Seite auswählen

PHƯỢNG HOÀNG

Theo tác giả G. Dumoutier trong quyển “Những biểu tượng trong văn hoá An Nam” xuất bản năm 1891, Phượng Hoàng là loài chim xuất hiện nhiều nhất trên các tác phẩm thêu thùa của người An Nam. Đây là loài chim linh thiêng, cao quý, chỉ về đậu trên cây ngô đồng khi có minh quân hoặc thánh hiền xuất hiện, tạo nên an lạc thái hoà cho thiên hạ. Tính chim phượng hoàng rất khó, chỉ đậu cây ngô đồng và ăn quả trúc. Sách Đại Nhã của Trung Quốc viết “Phượng hoàng chi tính phi ngô đồng bất thê, phi trúc thực bất thực.” (Tính phượng hoàng không phải ngô đồng, không đậu, không phải quả trúc không ăn). Hình ảnh phượng hoàng đậu ngô đồng được ví như người hiền tài tìm được tri kỉ và địa vị xứng đáng. Vì thế mà các vua Nguyễn đã trồng ngô đồng quanh điện Thái Hoà, để phượng hoàng về đậu, hiền tài tụ đến.

Sự gắn liền giữa phượng hoàng và ngô đồng còn được thấy trong truyền thuyết sau. Xưa Phục Hi thấy năm vì tinh tú rơi vào gốc ngô đồng rồi sau có phượng hoàng đến đậu, từ đấy nghĩ rằng ngô đồng là loài cây quý mà sai người lấy gỗ ngâm dưới suối 72 ngày, sau đấy vớt lên phơi trong mát, chọn ngày đẹp sai thợ làm đàn, đưa vào nhã nhạc, đặt là Dao cầm. Về sau những loại đàn quý đều làm từ gỗ ngô đồng, nên có câu “thùng trắc mặt ngô” (thùng đàn làm từ gỗ trắc, mặt đàn làm từ gỗ ngô đồng).

Hình dáng phượng hoàng thường được mô tả như sau: đầu gà, cằm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá, năm màu rực rỡ, cao chừng sáu thước [《尔雅·释鸟》郭璞注,鳳凰特徵是:“雞頭、燕頷、蛇頸、龜背、魚尾、五彩色,高六尺许”].

Năm màu trên lông phượng hoàng là đen, trắng, đỏ, xanh, vàng, tượng trưng cho năm màu Ngũ Hành đồng thời đại diện cho năm đức trong Ngũ Thường là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.

Thân hình phượng hoàng tượng trưng cho sáu thiên thể của vũ trụ: đầu tượng trời, mắt tượng thái dương (mặt trời), lưng tượng thái âm (mặt trăng), cánh tượng gió, chân tượng đất và đuôi tượng tinh tú.

Phượng hoàng được cho là loài cưỡi gió trong khi rồng là loài cưỡi mây. Nó bay rất cao và múa rất đẹp. Âm thanh của phượng hoàng như âm thanh nhạc ngũ cung.

Vì là loài chim đại diện cho đức hạnh, thái bình, và tài sắc mà phượng hoàng đã trở thành biểu trưng của hoàng hậu cùng những cô gái cao quý, xuất hiện khắp nơi trong các công trình do người Việt tạo tác, như trên áo mũ của các hoàng hậu, công chúa hay trên kiến trúc các đền đài, cung điện.

Phụng trên phụng bào của công chúa, hoàng hậu thường là hình ảnh phụng bay múa, hay vũ phụng. Phụng trên tứ linh bào và những sản phẩm thêu thùa khác thường là hình ảnh phụng ngậm một dải lụa có treo cuộn giấy, hộp vuông, hoặc thẻ bài. Theo một số người những vật này đại diện cho “cổ đồ” trong huyền thoại của Phục Hi. Những motif phụng ngậm dải lụa treo cổ đồ được gọi chung là “phụng hàm thư”.

 

Có 2 loài chim đẹp khác đôi khi bị nhầm lẫn với phượng hoàng, đấy làm chim loan và chu tước.

Chim phụng và chim loan khởi đầu là 2 loài chim khác nhau, nhưng có tạo hình giống nhau, cũng như kì lân và long mã, bí hí và rùa, nên từ đấy dẫn đến nhầm lẫn trong dân gian. Về phượng hoàng thì thời Hán, con trống gọi là Phượng, con cái gọi là Hoàng, đến thời Nguyên lại nhập hai chữ lại thành Phượng Hoàng. Phượng là vua các loài chim nên được dùng tượng trưng cho hoàng hậu, còn rồng thì được dùng tượng trưng cho vua. Sư tử, kì lân, hổ, báo, khổng tước, cẩm kê v.v. lại dùng tượng trưng cho quan tướng.

Các truyền thuyết liên quan đến loan cũng có khá nhiều dị bản. Có thuyết nói rằng Phi Long sinh ra Phượng, Phượng sinh ra Loan. Có thuyết nói rằng Loan mới sinh ra giống Phượng, nhưng khi lớn lên thì lông vũ có năm màu. Sách Sơn Hải Kinh thì nói rằng Loan nhìn giống con chim trĩ, nhưng có vằn ngũ sắc. Sách này cũng gán cho Phượng và Loan nhiều đặc tính và hành vi giống nhau.

Loan và Phượng đều biểu trưng cho sự hòa hợp, thái bình nên người ta thường dùng “loan phượng” (loan phượng hòa minh) để chỉ cặp vợ chồng hòa thuận. Lâu dần có sự đánh đồng rằng Phượng là con trống, Loan là con mái. Tác giả sách “Les motif de l’Art annamite” cũng nhầm lẫn việc này và đã được dịch giả đính chính lại.

13095792_1088094867918552_7734892426523281287_n

Sự nhầm lẫn loan phụng trong sách “les motif de l’Art annamite” đã được dịch giả đính chính lại.

Một loài chim khác thường bị nhầm lẫn với phượng hoàng là chu tước – một trong tứ tượng, đại diện cho phương Nam. Cũng như chim loan, chu tước hay bị nhầm lẫn với phượng hoàng do tạo hình giống nhau, nhưng ý nghĩa lại khá khác biệt. Trong văn hoá phương Đông, phượng hoàng là hình tượng của sự cao quý còn chu tước là hình tượng của thiên văn.

Nguồn: Đại Việt Cổ Phong

Segalen-24-Shen-Que-Red-Bird

Chu tước trên điêu khắc trong quần thể lăng mộ triều Hán.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen