Seite auswählen

Sự kiện nóng bỏng sắp xảy ra tại Đồng Tâm dẫn tới việc CSVN bắt giữ 4 người dân Dương Nội?

Sáng ngày 24 tháng 6 năm 2020, nhà cầm quyền CSVN đã bắt 4 người dân Dương Nội, trong đó có gia đình 3 người là bà Cấn Thị Thêu và 2 con trai Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, chị Nguyễn Thị Tâm.
Đây là 5 lý do chính mà họ bắt 4 người:

I/ Thủ lĩnh dân oan
Bắt đầu từ việc nhà cầm quyền cướp đất của người dân Dương Nội, gia đình bà Cấn thị đã trở thành thủ lĩnh của người dân Dương Nội, biểu tượng của những người dân oan bất khuất.

II/ Tham gia nhiều công tác xã hội, ủng hộ cho những người đấu tranh dân chủ

III/ Đấu tranh, phản biện trên mạng XH FB

IV/ Đưa tin cập nhật về Đồng Tâm trên mạng XH và thông tin tới các cơ quan ngoại giao

V/ Những sự kiện nóng bỏng sắp xẩy ra ở Đồng Tâm.

Sáng 24 tháng 6, an ninh CSVN đã cho người tới thôn Hoành, xã Đồng Tâm tung tin về việc anh Lê Đình Chức đang trong tình trạng hôn mê, có nguy cơ tử vong cao và có thể trả về gia đình,…
Có 2 người dân Đồng Tâm khác là anh Nguyễn Quốc Tiến(40 tuổi) và Bùi Văn Tiến 50 tuổi bị tra tấn tới mức phải nằm viện, phải mang bỉm do không kiểm soát được việc vệ sinh cá nhân.
Sắp tới sẽ diễn ra phiên tòa tòa xử người dân Đồng Tâm.
#bfdmedia, #Lsnguyenvandai
Xin liên lạc:
Email: vandainguyen@protonmail.com
Viber: +49-179-413-7618

RFA
2020-06-24

Lực lượng An ninh điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đọc bắt giữ nhà hoạt động Trịnh Bá Tư hôm 24/6/2020.

Lực lượng An ninh điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đọc bắt giữ nhà hoạt động Trịnh Bá Tư hôm 24/6/2020.  Courtesy cand.com.vn

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn hôm 24 tháng 6 năm 2020, liên quan vụ việc vừa nêu, Luật sư Đặng Đình Mạnh, người có hợp đồng tư vấn, bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho anh Trịnh Bá Phương, nói:

“Rạng sớm sáng nay, tôi có được thông tin về việc chính quyền bắt giữ ba người trong gia đình chị Cấn Thị Thêu, gồm cả hai con trai là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư.

Cho đến nay, chính quyền vẫn chưa thông tin chính thức về lý do bắt giữ họ. Thế nên, đã gây nên nhiều sự đồn đoán không thể kiểm chứng được. Trong thời gian gần đây, tôi cũng biết cả ba thường đưa những thông tin và phát ngôn phê phán hết sức thẳng thắn về những diễn biến xung quanh vụ án Đồng Tâm có thể không làm hài lòng chính quyền. Nếu chỉ ở mức độ thực hiện quyền ngôn luận mà bị bắt giữ thì điều đó thật đáng lo ngại. Cho nên, tôi nghĩ có thể có lý do nghiêm trọng hơn để giải thích cho việc bắt giữ người này.

Nếu chỉ ở mức độ thực hiện quyền ngôn luận mà bị bắt giữ thì điều đó thật đáng lo ngại. Cho nên, tôi nghĩ có thể có lý do nghiêm trọng hơn để giải thích cho việc bắt giữ người này.
-LS. Đặng Đình Mạnh

Riêng đối với trường hợp Trịnh Bá Phương, thì bạn ấy đã có hợp đồng với văn phòng luật sư chúng tôi để nhờ tư vấn, bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho mình trước pháp luật. Thế nên, chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu cơ quan tố tụng nào ở Hà Nội đã thực hiện việc bắt giữ để sớm liên hệ làm thủ tục đăng ký bào chữa cho Phương.”

Đánh vào lực lượng dân oan

Bà Cấn Thị Thêu, một dân oan, một nhà tranh đấu, vào năm 2014 từng bị tuyên phạt 15 tháng tù với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’ khi cùng gia đình không cho chính quyền cưỡng chế đất vì phản đối việc đền bù với giá không hợp lý. Đến năm 2016, bà Thêu tiếp tục bị tuyên án 20 tháng tù với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’ khi tham gia biểu tình ôn hòa cùng nhiều người khác.

Anh Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư là hai con trai của bà Thêu cũng cùng bà thường xuyên lên tiếng về những bất công xã hội.

Bà Nguyễn Thị Tâm, hay còn được biết là Tâm Dương Nội nổi tiếng bởi các video trực tiếp bà tường thuật tại những điểm nóng như khi đi kiện tụng, các lần biểu tình hoặc phỏng vấn dân oan.

Nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng, người thường xuyên liên lạc với gia đình Chị Thêu, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 24 tháng 6 năm 2020, nhận định:

“Việc hôm nay họ tấn công vào bắt gia đình Chị Thêu và ở Dương Nội thì có thêm chị Tâm, thì theo tôi họ đang đánh vào lực lượng dân oan, vì đấy là điểm nóng có sức mạnh đoàn kết, và có nhiều tiếng nói mạnh mẽ. Việc bắt dân oan thì có nhiều mục đích, nhưng có lẽ mục đích gần nhất có lẽ do sắp tới đây có phiên xử 29 người dân Đồng Tâm, thì đây cũng là một nhân tố lên tiếng mạnh mẽ nhất. Sau những sự việc bức bối, dân oan Dương Nội cũng đã chia sẻ rất là nhiều với các bà con Đồng Tâm, họ có cùng nỗi oan ức với nhau. Từ chỗ đó tôi cho rằng việc bắt giữ, tấn công vào Dương Nội hôm nay có liên quan trực diện đến phiên xử Đồng Tâm sắp tới.”

Ông Đào Công Sự, một dân oan ở Dương Nội, một người thường tranh đấu với Chị Thêu trước đây, nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 24 tháng 6 năm 2020, về việc bắt giữ Chị Tâm và gia đình Chị Thêu:

“Trong việc này thì bà con dân oan chỉ biết chờ giải quyết, không biết vì cái gì lại bắt 3 mẹ con nhà người ta, hôm qua ở Dương Nội bắt 4 người. Việc ở Dương Nội thì từ lâu rồi lên đến chính phủ, chỉ chờ chính quyền giả quyết, không biết vì sao lại bắt người. Bà con dân oan đang đi tìm hiểm xem, không đọc lệnh mà đến bắt người như thế, thì đang đi hỏi là đang giữ người ở đâu.”

Bà Cấn Thị Thêu và hai con trai Anh Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư.
Bà Cấn Thị Thêu và hai con trai Anh Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư. Courtesy FB Peter Lam Bui

Thời gian gần đây, công an liên tục sách nhiễu gia đình Bà Cấn Thị Thêu, một trong những nguyên nhân công an sách nhiễu, được bà cho RFA biết trước khi bị bắt, vì qua sự việc Đồng Tâm, gia đình bà đã cùng với tất cả những người có lương tri, không im lặng trước bất công, nên đã đưa rất nhiều tin tức về Đồng Tâm, để lên án tôi ác của chính quyền.

Việc hai con trai của bà Cấn Thị Thêu là nhà hoạt động xã hội dân sự Trịnh Bá Phương, và em trai Trịnh Bá Tư, đã liên tục cập nhật tin tức về vụ việc này lên mạng xã hội, là một hành động mà chính quyền bưng bít thông tin như Việt Nam không hề muốn.

Đến nay, anh Trịnh Bá Phương đã có nhiều cuộc tiếp xúc với các viên chức tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, để nói rõ tất cả thông tin liên quan vụ công an tập kích tấn công người dân Đồng Tâm, vào giữa đêm 9 tháng 1 năm 2020.

“Sự sợ hãi của chính quyền”

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, nhận định với Đài Á Châu Tự Do hôm 24 tháng 6 năm 2020:

“Tôi nghĩ chính quyền này càng ngày càng sợ hãi, ai tìm cách nói ngược họ thì họ tìm cách họ diệt. Gia đình Chị Thêu, Phương, Tư và Chị Tâm có tiếng nói rất đanh thép… tất cả những cái đó ngứa mắt họ, và họ đã tấn công bắt giữ hôm nay… Tôi nghĩ việc bắt giữ này rất là nghiêm trọng. Việc bắt giữ này theo tôi có lẽ liên quan nhiều thứ chứ không chỉ vì vụ Đồng Tâm. Vì vụ Đồng Tâm chỉ liên quan Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư là chính, nhưng họ bắt cả chị Thêu và chị Tâm, trong khi Chị Tâm chỉ thường lên tiếng cho dân oan Dương Nội.”

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, có thể nói là liên quan vụ Đồng Tâm, nhưng từ giờ cho đến hết năm, cho đến hết đại hội tới của đảng cộng sản Việt Nam, thì bất kể tiếng nói nào họ không thích thì họ có thể bắt giam.

Chính quyền này càng ngày càng sợ hãi, ai tìm cách nói ngược họ thì họ tìm cách họ diệt. Gia đình Chị Thêu, Phương, Tư và Chị Tâm có tiếng nói rất đanh thép… tất cả những cái đó ngứa mắt họ, và họ đã tấn công bắt giữ hôm nay…
-TS. Nguyễn Quang A

Cho đến tối muộn ngày 24 tháng 6 năm 2020, báo chí nhà nước mới đồng loạt đăng tin đã khởi tố, bắt tạm giam Bà Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư với cáo buộc ‘Làm, tàng trữ, phát tán và tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo Điều 117 – Bộ luật hình sự năm 2015.

Theo thông tin từ Công an tỉnh Hòa Bình được báo chí nhà nước trích dẫn, lực lượng chức năng đã thu giữ một số tài liệu như: ‘Cẩm nang nuôi tù’, ‘Phản kháng phi bạo lực’, ‘Đặt bàn tay lên Việt Nam’, ‘Chính trị bình dân’. Biên bản bắt giữ ghi rõ, những cuốn sách này đều mang tên tác giả Phạm Đoan Trang, cùng một số tài liệu viết tay bị cho là có nội dung liên quan đến hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước.

Tuy nhiên bài báo lại không nhắc đến việc bắt giữ Anh Trịnh Bá Phương và Bà Nguyễn Thị Tâm, cũng như không nhắc đến vụ việc Đồng Tâm.

Gia tăng đàn áp

Theo Thư viện Pháp luật, Điều 117 – Bộ luật hình sự năm 2015 quy định, tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nếu bị kết tội, có thể bị phạt từ 05 năm đến 12 năm tù giam. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Người chuẩn bị phạm tội này, cũng bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 24 tháng 6 năm 2020, Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một đảng viên đã từ bỏ đảng, nhận định:

“Trước những sự kiện lễ lạc hay đại hội đảng, thì cộng sản vẫn tìm cách bắt bớ, bắt càng nhiều người càng tốt. Vừa rồi họ bắt Chị Thêu và anh Phương là những người đấu tranh cho dân oan, đấu tranh chống sự oan ức, đấu tranh cho dân chủ. Đặc biệt anh Trịnh Bá Phương có viết một số bài chứng minh sai lầm của công an trong vụ Đồng Tâm. Vừa rồi thì công an lại công bố tố cáo 29 người ở Đồng Tâm. Không biết việc bắt bớ có liên quan không, nhưng tôi xem thông tin thấy trước đại hội đảng, thì họ ra sức bắt bới để dẹp yên dư luận, để chống lại những ý kiến phản biện…”

Giáo sư Nguyễn Đình Cống chắc chắn rằng, đây là chính sách dọa nạt, chính sách bắt bớ để rồi những người có chút lương tri, có chút tinh thần phản biện, phải co lại, không dám nói gì cả, để bảo đảm cho sự dối trá của đảng được thực hiện một cách suôn sẻ… Ông cho biết, ông thấy sự khủng bố, đàn áp của cộng sản hiện nay đã tăng lên.

Nguồn: RFA

 

Cha của Trịnh Bá Phương kể về việc con trai và vợ bị bắt

Trịnh Bá Tư (trái), Trịnh Bá Phương, Cấn Thị ThêuTRINH BA KHIEM Trịnh Bá Tư (trái), Trịnh Bá Phương, Cấn Thị Thêu

Hiện gia đình nhà Trịnh Bá Phương đã nhận được thông báo bắt tạm giam đối với Phương, em trai Trịnh Bá Tư và mẹ Cấn Thị Thêu.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 25/6, ông Trịnh Bá Khiêm, bố của nhà hoạt động Trịnh Bá Phương cho hay:

“Sáng nay tôi đã xuống xã để nhận thông báo của công an Hòa Bình về việc bắt tạm giam Trịnh Bá Tư và vợ tôi Cấn Thị Thêu. Còn con gái tôi ở Hà Nội thì đi gặp cơ quan điều tra ở đó để gửi đồ và hỏi tin về Phương.”

Ông Khiêm tiếp xúc với BBC qua điện thoại khi đang trên đường tới nơi giam giữ vợ và con trai, cách nơi ở của gia đình khoảng 80km.

Ông Trịnh Bá Khiêm từng bị bỏ tù cùng đợt với vợ là Cấn Thị Thêu liên quan đến vụ tranh chấp đất đai với chính quyền ở thôn Dương Nội, ngoại thành Hà Nội, cách đây nhiều năm.

Trong ngày ông Khiêm ra tù năm 2015, báo chí quốc tế từng đưa tin về sự việc những người đi đón ông Khiêm đã bị một nhóm ‘mặc thường phục’ hành hung gây thương tích tại khu vực cổng trại 6, Thanh Chương Nghệ An.

Trinh Ba TuTRINH BA KHIEM

Vì sao công an bắt người?

Trong thông báo bắt bị can để tạm giam mà công an TP Hà Nội và công an tỉnh Hòa Bình gửi tới gia đình ông Trịnh Bá Khiêm, cả bà Thêu, Phương và Tư đều bị bắt với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phán tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phạm vào điều 117 Bộ Luật Hình sự”.

Công an tỉnh Hòa Bình thông gửi tới ông Trịnh Bá Khiêm hôm 24/6 về trường hợp bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư. Trong khi Công an TP Hà Nội gửi Đỗ Thị Thu, vợ Trịnh Bá Phương, thông báo về trường hợp của Phương, đề ngày 25/6.

Ông Nguyễn Trọng Cường là điều tra viên thụ lý vụ việc ở Hòa Bình, còn ông Nguyễn Thế Bắc phụ trách vụ việc ở Hà Nội.

Trung tá Nguyễn Tiến Đạt và Đại tá Đàm Văn Khanh là người ký các thông báo nói trên.

Truyền thông Việt Nam hôm 24/6 đưa tin về vụ bắt giữ rằng: “Quá trình điều tra, khám xét nơi ở của hai đối tượng, lực lượng chức năng đã thu giữ được một số đồ vật, tài liệu như: “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Đặt bàn tay lên Việt Nam”, “Chính trị bình dân”. Những cuốn sách trên đều mang tên Phạm Đoan Trang cùng một số tài liệu viết tay có nội dung liên quan đến hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước của các đối tượng.”

Các báo nhà nước cũng đăng ảnh công an khống chế Trịnh Bá Tư trong lúc đọc lệnh bắt, kèm ảnh “các tài liệu liên quan đến hoạt động tuyên truyền chống nhà nước” là một số sách và đĩa DVD.

‘Chỉ kịp ôm con một cái’

Trinh Ba KhiemTRINH BA KHIEM Ông Trịnh Bá Khiêm (thứ ba từ trái) và vợ là Cấn Thị Thêu (cầm hoa), con trai Trịnh Bá Tư (thứ hai từ phải)

Kể lại với BBC vụ việc xảy ra sáng sớm ngày 23/4 tại tư gia ở Hòa Bình, nơi gia đình kiếm sống bằng vườn cây ăn quả, ông Trịnh Bá Khiêm cho hay:

“Lúc sáng sớm tinh mơ cha con tôi đang ngủ thì 9 xe ô tô với khoảng 100 công an và cảnh sát cơ động đến bao vây và phá cửa nhảy vào, khống chế tôi và đọc lệnh khám nhà. Tôi ngủ ở một nhà, con trai Trịnh Bá Tư ngủ một nhà nên khoảng gần 10h sáng sau khi khống chế tôi và khám nhà xong, chúng đưa tôi sang nhà Tư để nhận nhà bên đó và đồ đạc.”

Bà Cấn Thị Thêu ra tù, ‘quyết tâm đấu tranh’

“Lúc tôi sang đến nơi thì thấy Tư đã bị khống chế rồi. Họ đọc lệnh bắt Tư. Tôi chỉ kịp ôm con một cái trước khi họ dẫn giải con tôi ra xe tù.”

“Tư cũng chỉ kịp hỏi tôi ‘bố có bị đánh không’, tôi nói ‘không’, cũng không kịp hỏi Tư có bị đánh không.”

“Khi ra đến xe thùng, Tư hô to nhiều lần: “Đả đảo chế độ cộng sản hèn với giặc, ác với dân”. Tôi cũng hô lên như vậy. Bọn chúng liền bịt mồm Tư lại và đẩy lên xe thùng.”

Theo lời ông Khiêm, công an tịch thu điện thoại, một số bản nháp ông viết ‘về chế độ cộng sản’ mà chưa kịp đăng lên Facebook, cùng một số sách của Nhà Xuất Bản Tự Do, trong đó có những cuốn do nhà hoạt động Phạm Đoan Trang viết, như Chính trị Bình dân, Cẩm nang nuôi tù…

Riêng với Trịnh Bá Phương, do bị bắt ở Hà Nội nên ông Khiêm không biết tin tức của con, cũng không nhận được thông báo gì về lệnh bắt giữ hay tạm giam.

Trong sáng 24/6, con gái ông Khiêm đã làm việc với công an Hà Nội để gửi đồ và đòi tin tức của Trịnh Bá Phương.

‘Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất’

Trinh Ba TuTRINH BA KHIEM Trịnh Bá Tư lúc còn chăm cây trái ở Hòa Bình

Ông Khiêm chia sẻ rằng tâm trạng của ông hiện giờ là “hoàn toàn bình tĩnh đón nhận”.

“Gia đình tôi đã đón nhận từ trước rồi. Đấu tranh với bọn cộng sản này thì không thể nhanh vội được… Tôi tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng trong tương lai. Bọn cộng sản này là bọn ăn cướp, cướp bóc của dân và hà hiếp tiếng nói của dân sẽ phải trả giá.”

“Gia đình tôi đã bàn bạc từ trước, rằng khả năng họ sẽ bắt ba người, tối đa là bốn người. Tôi cũng xác định từ trước. Chấp nhận mọi vấn đề xảy ra với gia đình, bị thủ tiêu hay bị đánh đập thì về sau sẽ có những người dân Việt Nam khác đòi lại công lý cho gia đình chúng tôi.”

Được hỏi vì sao gia đình ông lại đi đến quyết định chấp nhận kể cả tù đày hay cái chết, ông Khiêm nói:

“Chúng cướp hết đất của chúng tôi ở Dương Nội. Cả một làng quê mà chúng tàn phá sạch, cướp đất để bán. Chúng trả cho người dân chúng tôi 200 ngàn đồng/mét vuông, chúng rao bán trên mạng giá khởi điểm 31.500.000 đồng/mét vuông. Chúng đàn áp, bỏ tù gia đình tôi, đánh đập cha con tôi nhiều lần.”

Gia đình ông Khiêm dự kiến sẽ thuê luật sư, nhưng ‘không thuê nhiều như lần trước’.

“Trước đây trong lần vợ tôi là Cấn Thị Thêu bị bỏ tù, có tới 5 luật sư tình nguyện bào chữa. Nhưng bọn tòa này nó không bao giờ lắng nghe luật sư. Chúng chỉ ngồi nhí nha nhí nhố ở đó rồi kết án. Dù luật sư đưa ra lý lẽ rất chắc chắn nhưng tòa không nghe. Không có tội cũng kết tội. Nên không cần thiết phải thuê quá nhiều luật sư làm gì.”

“Chỉ thuê luật sư với tính chất liên hệ giữa gia đình và trại giam thôi.”

Ông Khiêm nói vườn tược đã để lại cho con rể chăm sóc. Vợ Trịnh Bá Phương vừa sinh con thứ hai, chờ con cứng cáp sẽ ra chợ bán hàng thay chồng.

Nói về tương lai hai cháu bé, ông Khiêm nói ông ‘không lo lắng’, vì “khi hai cháu lớn lên thì chế độ Cộng Sản này cũng sập rồi.”

‘Tập kích Đồng Tâm’ qua lời kể của Trịnh Bá Phương:
Nguồn: BBC

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen