Seite auswählen

Sau khi Hoa Kỳ dẫn đầu trong việc thông qua “Đạo luật Magnitsky Toàn cầu” vào năm 2016, trước ngày 10/12, Ngày Nhân quyền Quốc tế năm nay, phiên bản “Đạo luật Magnitsky” của Liên minh Châu Âu EU đã được bỏ phiếu thông qua vào ngày 7/12.

27 quốc gia thành viên có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản đối với những kẻ bức hại nhân quyền ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Cách đây vài ngày, người tập Pháp Luân Công từ 28 quốc gia phương Tây đã đệ trình danh sách những kẻ bức hại mới nhất lên chính quyền địa phương, yêu cầu cấm những kẻ ác và gia đình họ nhập cảnh, thậm chí đóng băng tài sản. Ông Hàn Chính, thân tín của ông Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCSTH), hiện là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTH, cũng nằm trong danh sách.

Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTH Hàn Chính . Theo báo cáo của các kênh truyền thông quốc tế, tài sản của ông Hàn Chính đã cất giấu ở Hoa Kỳ lên tới 3,1 tỷ đô la Mỹ.(Ảnh: Kremlin.ru)

Bản tin tổng hợp trên các kênh truyền thông nước ngoài vào ngày 8/12 cho biết, 28 quốc gia nhận được danh sách đệ trình lần này gồm: Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand trong Liên minh Ngũ Nhãn, 18 quốc gia trong Liên minh Châu Âu: Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, Thụy Điển, Áo, Ireland, Đan Mạch, Phần Lan, Cộng hòa Séc, Romania, Bồ Đào Nha, Hungary, Slovakia, Slovenia và 5 quốc gia khác: Nhật Bản, Thụy Sĩ, Na Uy, Liechtenstein và Mexico.

Trong danh sách những kẻ bức hại nhân quyền mới được đệ trình, các quan chức cấp trung ương của ĐCSTH bao gồm ông Hàn Tín, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị; ông Quách Thanh Côn, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật; ông Chu Cường, Chánh án Tòa án Tối cao; Ông Lưu Kim Quốc, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và ông Phó Chính Hoa, Phó Giám đốc Ủy ban Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung cộng. Những người khác trong danh sách vẫn như đệ trình lần trước, liên quan đến nhiều vùng, nhiều ngành, nhiều cấp, gồm bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật các cấp, lãnh đạo Phòng 610 các cấp (cơ quan chuyên trách bức hại Pháp Luân Công), lãnh đạo địa phương các cấp, cán bộ các phòng, Bộ Công an, và công an Lữ đoàn An ninh quốc gia, chánh án tòa án, thẩm phán, giám đốc nhà tù, trại lao động, v.v.

Được biết, ngoại trừ 5 quốc gia gồm Mỹ, Canada, Anh, Úc và New Zealand, đã được đệ trình danh sách trước đó thì đây là lần đầu tiên các quốc gia khác cũng đệ trình danh sách những kẻ bức hại lên chính phủ. Lần này, tất cả các danh sách trước đó đều đã được bổ sung cập nhật thêm đầy đủ.

Ngày 7/12/2020, Hội đồng Châu Âu đã công bố thông qua phiên bản Đạo luật Magnitsky của EU, xác nhận việc thiết lập một cơ chế bảo vệ nhân quyền toàn cầu và trừng phạt các cá nhân, thực thể, tổ chức và quốc gia vi phạm nhân quyền. Đây là lần đầu tiên EU thiết lập một cơ chế chế tài. Luật này bao trùm toàn thế giới. Đồng thời nhấn mạnh rằng, việc thúc đẩy bảo vệ nhân quyền là ưu tiên được xem xét và làm cơ sở cho chính sách ngoại giao của EU. Chế độ trừng phạt nhân quyền toàn cầu của EU dựa trên Đạo luật về trách nhiệm giải trình nhân quyền Magnitsky toàn cầu” (The Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) của Hoa Kỳ. Dự luật đã được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào năm 2016 và có hiệu lực trên toàn cầu. Nó cho phép Chính phủ Hoa Kỳ trừng phạt những người vi phạm nhân quyền, bằng cách đóng băng tài sản của họ ở Hoa Kỳ và cấm họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Ngày 7/12, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã công bố một đợt chế tài mới đối với các quan chức của ĐCSTH, bao gồm 14 phó chủ tịch Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của ĐCSTH. Những cá nhân này và các thành viên trong gia đình của họ bị cấm nhập cảnh trong tương lai và tài sản ở Hoa Kỳ cũng sẽ bị đóng băng.

Trên Internet, danh sách nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTH, thân nhân của họ ở Hoa Kỳ và danh sách tài sản đã được lan truyền. Tổng tài sản của các quan chức hàng đầu của ĐCSTH ở Hoa Kỳ, chỉ tính riêng danh sách “tài liệu đen” này, đã lên tới 500 tỷ đô la Mỹ.

09.12.2020

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen