Seite auswählen
LTS: Báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) công bố ngày 16 tháng 4 năm 2020, đưa ra những chi tiết về chuyện Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền của ông đã và đang liên tục tấn công các nhà báo, các phóng viên và các phương tiện truyền thông Mỹ hơn ba năm qua, gây tổn hại cho nền báo chí Mỹ, cơ quan quyền lực thứ tư của đất nước này.

CPJ cũng đã từng lên tiếng bảo vệ quyền tự do ngôn luận của các nhà báo trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Năm 2013, CPJ phát động chiến dịch thỉnh nguyện thư, kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam phóng thích blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải. Ngoài ra, CPJ cũng đã từng lên tiếng bảo vệ những tiếng nói can đảm ở Việt Nam, đã cất lên tiếng nói phản đối bạo quyền.

Báo cáo của CPJ lần này bảo vệ các nhà báo Mỹ, những người đang thực hiện chức nghiệp của mình để thông tin cho người dân, đồng thời kiểm soát chính quyền Mỹ, giúp chính quyền làm việc minh bạch hơn trong việc phục vụ dân chúng. Thế nhưng các nhà báo và các cơ quan truyền thông Mỹ đã bị Trump và chính quyền của ông tấn công liên tục hơn ba năm qua. Báo cáo này khá dài, chúng tôi xin được đăng thành nhiều kỳ.

______

Ủy ban Bảo vệ Ký giả

Dịch giả: Song Phan

16-4-2020

Tấn công vào uy tín báo chí gây nguy hiểm cho nền dân chủ Hoa Kỳ và tự do báo chí toàn cầu

Chính quyền Trump đã tăng cường truy tố các nguồn cung cấp tin, can thiệp vào công việc của các chủ phương tiện truyền thông, sách nhiễu các nhà báo vào biên giới Hoa Kỳ và tạo thêm quyền lực cho các nhà lãnh đạo nước ngoài để hạn chế các phương tiện truyền thông của họ.

Nhưng âm mưu hiệu quả nhất của Trump là phá hoại uy tín báo chí, dìm sự thật và sự đồng thuận một cách nguy hiểm ngay cả khi đại dịch COVID-19 đe dọa giết chết hàng chục ngàn người Mỹ. Một báo cáo đặc biệt của Ủy ban Bảo vệ Ký giả.

Nội dung

Về báo cáo này

Tổng thống và báo chí

Các cuộc tấn công của Trump vào uy tín báo chí

Báo chí truy cập thông tin chính phủ dưới thời Trump

Trump và sự thật

Trump, luật pháp và báo chí

Nhắm vào những người chủ phương tiện truyền thông

Chiến tranh về các rò rỉ

Sách nhiễu các nhà báo ở biên giới Hoa Kỳ

Tác động bên ngoài Hoa Kỳ

Phản ứng của báo chí

Khuyến nghị

***

WASHINGTON, D.C. Ban đầu khi Tổng thống Donald J. Trump hạ thấp tối thiểu nguy cơ của virus COVID-19 trong hai tháng đầu năm 2020, ông đã tấn công các phương tiện truyền thông đưa tin về mối đe dọa ngày càng tăng và phản ứng chậm chạp của chính quyền.

Các hãng tin giả hạ cấp MSDNC (Comcast) & @CNN đang làm mọi cách có thể để làm cho virus corona trông tệ hại tới mức có thể, trong đó có cả việc làm thị trường hoảng loạn, nếu được”, tổng thống đã tweet vào ngày 26 tháng 2, ngụ ý rằng MSNBC liên minh với Đảng Dân chủ.

Ngày 8 tháng 3, sau khi có nhiều bài báo nói về những thiếu sót trong phản ứng của chính quyền, Trump đã tweet, “Truyền thông Tin Giả đang làm mọi thứ có thể để khiến chúng ta trông tồi tệ. Buồn thay!” Ngày hôm sau, sau khi chỉ số Dow Jones mất 2.014 điểm, tương đương 7,79% giá trị, tổng thống cũng đổ lỗi cho “tin giả”.

Trong dòng tweet ngày 18 tháng 3, Trump nhấn mạnh rằng, “Tôi luôn coi virus Trung Quốc rất nghiêm trọng” và “tường thuật của Báo chí Tin Giả mới ô uế và sai trái”. Tại cuộc họp báo đầy tranh cãi ở tòa Bạch Ốc về COVID-19 ngày 19 và 20 tháng 3, ông ta lại giận dữ, tấn công giới truyền thông, nói rằng “báo chí rất không trung thực” khi đưa tin về cách ông xử lý khủng hoảng và các nhà báo “thật sự làm tổn thương đất nước chúng ta”.

Đó là điển hình về sự thù địch chưa từng có của tổng thống Trump đối với báo chí. Trump đã thường xuyên tấn công giới truyền thông trong các cuộc họp, trong trả lời các câu hỏi của phóng viên và trong hàng trăm tweet. Ông ta đã nhiều lần gọi báo chí là “tin giả”, là “kẻ thù của nhân dân”, “không thành thật”, “suy thoái”, “phóng viên kém lương thiện”, “bọn người xấu xa”, “bọn cặn bả”, và “một số trong bọn người xấu nhất mà bạn sẽ gặp”.

Như Trump đã nói với Leslie Stahl của CBS News ngay sau khi ông được bầu làm tổng thống năm 2016, ông đã và đang cố gắng phá hủy uy tín của giới truyền thông đưa tin về ông.

Chris Foxace, người dẫn chương trình của Fox News nói tại buổi tổ chức sự kiện về tự do báo chí của Hội Phóng viên Chuyên nghiệp (SPJ) tại Washington vào ngày 11 tháng 12 năm 2019: “Tôi tin rằng Tổng thống Trump đang dấn vào cuộc tấn công trực tiếp dai dẳng nhất vào tự do báo chí trong lịch sử của chúng ta. Ông ta đã làm tất cả mọi thứ có thể làm được để cắt xén truyền thông, để cố gắng làm cho họ thành bất hợp pháp, và tôi nghĩ mục đích của ông ta rất rõ ràng: Gây ra những nghi ngờ, khi chúng ta đưa tin phê phán về ông ta và chính quyền của ông ta, rằng chúng ta không thể tin tưởng được”.

Hưởng ứng các cuộc tấn công bằng lời nói đều đặn của Trump, cánh báo chí thường xuyên bị la ó, chế giễu tại các buổi tập họp (rallies) của Trump và các phóng viên bị nêu tên trong các tweet của ông ta đã liên tục bị quấy rối trên mạng. Cũng có những đe dọa đáng tin cậy gửi tới các tổ chức tin tức, trong đó CNN thường xuyên là mục tiêu bị nhắm tới.

Các thư ký báo chí của tổng thống, các trợ lý tòa Bạch Ốc và các quan chức chính phủ khác, cùng các đồng minh của Trump trong Quốc hội cũng liên tục tấn công báo chí, thường lặp lại như vẹt ngôn ngữ của tổng thống. Cùng với hàng ngàn tuyên bố sai lệch được ghi chép lại của Trump và việc ông đề cao các thuyết âm mưu đã bị bác bỏ, các cuộc tấn công của chính quyền vào uy tín của giới truyền thông đã dìm đi sự thật và sự đồng thuận một cách nguy hiểm ở một quốc gia bị chia rẽ sâu sắc.

Hiện tại chúng ta có một số hãng tin tốt nhất mà thế giới đã biết. Tuy nhiên, Trump đã tạo ra một bầu không khí trong đó những tin tốt nhất, những tin đã qua kiểm tra từ thực tế thật nhất, lại không được nhiều người tin tưởng”. Ông Paul Steiger, cựu biên tập viên của Tạp chí Wall Street, là người sáng lập hãng tin phi lợi nhuận ProPublica, và cựu chủ tịch ban giám đốc của Ủy ban Bảo vệ Ký giả, nói.

Chính quyền Trump đã đe dọa công việc của báo chí Mỹ theo những cách khác. Bộ Tư pháp đã tăng cường điều tra và truy tố các nguồn cung cấp tin loại mật của chính phủ cho các nhà báo, trong khi Trump và các tổng chưởng lý của ông đã không chấp nhận loại trừ việc truy tố chính các phóng viên. Cơ quan Hải quan và Biên phòng (CBP) đã thẩm vấn các nhà báo tại các đồn biên phòng, lục soát các thiết bị điện tử của họ và theo dõi việc di chuyển của họ trong một cơ sở dữ liệu bí mật.

Chính ông Trump đã kêu gọi tẩy chay các hãng tin và thay đổi luật mạ lỵ để trừng phạt báo chí. Ban vận động tái tranh cử của ông đã kiện báo New York Times, Washington Post và CNN về tội mạ lỵ vì những ý kiến được các nhà báo chuyên mục và những người đóng góp của họ bày tỏ. Ông đã thất bại khi tìm cách tước thẻ báo chí Nhà Trắng của các nhà báo và hãng tin có những câu hỏi và câu chuyện mà ông không thích. Ông khuyến khích chính phủ liên bang can thiệp vào công việc của các chủ sở hữu báo CNN, các hệ thống phát thanh truyền thống và báo Washington Post.

Trump phát biểu trong buổi họp báo hàng ngày về virus corona chủng mới, COVID-19, trong Phòng Briefing Brady tại tòa Bạch Ốc ngày 25 tháng 3 năm 2020, tại Washington. Trump gọi các nhà báo “rất không trung thực” vì họ đưa tin về cuộc khủng hoảng sức khỏe. (AFP / Mandel Ngan)

Cũng nguy hiểm như tất cả điều đó dành cho giới truyền thông, các cuộc tấn công của Trump đã thành công nhất trong việc làm xói mòn uy tín của báo chí Mỹ trong số hàng triệu kẻ ủng hộ ông. Một nghiên cứu lớn của Trung tâm nghiên cứu Pew vào cuối năm 2019, cho thấy, đa số đảng viên Cộng hòa thường xuyên mất tin tưởng vào hầu hết các phương tiện truyền thông (trừ các phương tiện truyền thông ủng hộ Trump như Fox News), trong khi đa số đảng viên Dân chủ có xu hướng tin tưởng họ. Trong một cuộc khảo sát của Pew được thực hiện vào giữa tháng 3, có 62% số người được hỏi, nói rằng, giới báo chí đã phóng đại những nguy cơ của virus COVID-19.

Trong buổi họp báo ngày 20/3, Trump tấn công phóng viên Peter Alexander của đài NBC, gọi anh là “nhà báo khủng khiếp”. Ảnh: NBC

Một số nhà quan sát chuyên sâu lo ngại một mối đe dọa hiện hữu đối với tự do báo chí của Mỹ. Giáo sư luật về truyền thông của Đại học Utah, RonNell Anderson Jones nói với tôi rằng, “Trump không tôn trọng báo chí với vai trò là một định chế dân chủ cốt lõi”. Bà nói rằng, truyền thông Mỹ phụ thuộc vào sự chấp nhận của công dân về vai trò Tu chính án số 1 [của Hiến Pháp]. Nếu điều đó bị xói mòn, bà cảnh báo, “quyền tự do báo chí đang ở trong tình trạng nguy hiểm”.

Ông Frank Frank Sesno, từng là người dẫn chương trình tin tức trụ cột đài truyền hình cáp CNN và là người điều hành Trường Truyền thông và Công vụ của Đại học George Washington, nói trong một cuộc phỏng vấn cho báo cáo này. “Cuộc tấn công của Tổng thống Trump vào báo chí là một cuộc tấn công vào tính chính danh của chính nó. Đây là một rào cản Orwell về ngôn ngữ phi nhân cách về mục đích của công việc, những người làm công việc và các tổ chức sử dụng họ. Đó là một cuộc tấn công liên tục vào một nền báo chí tự do – và vào quyền được biết của công chúng cũng như sự hiểu biết của công chúng về vai trò của báo chí trong một nền dân chủ”.

Các cuộc tấn công của Trump dường như cũng đã làm tăng quyền lực cho các nhà lãnh đạo chuyên quyền nước ngoài trong việc làm mất uy tín và hạn chế báo chí ở nước họ. Ông Sesno là người làm việc với các phương tiện truyền thông ở các nước Đông Âu nói: “Khi tổng thống gọi báo chí là kẻ thù của nhân dân, ông khuyến khích mọi kẻ chuyên quyền, mọi nhà độc tài muốn đóng cửa tự do báo chí. Họ đã được làm cho thành hợp lệ. Nó dội ra khắp thế giới”.

Tổng thống đã đích thân dàn dựng và khống chế thông tin truyền thông về chính quyền của mình, thông qua hàng chục ngàn tweet và hàng chục cuộc gặp gỡ với báo chí, trong đó ông chọn phóng viên và câu hỏi mà ông sẽ trả lời. Theo đo đếm của nhóm Kiểm tra Sự kiện (Fact Checker) của báo Washington Post, Trump đã đưa ra 16.241 phát biểu sai lệch hoặc gây hiểu lầm trong tất cả các giao tiếp đó trong ba năm đầu cầm quyền.

Cùng lúc đó, cho đến cuộc khủng hoảng COVID-19, chính quyền Trump đã hạn chế hầu hết quyền truy cập hồ sơ của tòa Bạch Ốc và các quan chức chính quyền khác ngoài tổng thống. Các buổi họp báo thường ngày đã biến mất trong nhiều tháng tại tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc phòng, và các quan chức thường từ chối phát biểu có thu âm/ ghi hình trong các cuộc phỏng vấn. Chỉ trong đại dịch COVID-19, trong các buổi họp báo hàng ngày được tổ chức cho giới truyền thông, do Trump và Phó Tổng thống Mike Pence đứng đầu mới có ghi âm/ ghi hình.

Để đáp lại, các phóng viên đã phát triển các nguồn cung cấp tin mật bên trong tòa Bạch Ốc và các cơ quan chính phủ cho các câu chuyện để lộ. Sau đó, Trump gọi những câu chuyện đó là “tin giả” và tuyên bố rằng các “nguồn giấu tên” của họ không hề tồn tại. Khi Trump tấn công những câu chuyện đó và các phóng viên đã viết chúng, những người ủng hộ ông thường lên mạng tuôn ra những lời lăng mạ và châm chọc, nhắm vào các nhà báo.

Anita Kumar, phóng viên báo Politico tại tòa Bạch Ốc, nói: “Hiện tại, có ít người trong chính quyền Trump phát biểu chính thức. Chúng tôi không hề dựng chuyện, nhưng mọi người không tin chúng tôi”.

Trong báo cáo này, tôi sẽ xem xét tác động của các cuộc tấn công của Trump đến uy tín của báo chí Mỹ; việc chính quyền của ông hạn chế truy cập thông tin chính phủ; tính chân thật của tổng thống; những thách thức pháp lý của ông đối với công việc của truyền thông; việc Tổng thống đã cố can thiệp vào sự độc lập tài chính của một số chủ hãng truyền thông; và tác động đến báo chí ở các nước khác. Tôi cũng sẽ khai thác các nhà báo và chuyên gia luật truyền thông nói gì về việc báo chí nên đáp ứng như thế nào.

Tôi đã phỏng vấn gần 40 nhà báo, những người ủng hộ tự do báo chí, các trưởng khoa báo chí ở các trường, luật sư và giáo sư truyền thông, và các quan chức chính phủ. Tôi đã dựa vào nghiên cứu sâu rộng của Stephanie Sugars của US Press Freedom Tracker (Theo dõi Tự do Báo chí Mỹ), một dự án của CPJ và Freedom of the Press Foundation (Tổ chức Tự do Báo chí).

Tôi đã nói chuyện với Michael Dubke, cựu giám đốc truyền thông tòa Bạch Ốc của Trump. Tuy nhiên, yêu cầu trả lời đã được gửi tới Stephanie Grisham, thư ký báo chí tòa Bạch Ốc, là người đã rời khỏi chức vụ này, được công bố ngày 7 tháng 4, và phó của cô, Hogan Gidley, đã không trả lời.

Những người ủng hộ Trump la mắng giới truyền thông tại một cuộc tập hợp ở Des Moines, Iowa, vào ngày 30 tháng 1 năm 2020. Trump thường xuyên chế giễu báo chí tại các cuộc tập hợp của ông và khuyến khích đám đông tham gia. (Reuters / Jonathan Ernst).

Tiếng Dân

Tổng thống và báo chí

Hành vi của Trump làm tôi nhớ đến các cuộc tấn công bằng lời công khai của Richard Nixon vào báo chí khi tôi là một trong những biên tập viên làm việc trong cuộc điều tra Watergate của báo Washington Post.

Ngoài ra, Nixon đã ra lệnh nghe lén và FBI điều tra bất hợp pháp một số phóng viên, và tòa Bạch Ốc vẫn nắm giữ một “danh sách kẻ thù” chính trị, trong đó có các nhà báo và phóng viên truyền hình. Các băng ghi âm của tòa Bạch Ốc cuối cùng đã tiết lộ rằng, Nixon cũng thường nổi giận với báo chí trong các cuộc trò chuyện ở Phòng Bầu dục với các trợ lý của mình, gọi các phóng viên là “những thằng hề” và “đồ chó đẻ”.

Michael Michael Conway, cố vấn Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ trong cuộc điều tra luận tội Nixon, viết trên website tin tức NBC vào tháng 11 năm 2019: “Dù các cuộc tấn công của tòa Bạch Ốc thời Nixon vào báo chí liên quan đến các hành vi tội phạm, một số trong đó cuối cùng dẫn đến vụ Nixon bị luận tội, các cuộc tấn công của Trump được cho là nguy hiểm hơn và gây tổn hại hơn cho báo chí tự do. Trump đang tìm cách, và thành công đến mức độ đáng kinh ngạc, trong việc làm mất uy tín của toàn bộ ngành truyền thông qua việc tuyên bố báo chí là ‘kẻ thù của nhân dân.”

Chính quyền của hai tổng thống Ronald Reagan và Bill Clinton đều tranh thủ báo chí, mặc dù Bill và Hillary Clinton khó chịu việc đưa tin về các thỏa thuận làm ăn của họ ở Arkansas, về vụ vụng trộm của tổng thống với Monica Lewinsky, và về vụ luận tội của ông. Họ đặc biệt không hài lòng với Washington Post, nơi mà với tư cách là biên tập viên điều hành, tôi đã chỉ đạo việc đưa tin đó. Nhưng sự tức giận của Clinton về một số câu chuyện, nhà báo và các hãng tin, không bao giờ phát triển thành việc chống lại toàn bộ giới truyền thông một cách kịch liệt.

George W. Bush thân thiện với các phóng viên, và báo chí có thể tiếp xúc được các quan chức trong chính quyền của ông. Đồng thời, họ cũng bị kỷ luật, đáng lưu ý trong việc truyền đạt tin tức, trong đó bao gồm những lời biện minh sai cho cuộc xâm lược Iraq sau vụ khủng bố 11/9. Ngoài ra, trong “cuộc chiến chống khủng bố” trên toàn thế cầu của CIA, các cơ quan tình báo và Bộ Tư pháp đã bắt đầu điều tra mạnh mẽ các “rò rĩ” thông tin loại mật. Sau đó, những cuộc điều tra này dẫn đến các vụ truy tố chưa từng có đối với các nguồn cung cấp tin cho các nhà báo của chính quyền Obama và Trump.

Barack Obama hứa rằng chính quyền của ông sẽ minh bạch nhất trong lịch sử. Thay vào đó, nó trở thành chính quyền kiên định nhất trong việc hạn chế thông tin mà các phương tiện truyền thông cần có để buộc chính phủ chịu trách nhiệm về hành động của mình. Nó đã sử dụng các trang web và mạng truyền thông xã hội của tòa Bạch Ốc để qua mặt giới báo chí trong việc trình bày phiên bản thực tế của chính mình trước công chúng, tiền thân của cách Donald Trump sau này sử dụng Twitter. Chính quyền Obama đã chủ động ngăn cản các cuộc phỏng vấn “không được phép” của các quan chức chính phủ với báo chí, và nó đã đi những bước dài trong việc chống lại việc rò tin cho các phóng viên.

Đáng kể nhất, chính quyền Obama đã truy tố 10 nhân viên chính phủ và người hợp đồng vì đã tiết lộ thông tin mật cho báo chí. Tám trong số các vụ truy tố là theo Đạo luật gián điệp năm 1917, được ban hành trong Thế chiến I để bảo vệ đất nước chống lại gián điệp cho các chính phủ nước ngoài. Đạo luật này chỉ được sử dụng ba lần trong chín thập niên, trước khi Obama nhậm chức.

Trong một số trường hợp, Bộ Tư pháp và FBI đã bí mật thu giữ nội dung điện thoại và email giữa các nguồn và các phóng viên báo New York Times, Fox News và Associated Press. Các nhà báo an ninh quốc gia nói với tôi rằng, những cuộc điều tra đó có tác dụng làm nhục chí các nguồn cung cấp thông tin trong chính phủ.

Tuy nhiên, chính quyền Obama “không bao giờ tiến hành to tiếng công khai chống lại báo chí”, giáo sư luật truyền thông của Đại học Georgia, Jonathan Peters lưu ý. Ngược lại, Peters đặc tả các cuộc tấn công bằng lời của Trump vào báo chí là “một nỗ lực có hệ thống nhằm làm bất hợp pháp hóa giới truyền thông trong tư cách là công cụ kiểm tra quyền lực của chính phủ”.

Vào thời điểm Trump được bầu làm tổng thống tháng 11 năm 2016, người Mỹ dường như bị chia rẽ không thể hòa giải được, không chỉ về chính trị, tư tưởng và tình cảm, mà còn trên thực tế. Hết thăm dò này tới thăm dò khác, cho thấy, những người ủng hộ và những người phản đối Trump tin rằng, các phiên bản rất khác nhau của những gì họ nghĩ là sự thật vì họ phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn tin tức và thông tin mà họ tin tưởng, bất kể tính xác thực của chúng. “Người ta xây nên thực tế cho chính họ từ một lựa chọn truyền thông mà họ đồng ý”, ông Mark Lukasiewicz, trưởng khoa báo chí của Đại học Hof Hofstra, nói với tôi.

Một khung hình video cho thấy, ngày 26 tháng 10 năm 2018, các đặc vụ FBI kéo một tấm bạt lên một chiếc xe tải từ Plantation, Florida, được phủ trong các miếng dán ủng hộ Trump. Chiếc xe đã được điều tra liên quan đến kiện bom gửi đến phòng tin tức CNN ở New York và các nhà phê bình bị nghi đã chỉ trích Tổng thống Trump (WPLG-TV qua AP).

Các cuộc tấn công của Trump vào uy tín báo chí

Phóng viên Leslie Stahl của CBS News đã nói tại một buổi họp mặt của Hội Phóng viên Chuyên nghiệp ở New York hồi tháng 5 năm 2018, về một cuộc trò chuyện của cô với Tổng thống Trump vừa đắc cử, trong văn phòng của ông ở Trump Tower, trước cuộc phỏng vấn trong tiết mục “60 phút” của CBS với ông hồi tháng 11 năm 2016. Stahl nói: “Tới một lúc, ông ta bắt đầu tấn công báo chí. Không có camera ở đó”.

Stahl nhớ lại: “Tôi đã nói, ‘Ngài biết điều này đang trở nên mệt mỏi. Sao ngài cứ làm điều đó mãi như vậy? Thật nhàm chán và đã đến lúc kết thúc điều đó’. Ngài biết đấy, ngài đã thắng cử, sao ngài lại tấn công vào nó mãi như vậy?”

Và ông ta nói: ‘Cô biết tại sao tôi làm điều đó không? Tôi làm điều đó để làm mất uy tín của tất cả bọn cô và hạ bệ tất cả bọn cô, để khi bọn cô viết những câu chuyện tiêu cực về tôi, sẽ không ai tin bọn cô’.”

Nhớ lại cuộc trao đổi này, Stahl đã nói với tôi vào đầu năm 2020: “Cái điều nảy ra với tôi là, nó đã được toan tính thế nào. Ông ta vạch ra kế hoạch cho điều đó”.

Và tôi đã sai”, cô ấy nói về điều cô nghĩ lúc đó rằng, tác động của các cuộc tấn công của Trump lên báo chí sẽ là gì. “Khi bạn nói điều gì đó lặp đi lặp lại, nó có tác động rất lớn. Sự lặp lại là một phần tác động của nó”.

Các cuộc tấn công của Trump vào báo chí trong các cuộc gặp gỡ với các nhà báo tại tòa Bạch Ốc, “có thể gây thất vọng tầm gần. Ông ta có một số điều phàn nàn chính đáng về báo chí, nhưng thường đó là một công cụ chính trị. Ông ta háo hức giao lưu với báo chí – để chúng ta gần gũi với ông ấy – nhưng sau đó bắt đầu các cuộc tấn công”. David Mike Bender, phóng viên Wall Street Journal ở tòa Bạch Ốc, nói.

Michael Dubke từng là giám đốc truyền thông của tòa Bạch Ốc thời Trump vào đầu năm 2017, nói với tôi rằng, một phần lý do khiến Trump tấn công báo chí và đặc tả tin tức là giả “là sự thất vọng của ông ta về cách báo chí đã đưa tin về ông”. Dubke tranh luận: “Không có chuyện nào nói về sự tiến bộ mà ông đã làm với nền kinh tế và chính sách đối ngoại. Tới mức tốt nhất cũng chỉ là những chuyện đã tiêu cực”.

Dubke, hiện là cố vấn truyền thông chiến lược của đảng Cộng hòa, nói thêm: “Ông ấy cũng rất ngạc nhiên. Tổng thống cảm thấy rằng ông có quan hệ tốt với báo chí với tư cách là một nhà phát triển ở New York. Ông ấy luôn sẵn lòng gặp gỡ báo chí”.

Lucy Dalglish, trưởng khoa trường Báo chí Philip Merrill của Đại học Maryland, nói, dù ý định của Trump ngay từ đầu là gì, hiệu quả của những lời phỉ báng của ông ta là rõ ràng. Cô nói: “Ngay cả khi ban đầu nó không phải là mục đích xấu, thì nó sẽ trở thành như vậy. Khi bạn đi khắp đất nước, bạn sẽ nghe mọi người nói về ‘tin giả’. Nó đã gây ra thiệt hại rất lớn”.

Trump càng dành thời gian nhiều hơn để lên án báo chí một cách giận dữ tại các cuộc tụ hợp lớn của ông với những người ủng hộ ông nhiệt tình trên khắp đất nước, khuyến khích đám đông sôi nổi phản ứng. Ông ta thường xuyên chỉ vào đám đông phóng viên, những người chụp ảnh và nhà quay phim lố nhố lên trong phần dành cho báo chí dựng lên đằng sau đám đông, khiến mọi người quay lại, la ó, và hét lên những điều như, “CNN sucks”.

Kumar của Politico nói: “Chúng tôi luôn luôn bị chú ý tại một cuộc tụ tập khi đám đông hưởng ứng với ông ấy. Khi đám đông ở ngay bên cạnh báo chí, chúng tôi sẽ bị la ó và mọi người đang nói những điều tệ hại với chúng tôi”.

Phóng viên Kristina Partsinevelos của Fox Business Network có mặt trong khu báo chí chật cứng khi Trump tuyên bố sẽ tái tranh cử tại một cuộc tập hợp rầm rộ tại đấu trường Amway Center ở Orlando, Florida, ngày 18 tháng 6 năm 2019. “Nhiều lần trong đêm đó, không chỉ từ Tổng thống Trump, tất cả những người nói trước ông, đã thách thức giới truyền thông”. Sau đó cô nói với Howard Kurtz về chương trình “Media Buzz” của ông trên Fox News. “Toàn bộ đám đông chuyển sang la ó. Một anh chàng đang chế giễu một phóng viên bên cạnh tôi, và tôi thậm chí còn không biết ông ta đến từ mạng lưới nào”.

Trong một cuộc thảo luận hồi tháng 3 năm 2018 mà tôi đã điều phối, phóng viên Ashley Parker của báo Washington Post tại tòa Bạch Ốc nhớ lại cách Trump gọi tên cô và phóng viên Maggie Haberman của báo New York Times tại tòa Bạch Ốc ở một cuộc tập họp (rallies) lớn ở San Diego, sau khi mỗi người viết một câu chuyện mà ông không thích: “Chúng tôi đang ở giữa căn phòng này khoảng 10.000 người hoặc hơn và ông ta bắt đầu phàn nàn về câu chuyện của chúng tôi: ‘Có một người phụ nữ tên Parker và một phụ nữ tên Haberman và họ đã viết nhiều nhất’ – thật ra tôi có đeo thẻ tên, nhưng tôi nhanh chóng đưa máy tính xách tay của mình lên để che lại –  ‘Họ là những người bất lương nhất và đáng khinh nhất – họ không có ở đây, phải không?’ Rồi cả đám đông quay lại ‘la ó, hút gió, Parker có ở đây không?’

Parker nói lúc đó: “Điều may mắn về công việc của một phóng viên báo in là, không ai biết tôi là ai. Nhiều người bạn tốt của tôi [với công việc xuất hiện] trên TV, đặc biệt là phụ nữ, cảm thấy có nhiều lời nói cay độc hơn. Điều này đã được báo cáo, nhưng CNN và các cơ quan báo chí khác có giữ an toàn cho các phóng viên nữ của họ đi bộ đến xe của họ sau các cuộc tụ tập [của Trump] hay không”.

Phóng viên CNN ở tòa Bạch Ốc Abby Phillip nói tại một buổi thảo luận của một hội thảo: “Tôi đã bị người ta đăng địa chỉ của cha mẹ tôi”. Cô nói thêm rằng, một cây viết bảo thủ đã đăng một câu chuyện về mẹ cô ấy, “kể cả đăng ảnh của bà (tức mẹ của Abby: ND) lên mạng, trong nỗ lực tấn công tôi vì đưa tin về một người đại diện Trump. Những chuyện như vậy đã thật sự leo thang”.

Kumar của Politico nói, “nhưng tôi cảm thấy thái độ thù địch hơn bao giờ hết, một giọng điệu hoàn toàn khác kể từ năm 2016”. Mặc dù Trump chưa bao giờ tấn công cô, nhưng trong email, Facebook và Twitter đã chỉ trích những câu chuyện và sự xuất hiện trên truyền hình của cô. Cô ấy nói với tôi: “Đôi khi tôi cố gắng không xem Twitter bởi vì đó là điều tiêu cực và khủng khiếp. Những chuyện như thế này chưa từng xảy ra trước đây”.

Trên Twitter, Trump đã tấn công giới truyền thông trong gần 1.900 tweet, từ khi ông tuyên bố ứng cử tổng thống vào năm 2015 cho đến cuối năm 2019, theo một cơ sở dữ liệu do Stephanie Sugars của US Press Freedom Tracker lưu giữ. Những cụm từ được tweet thường xuyên nhất của Trump để mô tả giới truyền thông và nhà báo là “tin giả”, “kẻ thù của nhân dân”, “bất lương”, “đồi bại”.

Hơn 600 tweet của Trump nhắm vào các tổ chức tin tức cụ thể, dẫn đầu là New York Times, CNN, NBC và MSNBC, Fox News và Washington Post. Ông ta gọi New York Times, trong số những từ phỉ báng khác, là “giả”, “dỏm”, “tởm”, “nhục nhã”, “ngu”, “bịa”, “đần”, “tẽ”, “thất bại” và “đang chết”. Ông ta đặc tả báo Washington Post là “giả”, “rồ”, “bất lương”, “dỏm” và “nhục nhã”. Tháng 7 năm 2017, Trump đăng lên Twitter một đoạn video dài 28 giây, trong đó ông được miêu tả là đang đấu vật và đấm một nhân vật có đầu đã được thay thế bằng logo của CNN.

Bốn trăm tweet của Trump đã nói tới hơn 100 nhà báo tại 30 cơ quan báo chí. Vào ngày 7 tháng 9 năm 2019, một cái tweet với hàng chục triệu người theo dõi, Trump đã gọi Parker và đồng nghiệp Philip Rucker của báo Washington Post là “hai phóng viên hạng nhẹ tởm lợm”, những người thậm chí không được phép vào khuôn viên của tòa Bạch Ốc vì bài báo của họ là quá KINH TỠM & GIẢ.

Biên tập viên điều hành Marty Baron của báo Washington Post đã trả lời rằng, “tuyên bố của Tổng thống đúng theo kiểu cách tìm cách phỉ báng và đe dọa báo chí. Điều đó không xác đáng và nguy hiểm, và nó thể hiện mối đe dọa đối với báo chí tự do trên đất nước này”.

Trong dòng tweet ngày 7 tháng 11 năm 2019, Trump đã gọi cho các phóng viên Matt Zapotosky, Josh Dawsey và Carol Leonnig của báo Washington Post là “những phóng viên hạ cấp” trong một công kích dữ dội về một bài mà ông ta không thích. Leonnig nói rằng, điều đó đã thúc đẩy “một sự gia tăng đáng kể” về thư từ thù hằn gửi tới. “Một số thư từ thù hằn có chút cay nghiệt, mô tả tôi là một thành phần của Nhóm Ngầm độc ác và ngốc như một tảng đá. Tôi đã bị những người tweet, gọi tôi là rác rưởi và lặp lại mô tả hạ cấp của tổng thống”, cô ấy nói với tôi.

Đồng thời, “tôi cũng thấy sự gia tăng của những người ủng hộ, lưu ý những điều tổng thống gọi tôi và các đồng nghiệp của tôi – và họ gửi email bày tỏ sự ủng hộ của họ về những gì chúng tôi làm tại Washington Post và cá nhân tôi. Các thành viên cộng đồng của những người biết tôi là tác giả bài báo, đã đề nghị chúng tôi làm những chiếc T-shirts in dòng chữ: ‘Tôi đứng chung với bọn hạ cấp’.” Leonnig nói.

Điều đó minh họa cho hố ngăn cách sâu rộng trong phản ứng của công chúng đối với các cuộc tấn công của Trump vào báo chí. Mặc dù khán giả truyền hình cáp Fox News đã tăng lên, nhưng cũng có sự gia tăng đáng chú ý về số người đăng ký đọc báo New York Times và Washington Post qua mạng, cũng như các quyên góp cho các đài phát thanh công cộng và các nhóm tự do báo chí.

Một trong những tác động của cách Trump tấn công báo chí là nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của tự do báo chí và vai trò của chúng tôi trong việc buộc chính phủ chịu trách nhiệm giải trình”, ông Dan Dan Balz, phóng viên chính trị của báo Washington Post, nói với tôi.

Đồng thời, Balz nói, “Thật nghiêm trọng khi ông ta săn lùng mọi người, điều mà chúng ta chưa từng trải nghiệm trước đây”.

Trump đưa ra quyết định có tính toán kỹ về người mà ông ta sẽ chọn [để tấn công]. Ông ta khuyến khích công chúng – thật ra là kêu gọi họ – làm hại các nhà báo. Người nào đó sẽ bị tổn thương”, Dalglish, trưởng khoa báo chí Maryland và trước đây là giám đốc điều hành của Ủy ban Phóng viên về Tự do Báo chí, nói.

Đã có những mối đe dọa giết người và gây thương tổn cho các tổ chức báo chí. Tháng 1 năm 2018, một người đàn ông ở Michigan đã bị bắt vì nói với một nhà điều hành tại trụ sở của CNN Atlanta, “Đồ Tin Giả, tao sẽ tới để bắn gục bọn bây”.

Tháng 8 năm 2018, một người đàn ông ở California, mà sau này người đó nói với các phóng viên rằng, “Nước Mỹ đã được cứu rỗi khi Donald J. Trump được bầu làm tổng thống”, đã thực hiện nhiều cuộc gọi điện thoại đe dọa giết nhân viên của báo Boston Globe.

Vào tháng 10 năm 2018, một người đàn ông đã gửi bom ống không nổ được, đến CNN ở New York, cũng như một số chính trị gia và quan chức đảng Dân chủ.

Vào tháng 2 năm 2019, FBI đã bắt giữ một trung úy Cảnh sát biển Hoa Kỳ tại Maryland, đang tàng trữ vũ khí và có một “danh sách tấn công” gồm những nhân vật nổi trội thuộc đảng Dân chủ và các nhân vật truyền thông nổi tiếng ở CNN và MSNBC.

Tháng 9 năm 2019, một binh sĩ Quân đội Hoa Kỳ tại Kansas đã bị bắt vì một cuộc thảo luận trên mạng về việc sử dụng chất nổ để tấn công các văn phòng của CNN ở New York.

Ses Sesno, cựu phóng viên của CNN, nói: “Trong tất cả các năm viết báo, tôi chưa từng lo lắng phải cảnh giác. Trump đã huy động lực lượng quần chúng để chế nhạo, châm chọc và làm điều tồi tệ hơn cho những người đang làm công việc của họ. Nói thẳng thắn ra là ông ta hành động như một tên côn đồ, kích động những người theo ông ta”.

Mary Louise Kelly của NPR nhận giải thưởng xuất sắt nhất, phi thương mại, dành cho nhà báo/ phóng viên/ người dẫn chương trình “Mọi thứ đều được xem xét” (All things Considered) tại lễ trao giải Gracie Awards hàng năm lần thứ 43 vào ngày 22/5/2018, tại Beverly Hills, California. Ngoại trưởng Mike Pompeo cáo buộc Kelly nói dối về các quy tắc cơ bản cho một cuộc phỏng vấn sau khi cô hỏi ông những câu hỏi trọng yếu. (Richard Shotwell/ Invision/ AP).

 

 

Phóng viên Jim Acosta của CNN đã từng bị Trump tấn công khi hỏi một ông ta một câu hỏi mà Trump không trả lời được. Trump đã tước thẻ phóng viên, không cho Acosta vào Nhà Trắng họp báo, CNN kiện và đã thắng vụ kiện này. Photo Courtesy

Báo chí truy cập thông tin chính phủ dưới thời Trump

Trump đã nắm quyền kiểm soát cá nhân đối với những gì tòa Bạch Ốc chính thức nói với và nói về báo chí. Theo chỉ đạo của ông, các cuộc họp báo truyền thống hàng ngày tại tòa Bạch Ốc của thư ký báo chí của tổng thống đã trở nên không thường xuyên vào năm 2018 và kết thúc vào năm 2019 dưới thời Sarah Huckabee Sanders và người kế nhiệm bà, Grisham.

Ngày 22/1/2019, Trump đã tweet về Sanders như sau: “Tôi đã nói với cô ấy đừng có băn khoăn phiền muộn. Dù sao thì lời nói cũng thốt ra! Hầu hết bọn họ sẽ không bao giờ đưa tin về chúng ta một cách công bằng và do đó, thuật ngữ, Tin giả!

Bender của Wall Street Journal nói, các buổi họp báo trên truyền hình trong phòng họp James S. Brady “là một cơ hội để đặt câu hỏi về một loạt chủ đề rộng rãi từ khắp các cơ quan báo chí. Một cửa sổ để tòa Bạch Ốc ra quyết định, đã bị đóng”.

Ông Jonathan Karl, phóng viên trưởng của ABC News tại Washington, chủ tịch Hiệp hội Phóng viên tòa Bạch Ốc nói: “Đó chính là dấu hiệu của sự khinh miệt của chính quyền này đối với vai trò của báo chí mà chúng ta không có cuộc họp báo hàng ngày. Các cuộc họp báo vô cùng quan trọng. Nó quan trọng về mặt biểu tượng để thấy người phát ngôn của tổng thống Hoa Kỳ trả lời câu hỏi của phóng viên mỗi ngày”.

Bắt đầu từ tháng 3 năm 2020, phòng họp báo của tòa Bạch Ốc cuối cùng đã sống lại với các cuộc họp báo hàng ngày về cuộc khủng hoảng COVID-19, gồm các quan chức chủ chốt của chính quyền do Trump và Pence dẫn đầu. Họ đã chứng minh giá trị của các cuộc họp như vậy với báo chí và công chúng, mặc dù Trump cũng đã sử dụng chúng để đưa ra nhiều tuyên bố sai lệch và phục vụ lợi ích riêng, cũng như tiếp tục phàn nàn về báo chí trong năm bầu cử tổng thống.

Trong cuộc họp báo ngày 19 tháng 3, Trump đã lợi dụng câu hỏi dẫn dắt của Chanel Rion, phóng viên trang cực hữu One America News tại tòa Bạch Ốc, để tấn công báo chí một cách giận dữ. Ông ta đồng ý với Rion, rằng báo chí Mỹ đang “đứng về phía Trung Quốc” khi chất vấn về việc ông gọi COVID-19 là “virus Trung Quốc”. Gọi từng tên của các tờ báo như Wall Street Journal, New York Times và Washington Post, Trump đã tố cáo họ đưa tin về phản ứng của chính quyền đối với cuộc khủng hoảng là “còn hơn cả tin giả, đó là tin đồi bại”.

Ông ta cũng nói đùa về việc giảm mạnh số lượng phóng viên trong phòng họp. Trump nói với họ: “Thật sự, có lẽ chúng tôi nên loại khoảng 75-80% trong số các bạn. Tôi chỉ có hai hoặc ba người mà tôi thích trong căn phòng này”. Trump đã đưa ra bình luận chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc trục xuất ít nhất 13 phóng viên của ba tờ báo Mỹ mà ông ta nêu tên.

Cho đến khi cuộc khủng hoảng COVID-19, Trump chủ yếu làm cho ông ta có thể sẵn sàng để phóng viên tiếp xúc theo dạng không chính thức như “spray” và “gaggle”. Spray xảy ra khi giới hạn một số phóng viên và nhiếp ảnh gia được mời tham gia các cuộc họp với các lãnh đạo nước ngoài trong Phòng Bầu dục hoặc các nghi lễ ở những nơi khác trong tòa Bạch Ốc, hoặc bên ngoài Vườn Hồng. Gaggle là những cuộc gặp gỡ vội vã với các phóng viên đang chờ đợi khi Trump đi qua lại giữa South Lawn và bãi trực thăng Marine One, hoặc khi ông ta bước ra khỏi máy bay Air Force One.

Dubke, cựu giám đốc truyền thông của Trump nói với tôi: “Có lẽ ông ta là tổng thống dễ tiếp cận nhất trong 20-30 năm qua. Đôi khi, có thể tiếp xúc ông ấy nhiều lần một ngày – trong Phòng Bầu dục với các nhà lãnh đạo nước ngoài, trong các lần hạn chế phóng viên khác của tòa Bạch Ốc, quanh chỗ máy bay Air Force One, và trên đường đến trực thăng Marine One”.

Karl đồng ý rằng, cá nhân ông Trump “trả lời nhiều câu hỏi của các phóng viên hơn bất kỳ tổng thống nào tôi từng trải qua”, trong những năm ông đưa tin thời Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama. “Đó là điều tốt”.

Từng là ngôi sao truyền hình thực tế, Trump dường như coi những cuộc gặp gỡ không chính thức vội vã này với một số thành viên báo chí là màn trình diễn cho bản tin buổi tối, thay vì cơ hội thật sự cho các phóng viên tìm hiểu nhiều về những gì đang diễn ra trong tòa Bạch Ốc và chính quyền. Tổng thống quyết định chọn nghe và trả lời câu hỏi nào được la to lên, khi các phóng viên tranh nhau bấm máy ảnh hoặc tiếng rít của cánh quạt chiếc trực thăng Sikorsky, Marine One. Trump có thể lờ các câu hỏi truy tiếp thông tin trước (follow-up) hoặc mắng phóng viên và nhanh chóng thoát ra.

Ông Bender nói: “Tiếng Marine One ầm ĩ. Thật khó để nghe ông ta nói khi ông ta đi qua lại chỗ các nhà báo. Không có cách nào có trật tự để hỏi qua các vấn đề trong ngày”.

Gần một nửa trong số 70 cuộc phỏng vấn của báo chí với cá nhân Trump mà ông ta đã tham gia ra vào năm 2019 là với các tổ chức báo chí thân thiện, thiên hữu, bao gồm Fox News, Fox Business News và Daily Caller, theo số liệu Mark Knoller của đài CBS News lưu giữ. “Có thể bỏ đi nhiều tháng, quay lại vẫn thấy tổng thống thực hiện các cuộc phỏng vấn với chỉ một tổ chức báo chí”, Karl của đài ABC nói với tôi.

Thư ký báo chí tòa Bạch Ốc Grisham chưa từng tổ chức họp báo dù chỉ một lần, kể từ khi nhận việc hồi tháng 7/2019 cho đến khi có thông báo rời khỏi chức vụ này vào ngày 7/4/2020, trong khi thỉnh thoảng cô ta thực hiện phỏng vấn trên truyền hình, chủ yếu là với Fox News. Tháng 1 năm 2020, 13 cựu thư ký báo chí tòa Bạch Ốc và các phát ngôn viên khác của ba chính quyền Cộng hòa và Dân chủ trước đó đã ký một lá thư, công khai kêu gọi tiếp tục lại các cuộc họp báo thường kỳ. Thư của họ ghi: “Những người nam và nữ đáng tin cậy, đứng trước hậu cảnh mang tính biểu tượng tại tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại giao và Lầu Năm góc, là hết sức quan trọng cho công việc mà Hoa Kỳ phải làm trên thế giới”.

Đáp lại, Grisham nói với Washington Examiner rằng, các nhà báo đã sử dụng các cuộc họp báo tại tòa Bạch Ốc chủ yếu như là cơ hội để các nhà báo “phô trương” trên truyền hình, và cô ta sẵn sàng cho các phóng viên cá nhân tiếp xúc mỗi ngày. Cô ta nói với báo này: “Trong một buổi họp báo, tôi sẽ gọi một phóng viên từ một báo và họ có thể sẽ được đặt một câu hỏi truy tiếp. Trong ngày làm việc, tôi nói chuyện với năm, sáu, bảy phóng viên từ mỗi báo. Tôi nói chuyện với – Tôi sẽ không nói hàng trăm – mà gần một trăm phóng viên mỗi ngày”.

Cô ta không nói chuyện với hàng trăm phóng viên mỗi ngày”, Karl nói với tôi, “và không có nhiều thông tin từ văn phòng báo chí truyền ra, so với các chính quyền khác”.

Kumar của báo Politico nói, cô đã bỏ lỡ cơ hội để lột trần các quan chức tòa Bạch Ốc, những người tham dự các cuộc họp báo hàng ngày sau khi tắt camera. Các phóng viên đã phải thay phiên nhau tham gia trong những lần được chọn vào Phòng Bầu dục và Kumar nói rằng, cô chỉ có thể vào trong đó khoảng một lần mỗi tháng. Cô nói, các trợ lý trong văn phòng báo chí luôn có thể gặp được, nhưng họ thường “không có thông tin hoặc không muốn cung cấp thông tin”.

Tại Bộ Ngoại giao và Lầu Năm góc cho đến thời gian gần đây, các cuộc họp báo không thường xuyên, không họp báo lần nào trong nhiều tháng. Cả hai cơ quan này đều cắt giảm số lượng các nhà báo có thể đi theo các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng trong các chuyến đi nước ngoài, mặc dù các tổ chức báo chí phải trả tất cả mọi chi phí. Thỉnh thoảng, mỗi bộ này rút quyền tháp tùng đối với những phóng viên nào viết những bài báo mà các quan chức không thích.

Phóng viên Shaun Tandon của AFP tại Bộ Ngoại giao và là chủ tịch Hiệp hội Phóng viên tại Bộ Ngoại giao, nói: “Quan hệ của Bộ Ngoại giao với báo chí trong thời chính quyền này đã xấu đi rõ rệt. Các cuộc họp báo có ghi hình hàng ngày đã giảm xuống”, ông nói, nó tướt đi cơ hội để các phóng viên “đặt câu hỏi và nhận câu trả lời về nhiều vấn đề” mỗi ngày.

Các cuộc họp báo hàng ngày có ghi âm/ ghi hình đã được thay bằng việc các quan chức Chính phủ thỉnh thoảng đến khu vực báo chí của bộ để thông báo về chủ đề cụ thể, mà không có ghi âm/ ghi hình “suốt 90% thời gian”, Carol Morello, phóng viên báo Washington Post tại bộ Ngoai giao, nói với tôi. Điều đó khiến những bài báo của các phóng viên mở ra cho những lời chỉ trích rằng, họ chỉ dựa vào một “quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Ngoại giao”.

Khi nói chuyện với các phóng viên, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã tỏ thái độ thù địch ra mặt khi ông không thích câu hỏi của họ. Trong những dịp riêng biệt, ông nói với một phóng viên truyền hình Nashville và Judy Woodruff, phóng viên gạo cội của PBS News Hour, khi họ thúc ép ông trong các cuộc phỏng vấn, trả lời về các thỏa thuận với Ukraine mà cuối cùng dẫn đến việc Trump bị Hạ viện luận tội, rằng có vẻ như họ đang làm việc cho Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ.

Ngày 24/1/2020, Mary Louise Kelly, đồng chủ trì chương trình “All Things Considered” của NPR, và một phóng viên an ninh quốc gia kỳ cựu, đã phỏng vấn Pompeo có ghi hình về chính sách của chính quyền Trump đối với Iran và Ukraine. Cô đã có một thỏa thuận bằng văn bản với nhân viên của ông để hỏi về một loạt chủ đề. Pompeo phản đối khi Kelly hỏi ông có nợ bà Marie Yovanovitch, cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine, một lời xin lỗi hay không, vì ông đã không lên tiếng cho bà khi Trump triệu hồi bà về Washington sau một chiến dịch dài bôi nhọ bà.

Sau đó, một phụ tá đã yêu cầu Kelly đến phòng riêng của Pompeo, ở đó ông ta giận dữ mắng nhiếc cô vì đã hỏi về Ukraine. Kelly sau đó đã kể lại trên NPR rằng, Pompeo đã hỏi, “‘Cô có nghĩ người Mỹ quan tâm đến Ukraine không?’ Ông ta đã sử dụng từ Đ.M trong câu đó và nhiều câu khác. Ông ta hỏi, liệu tôi có thể tìm ra được Ukraine trên bản đồ không; Tôi nói được. Ông ta gọi các trợ lý mang tới một bản đồ thế giới không in chữ, không có quốc gia nào được ghi tên. Tôi chỉ vào Ukraine”. Kelly đã không được yêu cầu, cũng không thoả thuận, để trao đổi đó nằm ngoài hồ sơ.

Khi vụ nổ này ra, trở thành một câu chuyện được tường thuật rộng rãi, Pompeo đã đưa ra một tuyên bố chính thức cáo buộc sai Kelly về việc đã nói dối ông ta về các quy tắc cơ bản cho cuộc phỏng vấn và cuộc trò chuyện của họ sau đó. Pompeo nói: “Thật đáng xấu hổ khi phóng viên này đã chọn cách vi phạm các quy tắc cơ bản của báo chí và sự đàng hoàng. Đây là một ví dụ khác về việc giới truyền thông đi trật bản lề như thế nào trong nỗ lực làm tổn hại Tổng thống Trump và Chính quyền này. Không có gì lạ khi người dân Mỹ không tin vào nhiều thứ trên truyền thông khi họ liên tục cho thấy bài bản và sự thiếu vắng tính chính trực của mình”.

John Lansing, CEO của đài NPR đáp lại bằng cách nói với Michel Martin, người dẫn chương trình buổi phỏng vấn “All Things Considered”, rằng cách Pompeo đối xử với Kelly “là thái quá và không thích hợp” và rằng “tuyên bố từ Bộ trưởng là sai rành rành”. Lansing nói thêm: “Không có gì lạ khi có sự căng thẳng giữa các quan chức chính phủ và nhà báo bởi vì các nhà báo là – như tôi đã nói, nhiệm vụ của họ là đặt ra những câu hỏi khó… Nhưng điều này vượt xa căng thẳng. Điều này đi về phía đe dọa. Và hãy để tôi nói điều này. Chúng ta sẽ không để bị đe dọa”.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã trừng phạt NPR bằng cách không cho phép Michele Kelemen, phóng viên lâu năm của họ tại Bộ Ngoại giao, đi theo trên máy bay chính phủ của Pompeo cho chuyến đi tiếp theo tới Ukraine. Trump sau đó đã ca ngợi ông Pompeo tươi cười trước nhóm cử toạ thân thiện tại một sự kiện ở tòa Bạch Ốc dành cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. “Rất ấn tượng, Mike”, Trump nói, cười mỉm với chính mình, khi mọi người trong khán phòng cười vang. “Hôm qua, phóng viên đó đã không thể làm tốt công việc về ông. Tôi nghĩ rằng ông đã thật sự làm một công việc tốt về cô ta”.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus đã không trả lời yêu cầu cho một cuộc phỏng vấn về báo cáo này.

Tại Lầu Năm góc, dưới quyền Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis, Bộ trưởng đầu tiên của Trump, “việc tiếp cận ông đã xuống cấp khá nhanh vì những câu hỏi của phóng viên về những điều trong đó có một khoảng cách giữa ông và tổng thống. Ít có khả năng Mattis nói chuyện, còn các tướng lĩnh cũng vậy”, Dan Lamothe, phóng viên của báo Washington Post tại Lầu Năm góc nói với tôi. Trong những tháng cuối cùng của Mattis, “người ta đã bị phân công lại trong Lầu Năm góc vì đã nói quá thẳng thắn với báo chí”, ông nói.

Việc tiếp xúc tăng lên phần nào dưới thời Mark Esper, Bộ trưởng Quốc phòng hiện tại, mặc dù sự tham gia với báo chí ít hơn thời trước chính quyền Trump, Lamothe là người đưa tin tức ở Lầu Năm góc trong 12 năm, nói.

Alyssa Farah, Thư ký báo chí của Bộ Quốc phòng nói với tôi rằng, Esper “thường xuyên tương tác với báo chí và thúc đẩy việc tiếp xúc”. Cô nói rằng, ngoài các cuộc họp báo hàng tháng của Esper, Jonathan Hoffman, trợ lý bộ trưởng Bộ Quốc phòng về các vấn đề công cộng, hiện tổ chức các cuộc họp báo hàng tuần có ghi hình. Một trong những phụ tá của Farah, Đại úy hải quân Brook DeWalt, nói, số lượng sĩ quan báo chí đã được tăng lên, và các phóng viên có uy tín có thể đi lang thang bất cứ nơi nào trong Lầu Năm góc.

Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) đã đặc biệt hiếu chiến trong việc đưa tin về nó. Trong nhiệm kỳ của hai giám đốc dưới thời Trump, người đầu là Scott Pruitt và người sau là Andrew Wheeler, EPA đã liên tục tấn công các phóng viên và các hãng tin – từ AP, New York Times đến tờ báo bảo thủ Washington Examiner – về những câu chuyện mà cơ quan này coi là không thuận lợi. Cơ quan này ngăn cấm một số phóng viên không được tới dự các sự kiện của EPA và loại ra khỏi danh sách gửi thư chính của nó.

Tôi đang cố gắng để không vướng vào chuyện lăng mạ hay chọn việc đấu đá. Thật lòng tôi chỉ muốn bảo đảm rằng khi ai đưa tin về chính sách và các vấn đề của chúng tôi thì tin đó là đúng và chính xác”, Corry Schiermeyer, quản trị viên về các vấn đề công cộng của EPA, nói với phóng viên truyền thông Paul Farhi của Washington Post hồi tháng 6 năm 2019.

Vào ngày 14 tháng 1 năm 2020, EPA đã đưa ra một thông cáo báo chí chỉ trích báo New York Times về việc đăng tải một bài thẩm tra chi tiết về lý lịch của các quan chức cấp cao của EPA. New York Times đưa tin: “Dưới thời chính phủ Trump, những người được bổ nhiệm vào những vị trí này hầu hết thường làm việc trong các ngành công nghiệp nhiên liệu mỏ, hóa chất và nông nghiệp. Trong thời gian làm việc cho chính phủ, họ chịu trách nhiệm nới lỏng hoặc không thực hiện đối với gần 100 biện pháp bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm và thuốc trừ sâu, cũng như làm suy yếu việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các nỗ lực nhằm hạn chế khí thải nhà kính, làm nóng hành tinh”.

Thông cáo báo chí của EPA đã được đặt tựa là “New York Times tiếp tục chiến dịch chống lại chính quyền Trump. Mọi Tin tức phù hợp với chương trình nghị sự này đều được đăng báo”. Thông cáo báo chí mở đầu, “Hôm nay, New York tiếp tục tiến bước từ không thích đáng qua thiên kiến cùng cực”, nó bắt đầu “đưa ra một danh sách tương tác nhắm vào chính quyền Trump và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ”.

Tại Bộ Nội vụ, những người do Trump bổ nhiệm “đã nói khá rõ rằng biến đổi khí hậu không phải là một lĩnh vực để thảo luận lịch sự. Họ lờ đi các yêu cầu bình luận về bất kỳ chủ đề nào liên quan đến biến đổi khí hậu”, Bobby Magill, người phụ trách đưa tin Bộ Nội vụ cho mục Môi trường của báo Bloomberg, nói.

EPA và Bộ Nội vụ nằm trong số các cơ quan và cơ quan liên bang có trang web được kiểm tra thông tin và tài nguyên về các chủ đề như biến đổi khí hậu, thuế doanh nghiệp, Đạo luật Chăm sóc Giá cả Phải chăng, bạo lực gia đình, sức khỏe phụ nữ và LGBTQ (đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới, dị thường) được Sunlight Foundation và các nhóm chính phủ mở khác giám sát. Theo nghiên cứu của các nhóm chính phủ mở, có ít thông tin có sẵn trên mạng về lịch trình của các quan chức và khách đến tòa Bạch Ốc và các bộ trong nội các. Ủy ban Giám sát và Cải cách Hạ viện đã báo cáo hồi năm 2018, rằng, “nhiều cơ quan đã từ chối tiết lộ danh tính của các cá nhân phục vụ trong Lực lượng Đặc nhiệm Cải cách Thủ tục mà Tổng thống Trump yêu cầu mỗi cơ quan lập ra”.

Những gì đã chậm trễ trong việc đáp ứng các yêu cầu của Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA) đã tăng lên ở hầu hết các bộ và cơ quan liên bang dưới thời chính phủ Trump, Associated Press nhận thấy. Chính quyền đã chi hơn 40 triệu đô la trong năm đầu tiên, bảo vệ các quyết định của mình để giữ lại các tài liệu được yêu cầu từ các hãng tin, nhà báo, các nhóm chính phủ mở và công chúng, AP đưa tin. Theo một phân tích của Dự án FOIA, các Bộ An ninh Nội địa, Nội vụ và Bộ Tư pháp, bị kiện thường xuyên nhất.

Bộ Nội vụ không đáp ứng nhiều với các yêu cầu của FOIA. Nhiều người trong chúng ta đang chờ đợi hết tháng này qua tháng khác để các yêu cầu của FOIA phản hồi trở lại”, Magill, chủ tịch khoá trước của Hiệp hội Các nhà báo Môi trường nói.

Carol Danko, cố vấn cao cấp trong văn phòng truyền thông của Bộ Nội vụ, đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Ngày 2/3/2020, Trump nhận một câu hỏi từ một thành viên truyền thông trong Phòng Bầu dục của tòa Bạch Ốc. Một số phóng viên và nhiếp ảnh gia hạn chế được mời đến các cuộc họp giữa Trump và các nhà lãnh đạo nước ngoài. (AP / Andrew Harnik).

 

 

Trump gọi báo New York Times là “Kẻ thù của nhân dân” nhưng không nói gì về vụ bắt giữ kẻ khủng bố Christopher Hasson, Trung úy Tuần duyên Mỹ, âm mưu giết hàng loạt các nhà báo, thẩm phán và các chính trị gia vì họ chỉ trích Trump. Biếm họa của báo Cleveland

Trump và sự thật

Khi ông ta tập trung kiểm soát thông tin của chính quyền vào cho mình, Trump công bố hầu hết các quyết định của tổng thống, các sự bổ nhiệm hành chính và sự thuyên chuyển – đã tiết lộ phần lớn những gì trong đầu ông – trong nhiều lần tweet mỗi ngày. “Ông ta sử dụng Twitter để lập và công bố chính sách. Nó cho chúng ta cảm nhận rõ ràng nhất về tâm trạng của ông, trong đầu ông nghĩ gì”, Rucker của Washington Post nói với tôi.

Tweets của tổng thống “đi vòng quanh báo chí và trực tiếp lôi kéo những người ủng hộ nhiệt tình nhất của ông. Tweet của Trump là một cửa sổ đáng chú ý để biết ông ta nghĩ gì và những khoảnh khắc riêng tư của ông ta, là điều cả đời tôi chưa từng thấy trước đây ở một tổng thống”, Bender của Wall Street Journal nói.

Cựu giám đốc truyền thông của tòa Bạch Ốc Dubke nói với tôi: “Sức mạnh của những dòng tweet của tổng thống là chưa từng có. Báo chí không biết cách xử lý chúng. Chúng được tường thuật là ‘tin nóng’. Chúng hiệu quả hơn nhiều so với một thông cáo báo chí. Ngoài báo chí, người dân thật ra không đọc chúng. Họ nhận được chúng từ truyền thông. Báo chí gần như ngay lập tức đưa chúng ra mà không có bộ lọc, và sau đó dành vài giờ tiếp theo để giải thích chúng”.

Tuy nhiên, Twitter đã cho phép Trump, “đưa ra những thông tin không trung thực mà không bị trừng phạt”, như Matthew Ingram, phóng viên truyền thông kỹ thuật số của Columbia Journalism Review viết, “biết rằng tweet của ông sẽ được phát tán lại rộng rãi bởi những người theo dõi ông và giới truyền thông, và để tránh những câu hỏi truy theo hoặc chỉ trích”.

Khi làm như vậy, Trump đã đưa ra nhiều tuyên bố sai lầm hơn bất kỳ tổng thống nào trong trí nhớ. Ngày đầu tiên nhậm chức vào 21 tháng 1 năm 2017, ông nhấn mạnh rằng, số lượng người tham dự lễ nhậm chức của ông đạt kỷ lục. Lời khẳng định này của ông đã nhanh chóng bị bác bỏ qua việc so sánh các bức ảnh của đám đông ở Trung tâm thương mại của Washington trong lễ nhậm chức của ông và Barack Obama. Tuy nhiên, Sean Spicer, thư ký báo chí của Trump lúc bấy giờ đã sử dụng cuộc họp báo đầu tiên của mình để buộc tội các phóng viên “cố ý đưa tin sai” về lượng người trong buổi nhậm chức.

Trong chương trình “Meet the Press” (Gặp gỡ báo chí) của NBC vào ngày hôm sau, cố vấn tổng thống Kellyanne Conway đã được người điều hành Chuck Todd hỏi, tại sao Spicer “đưa ra một sự giả dối có thể chứng minh được”. Cô [Conway] nói, Spicer đang cung cấp “những sự thật thay thế” (alternative facts), là điều mà Todd đáp trả rằng: “Nhìn này, những sự thật khác không phải là sự thật. Chúng là giả trá”.

Trong ba năm đầu của nhiệm kỳ tổng thống, Trump đã đưa ra hơn 16.200 tuyên bố sai hoặc gây hiểu lầm trên Twitter, tại các buổi tụ họp của ông và những lần xuất hiện công khai khác, và trong các cuộc gặp gỡ với các phóng viên, theo mục kiểm chứng thông tin thực tế (Fact Checker) của Washington Post, do Glenn Kessler điều hành. Chúng bao gồm những điều ông nói về nền kinh tế, thuế, thương mại và thuế quan, lãnh đạo nước ngoài, nhập cư và người nhập cư, đối thủ chính trị, môi trường và biến đổi khí hậu, chăm sóc sức khỏe, súng ống, gian lận cử tri, nhiệm kỳ tổng thống của Barack Obama và cuộc điều tra luận tội Trump, cùng nhiều chủ đề khác. Một số trang web kiểm tra sự thật khác cũng đã tìm thấy vô số tuyên bố của Trump đưa ra sai sự thật hoặc gây hiểu lầm.

Một đặc điểm rõ ràng trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump là ông ta tuôn ra những lời dối trá – việc Trump vận động không ngừng để thuyết phục mọi người về những điều không thật”, phóng viên kiểm tra sự thật của CNN Daniel Dale đã viết trên trang ‘Sự Thật Trước Tiên’ hồi cuối năm 2019. Một số trong những tuyên bố sai hồi năm 2019 của Trump “là những lần nói hớ ngây thơ, một số trong số đó là những lời nói hơi phóng đại”, theo Dale. “Nhưng đa số là những lời phát biểu dối trá trơ trẽn: cố ý, một số lần đáng kể là tìm cách lừa mị và thủ đoạn”.

Linda Qiu là người kiểm tra sự thật của báo New York Times, viết rằng, Trump đã thốt ra ít nhất 18 lần nói dối, cường điệu và thuyết âm mưu đã bị lật tẩy, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại kéo dài 53 phút của chương trình tin tức buổi sáng “Fox & Friends” của Fox News ngày 22/11/2019. Các chủ đề bao gồm điều tra luận tội, cắt giảm thuế, thuế quan, luật pháp quốc hội và một tuyên bố sai rằng Trump “đã khai trương” một nhà máy của Apple mà ông ta đến thăm, thật ra nó đã hoạt động từ năm 2013.

Bob Schieffer của CBS News đã nói với tôi: “Tôi nghĩ rằng, ông ta thường không biết những điều ông ta nói là không chính xác. Đó là những điều ông ta thấy và nghe được trên TV. Ông ta có thể mắc nhiều lỗi bởi vì ông ta không biết mình đang nói cái gì hơn là cố gây hiểu lầm”.

Một số nhà phân tích đã tìm thấy các tuyên bố sai mà Trump đưa ra, trùng với những gì được nói cùng một chủ đề gần như cùng một lúc trên các chương trình Fox News mà ông ta xem. Ông ta cũng đã tweet lại những tuyên bố sai mà ông ta đã thấy trên Twitter, gồm một số tweet của các nhóm âm mưu cánh hữu.

Chưa có tổng thống nào nói nhiều điều sai như Trump”, Steiger của ProPublica nói, tạo ra “sự sẵn sàng của mọi người để không tin vào các bài báo từ thực tế”.

Kessler của Washington Post và Qiu của New York Times đã ghi lại nhiều phát biểu sai mà Trump đã đưa ra trong cuộc khủng hoảng COVID-19. “Chỉ có một người đến từ Trung Quốc và chúng tôi đặt nó dưới sự kiểm soát. Sẽ ổn thôi”, tổng thống nói trong một cuộc phỏng vấn của CNBC vào ngày 21 tháng 1.

Chúng ta sắp có vaccine rồi”, ông nói trong một cuộc họp báo ngày 25 tháng 2, khi mà việc nghiên cứu vaccine chỉ mới bắt đầu.

Ai muốn xét nghiệm đều có thể được xét nghiệm”, Trump nói với các phóng viên vào ngày 6 tháng 3, trong khi sự thiếu hụt các dụng cụ xét nghiệm virus khắp nơi.

Ngày 11 tháng 3, ông ta nói rằng, các lãnh đạo ngành bảo hiểm y tế đã nói với ông rằng, họ sẽ chi trả tất cả các khoản tiền điều trị virus mà người bệnh cùng chi trả (co-payment), trong khi họ chỉ đồng ý chi trả cho các xét nghiệm.

Chuyên gia truyền thông của báo Washington Post, bà Margaret Sullivan nói với tôi: “Người Mỹ không có nhiều chia sẻ thực tế trong những ngày này, và Trump đã làm cho nó tồi tệ hơn. Những sự giả dối của ông ta đã trở nên phổ biến. Không có kỳ vọng nào về sự thật và thực tế ở mức cao nhất”.

Khi tôi hỏi cô ấy về việc kiểm tra sự kiện của các cơ quan truyền thông về Trump, cô Sullivan nói, “tôi không biết rằng điều đó tạo ra sự khác biệt. Nó dường như không tạo ra sự sứt mẻ gì nhiều trong số những công dân ủng hộ Trump. Họ coi đó là một phần công việc của giới truyền thông”.

Trump nhận câu hỏi trong một sảnh đường của Fox News với sự điều khiển của Bret Baier và Martha MacCallum tại Scranton, Pennsylvania, vào ngày 5/3/2020. Gần một nửa trong số 70 cuộc phỏng vấn Trump trong năm 2019 là với các báo thân thiện, thiên hữu, theo số lượng được CBS lưu giữ. (Reuters / Leah Millis).

 

Trump, luật pháp và báo chí

Tháng 5 năm 2018, trong một tweet, Trump đề nghị rằng, các cơ quan báo chí đưa tin tiêu cực về ông sẽ phải mất thẻ báo chí vào tòa Bạch Ốc. “Tin giả đang làm thêm ngoài giờ. Chỉ đưa tin rằng, dù thành công to lớn mà chúng ta đang có với nền kinh tế và tất cả những thứ khác, 91% tin tức về tôi là tiêu cực (Giả). Tại sao chúng tôi lại làm rất cật lực với truyền thông khi nó đồi bại? Tướt thẻ không?”

Đó là những gì đã xảy ra vào ngày 7/11/2018, một ngày sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, trong đó đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Hạ viện. tòa Bạch Ốc đã thu hồi thẻ báo chí, được biết đến như một “thẻ ra vào (hard pass)”, của Jim Acosta của CNN sau khi ông và Trump tranh luận tại một cuộc họp báo về việc liệu Acosta có thể hỏi một câu hỏi truy tiếp hay không. Trump gọi ông là “một tên thô lỗ, đáng tởm”, trong khi một thực tập sinh tại tòa Bạch Ốc cố giật lại micro từ tay Acosta.

 

Phóng viên Jim Acosta của CNN đã từng bị Trump tấn công và Trump đã tước thẻ phóng viên, không cho Acosta vào Nhà Trắng họp báo, CNN kiện và đã thắng vụ kiện này. Ảnh: ABC News

 

Sau khi CNN nộp đơn kiện ở tòa án liên bang vào ngày 13 tháng 11, Thẩm phán Timothy Kelly của Tòa án Khu vực Hoa Kỳ ngày 16 tháng 11 đã ra lệnh cho tòa Bạch Ốc phải trả lại thẻ báo chí của Acosta ngay lập tức. Kelly phán rằng, tòa Bạch Ốc đã vi phạm quyền hiến định của Acosta qua việc không cho phép anh ra vào khuôn viên tòa Bạch Ốc để đưa tin và xuất hiện trên truyền hình từ đó. Một phán quyết của tòa phúc thẩm liên bang năm 1977 đã xác định rằng, theo Tu Chính Án số 1, việc tước thẻ báo chí của tòa Bạch Ốc không thể tùy tiện. Acosta đã được trả lại thẻ.

Đồng thời, tòa Bạch Ốc đưa ra một quy tắc mới là sẽ lấy lại thẻ báo chí từ các nhà báo không đến đó ít nhất 50% thời gian. Nhưng nó đặt ra ngoại lệ cho nhiều “nhà báo thâm niên”, những người từng “liên tục tham gia vào việc đưa tin từ tòa Bạch Ốc” mà không nhất thiết phải có mặt ở đó. Điều này có thể trao cho tòa Bạch Ốc thời Trump quyền kiểm soát những người có thẻ, trong khi chờ những thách thức tiếp theo của tòa án. Tuy nhiên, không có vấn đề nào phát sinh kể từ đó cho đến tháng 3 năm 2020, theo Hiệp hội Phóng viên tòa Bạch Ốc. Với sự biến mất của các cuộc họp báo hàng ngày của tòa Bạch Ốc, nhiều phóng viên đã liên lạc với các nguồn cung cấp tin trong tòa Bạch Ốc bằng điện thoại.

Stephanie Grisham, thư ký báo chí lúc đó của tòa Bạch Ốc lắng nghe khi Tổng thống Trump nói chuyện với các phóng viên ở South Lawn của tòa Bạch Ốc vào ngày 8/11/2019. Grisham không tổ chức một cuộc họp báo trong nào suốt 9 tháng làm thư ký của mình. (AP/ Andrew Harnik)

Trump cũng thường kêu gọi thay đổi luật mạ lỵ của Mỹ, có lẽ để ông có thể kiện thành công các nhà báo và tổ chức báo chí, đăng tải những câu chuyện và cuốn sách không tâng bốc ông.

Ngày 30/3/2017, Trump đã tweet: “Tờ báo thất bại New York Times đã làm nhục thế giới truyền thông. Đã viết sai về tôi trong suốt hai năm. Thay đổi luật mạ lỵ?”

Ngày 10/1/2018, ông ta nói trong một cuộc họp nội các rằng, ông ta muốn có “một cái nhìn mạnh mẽ” về việc thay đổi luật mạ lỵ, “để khi ai đó nói điều gì đó sai và bêu rếu về ai đó, thì người đó sẽ có những lời biện hộ có ý nghĩa tại tòa án của chúng ta”.

Tháng 9/2018, Trump tweet liên tục về cuốn sách của Bob Woodward, viết về tòa Bạch Ốc thời Trump, “Sợ hãi”, nói trong một tweet, “Không xấu hổ sao khi ai đó có thể viết một bài báo hoặc cuốn sách, hoàn toàn dựng chuyện và tạo ra một bức tranh của một người hoàn toàn trái ngược với thực tế, và được thoát mà không bị trừng phạt hay phải trả giá. Không biết tại sao các nhà chính trị Washington lại không thay đổi luật mạ lỵ?”

Những chính trị gia và Trump không thể làm gì nhiều để thay đổi luật mạ lỵ của Mỹ, ngoài tác động dài hạn tiềm tàng của các vị trí tư pháp liên bang do tổng thống bổ nhiệm. Hầu hết các trường hợp bôi nhọ được quyết định theo luật tiểu bang, qua quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ trong vụ kiện New York Times Co. với Sullivan năm 1964. Tòa án tối cao phán quyết, nhất trí 100% rằng các nhân vật công chúng và quan chức phải chứng minh “hành vi có ác ý thật sự” – một tuyên bố được đưa ra với “sự hiểu biết rằng đó là sai hoặc với sự không để ý thiếu thận trọng về việc đó là sai hay không” – để thắng trong một khiếu nại về mạ lỵ. Quốc hội bị giới hạn bởi những gì họ có thể làm dưới sự ngăn cấm của Tu Chính Án số 1 đối với bất kỳ luật nào làm mất “quyền tự do ngôn luận, hoặc của báo chí”.

Tuy nhiên, ban vận động tái tranh cử của Trump đã nộp nhiều đơn kiện mạ lỵ tách biệt trong 10 ngày đầu năm 2020 về các mẫu ý kiến được báo New York Times, Washington Post và CNN đăng trong năm 2019. Ban vận động của Trump đã kiện New York Times vào ngày 26/2 tại Tòa án Tối cao Manhattan về bài trên mục ý kiến ngày 27/3/2019 của biên tập viên Max Frankel suy xét về cuộc vận động tranh cử năm 2016 của Trump và Nga. Họ kiện báo Washington Post vào ngày 3/3/2020 tại tòa án liên bang ở Washington về các mẫu ý kiến đưa ra hồi tháng 6/2019 của các nhà báo chuyên mục Greg Sargent, về cùng một chủ đề, và Paul Waldman, suy xét về cuộc vận động tranh cử của Trump năm 2020 và Nga và Triều Tiên. Và, bô máy vận động của Trump đã kiện CNN vào ngày 6/3 tại tòa án liên bang ở Atlanta, trụ sở của CNN, về bài báo nêu ý kiến ngày 13/6/2019 của Larry Noble viết về vận động tranh cử của Trump năm 2020 và Nga.

Cho rằng các mục đó là “sai và bêu rếu” và rằng New York Times, Washington Post, và CNN đã không công bằng đối với ban vận động của Trump, vụ kiện yêu cầu ba tổ chức báo chí bồi thường “hàng triệu đô la” thiệt hại, nhưng không đưa ra con số cụ thể. Họ đều nói rằng, họ sẽ tự chống trả một cách mạnh mẽ.

Những vụ kiện về tội mạ lỵ “có rất ít giá trị pháp lý”, Phó cố vấn pháp lý David McCraw của báo New York Times nói với tôi, bởi vì họ đang thách thức những ý kiến được pháp luật bảo vệ về chính quyền. “Tôi nghĩ rằng họ hy vọng sẽ tạo ra tin nóng”, thay vì thắng trước tòa, ông nói.

Giáo sư luật truyền thông Jonathan Peters của Đại học Georgia đồng ý rằng, các vụ kiện là “vô căn cứ” theo các tiền lệ pháp lý. Nhưng họ “hoàn toàn nhất quán với những nỗ lực của Trump trong việc làm suy yếu báo chí”, ông nói thêm. “Tôi lo rằng nó có thể làm nhụt chí tiếng nói về các vấn đề công cộng đáng đưa tin”.

Bruce Brown, giám đốc điều hành của Ủy ban Phóng viên về Tự do Báo chí, nói với tôi, “việc nộp hồ sơ các vụ kiện này là một loại phép thử khác của hệ thống, làm rối rắm các thẩm phán liên bang”, trong cuộc chiến của Trump với báo chí. “Tôi tự tin rằng chúng sẽ bị bác bỏ trong sự thể hiện về quyền độc lập tư pháp”.

Jeff Bezos, giám đốc điều hành của Amazon và chủ sở hữu của Washington Post, đã có cuộc họp với Tổng thống Trump mới đắc cử lúc đó tại Trump Tower ở New York vào ngày 14/12/2016. Tổng thống thường xuyên nhắc đến một cách cụm từ “Washington Post của Amazon” một cách nhạo báng. Ảnh: Drew Angerer / Getty Images / AFP

Nhắm vào chủ sở hữu các hãng tin

Biện hộ trong việc chống lại các vụ kiện như vậy có thể hoặc không thể cho thấy là nỗi khó chịu đắt giá cho các tổ chức báo chí. Nhưng Trump cũng đã đe dọa sư độc lập tài chính của một số chủ sở hữu của họ.

Tháng 5 năm 2018, ông ta thúc giục Bưu chính Hoa Kỳ tăng gấp đôi giá mà họ thu để vận chuyển bưu kiện cho Amazon và các công ty khác. Jeff Bezos, người sáng lập và là giám đốc điều hành của Amazon, sở hữu Washington Post thông qua một công ty tư nhân tách biệt với Amazon. Bezos từ chối đảm nhận bất kỳ vai trò nào trong việc tờ báo này đưa tin. Tuy nhiên, Trump thường xuyên nhắc đến “tờ Washington Post của Amazon” một cách nhạo báng. Một nhóm đặc nhiệm do Trump tạo ra sau đó phát hiện rằng, việc giao bưu kiện cho Amazon và các nhà bán lẻ trên mạng khác, mang lại lợi nhuận cho Bưu chính Mỹ.

Vào tháng 7 năm 2019, Trump nói với các phóng viên tại tòa Bạch Ốc rằng, ông đang xem xét một hợp đồng cạnh tranh về điện toán đám mây $10 tỷ, hợp đồng 10 năm của Bộ Quốc phòng giữa Amazon và Microsoft. Sau khi hợp đồng được trao cho Microsoft, Amazon đã nộp đơn phản đối chính thức tại Tòa án Khiếu kiện Liên bang Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2019. Amazon cho rằng, “các cuộc tấn công lặp đi lặp lại công khai và phía sau hậu trường” của Trump chống lại Amazon và mong muốn “đè bẹp Amazon” đã thúc đẩy Lầu Năm Góc chọn đề xuất của Microsoft mặc dù công ty này đã “thất bại rõ ràng”. Khiếu nại trích dẫn các bài báo đưa tin rằng, Trump đã chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng Esper can thiệp sau khi có vẻ như hợp đồng sẽ về tay Amazon. Một phát ngôn viên Lầu Năm Góc trả lời rằng, “không có ảnh hưởng bên ngoài nào đối với quyết định lựa chọn nguồn”. Vào ngày 13 tháng 2 năm 2020, Thẩm phán Tòa Khiếu kiện Patricia Campbell-Smith đã ra lệnh dừng tất cả các công việc trong hợp đồng điện toán đám mây cho đến khi thách thức pháp lý của Amazon được giải quyết.
Trong tweet tháng 10 năm 2017, Trump bày tỏ sự tức giận của ông ta đối với việc NBC và CNN đưa tin về mình, ông ta đã kêu gọi thách thức đối với “giấy phép” của “NBC và Hệ thống”. Một trong những tweet, ông viết: “Hệ thống tin tức đã trở nên quá phe phái, méo mó và giả mạo đến nỗi giấy phép phải bị thách thức và, nếu thích đáng, sẽ bị thu hồi”.

Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), một cơ quan liên bang độc lập, cấp phép cho các đài phát sóng riêng lẻ, không phải các hệ thống. NBC Universal thuộc sở hữu của Comcast vốn cũng sở hữu các đài phát sóng ở một số thành phố lớn của Hoa Kỳ. Trả lời các câu hỏi tại thời điểm đó, Ajit Pai, chủ tịch của FCC, nói rằng, cơ quan của ông không có quyền thu hồi giấy phép của một đài phát sóng dựa trên nội dung chương trình. Pai nói: “Tôi tin vào trong Tu chính án số 1. FCC, dưới sự lãnh đạo của tôi, sẽ ủng hộ Tu chính án số 1”.

Trump gây áp lực công khai lên tập đoàn AT&T có định kỳ, để ảnh hưởng đến việc đưa tin về ông của CNN mà AT&T sỡ hữu trong vụ sáp nhập với Time Warner vào năm 2017. Trong một thông cáo báo chí năm 2016, ban vận động tranh cử của Trump lưu ý rằng, AT&T “hiện đang cố gắng mua Time Warner và do đó được cả đài CNN điên cuồng chống Trump”. Donald Trump sẽ không bao giờ chấp thuận một thỏa thuận như vậy. Sau khi Trump trở thành tổng thống, Bộ Tư pháp đã thách thức việc sáp nhập đó, tìm cách ép buộc bất kỳ công ty mới liên quan nào bán Turner Broadcasting, công ty mẹ của CNN, như một điều kiện để phê duyệt thỏa thuận. Sau đó, khi Bộ Tư Pháp bị thua kiện hai lần ở tòa án liên bang, việc sáp nhập đã có hiệu lực vào đầu năm 2019.

Sau đó, tổng thống kêu gọi người Mỹ tẩy chay AT&T để buộc có sự thay đổi trong CNN, qua dòng tweet ngày 3/6/2019: “Tôi tin rằng nếu mọi người ngừng sử dụng hoặc đăng ký @ATT, họ sẽ bị buộc phải thực hiện những thay đổi lớn tại @CNN, dù sao công ty cũng đang chết dần về xếp hạng. Thật là bất công với những tin xấu như vậy. Tin giả! Tại sao họ không hành động. Khi thế giới xem @CNN, sẽ nhận được một hình ảnh sai lệch về Hoa Kỳ. Buồn thay!”

Ban vận động tái tranh cử của Trump thậm chí còn đe dọa sẽ có hành động pháp lý với CNN vào tháng 10 năm 2019 vì “đã thể hiện sai sự thật” về nó với tư cách là một tổ chức báo chí do những bình luận mà một số nhân viên của họ đưa ra trong các cuộc trò chuyện chính trị bị một nhà hoạt động bảo thủ bí mật ghi lại.

Trump cũng gợi ý tẩy chay Fox News hồi tháng 8 năm 2019, sau khi ông phản đối một số bài báo và bình luận bất lợi của một ít nhân vật trong Fox, không ủng hộ ông ta. Ông ta bắt đầu một loạt các tweet nói, “Tin tức trên Fox News đang khiến hàng triệu người TUYỆT VỜI thất vọng! Chúng ta phải bắt đầu tìm kiếm một hãng tin mới. Fox không còn làm việc cho chúng ta nữa”.

Tổng thống đã sử dụng các tweet để kêu gọi sa thải các nhà điều hành tin tức của NBC hồi tháng 11 năm 2017 và của CNN trong tháng 8 năm 2018. Tháng 10 năm 2019, Trump đã chỉ đạo nhân viên của mình hủy đăng ký của tòa Bạch Ốc với báo New York Times và Washington Post.

Sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Pompeo có mâu thuẫn với đài NPR trong tháng 1/2020, bình luận viên bảo thủ Mark Levin gọi hệ thống đài phát thanh công cộng này là “hoạt động tuyên truyền của đảng Dân chủ” và hỏi trên Twitter. “Tại sao NPR vẫn còn tồn tại?” Trump retweeted, ghi thêm: “Một câu hỏi rất tốt”. Trong yêu cầu ngân sách liên bang hàng năm của ông, được công bố vào giữa tháng 2 năm 2020, Trump đã đề xuất cắt giảm tài trợ về 0 vào năm 2023 cho Tập đoàn Phát thanh Công cộng, nơi phân phối tiền của người nộp thuế cho NPR và cho các đài công cộng còn lại.

Dáng điệu của Julian Assange, là người sáng lập WikiLeaks khi ông rời Tòa án sơ thẩm Westminster trong một chiếc xe cảnh sát sau khi ông bị bắt ở London vào ngày 11/4/2019. Chính quyền Trump buộc tội Assange theo Đạo luật gián điệp. Nguồn: Reuters / Henry Nicholls.

Cuộc chiến về rò rỉ tin tức

Ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, Trump đã tìm cách đàn áp thẳng tay đối với thông tin mà báo chí có thể thu thập được về chính quyền ông từ các nguồn tin bí mật trong chính phủ và thậm chí cả tòa Bạch Ốc.

Dòng tin rò rỉ đáng ngạc nhiên bao gồm dự thảo về các sắc lệnh (executive order) gây tranh cãi, các thay đổi chính sách được đề xuất, thảo luận chiến lược của tòa Bạch Ốc, các mối liên hệ giữa một số cố vấn của ông và Nga, và thậm chí một số cuộc gọi điện thoại của Trump với các lãnh đạo nước ngoài. Các rò rỉ dường như là kết quả của sự cạnh tranh và lo ngại của nhân viên tòa Bạch Ốc trong các bộ và cơ quan liên bang về chương trình làm việc của Trump và biện pháp củng cố việc ra quyết định trong Phòng Bầu dục.

Dalglish, từ trường Đại học Maryland nói với tôi: “Một điều kỳ lạ đang diễn ra. Chính quyền Obama rất kỷ luật. Nhưng trong chính quyền Trump, tin tức bị rò rỉ từ cấp cao nhất. Họ đang cố gắng tìm mọi cách để đưa thông tin ra ngoài. Các phóng viên nói với tôi rằng bạn có thể tìm thấy những người trong tòa Bạch Ốc để nói chuyện”.

Baron, biên tập viên của Washington Post nói: “Việc truy cập truyền thống vào tòa Bạch Ốc và các Bộ bị hạn chế hơn. Tuy nhiên, có rất nhiều cách truy cập vào từng cá nhân vì sự đối đầu, thiếu định hướng và bất đồng về chính sách. Mọi người đang cố làm suy yếu lẫn nhau”.

Phóng viên Jeremy Peters của báo New York Times nói với tôi: “Người của tòa Bạch Ốc trả lời các cuộc gọi tương đối nhanh chóng, ngay cả khi họ ghét New York Times và báo chí. Có ít trung thành, nhưng có nhiều rò rỉ”.

Scott Shane, một phóng viên an ninh quốc gia lâu năm ở Washington của báo New York Times, nói rằng, những người còn lại trong chính phủ, “cố gắng rất nhiều để đưa thông tin ra công chúng. Có một động lực để quan điểm của họ về sự phát triển được công bố. Đã có sự leo thang ở cả hai phía – một cuộc truy bức về sự rò rỉ và động lực để đưa mọi thứ ra ngoài mạnh hơn một chút”.

Trump bắt đầu tweet về “những người rò rỉ tin hạ cấp” đầu tháng 2 năm 2017. Ông thề rằng, “họ sẽ bị bắt!” Sau đó, trong một cuộc họp riêng vào ngày 14 tháng 2, Trump đã đề nghị với Giám đốc FBI James Comey lúc đó rằng, Comey nên bỏ tù các nhà báo công bố thông tin bí mật gây tổn hại cho chính quyền của Trump, theo một tường thuật trên báo New York Times ngày 17/5/2017, dẫn lời một trong những cộng sự của Comey.

Trong cuộc họp báo ngày 16 tháng 2, Trump nói, “Tôi thật sự đã gọi Bộ Tư pháp xem xét các vụ rò rỉ tin. Đó là những rò rỉ mang tính hình sự”.

Tháng 7 năm 2017, Trump đã phàn nàn trong một tweet rằng Jeff Sessions, Tổng chưởng lý lúc đó là người “rất yếu” trong việc điều tra rò rỉ. Sessions phản ứng bằng cách thông báo rằng, Bộ Tư pháp đã tăng gấp ba số lượng điều tra về rò rỉ tin mật so với hoạt động vào cuối thời chính phủ Obama, chính điều này đã làm tăng đáng kể các cuộc điều tra hình sự và truy tố các vụ rò rỉ đó.

Sessions không nói có bao nhiêu cuộc điều tra mới liên quan đến việc rò rỉ tin cho các phóng viên. Vào thời điểm đó, chỉ có một trường hợp như vậy đã bị Bộ Tư pháp của ông truy tố. Một nhà thầu của Cơ quan An ninh Quốc gia là Reality Winner, đã bị buộc tội hồi tháng 6 năm 2017 qua việc gửi một báo cáo tình báo bí mật về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 tới một trang tin tức về sau được xác định là ‘The Intercept’. Nhiều vụ truy tố sẽ xảy ra.

Tại một phiên điều trần quốc hội hồi tháng 10 năm 2017, Sessions nói: “Chúng tôi có 27 cuộc điều tra mở ra hôm nay”, một lần nữa cũng không xác định có bao nhiêu vụ rò rỉ liên quan đến báo chí. “Chúng tôi dự định sẽ tìm ra tận đáy những vụ rò rỉ này”.

Ngày 8 tháng 9 năm 2017, cố vấn an ninh quốc gia của tòa Bạch Ốc lúc bấy giờ H.R .McMaster đã đưa ra một bản ghi nhớ, ra lệnh “mỗi bộ và cơ quan liên bang” tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên “về tầm quan trọng của việc bảo vệ thông tin mật và những thông tin không mật nhưng có kiểm soát”. Chỉ vài ngày, một bản sao của bản ghi nhớ đã bị rò rỉ ra cho báo BuzzFeed News, tờ báo này đã công bố toàn văn.

Dưới thời chính quyền Barack Obama, 10 nhân viên chính phủ và nhà thầu đã bị truy tố vì rò rỉ thông tin mật, trong đó có 8 người bị buộc tội theo Đạo luật Gián điệp năm 1917. Luật được ban hành để chống do thám cho nước ngoài, can thiệp và việc không tuân lệnh quân đội Mỹ trong Thế chiến I. Từ lúc đó cho tới thời chính quyền Obama, chỉ có 3 vụ truy tố theo luật đó trong vòng 90 năm.

Cuối năm 2019, chính quyền Trump đã truy tố 8 nhân viên chính phủ và các nhà thầu trong ba năm vì rò rỉ thông tin mật cho các nhà báo. Chính quyền cũng buộc tội Julian Assange, lãnh đạo WikiLeaks, về việc thu lấy các tài liệu ngoại giao và quân sự bí mật và công bố chúng trên trang web WikiLeaks năm 2010, khiến chúng có thể bị các tổ chức báo chí ở Mỹ và trên thế giới truy cập. Sáu trong số 9 bị can đã bị truy tố vì vi phạm Đạo luật Gián điệp.

Reality Winner, khi đó là cựu chiến binh Không quân 25 tuổi, là người đầu tiên bị chính quyền Trump truy tố theo Đạo luật Gián điệp. Cô đang làm việc với tư cách là nhà thầu cho Cơ quan An ninh Quốc gia khi cô bị bắt và bị buộc tội vào tháng 6 năm 2017 vì đã rò rỉ một báo cáo tình báo tuyệt mật của Cơ quan Anh ninh Quốc gia (NSA) về sự can thiệp bầu cử của Nga được The Intercept công bố một phần. Cô đã nhận tội vào tháng 6 năm 2018 và bị kết án hơn 5 năm tù, trừ đi một năm cô đã ngồi tù trong khi chờ xét xử.

The Intercept cũng được Đài phát thanh công cộng Minnesota xác định là nơi nhận tài liệu mật bị cựu đặc vụ FBI Terry Albury rò rỉ ra hồi năm 2016 và 2017, về các quy định của FBI trong việc tuyển dụng người cung cấp tin và xác định những kẻ cực đoan tiềm năng trong cộng đồng người Mỹ gốc Somalia ở Minneapolis. Albury, người Mỹ gốc Phi, tin rằng kiểu cách hoạt động của FBI là phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc, theo luật sư của ông. Albury bị bắt hồi tháng 3 năm 2018 và tháng sau đó đã nhận tội với hai vi phạm nặng về Đạo luật Gián điệp. Ông bị kết án 4 năm tù.

Tháng 6 năm 2018, James Wolfe, giám đốc an ninh đã nghỉ hưu của Ủy ban Tình báo Thượng viện, đã bị truy tố vì đã nói dối FBI về các mối tiếp xúc và mối quan hệ của ông với các phóng viên. Bản cáo trạng tuyên bố, Wolfe đặc biệt phủ nhận có biết phóng viên an ninh quốc gia Ali Watkins, là người đang làm việc cho New York Times khi Wolfe bị buộc tội. Wolfe và Watkins đã có một mối quan hệ lãng mạn hơn ba năm khi cô đưa tin về ủy ban của ông ta, trước khi cô được New York Times thu nhận vào tháng 12/2017. Trong khi hẹn hò với Wolfe, Watkins đã làm việc lần lượt cho báo HuffPost, BuzzFeed News và Politico. Cô thông báo cho cả ba tờ báo này về mối quan hệ của cô, nhưng nói rằng ông không phải là nguồn cấp những câu chuyện của cô.

FBI đã mở cuộc điều tra sau ngày 3/4/2017 khi bài viết của Watkins trên báo BuzzFeed News tiết lộ mối liên hệ năm 2013, giữa một [nữ] gián điệp Nga và Carter Page, là người sau này trở thành cố vấn trong ban vận động tranh cử tổng thống của Trump. Khi FBI phỏng vấn Wolfe vào tháng 12 năm 2017, ông phủ nhận rằng mình đã liên lạc với bất kỳ phóng viên nào. Sau đó, khi họ cho ông ta xem một bức ảnh của ông ta với Watkins, ông nói rằng hai người đã có quan hệ cá nhân nhưng ông chưa bao giờ cung cấp cho cô bất kỳ thông tin bí mật nào của chính phủ.

Ngày 13/2/2018, Bộ Tư pháp thông báo cho Watkins bằng thư rằng, họ thu theo trát tòa họ một số hồ sơ điện thoại và email của cô trong thời gian vài năm trước cho đến tháng 12 năm 2017. Theo lời khuyên của luật sư, cô đã không nói với New York Times về trát tòa và vụ thu giữ cho đến sau khi Wolfe bị truy tố. Bộ Tư pháp đã không thông báo trước cho Watkins hoặc New York Times về trát tòa, điều này sẽ cho họ cơ hội tranh luận trước tòa.

Bản cáo trạng tuyên bố rằng, Watkins và Wolfe liên lạc thường xuyên trong khoảng thời gian có câu chuyện Carter Page. Cáo trang cũng trích dẫn một tin nhắn hồi tháng 12 năm 2017, trong đó Wolfe nói với Watkins, “Anh luôn cố gắng cung cấp cho em càng nhiều thông tin mà anh có thể và làm điều đúng với tin đó, để em có thể nhận được tin sốt dẻo đó trước bất kỳ ai khác”. Wolfe đã nhận tội vào ngày 15/10/2018, chỉ tội nói dối với các nhà điều tra liên bang về các liên hệ của ông với các phóng viên. Ông bị kết án hai tháng tù giam và bị phạt 7.500 đô la. Ông không hề bị buộc tội vì đã tiết lộ thông tin mật, điều mà ông phủ nhận.

Ngày 3/7/2018, New York Times thông báo rằng, Watkins đang được chuyển từ văn phòng Washington đến New York để đưa tin về tội phạm địa phương và thực thi pháp luật. Biên tập viên điều hành Dean Baquet đã viết trong một bản ghi nhớ cho nhân viên của báo New York Times, rằng tờ báo đã bị “rắc rối” bởi hành vi của cô. “Đối với một phóng viên có mối quan hệ thân mật với một người mà mình sẽ đưa tin là không thể chấp nhận được”, ông viết.

Baquet cũng tuyên bố rằng, “chúng tôi ghê tởm hành động của chính phủ trong trường hợp này. Không thông báo trước, các nhà điều tra đã lục soát hồ sơ điện thoại và email của một nhà báo trong nhiều năm, một vụ xâm phạm đặt biện pháp bảo vệ Tu Chính Án số 1 vào chỗ nguy hiểm và vi phạm các hướng dẫn của Bộ Tư pháp có sự ủng hộ của lưỡng đảng. Một nhân viên biên phòng bí mật dường như đã truy cập bất hợp pháp hồ sơ đi lại của cô, cũng cố gắng gây áp lực để cô theo dõi các phóng viên khác và các nguồn cung cấp tin của họ”.

Ông đang đề cập đến một sự việc kỳ lạ, trong đó Jeffrey Rambo, một nhân viên của Cơ quan Hải quan và Biên phòng (CBP), đã gửi email cho Watkins hồi tháng 6 năm 2017, để sắp xếp một cuộc gặp gỡ trong một quán bar ở Washington, tại đó ông ta đã hỏi cô về các nguồn cung cấp tin của cô. Rambo nói rằng, anh ta biết về kỳ nghỉ gần đây của cô với Wolfe ở Tây Ban Nha và đe dọa sẽ tiết lộ mối quan hệ của họ nếu cô không giúp xác định quan chức chính phủ nào đang rò rỉ tin cho báo chí. New York Times sau đó báo rằng, chính phủ đang điều tra hành động của Rambo, anh này tạm thời được phân về Trung tâm National Targeting bên ngoài Washington, nơi lưu trữ dữ liệu đi lại của người Mỹ và công dân nước ngoài.

Ủy ban Bảo vệ Ký giả và Ủy ban Phóng viên Tự do Báo chí đã nộp đơn kiện theo Đạo luật Thông tin Tự do vào ngày 8/8/2019, buộc CBP đưa ra các tài liệu, bao gồm các email phi chính phủ của Rambo với Watkins, bất kỳ thông tin liên lạc nào đến CBP có chứa các cụm từ “leaks” hay “unauthorized disclosure” (tiết lộ trái phép) và “policies” (chính sách) mô tả vai trò của CBP trong việc điều tra việc tiết lộ thông tin chính phủ cho các phương tiện truyền thông.

Joshua Schulte, cựu kỹ sư phần mềm của CIA, đã bị truy tố theo Đạo luật gián điệp vào ngày 18/6/2018, vì đã gửi WikiLeaks các tài liệu mật nêu chi tiết về các công cụ và kỹ thuật, được CIA sử dụng để hack vào điện thoại thông minh, trình duyệt web, TV thông minh và ô tô. Sau khi WikiLeaks bắt đầu công bố các tài liệu này vào tháng 3 năm 2017, các đặc vụ liên bang đã đột kích căn hộ ở New York của Schulte và được cho là đã tìm thấy trên máy tính của ông ta một kho ảnh ấu dâm. Schulte lần đầu tiên bị buộc tội sở hữu nội dung ấu dâm và sau đó bị truy tố tổng cộng 15 tội danh liên quan đến sở hữu và phân phối thông tin mật.

Ngày 9/3/2020, Schulte bị kết án vì hai tội, đưa ra lời khai gian với các nhà điều tra và khinh thường tòa án bởi một bồi thẩm đoàn liên bang ở New York, bồi thẩm đoàn này vẫn bế tắc về các tội danh còn lại. Chính phủ dự kiến sẽ xử lại ông ta về các tội danh còn lại. Vụ sở hữu phim ảnh ấu dâm vẫn đang chờ xử lý.

Từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2018, BuzzFeed News đã đăng tải những câu chuyện về các giao dịch ngân hàng đáng ngờ do các nhà ngoại giao Nga và các cộng sự của Trump thực hiện, trong đó có cả người quản lý ban vận động cũ của Trump là Paul Manafort. Ngày 11/10/2018, Natalie Mayflower Sours Edwards, một cố vấn cao cấp về tội phạm tài chính trong Bộ Tài chính, đã bị bắt và bị buộc tội đưa cho một phóng viên của BuzzFeed News báo cáo mật về các giao dịch đáng ngờ. Khiếu nại hình sự cho thấy, FBI đã sử dụng lệnh khám xét để có quyền truy cập vào tài khoản email cá nhân và hồ sơ điện thoại di động của Edwards cho email, các cuộc gọi điện thoại và hoạt động tin nhắn giữa cô và phóng viên Jason Leopold của BuzzFeed. Edwards đã nhận một tội về âm mưu vào ngày 13/1/2020. Ngày tuyên án được ấn định là 9/6/2020.

Một trường hợp tương tự bắt đầu khi John C. Fry, nhà phân tích điều tra của Sở Thuế vụ Mỹ (IRS), bị buộc tội vào ngày 21/2/2019 với “tội tiết lộ bất hợp pháp” xảy ra hồi tháng 5/2018 qua các báo cáo của chính phủ về các giao dịch tài chính đáng ngờ ở nước ngoài của cựu luật sư Michael Cohen của Trump. Luật sư Michael Avenatti đã đăng thông tin lên mạng và đưa nó cho một phóng viên không tiết lộ tên của báo the New Yorker. Washington Post đã đăng một bài viết về dòng tiền chảy vào và ra khỏi tài khoản của một công ty mà Cohen đã sử dụng để sắp xếp các khoản thanh toán tiền bạc cho khách hàng của Avenatti là Stephanie Clifford, ngôi sao phim người lớn được biết đến với cái tên Stormy Daniels, là người nói rằng đã ngoại tình với Trump. Fry đã nhận tội vào ngày 14/8/2019, về tội danh tiết lộ bất hợp pháp cho Avenatti thông tin mật của IRS. Fry bị kết án 5 năm tù treo và phạt $5.000. (Trong khi đó, trong các vụ không liên quan, Avenatti đã bị buộc tội và kết tội tại New York khi cố tìm cách tống tiền công ty may mặc thể thao Nike hơn 20 triệu đô la, và ông ta đã không nhận tội ở California về các tội thuế vụ và gian lận).

 

James Wolfe (giữa), cựu giám đốc an ninh của Ủy ban Tình báo Thượng viện, kèm cựu Giám đốc FBI James Comey đến một phòng an toàn để điều trần về vụ bầu cử năm 2016 và vụ sa thải của Tổng thống Trump tại Quốc hội ở Washington vào ngày 8/6/2017. Các công tố viên liên bang buộc tội Wolfe nói dối với FBI về những liên hệ của ông ta với các phóng viên. Nguồn: AP / J. Scott Applewhite

Daniel Hale, cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia và nhà thầu Cơ quan Tình báo Không gian Quốc gia, đã bị truy tố theo Đạo luật Gián điệp vào ngày 9 tháng 5 năm 2019, vì đã đưa cho một phóng viên từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2014 tổng cộng 36 tài liệu về chiến tranh máy bay không người lái của Mỹ, 15 trang trong số đó là tài liệu mật. Các tài liệu đã được sử dụng trong các câu chuyện của Intercept và một cuốn sách về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, chống lại các mục tiêu khủng bố trên khắp thế giới. Mùa Thu năm 2019, luật sư biện hộ lập luận trong quy trình tố tụng của tòa, rằng Hale là một người tố giác (whistleblower), không phải là gián điệp, và rằng việc truy tố ông sẽ nhụt chí việc góp nhặt tin tức. Các công tố viên cho rằng, Hale đã ký các thỏa thuận từ bỏ quyền tiết lộ thông tin an ninh quốc gia trong khi làm việc cho chính phủ. Không phiên xử nào đã được ấn định cho tới cuối tháng 3.

Rò rỉ thông tin mật gây thiệt hại cho an ninh quốc gia”, John Demers, người đứng đầu bộ phận an ninh quốc gia của Bộ Tư pháp nói trong môt tuyên bố ngày 9/10/2019, thông báo bản cáo trạng vi phạm Đạo luật Gián điệp của nhà phân tích thuộc cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) Henry Kyle Frese vì chia sẻ thông tin mật với hai nhà báo. Hồ sơ tòa án đã xác định một trong hai phóng viên là bạn gái của ông ta, Amanda Macias, một phóng viên về an ninh quốc gia tại CNBC. Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2018, tên của cô xuất hiện trên các câu chuyện của CNBC về sự phát triển, thử nghiệm và triển khai các hệ thống vũ khí mới của Trung Quốc, được cho là do “các nguồn tin có hiểu biết trực tiếp về báo cáo tình báo Hoa Kỳ”. Bản cáo trạng nêu rằng, thông tin đó là từ các báo cáo tình báo mật của DIA mà Frese truy cập được. FBI nói họ đã chặn một số cuộc gọi điện thoại, tin nhắn và dữ liệu Twitter của Frese. Các công tố viên từ chối không nói họ đã có xem dữ liệu của hai phóng viên này hay không. Frese đã nhận tội vào ngày 20/2/2020, về việc cố tình truyền thông tin mật cho hai nhà báo. Buổi tuyên án đã được lên lịch vào ngày 18/6/2020.

Gabe Rottman, giám đốc dự án tự do báo chí và kỹ thuật của Ủy ban Phóng viên Tự do Báo chí, nói: “Xu hướng của các vụ truy tố quan trọng hơn các vụ án”, như là mối quan hệ lãng mạn của các phóng viên với nguồn cung cấp tin. Các vụ truy tố “cố gắng ngăn cản các nguồn chuyển tin và cung cấp thông tin cho các nhà báo”.

Phần lớn các vụ truy tố các nguồn cung cấp tin của Bộ Tư pháp thời Trump “là lỗi của chính quyền Obama”, chuyên gia truyền thông Sullivan của báo Washington Post nói với tôi. “Nó tạo ra một bản thiết kế dễ theo dõi. Việc sử dụng Đạo luật gián điệp cho loại việc này là khủng khiếp”.

Các cuộc truy bức nhiều mặt về việc rò rỉ tin của cả chính phủ Obama và Trump đã khiến các nguồn cung cấp tin sợ hãi. Shane, phóng viên an ninh quốc gia của báo New York Times, nói: “Hiện nay, rất nhiều nguồn cung cấp tin cẩn thận hơn. Các nhân viên của chính quyền Trump đã phát hiện ra những ưu điểm của những thứ như Signal”, một công cụ mã hóa tin nhắn. “Có một vụ tăng cường học hỏi”.

Biên tập viên Baron của Washington Post nói, “mọi người cẩn thận hơn, các phóng viên đang sử dụng liên lạc được mã hóa và gặp gỡ riêng”.

Kumar thuộc báo Politico, liệt kê trên email của cô một số điện thoại di động có thể gọi tới thông qua mã hóa của Signal hoặc WhatsApp. Cô ấy nói với tôi: “Mọi người đều muốn nói chuyện theo cách khác nhau. Họ lo lắng hơn về việc sử dụng email và các cuộc gọi điện thoại. Họ muốn sử dụng Signal hoặc WhatsApp. Không chỉ người trong chính quyền mà cả người gần gũi với chính quyền và bên ngoài”.

Không có phóng viên nào đã bị truy tố. Nhưng vụ của người sáng lập WikiLeaks Julian Assange có nhiều người ủng hộ tự do báo chí lo ngại rằng nó vượt qua lằn ranh đó. Ngày 23/5/2019, Assange bị truy tố về 17 tội vi phạm Đạo luật Gián điệp qua việc âm mưu với cựu quân nhân Hoa Kỳ Chelsea Manning vào năm 2010 để có được và phát tán một kho tài liệu kỹ thuật số khổng lồ của chính phủ. Bộ Tư pháp đang tìm cách dẫn độ Assange từ Anh sang, ông ta bị bắt ở đó sau khi Ecuador kết thúc mấy năm ông sống đời tị nạn tại đại sứ quán của họ ở London. Jennifer Robinson, Luật sư của ông ở Anh, nói rằng, Assange không phạm tội qua việc công bố thông tin trung thực.

Assange có được tin từ Manning và công bố trên WikiLeaks các tài liệu thô về quân sự và ngoại giao liên quan đến các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Các tổ chức báo chí sau đó đã công bố nhiều câu chuyện về nội dung của các tài liệu này, sau khi thực hiện nghiên cứu để tránh công bố thông tin có thể gây hại cho các cá nhân có tên trong đó. Manning bị kết án tại tòa án quân sự và đã thụ án 7 năm tù trong bản án 35 năm, trước khi được Tổng thống Obama giảm án. Chính quyền của ông cũng mở một cuộc điều tra bồi thẩm đoàn lớn về Assange nhưng chưa từng truy tố ông này, một phần vì lo ngại rằng nó có thể hình sự hóa các kỹ thuật đưa tin, được các nhà báo tại các tổ chức tin tức dòng chính sử dụng.

Vụ việc đã được để mở cho chính quyền Trump. Chính quyền Trump đã quyết định truy tố Assange sau điều mà Washington Post mô tả là một cuộc tranh luận dài trong Bộ Tư pháp về tác động tiềm năng của nó lên Tu Chính Án số 1. Bản cáo trạng cáo buộc rằng, Assange đã cấu kết với Manning để “tạo điều kiện cho Manning có được và truyền tin mật liên quan đến quốc phòng của Hoa Kỳ để WikiLeaks có thể phát tán công khai thông tin trên trang web của mình”.

Các nhóm tự do báo chí phản ứng với sự quan ngại. Rottman thuộc Ủy ban Phóng viên nói: “Mặc dù chính phủ tuyên bố rằng, bị cáo Julian Assange ‘không phải là nhà báo’, lý thuyết pháp lý mà các công tố viên đang sử dụng sẽ trừng phạt các hoạt động như xúi giục, tiếp nhận và công bố thông tin mật”.

Luật sư truyền thông nổi tiếng Theodore J. Boutrous Jr. nói với báo New York Times: “Không phải là tội khi khuyến khích ai đó rò rỉ thông tin mật cho bạn trong tư cách là một nhà báo. Đó gọi là thu thập tin tức, và có các biện pháp bảo vệ của Tu chính án số 1 cho việc thu thập tin tức. Sự phân nhánh việc này rất nguy hiểm và nghiêm trọng đối với khả năng các nhà báo thu thập và phổ biến thông tin mà người dân Mỹ có quyền được biết”.

Trevor Timm, giám đốc điều hành Tổ chức Tự do Báo chí, nói với tôi rằng: “Hành động chưa từng có tiền lệ mà Bộ Tư pháp đã thực hiện đối với Julian Assange chắc chắn là nỗi lo lớn nhất của tôi. Ông ta là người không ở trong chính phủ đầu tiên bị truy tố theo Đạo luật Gián điệp. Nó có khả năng đưa ra ngoài vòng pháp luật nhiều loại bài báo về thông tin an ninh quốc gia”.

Như Joel Simon, Giám đốc điều hành CPJ viết trên báo Washington Post hồi tháng 5 năm 2019, việc truy tố Assange là “mối đe dọa trực tiếp đối với các nhà báo khắp nơi trên thế giới” vì Assange là người Úc, không phải là công dân Mỹ và hành động mà ông ta là bị buộc tội đều xảy ra bên ngoài Hoa Kỳ. “Bất cứ ai trên thế giới công bố thông tin mà chính phủ Hoa Kỳ coi là mật, đều có thể bị truy tố vì tội gián điệp”, Simon viết. Ông lập luận rằng, đây có thể là mối đe dọa đối với các nhà báo ở Colombia, “từng đưa tin về sự hiện diện của lực lượng Hoa Kỳ ở nước họ”, những nhà báo ở Pakistan, “từng viết lên báo về mối quan hệ giữa chính phủ Hoa Kỳ và công tác tình báo mờ ám của nước này”, những phóng viên ở Pháp, “từng đưa tin về các hoạt động chống khủng bố của Mỹ ở Bắc Phi”.

Assange phải đối mặt với một tội bổ sung theo Đạo luật Lừa đảo và Lạm dụng Máy tính Hoa Kỳ, như Avi Asher-Schapiro, phóng viên cấp cao của CPJ về công nghệ toàn cầu, viết, làm dấy lên lo ngại rằng luật pháp có thể được sử dụng khiến các nhà báo trở nên liên can trong các hoạt động tội phạm của các nguồn cung cấp tin của họ.

Paul Steiger của ProPublica nói với tôi, “xu hướng truy tố của báo chí, các hành vi phạm quyền riêng tư của chúng ta, đào bới vào hồ sơ điện thoại và các văn bản là cách tồi tệ hơn bất cứ điều gì tôi đã nhìn thấy trước đó. Chính quyền Trump đang đe dọa khả năng đưa tin của chúng ta”.

 

Một người di cư gốc Honduras bò qua lỗ hổng dưới hàng rào biên giới Hoa Kỳ khi các nhà báo chụp ảnh, ở Playas de Tijuana, Mexico, vào ngày 4/12/2018. Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ theo dõi một số nhà báo đưa tin về di cư trong cơ sở dữ liệu bí mật. Nguồn: AP / Rebecca Blackwell.

Sách nhiễu các nhà báo ở biên giới Hoa Kỳ

Cũng rắc rối như việc đưa tin là sự sách nhiễu chưa từng thấy đối với các nhà báo trong thời chính quyền Trump của các quan chức Cục Hải quan và Biên phòng (CBP) Hoa Kỳ tại các điểm nhập cảnh vào nước này. Kể từ năm 2017, hơn một chục phóng viên và nhiếp ảnh gia nói rằng, họ đã bị các nhân viên của CBP chặn lại, bị thẩm vấn và lục soát tại các sân bay và cửa khẩu biên giới.

Một số trường hợp đã bị tạm giữ trong nhiều giờ. Dọc biên giới với Mexico, một số nhà báo dường như đã bị nhắm đến vì danh tính, hình ảnh và chuyển động của họ nằm trong một cơ sở dữ liệu bí mật được CBP bảo quản, CBP là một bộ phận của Bộ An ninh Nội địa.

Tháng 11 năm 2017, nhà báo Alastair Jamieson, người Anh, của NBC News khi đó, đã bị tạm giữ một giờ khi ông từ London đến sân bay Miami. Một nhân viên CBP đã hỏi Jamieson về chuyến đi của ông ở Trung Đông và liên tục cáo buộc ông là một phần của truyền thông “tin giả”.

Tháng 6 năm 2018, biên tập viên cao cấp của Washington Post, Ann Gerhart và chồng là Michael Sokolove, một cây bút của Tạp chí New York Times, đã bị hỏi về nghề nghiệp và quan điểm chính trị của họ khi họ đến sân bay Newark sau kỳ nghỉ ở Caribbean. Nhân viên CBP yêu cầu họ nói ý kiến về Trump và nói với hai nhà báo Mỹ rằng báo chí đã chỉ trích ông ta qua mức và nên “tuân theo nguyên tắc”.

David Mack, một nhà báo người Úc làm việc cho báo BuzzFeed News ở Mỹ, đã bị chặn lại và thẩm vấn một cách hung hằng về bài viết trên trang web khi ông từ London hạ cánh tại sân bay JFK ở New York hồi đầu tháng 2 năm 2019. Nhân viên CBP tập trung vào bản tin của BuzzFeed về cuộc điều tra của cố vấn đặc biệt Mueller về ban vận động tranh cử năm 2016 của Trump, và ông ta đã khăng khăng, khẳng định sai với Mack rằng, Mueller đã gọi BuzzFeed là “tin giả” trong một cuộc họp báo. Sau khi BuzzFeed khiếu nại với CBP, Andrew Meehan, trợ lý ủy viên về các vấn đề công cộng, đã xin lỗi Mack trong một tuyên bố và nói họ đang điều tra vụ việc. Cách đối xử với Mack “không phản ánh quan điểm cơ quan này, và chắc chắn không có tính chuyên nghiệp mà các nhân viên CBP cố gắng duy trì”, Meehan nói.

Tuy nhiên, việc sách nhiễu các nhà báo tại các điểm nhập cảnh của Mỹ vẫn tiếp tục. Nhà báo tự do Mỹ Manuel Rapalo, viết bài cho Al-Jazeera về người di cư từ Mexico đi tới Mỹ, sau đó đã bị chặn lại và thẩm vấn lần thứ ba trong tháng 2, khi ông trở về nhà. Sau khi quét hộ chiếu của ông tại sân bay Miami, một nhân viên CBP đã thẩm vấn Rapalo hơn một giờ về công việc của ông, lục soát sổ ghi chép của ông và hỏi tại sao chúng có cả thông tin về việc nộp hồ sơ yêu cầu theo Đạo luật Tự do Thông tin.

Khi nhà báo Seth Harp của tạp chí Mỹ Rolling Stone từ Mexico City đến sân bay Austin hồi tháng 5 năm 2019, ông đã bị các đặc vụ CBP tạm giữ và thẩm vấn hung hăng trong bốn giờ đồng hồ về công việc của ông, các cuộc trò chuyện với các biên tập viên và đồng nghiệp, và quan điểm chính trị của ông. Trong một bài viết về trải nghiệm của mình trên trang web Intercept, Harp đã viết rằng, các đặc vụ CBP đọc ghi chú của ông, lục soát điện thoại di động và máy tính xách tay của ông, ghi lại số sê-ri của máy tính xách tay và các cài đặt trong điện thoại.

Tim Stegmaier, nhiếp ảnh gia độc lập người Mỹ, đã bị các đặc vụ CBP tạm giữ hơn bốn giờ khi anh từ Thượng Hải đến Detroit vào tháng 6 năm 2019 sau một chuyến đi làm việc ở Philippines. Các đặc vụ đã thu máy tính, máy ảnh và điện thoại của ông sau khi tìm thấy hình ảnh của những đứa trẻ Philippines không mặc quần áo đang chơi trong nước bẩn và chất thải công nghiệp. Ba tháng sau, để đáp lại các phản đối bằng văn bản từ các tổ chức truyền thông và tự do dân sự, CBP nói trong một bức thư rằng Stegmaier đã không làm gì bất hợp pháp, và thiết bị của ông đã được trả lại.

Ben Watson, cựu chiến binh quân đội Hoa Kỳ và là biên tập viên tin tức của trang Defense One, một ấn phẩm của Atlantic Media, đưa tin về công nghiệp quốc phòng, đã bị chặn lại và thẩm vấn khi ông từ Đan Mạch đến Phi trường Quốc tế Dulles ở Washington hồi tháng 10 năm 2019. Khi Watson trả lời “làm báo” cho câu hỏi thường lệ về nghề nghiệp của ông, nhân viên CBP phản ứng, “Vậy, ông viết để tuyên truyền, có đúng không?

Khi ông nói không, đặc vụ CBP tiếp tục hỏi lại câu hỏi đó, Watson sau đó đã kể lại trong các bài báo trên Defense One, New York Times và US Press Freedom Tracker. Watson lúc đó nói với đặc vụ rằng: “Tôi làm báo. Viết bài về an ninh quốc gia. Và an ninh nội địa. Và với nhiều kỹ năng như thế này tôi đã sử dụng trong Quân đội Hoa Kỳ với tư cách là một sĩ quan công tác công chúng. Một số người sẽ cho rằng đó là tuyên truyền”. Nhưng đặc vụ CBP cứ lặp đi lặp lại: “Ông viết để tuyên truyền, có đúng không?” Cuối cùng, Watson nói với ông ta: “Vì mục đích dứt điểm cuộc trò chuyện này, đúng”. Đặc vụ CBP trả lại hộ chiếu và cho phép ông đi.

Sau đó, Watson Watson tweet: “Nói thật là trong cuộc đời mình, tôi chưa bao giờ gặp một người nào tìm cách khiêu khích tôi như thế này trước đây”. Anh nói với báo New York Times: “Tôi cảm thấy bị đe doạ và bị bắt nạt”. Vài ngày sau cuộc chạm trán đó, Mark Morgan quyền Cục trưởng Cục Hải quan và Biên phòng (CBP), nói trong một cuộc họp báo rằng, việc sách nhiễu các nhà báo của các nhân viên CBP là “Tuyệt đối không thể chấp nhận được, dứt khoát như vậy”.

Tháng 11 năm 2019, Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ nộp đơn kiện Bộ An ninh Nội địa, thay mặt cho năm phóng viên nhiếp ảnh tự do người Mỹ đã bị chặn lại và bị thẩm vấn tại các cửa khẩu biên giới vào các thời điểm khác nhau trong năm 2018 và 2019. Mỗi người đã chụp ảnh cho các hãng tin Mỹ ghi lại một đoàn người di cư người Mỹ Latin khổng lồ đi xuyên qua Mexico, tới biên giới Hoa Kỳ. Trump đã công khai chống lại đoàn người này và gây áp lực lên các quan chức Mỹ và Mexico để ngăn chặn người di cư vào Mỹ.

Hồ sơ kiện nêu rằng, các nhà nhiếp ảnh Mark Abramson, Bing Guan, Go Nakamura, Kitra Cahana và Ariana Drehsler từng bị tạm giam tại các cửa khẩu biên giới từ Mexico vào Mỹ và thẩm vấn rất nhiều về chi tiết của đoàn người di cư. Các đặc vụ CBP đã soát một số máy tính xách tay và máy ảnh của họ. Tất cả năm người đã bị ghi tên và hình ảnh trong một cơ sở dữ liệu của CBP về các nhà báo đưa tin về đoàn người di cư, cùng với các nhà tổ chức, luật sư và “những kẻ xúi giục”. Sau khi cơ sở dữ liệu bị rò rỉ cho một phóng viên truyền hình ở San Diego, Ủy ban Phóng viên Tự do Báo chí đã kiện chính phủ vì lưu hồ sơ về nó. CBP xác nhận trong một lá thư rằng, họ đã làm việc với các cơ quan khác của Hoa Kỳ và Mexico để thu thập thông tin về những người có thể giúp người di cư vượt biên bất hợp pháp và / hoặc có một số mức độ tham gia vào các sự kiện bạo lực tại các cửa khẩu biên giới.

Katie Townsend, giám đốc pháp lý của Ủy ban Phóng viên nói với tôi. “Cục Hải quan và Biên phòng hành động như một cơ quan xỏ lá”. Cô nêu, “các cuộc lục soát không có gì khả nghi về các nhà báo và điện thoại, ghi chú và thiết bị của họ” và “thái độ thù địch đối với các nhà báo”, trong lúc thẩm vấn bởi các đặc vụ CBP tại các điểm nhập cảnh tại biên giới.

 

Các nhà hoạt động hóa trang như Trump và thái tử Ả Rập Saudi Mohammad bin Salma, biểu tình trước Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington vào ngày 19/10/2018, kêu gọi trừng phạt Ả Rập Saudi. CIA xác định rằng, thái tử Ả Rập Saudi đã chỉ đạo vụ sát hại Jamal Khashoggi, nhà báo chuyên mục của báo Washington Post. Nguồn: Reuters / Kevin Lamarque.