The Covid-19 pandemic has injected an unprecedented amount of uncertainty into the global economy, as countries across the world battle growing infections, implement wide-ranging social-distancing strategies and attempt early fiscal interventions to stabilise markets.
Top 10 most resilient countries, according to the 2019 Global Resilience Index
1. Norway
2. Denmark
3. Switzerland
4. Germany
5. Finland
6. Sweden
7. Luxembourg
8. Austria
9. US Central
10. United Kingdom
While managing the immediate health crisis is vital and necessary for economic stability, experts have already begun assessing how a recovery might look once the virus is contained and which countries stand to bounce back best.
To better understand this, we turned to the 2019 Global Resilience Index by insurance company FM Global, which ranks the resiliency of the business environment across 130 countries, based on factors like political stability, corporate governance, risk environment and supply chain logistics and transparency.
Pairing these rankings with their country’s initial response to the virus, we identified the nations across the globe that have a high likelihood of maintaining stability and resilience through the crisis.
We talked to residents and experts in these places to understand how they’re coping now and what they might look forward to in the hopefully near-term future.
Denmark
Ranked second in the index, Denmark scores high marks for its supply chain tracking and low governmental corruption.
The country also moved quickly when it came to enacting social-distancing measures in light of the spread of the virus.
It announced a shutdown of schools and non-essential private businesses on 11 March and closed its borders to foreigners on 14 March, when the country only had a handful of positive cases. But the moves have already proven effective.
“Regular flu has dropped by 70% versus last year, which must be a good indicator of the effectiveness of the steps taken by the government,” said Rasmus Aarup Christiansen, managing partner of Pissup Tours, based in Copenhagen. “I was sceptical at first but seeing how almost all other countries have taken similar steps [like lockdowns and border closings] soon after Denmark, it seems the government was doing the right thing.”
Danish culture, which tends to be trusting of authority and willing to stand together for a common cause, has also had an impact on the effectiveness of the measures.
“The word ‘samfundssind’ (which roughly translates to “civic sense” or “civic duty”) is the new buzzword in Denmark on both social and traditional media, and most people feel a moral duty to make sacrifices for the sake of public health,” said Aarup Christiansen.
“No-one wants to be called out for being responsible for endangering the lives of senior citizens just because they won’t give up their usual luxuries.”
That doesn’t mean there haven’t been challenges, however. Aarup Christiansen has personally seen his travel business revenues plummet.
While he appreciates the governmental financial aid packages, announced on 14 March (which include covering some of the costs of worker salaries), the rules and outputs have yet to be fully defined and put in place, leading to more uncertainty and layoffs.
Still, the measures, like paying 90% of wages of hourly workers and 75% of those of salaried workers affected by the crisis, are being hailed as a model for the rest of the world, by essentially “freezing” the economy until the storm subsides.
The model won’t come cheap however; the measures are expected to cost 13% of total GDP.
There’s also the sense here that this is a global crisis, and Denmark’s resilience will no doubt rely on how the rest of the world adapts and maintains open trade.
“Denmark may be able to gain a relative advantage by having dodged some of the more serious consequences,” said Aarup Christiansen.
In fact, the country is already talking about loosening some of the restrictions by Easter based on the containment so far, according to a Bloomberg report. “Denmark’s well-developed pharmaceutical sector may prove an advantage,” said Aarup Christiansen. “I would, however, find no pride in Denmark being better off if it comes from other countries having to suffer.”
Singapore
Singapore scores high in the index for its strong economy, low political risk, strong infrastructure and low corruption in the survey, pushing it to number 21 in the overall resilience ranking.
The country also moved fast to contain the virus and has had one of the flattest curves in the pandemic.
“We have tremendous trust in our government, who are relatively transparent about every step they are taking to fight this crisis,” said resident Constance Tan, who works for data analysis platform Konigle. “As a general rule, if the government enforces something, we comply.”
That said, there are still rule-flouters, and the country has taken away passports and work passes for those in violation, according to a 21 March report by Channel News Asia.
“But as a whole, we work together, and we do not need to worry about social unrest, people dying on the streets or economic destabilisation,” said Tan.
As a small country, Singapore depends on the recovery of the rest of the world to have the most successful rebound, but residents generally believe in the strength of the future here.
“As a people, like everywhere else, I think surviving this will make everyone more resilient,” said native Justin Fong. “One thing for sure, this has forced the adoption of technology which will bode well for Singaporeans.”
Many businesses like Konigle implemented work-from-home policies quickly, and the government released the Trace Together app to help track the virus, which many residents have downloaded.
United States
To capture the United States’ broad geographic footprint, the index splits up the country into West, Central and East regions, but as a whole, the US ranks well (9th, 11th and 22nd, respectively) for its low-risk business environment and strong supply chain.
Containing the virus has proven challenging in major metropolitan areas like New York, and unemployment has already jumped to historic levels, in large part due to the mandatory shutdowns of more than half of US states, which has particularly hit restaurant and retail workers and other businesses that rely on foot traffic.
But the US government has moved quickly to pass stimulus measures to stabilise the economy, and social distancing strategies enacted elsewhere in the country, which seem to be having an effect, should lessen the overall impact of the virus, allowing for a quicker economic recovery.
Financial institutions like Goldman Sachs and Morgan Stanley are predicting a “V-shaped” recession and recovery, with an unprecedented negative immediate impacts (as is already being seen) but a relatively quick recovery in the later quarters of the year; while consultants like McKinsey are taking a more measured, but still optimistic view, on recovery based on the successful implementation of public health measures – like the lockdowns in place – and policy interventions like the already-announced $2t stimulus package, likely the first of many.
The US is also critical to the world economy, representing a nearly a quarter of global GDP, and the recovery of the global economy is highly dependent on how the US fares.
“Generally speaking, the US economy is better-positioned to recover from large shocks and potential longer-run shifts than much of the rest of the world. The population is on average younger than much of the rest of the world with more mobility, and labour market restrictions are generally lighter, thereby facilitating greater labour reallocation” said Eric Sims, professor of economics at the University of Notre Dame.
“More immediately, the Federal Reserve in the US and the Bank of England in the UK (neither of which have yet gone to negative policy rates) have a bit more space to provide monetary accommodation than other central banks around the world, such as the ECB or the Bank of Japan.”
To further enhance the US’ recovery, the presidential administration has proposed dividing the nation into areas that are less hard hit and allowing normal economic activity to recur.
“I think those measures would go long way towards ultimately setting up the conditions for strong recovery,” said Peter C Earle, research fellow at the American Institute for Economic Research, a not-for-profit academic think tank. “We want money, goods, services, labour and ideas to flow as freely as possible, not just domestically but internationally as well.”
The US’ lack of universal healthcare has been one criticism of the county’s ability to handle the crisis, and one that needs to be addressed for future resiliency.
“I think eventually the world can emerge stronger after the virus is contained and I believe the US can, too. But it all depends on the lessons we learn,” said Michael Merrill, an economist and labour historian in the Rutgers School of Management and Labor Relations.
“We are going to have to invest in new forms of public health and create sustainable forms of social protection and institutional resiliency if we are to return to the commercially dense, interconnected, highly networked societies that were the norm only one month ago.”
Rwanda
We felt confident that the Rwandan government would handle the situation way better than in our home countries
Due to recent improvements in corporate governance, Rwanda has made some of the largest leaps in the index in recent years, jumping 35 spots to its current rank of 77th most resilient in the world (and fourth highest in Africa).
Most importantly, it looks particularly well positioned to bounce back from this type of crisis as the country successfully contained Ebola from its borders after an outbreak from neighbouring Democratic Republic of the Congo in 2019.
With its mix of universal health care, medical supply-delivering drones and thermometer checks at its borders, Rwanda stands to be well-equipped to maintain stability throughout the crisis, especially when compared to other countries in the region.
“A lot of foreign students like me stayed behind because we felt confident that the Rwandan government would handle the situation way better than in our home countries,” said Garnett Achieng, digital content curator for Baobab Consulting and student at the African Leadership University, who lives in Kigali and is originally from Kenya.
“Amongst foreign African students, the only anxiety comes with knowing that our families back home are not in the same situation we are in.”
Rwanda was the first country in sub-Saharan Africa to impose a total lockdown, and is already distributing free food door-to-door to the country’s most vulnerable. While tourism is expected to be hit hard, as Rwanda is a popular destination for many international conferences and exhibitions, Achieng is hopeful that the country will have relatively few casualties to the virus, making it well-positioned to recover quickly.
New Zealand
Ranked 12th-most resilient in the index, New Zealand scores especially high in corporate governance and its supply chain. The country has also been able to move quickly to contain the spread of the virus by shutting borders to international travellers on 19 March and enacting a non-essential-business lockdown on 25 March.
“As an island nation, it is easier to control our borders, the main source of infections. So the effective border closure makes sense,” said Auckland resident Shamubeel Eaqub, economist at consultancy Sense Partners. “Compared to other countries, the response in New Zealand has been bold and decisive.”
The measures are paying off, as some epidemiologists see it as having potential to be one of few “normal” nations left, according to a Guardian report, eliminating all cases if measures remain strong for the coming weeks.
With tourism and exports a major part of the economy, New Zealand will face some struggles to its economy in the near term, but this doesn’t necessarily have to be a bad thing.
“By being insulated, we will have time to recalibrate,” said Dunedin resident Ron Bull, director of curriculum development at Otago Polytechnic.
“We had already started talking about the impact of campers and backpackers on the environment, and this gives us time to weigh up what’s important against the waves of tourist dollars coming in.”
Overall, the country is well-placed for a stable recovery, with low levels of government debt and the ability to enact quantitative easing to keep interest rates low.
“We have fewer constraints to both blunt the impact of dealing with [the] pandemic and supercharge the recovery,” said Eaqub. “Most importantly, New Zealand remains a relatively high-trust country. This will be a strong foundation for recovery from the biggest health and economic shock in generations.”
Bull agrees the country has a likelihood to come out stronger.
“Just like a family living in the same house, you have to get to know each other,” he said. “It’s our time to sit down as a New Zealand family and decide who we want to be and make some decisions to make us stronger and better.”
Năm quốc gia sẽ phục hồi nhanh nhất sau đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 đã gây ra sự bất ổn chưa từng thấy đối với nền kinh tế toàn cầu, với việc các nước trên thế giới phải gồng sức chống lại tình trạng truyền nhiễm lan tràn, thực hiện các chính sách giãn cách xã hội trên diện rộng và cố gắng can thiệp tài chính từ rất sớm nhằm bình ổn thị trường.
10 quốc gia có nền kinh tế vững mạnh nhất, theo chỉ số đánh giá toàn cầu năm 2019
Tuy việc tìm cách khống chế cuộc khủng hoảng y tế tức thời là điều có ý nghĩa sống còn và cần thiết để có thể ổn định kinh tế, nhưng các chuyên gia nay đã bắt đầu đánh giá bức tranh phục hồi khi virus được khống chế và những quốc gia nào sẽ trở lại đà phát triển tốt nhất.
Để hiểu rõ hơn vấn đề, chúng tôi đã xem xét Chỉ số Khả năng Phục hồi Toàn cầu năm 2019 do hãng bảo hiểm FM Global đưa ra, theo đó xếp hạng khả năng phục hồi của môi trường kinh doanh trên 130 quốc gia, dựa trên các yếu tố như ổn định chính trị, quản trị doanh nghiệp, mức độ rủi ro của môi trường và nguồn cung ứng, và yếu tố minh bạch.
Kết hợp các bảng xếp hạng này với cách phản ứng ban đầu của mỗi quốc gia đối với đại dịch, chúng tôi xác định được các quốc gia có nhiều khả năng duy trì được sự ổn định và khả năng phục hồi trở lại nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng này.
Chúng tôi đã nói chuyện với cư dân và các chuyên gia ở những nước này để tìm hiểu cách họ thích nghi với tình thế hiện thời và những mong đợi của họ trong thời gian sắp tới.
Đan Mạch
Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng, Đan Mạch đạt điểm cao nhờ chủ động được chuỗi cung ứng, và có mức độ tham nhũng thấp.
Nước này cũng đã hành động nhanh chóng khi ban hành các biện pháp giãn cách xã hội trước sự lây lan của virus.
Đan Mạch tuyên bố đóng cửa trường học và các doanh nghiệp tư nhân không thiết yếu vào ngày 11/3, và không cho công dân nước ngoài nhập cảnh kể từ 14/3. Đan Mạch có ít ca dương tính với Covid-19. Các động thái này đã cho thấy tính hiệu quả cao.
“Bệnh cúm theo mùa giảm 70% so với năm ngoái, đó là chỉ dấu tốt về tác dụng của các biện pháp mà chính phủ áp dụng,” Rasmus Aarup Christiansen, thành viên điều hành của hãng Pissup Tours có trụ sở tại Copenhagen, nói. “Lúc đầu thì tôi hoài nghi, nhưng khi chứng kiến việc hầu hết các quốc gia khác đã thực hiện các bước tương tự [như phong tỏa hoạt động và đóng cửa biên giới] ngay sau Đan Mạch, thì tôi thấy có vẻ như chính phủ đã làm đúng.”
Văn hóa Đan Mạch, theo đó người dân có xu hướng tin tưởng vào chính quyền và sẵn sàng sát cánh vì một mục đích chung, cũng có tác động đến hiệu quả của các biện pháp chống dịch.
“Từ ‘samfundssind‘ (trong tiếng Đan Mạch có nghĩa là ‘ý thức xã hội’, hay ‘bổn phận dân sự’) là một từ mới trở nên thông dụng ở Đan Mạch, trên cả phương tiện truyền thông báo đài và mạng xã hội. Hầu hết mọi người đều cảm thấy về mặt đạo đức là mỗi người cần có trách nhiệm hy sinh những nhu cầu cá nhân vì sức khỏe cộng đồng,” Aarup Christiansen nói.
“Không ai muốn bị chỉ đích danh là kẻ gây nguy hiểm cho sự sống của người cao niên chỉ vì khăng khăng không chịu từ bỏ những thói quen xa xỉ thường ngày của mình.”
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Đan Mạch không tồn tại những thách thức.
Aarup Christiansen đã tận mắt chứng kiến doanh số hoạt động du lịch của công ty ông giảm mạnh.
Trong lúc đánh giá cao các gói hỗ trợ tài chính của chính phủ, được công bố vào ngày 14/3 (trong đó bao gồm cả việc hỗ trợ một phần chi phí trả lương nhân viên), nhưng ông thấy các quy định và hướng dẫn vẫn chưa đầy đủ, dẫn đến tình trạng bấp bênh và nhiều nhân viên mất việc làm.
Các biện pháp, như trả 90% tiền lương cho các nhân công làm việc theo giờ và 75% lương cho những người được hưởng lương tháng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đang được ca ngợi như một mô hình đáng học tập đối với các nước khác trên thế giới. Về cơ bản đây là hình thức “đóng băng” nền kinh tế cho tới khi bão tố lắng xuống.
Tuy nhiên, cái giá phải trả cho mô hình này không hề rẻ; các biện pháp đó được trông đợi là sẽ ngốn hết khoảng 13% tổng thu nhập quốc gia (GDP).
Mô hình này còn có ý nghĩa ở chỗ, đây là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, và không nghi ngờ gì, khả năng phục hồi của Đan Mạch chắc chắn sẽ phụ thuộc vào cách mà phần còn lại của thế giới thích nghi và mở cửa giao thương ra sao.
“Đan Mạch có thể được lợi thế tương đối bằng cách tránh được một số hậu quả nghiêm trọng hơn,” Aarup Christiansen cho biết.
Trên thực tế, nước này đã bàn về việc nới lỏng một số hạn chế trước lễ Phục sinh dựa trên kết quả kiềm chế dịch tính đến thời điểm đầu tháng Tư, theo tường thuật của Bloomberg.
“Việc lĩnh vực dược phẩm của Đan Mạch phát triển tốt có thể là một lợi thế,” Aarup Christiansen nói. “Tuy nhiên, tôi sẽ không thấy vẻ vang gì nếu kinh tế Đan Mạch tốt hơn nhờ vào việc các quốc gia khác còn đang phải chịu đựng khó khăn.”
Singapore
Singapore đạt chỉ số xếp hạng cao do có nền kinh tế mạnh, rủi ro chính trị thấp, cơ sở hạ tầng tốt và mức độ tham nhũng thấp trong cuộc khảo sát, khiến nước này lên vị trí thứ 21 trong bảng khả năng phục hồi tổng thể.
Singapore cũng hành động nhanh chóng trong việc kiềm chế virus và đã đạt được một trong những đường đồ thị diễn biến đại dịch phẳng nhất.
“Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào chính phủ của mình, vốn tương đối minh bạch về mọi đường đi nước bước nhằm chống lại bệnh dịch này,” cư dân Constance Tan, người làm việc cho nền tảng phân tích dữ liệu Konigle, nói. “Nguyên tắc chung là chính phủ đề ra quy định gì thì chúng tôi tuân thủ quy định đó.”
Nói vậy nhưng vẫn có những người phớt lờ nguyên tắc, và Singapore đã tịch thu hộ chiếu, thẻ lao động của những người vi phạm, theo tường thuật hôm 21/3 của kênh thời sự Channel News Asia.
“Nói chung, chúng tôi đồng lòng cùng nhau và chúng tôi không cần phải lo lắng về tình trạng bất ổn xã hội, người chết trên đường phố hoặc kinh tế xáo trộn,” Tan nói.
Là một nước nhỏ, Singapore phụ thuộc vào sự phục hồi của phần còn lại của thế giới để có thể trở lại đà phát triển thành công nhất, nhưng người dân nơi đây thường tin vào sức mạnh tương lai của nước mình.
“Là một người dân, giống như mọi nơi khác, tôi nghĩ rằng việc sống sót qua đại dịch này sẽ khiến tất cả chúng ta trở nên kiên cường hơn,” ông Justin Fong nói. “Một điều chắc chắn là cần phải áp dụng công nghệ để mang lại hiệu quả tốt cho người dân Singapore.”
Nhiều doanh nghiệp như công ty Konigle đã triển khai thực hiện các chính sách làm việc tại nhà một cách nhanh chóng, và chính phủ đã vận hành ứng dụng Trace Together để giúp theo dõi virus, một ứng dụng được nhiều người dân tải xuống dùng.
Hoa Kỳ
Để khảo sát được các vùng địa lý rộng lớn của Hoa Kỳ, quốc gia này đã được thành các khu vực miền Tây, miền Trung và miền Đông, nhưng nói chung, Hoa Kỳ đều có xếp hạng tốt (lần lượt là 22, 9 và 11) cho môi trường kinh doanh rủi ro thấp và chuỗi cung ứng mạnh.
Việc làm sao để kiềm chế virus lây lan là thách thức ở các siêu đô thị như New York, và tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức lịch sử, chủ yếu là do tác động của lệnh phong tỏa bắt buộc được áp dụng đối với hơn một nửa các tiểu bang.
Lệnh phong toả ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với những người làm việc trong ngành dịch vụ nhà hàng, ngành bán lẻ, cũng như các doanh nghiệp phải dựa vào lượng khách thực sự bước chân vào cửa hàng.
Nhưng chính phủ Hoa Kỳ cũng hành động nhanh chóng với việc thông qua các biện pháp kích thích để ổn định nền kinh tế, và áp dụng chính sách giãn cách xã hội ở nhiều nơi trong cả nước, điều tỏ ra đã có tác dụng làm giảm lây lan của virus, cho phép phục hồi kinh tế nhanh hơn.
Các tổ chức tài chính như Goldman Sachs và Morgan Stanley dự đoán là sẽ xảy ra một cuộc suy thoái và phục hồi hình chữ V, với những tác động tiêu cực tức thời lớn chưa từng thấy (chúng ta đã thấy đáy của chữ V khủng khiếp thế nào trong những ngày qua), nhưng sự phục hồi sẽ tương đối nhanh trong các quý cuối năm.
Các chuyên gia tư vấn như McKinsey thì có một cái nhìn thận trọng hơn, nhưng vẫn đưa ra quan điểm lạc quan về sự phục hồi dựa trên việc thực hiện thành công các biện pháp y tế công – như phong tỏa tại chỗ – và các chính sách can thiệp như gói kích thích 2000 tỷ đô la đã được công bố, mà có thể là sẽ còn có các biện pháp, chính sách khác nữa được đưa ra trong các bước tiếp theo.
Mỹ có vị trị rất quan trọng đối với nền kinh tế chung, chiếm gần một phần tư GDP thế giới. Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc rất nhiều vào đường đi nước bước của Mỹ.
“Nói chung, so với các nước khác trên thế giới thì nền kinh tế Hoa Kỳ có vị trí tốt hơn để phục hồi sau những cú sốc lớn và những thay đổi dài hạn. Dân số trung bình trẻ hơn và dễ huy động hơn nhiều so với các phần còn lại của thế giới, các hạn chế đối với thị trường lao động thì thường là nhẹ nhàng hơn, cho nên nước Mỹ có thể dễ dàng tái phân bổ nhân lực,” Eric Sims, giáo sư kinh tế tại Đại học Notre Dame, nói.
“Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ương Anh Quốc (cả hai định chế này đều chưa đưa ra chính sách áp dụng mức lãi suất âm) có tiềm lực tài chính hùng hậu hơn trong việc hỗ trợ tiền tệ so với các ngân hàng trung ương khác trên thế giới, chẳng hạn như Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB hoặc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.”
Để tăng cường hơn nữa sức mạnh phục hồi của Hoa Kỳ, chính quyền liên bang đã đề xuất chia cả nước thành các khu vực khác nhau, theo đó các vùng bị ảnh hưởng ít hơn bởi đại dịch sẽ được phép hoạt động làm ăn như lúc bình thường.
“Tôi nghĩ rằng những biện pháp này có thể áp dụng lâu dài để cuối cùng sẽ tạo điều kiện cho việc phục hồi kinh tế mạnh mẽ,” Peter C Earle, chuyên viên tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Hoa Kỳ, một tổ chức nghiên cứu tư vấn phi lợi nhuận, nói. “Chúng tôi muốn có tiền, hàng hóa, dịch vụ, lao động và muốn được thoải mái tự do đi lại, không chỉ trong nước mà cả quốc tế nữa.”
Sự thiếu hụt lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phổ quát tại Hoa Kỳ là điều bị chỉ trích về năng lực xử lý khủng hoảng của chính quyền, và là một vấn đề cần phải được xem xét đến khi nguòiw ta cân nhắc tới khả năng phục hồi trong tương lai.
“Tôi nghĩ cuối cùng thế giới có thể bật dậy mạnh mẽ hơn sau đại dịch này, và tôi tin rằng Hoa Kỳ cũng vậy. Nhưng tất cả phụ thuộc vào những bài học kinh nghiệm mà chúng ta rút ra được,” ông Michael Merrill, kinh tế gia và là sử gia về lao động tại Trường Quản trị Kinh doanh và Quan hệ Lao động Rutgers, nói.
“Chúng ta sẽ phải đầu tư vào các hình thức mới của lĩnh vực y tế công, tạo ra các hình thức bảo vệ xã hội bền vững và khả năng ứng phó tốt của các cơ quan này nếu chúng ta quay trở lại đời sống xã hội với các hoạt động thương mại dày đặc, liên kết đan xen mật thiết với nhau như chúng ta đã từng như thế chỉ mới một tháng trước đây.”
Rwanda
Chúng tôi tin rằng chính phủ Rwandan có khả năng sẽ xử lý tình huống tốt hơn nhiều so với chính phủ ở nhiều nước khác.
Do những cải thiện gần đây trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, Rwanda đã đạt được một số bước nhảy vọt cao nhất trong chỉ số xếp hạng trong những năm gần đây.
Nước này thăng 35 điểm, lên thứ hạng hiện tại với vị trí là quốc gia thứ 77 có nền kinh tế có sức bật tốt nhất thế giới (và xếp thứ tư ở châu Phi).
Quan trọng nhất, nền kinh tế này có vẻ đặc biệt thuận lợi để thoát khỏi đại dịch Covid-19 khi Rwanda đã ngăn chặn thành công Ebola bên ngoài biên giới khi dịch này bùng phát ngay tại nước láng giềng là Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 2019.
Với sự kết hợp giữa hệ thống chăm sóc sức khỏe phổ quát, dùng thiết bị bay tự động (drone) để cung cấp đồ dùng y tế, và kiểm tra thân nhiệt tại các cửa khẩu biên giới, Rwanda được trang bị tốt để duy trì sự ổn định trong suốt cuộc khủng hoảng, đặc biệt là khi so sánh với các quốc gia khác trong khu vực.
“Rất nhiều sinh viên nước ngoài như tôi ở lại vì chúng tôi tin tưởng rằng chính phủ Rwandan sẽ xử lý tình huống tốt hơn ở nước chúng tôi,” Garnett Achieng, người Kenya, phụ trách nội dung kỹ thuật số cho Baobab Consulting và sinh viên tại Đại học Lãnh đạo Châu Phi, hiện sống ở Kigali, cho biết.
“Trong số các sinh viên châu Phi nước ngoài, điều phải suy nghĩ duy nhất là lo lắng cho gia đình chúng tôi ở quê nhà không được trong tình trạng an toàn tương tự như chúng tôi ở Rwanda.”
Rwanda là quốc gia đầu tiên ở Hạ Sahara, châu Phi, áp dụng phong tỏa hoàn toàn, và đã phân phối thực phẩm miễn phí đến tận cửa cho người dân ở những vùng quê xa xôi dễ bị tổn thương nhất.
Mặc dù du lịch dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì Rwanda là một điểm đến phổ biến cho nhiều hội nghị và triển lãm quốc tế, nhưng Achieng hy vọng rằng đất nước này sẽ có tương đối ít tổn thất vì virus, khiến cho họ có đà tốt để phục hồi nhanh chóng.
New Zealand
Xếp thứ 12 trong số các nền kinh tế có sức bật tốt nhất, New Zealand đạt điểm đặc biệt cao trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp và chuỗi cung ứng.
Quốc gia này cũng đã điều chỉnh nhanh chóng để ngăn chặn sự lây lan của virus bằng cách đóng cửa biên giới với khách du lịch quốc tế vào ngày 19/3 và áp lệnh đóng cửa các hoạt động kinh doanh không thiết yếu vào ngày 25/3.
“Là đảo quốc, New Zealand dễ dàng hơn trong việc kiểm soát biên giới – nguồn lây nhiễm virus chính. Vì vậy, việc đóng cửa biên giới hiệu quả có ý nghĩa quan trọng,” giáo sư Shamubeel Eaqub, kinh tế gia tại công ty tư vấn Sense Partners, cho biết. “So với các nước khác thì phản ứng ở New Zealand quyết liệt và dứt khoát.”
Theo tường thuật của báo Guardian thì các biện pháp này đã đem lại kết quả xứng đáng, vì một số nhà dịch tễ học thấy rằng New Zealand có khả năng trở thành một trong số ít các quốc gia còn lại có thể coi là “bình thường”, loại bỏ được tình trạng lây nhiễm bệnh nếu các biện cứng rắn vẫn được áp dụng thêm vài tuần nữa trong tháng Tư.
Với du lịch và xuất khẩu là hai ngành trọng yếu của nền kinh tế, New Zealand sẽ phải đối mặt với các thử thách kinh tế trong thời gian tới, nhưng điều này không nhất thiết là chuyện xấu.
“Trong giai đoạn cách ly, chúng tôi sẽ có thời gian để điều chỉnh lại,” ông Ron Bull, cư dân Dunedin, giám đốc phát triển chương trình giảng dạy tại Đại học Bách khoa Otago, nói.
“Chúng tôi đã bắt đầu cân nhắc về tác động của những du khách đi cắm trại và du lịch ba lô đối với môi trường, và điều này cho chúng tôi thời gian để cân nhắc những gì quan trọng đối với làn sóng đô la đến từ du lịch.”
Nhìn chung, nước này có vị thế tốt để phục hồi ổn định, với mức nợ chính phủ thấp và khả năng áp dụng việc nới lỏng chính sách tiền tệ để giữ lãi suất thấp.
“Chúng tôi có ít ràng buộc hơn trong việc phải làm giảm nhẹ tác động của việc đối phó với [đại dịch] và nâng khả năng phục hồi,” Eaqub nói. “Quan trọng nhất, New Zealand vẫn là một quốc gia có độ tin cậy tương đối cao. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để phục hồi sau cú sốc y tế và kinh tế lớn nhất trong nhiều thế hệ qua.”
Bull đồng ý rằng đất nước có khả năng hồi phục mạnh mẽ.
“Giống như một gia đình sống cùng nhà, bạn phải tìm hiểu nhau,” ông nói. “Đây là khoảng thời gian để ngồi xuống như một gia đình New Zealand, bàn bạc xem chúng tôi muốn trở thành đất nước như thế nào, và đưa ra một số quyết định để làm cho chúng tôi mạnh mẽ hơn và tốt đẹp hơn.”