, nói với BBC News rằng nghiên cứu mới có thể dẫn đến sự thay đổi trong lời khuyên về việc đeo khẩu trang.

Cựu giám đốc của WHO giải thích:

“WHO đang mở lại cuộc thảo luận để xem xét các bằng chứng mới và cân nhắc đưa ra những lời khuyến cáo mới về việc đeo khẩu trang

Lời khuyên hiện tại là gì?

WHO khuyến cáo nên giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với bất kỳ ai ho hoặc hắt hơi để tránh nguy cơ nhiễm virus.

Đồng thời, những người bị bệnh và có triệu chứng nên đeo khẩu trang.

Tuy nhiên, WHO khuyên rằng những người khỏe mạnh chỉ cần đeo khẩu trang nếu họ đang chăm sóc cho người nghi ngờ bị nhiễm bệnh hoặc chính họ bị ho hoặc hắt hơi.

Nghiên cứu mới cho thấy ho và hắt hơi có thể tạo ra chất lỏng bắn xa hơn so với suy nghĩ trước đâyGETTY IMAGES Nghiên cứu mới cho thấy ho và hắt hơi có thể tạo ra chất lỏng bắn xa hơn so với suy nghĩ trước đây

Khuyến cáo nhấn mạnh rằng khẩu trang chỉ có hiệu quả nếu kết hợp với việc rửa tay thường xuyên và vứt bỏ rác đúng cách.

Vương quốc Anh, cùng với các quốc gia khác bao gồm Hoa Kỳ, khuyên rằng thực hiện cách giản xã hội nên có nghĩa là giao tiếp cách nhau ít nhất 2m.

Lời khuyên này dựa trên những bằng chứng cho thấy virus chỉ có thể lây nhiễm qua những giọt chất lỏng.

Hầu hết mọi người hiểu rằng, những giọt chất lỏng sẽ bốc hơi hoặc rơi xuống đất gần người phát ra chúng thông qua hắt hơi hoặc ho.

Nghiên cứu mới nói sao?

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Cambridge, Mỹ, đã sử dụng máy ảnh tốc độ cao và các cảm biến khác để đánh giá chính xác những gì diễn ra sau khi một người ho hoặc hắt hơi.

Họ phát hiện ra rằng việc thở ra tạo ra một đám mây khí chuyển động nhanh có thể chứa các giọt chất lỏng có kích cỡ khác nhau – và những hạt nhỏ nhất có thể được mang đi trong đám mây với một khoảng cách dài.

Nghiên cứu – được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm – cho thấy ho có thể phóng ra chất lỏng cách xa tới 6m và hắt hơi, liên quan đến tốc độ cao hơn nhiều, có thể đạt tới 8m.

Điều này có nghĩa là gì?

Nhà khoa học dẫn đầu nghiên cứu, Giáo sư Lydia Bourouiba của MIT, nói với tôi rằng cô quan tâm đến khái niệm “khoảng cách an toàn” hiện nay.

“Khi chúng ta thở ra, ho hoặc hắt hơi, một đám mây khí có động lượng cao có khả năng dịch chuyển xa, nhốt những giọt nước với mọi kích cỡ trong đó và mang chúng đi khắp phòng”, cô nói.

“Vì vậy, cho rằng chúng ta an toàn ở khoảng cách một đến hai mét là một ý tưởng sai lầm, ý nghĩ rằng những giọt nước sẽ rơi xuống đất ở khoảng cách đó, không dựa trên những gì chúng tôi đã định lượng, đo lường và hình dung trực tiếp.”

Điều này có thay đổi lời khuyên về khẩu trang?

Quan điểm của giáo sư Bourouiba là trong một số tình huống, đặc biệt là trong nhà hay ở phòng thông gió kém, đeo khẩu trang sẽ giảm thiểu rủi ro.

Ví dụ, khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, khẩu trang có thể giúp chuyển hướng hơi thở và đưa virus xa khỏi miệng bạn.

“Khẩu trang mỏng sẽ không bảo vệ khỏi việc hít phải các hạt nhỏ nhất trong không khí vì chúng không có màng lọc”, Giáo sư Bourouiba nói.

“Nhưng nó có khả năng chuyển hướng đám mây đang được phát ra với động lượng cao sang một bên thay vì hướng về phía trước.”

Các cố vấn của WHO nghĩ gì?

Giáo sư Heymann nói rằng khẩu trang cần phải được đeo liên tụcREUTERS Giáo sư Heymann nói rằng khẩu trang cần phải được đeo liên tục

Theo giáo sư Heymann, nghiên cứu mới từ MIT và các tổ chức khác sẽ được xem xét và đánh giá vì nó cho thấy rằng những giọt nước từ ho và hắt hơi có thể được bắn đi xa hơn so với suy nghĩ ban đầu.

Ông nói rằng nếu các bằng chứng được củng cố, thì “có thể việc đeo khẩu trang cũng hiệu quả không kém hoặc hiệu quả hơn so với việc giãn cách cự ly”.

Nhưng ông thêm một cảnh báo rằng khẩu trang cần phải được đeo đúng cách, với một con dấu trên mũi. Nếu chúng bị ẩm ướt, Giáo sư Heymann giải thích, các hạt sau đó có thể đi qua. Mọi người phải vứt bỏ khẩu trang cẩn thận để tránh tay bị nhiễm bẩn.

Ông nói thêm rằng khẩu trang cần phải được đeo một cách nhất quán.

“Không phải là đeo khẩu trang và sau đó quyết định tháo nó ra để hút thuốc lá hoặc ăn một bữa ăn – mà phải được đeo toàn thời gian,” ông nói.

Cuộc thảo luận, được gọi là Nhóm tư vấn chiến lược và kỹ thuật cho các mối nguy truyền nhiễm, sẽ tổ chức cuộc họp tiếp theo qua mạng trong vài ngày tới.

Người phát ngôn của Bộ Y tế Công cộng Anh cho biết có rất ít bằng chứng về lợi ích phổ quát của việc đeo khẩu trang ở ngoài môi trường y khoa.

“Khẩu trang phải được đeo đúng cách, thay thường xuyên, vứt bỏ đúng cách, xử lý an toàn và được sử dụng kết hợp với việc vệ sinh phổ quát tốt để chúng có hiệu quả.

“Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tuân thủ các hành vi được khuyến nghị này sẽ giảm theo thời gian khi đeo khẩu trang trong thời gian dài.”

Các quốc gia có thay đổi lời khuyên về khẩu trang?

Khẩu trang được sử dụng phổ biến từ trước ở các quốc gia châu ÁEPA Khẩu trang được sử dụng phổ biến từ trước ở các quốc gia châu Á

Từ lâu, việc đeo khẩu trang đã phổ biến tại nhiều quốc gia ở châu Á. Hiện khẩu trang đang được Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đánh giá để sử dụng công cộng.

Ở Áo, cảnh sát hiện đều đeo khẩu trang và bất cứ ai khi tiếp nhận các vụ án hay tiếp xúc với người dân. Các siêu thị ở quốc gia này cũng nhấn mạnh khách hàng đến mua sắm cũng phải đeo khẩu trang.

Cảnh tượng mọi người đeo khẩu trang hiếm bắt gặp ở châu Âu đang trở nên phổ biến hơn. Và lời khuyên mới từ WHO sẽ thúc đẩy sự thay đổi đó.