“Free-body culture” promotes harmony with nature, and today some Germans sunbathe nude, strip down to play sports and even hike in the buff.
After four years of living in Berlin, I’ve learned to embrace Germany’s anything-goes sprit and more casual approach to nudity than where I grew up in the Midwestern US.
While nudity in mainstream American culture is generally considered to be sexual, here in Germany, stripping down isn’t uncommon in certain everyday situations. I’ve grown used to nude-by-default saunas; taken dips in pools where swimming suits were birthday suits; and surprised a massage therapist when I disrobed unprompted before a treatment, leading him to remark that Americans usually need to be asked to take off their clothes.
But, as the saying kind of goes, you never forget your first time confronted by public nudity. My introduction came during a jog through Hasenheide, a park in Berlin’s southern Neukölln district, when I came across a cluster of nude bodies taking in the bright afternoon sun. Later, after speaking with friends and acquiring a fairly questionable Google search history, I found out that stumbling across an au naturel enclave in a city park or beach is practically a rite of passage in Berlin.
What I’d seen wasn’t part of Berlin’s hedonistic side, however, but an example of Freikörperkultur, or “free-body culture”.
GETTY IMAGES
FKK, as it’s usually shortened to, is associated closely with life in the German Democratic Republic (East Germany or “GDR”), but nudism in Germany as a public practice stretches back to the late 19th Century. And unlike, say, taking off your top at a beach in Spain, FKK encompasses a broader German movement with a distinct spirit, where stripping down to your essence in the natural world has historically been an act of both resistance and relief.
“Nudism has had a long tradition in Germany,” said Arnd Bauerkämper, associate professor of modern history at Freie University in Berlin. At the turn of the 20th Century, Lebensreform (“life reform”) was in the air, a philosophy that advocated for organic food, sexual liberation, alternative medicine and simpler living closer to nature. “Nudism is part of this broader movement, which was directed against industrial modernity, against the new society that emerged in the late 19th Century,” Bauerkämper said.
According to Hanno Hochmuth, a historian at the Leibniz Centre for Contemporary History Potsdam, this reform movement took particular hold in larger cities, including Berlin, despite its romanticising of country living. During the Weimar Era (1918-1933), FKK beaches populated by “a very, very small minority” of sunbathing members of the bourgeois sprang up. According to Bauerkämper, there was a “sense of new freedom after the authoritarian society and suffocating conservative values of Imperial Germany (1871 to 1918).”
In 1926, Alfred Koch founded the Berlin School of Nudism to encourage mixed-gender nudist exercise, continuing the belief that outdoor nudity promoted harmony with nature and wellness benefits. And while Nazi ideology initially prohibited FKK, viewing it as a spring of immorality, by 1942 the Third Reich had softened its public nudity restrictions – though, of course, that tolerance wasn’t extended to groups the Nazis persecuted, like Jews and communists.
But it wasn’t until the decades after Germany’s post-war division into East and West that FKK really blossomed, particularly in the East – though embracing getting naked was no longer restricted to the bourgeois class.
For Germans living in the communist GDR, where travel, personal liberties and sales of consumer goods were curtailed, FKK functioned in part as a “safety valve,” according to Bauerkämper; a way to let off tension in a deeply restrictive state by providing a bit of “free movement”.
Hochmuth, who visited nude beaches with his parents as a child growing up in East Berlin agrees. “There was some sense of escapism,” he said. “[East Germans] were always exposed to all these demands of the Communist Party and what they had to do, like going to party rallies or being asked to perform communal tasks on weekends without pay.”
While rogue East Germans continued bathing in the buff in the GDR’s early years – while keeping an eye out for patrolling policemen – it wasn’t until after Erich Honecker took power in 1971 that FKK would officially be allowed again. According to Bauerkämper, under Honecker the GDR began a process of opening up foreign and domestic policies, a tactic meant to make itself look more favourable to the outside world.
“For the GDR it was quite useful to argue that, ‘OK, we are allowing and even encouraging nudism, we are kind of a free society’,” said Bauerkämper.
Since East Germany merged with the larger West in 1990 and restrictions lifted in the former communist state, FKK culture has declined. In the 1970s and ‘80s, hundreds of thousands of nudists packed campgrounds, beaches and parks. In 2019, the German Association for Free Body Culture counted only 30,000-plus registered members – many of whom were in their 50s and 60s.
Yet today, FKK continues to leave an impression on German culture, particularly in the former East. It even manages to make the occasional viral headline, such as when a naked man in an FKK-designated area at a Berlin lake this summer was forced to give chase to a wild boar that had run off with a bag containing his laptop.
In fact, FKK and Germany’s longer tradition of nudism has left a widespread tolerance across the country for clothing-free spaces and public nudity as a form of wellness.
As I discovered, FKK spaces can still be found without looking too hard, and they’re often tied to health pursuits.
The listings site Nacktbaden.de offers a well-organised list of beaches and parks throughout Germany where you can sunbathe nude; strip down at saunas and spas; or go for hikes in the buff in places like the Harz Mountains, Bavarian Alps or the forests of Saxony-Anhalt. Or, if you want to be a bit more formal about it, the sporting club FSV Adolf Koch offers nude yoga, volleyball, badminton and table tennis in Berlin.
In many ways, the FKK legacy gives travellers an insight into values that still unite many East Germans.
For Sylva Sternkopf, who grew up going to FKK beaches in East Germany, the country’s free-body culture has both reflected and imparted certain values that she’s passing down to her children, particularly the country’s open-mindedness towards their own bodies.
“I think this is still very deeply rooted in my generation in East Germany,” she said. “I also try to give this on to my children, to raise them in this way of being open towards your own body and not being ashamed of being yourself and being naked, of showing yourself naked.”
For Sternkopf, seeing nude bodies in a non-sexualised way also helps people learn to see others beyond their outer appearances. By baring it all, it makes it easier to see not just a body, but the individual.
“If you are used to seeing people naked, you don’t give much thought about appearances,” she said. “I think this is something that is more widespread in East Germany in general: we try to judge people not for their outer appearance, but we always try to look underneath./.
Mục lục
Tại sao người Đức thích khỏa thân nơi công cộng
- Krystin Arneson
- BBC Travel
Sau bốn năm sống ở Berlin, tôi đã học cách đón nhận tinh thần mọi thứ đều phải ra đi và cách tiếp cận bình dân hơn của người Đức đối với vấn đề khoả thân, so với nơi tôi lớn lên ở miền Trung Tây Hoa Kỳ.
Trong khi khỏa thân trong văn hóa chính thống của Mỹ nói chung được nhìn nhận là gợi dục, nhưng ở Đức, việc cởi đồ không phải là hiếm trong một số tình huống hàng ngày nhất định.
Tôi đã quen với các phòng tắm hơi mà theo quy định phải khỏa thân; nhảy xuống hồ bơi mà trên mình không mặc gì cả; và làm một chuyên viên massage ngạc nhiên khi tôi tự động cởi quần áo mà không cần nhắc trước khi được massage, khiến anh chàng cảm thán mà nói rằng người Mỹ thường cần phải được nhắc mới cởi hết đồ.
‘Truyền thống lâu đời’
Tuy nhiên, như người ta thường nói, bạn sẽ không bao giờ quên lần đầu tiên mình gặp cảnh khỏa thân nơi công cộng.
Tôi lần đầu gặp tình huống này trong một lần chạy bộ qua Hasenheide, một công viên ở quận Neukölln phía nam Berlin, nơi tôi bắt gặp một đám người khỏa thân đang sưởi nắng chiều chói chang.
Sau đó, sau khi nói chuyện với bạn bè và đọc được những câu chuyện đáng ngờ qua việc tìm kiếm trên Google, tôi phát hiện ra rằng việc tình cờ bắt gặp một ổ theo chủ nghĩa tự nhiên trong công viên hoặc trên bãi biển trong thành phố trên thực tế là một dấu ấn quan trọng ở Berlin.
Tuy nhiên, những gì tôi thấy không phải là một phần của khía cạnh khoái lạc ở Berlin, mà là một dẫn chứng về Freikörperkultur, hay ‘văn hóa tự do thân thể’.
FKK, như cách nó được viết tắt, gắn chặt với cuộc sống ở Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức), nhưng chủ nghĩa khỏa thân ở Đức với tư cách là tập quán công cộng đã có từ cuối thế kỷ 19.
Và không giống như, chẳng hạn, cởi trần trên một bãi biển ở Tây Ban Nha, FKK bao trùm một phong trào rộng lớn hơn ở Đức với một tinh thần riêng biệt, khi mà cởi bỏ hết quần áo chỉ còn thân thể trần trụi giữa tự nhiên về mặt lịch sử là một hành động vừa là phản kháng vừa là cảm giác nhẹ nhõm.
“Chủ nghĩa khỏa thân đã có một truyền thống lâu đời ở Đức,” Arnd Bauerkämper, phó giáo sư lịch sử hiện đại tại Đại học Freie ở Berlin, nói.
Bước sang thế kỷ 20, phong trào Lebensreform (tức ‘cải cách cuộc sống’) đã xuất hiện. Đó là triết lý cổ súy cho thực phẩm hữu cơ, giải phóng tình dục, dược liệu khác và lối sống đơn giản hơn, gần gũi với thiên nhiên.
“Chủ nghĩa khỏa thân nằm trong phong trào rộng lớn này, vốn phản kháng lại xã hội hiện đại công nghiệp, chống xã hội mới vốn xuất hiện vào cuối thế kỷ 19,” Bauerkämper giải thích.
Theo Hanno Hochmuth, sử gia tại Trung tâm Leibniz về Lịch sử Đương đại Potsdam, phong trào cải cách này đặc biệt có sức hút các thành phố lớn, bao gồm cả Berlin, mặc dù nó lãng mạn hóa cuộc sống đồng quê.
Trong Kỷ nguyên Weimar (1918-1933), các bãi biển FKK nơi vốn chỉ có ‘thiểu số rất, rất ít’ người trong giới tư sản đi tắm nắng, đã mọc lên. Theo Bauerkämper, có một “cảm giác tự do mới theo sau xã hội chuyên chế và các giá trị bảo thủ ngột ngạt của Đế quốc Đức (từ 1871 đến 1918)”.
Nở rộ dưới thời Cộng sản
Năm 1926, Alfred Koch thành lập Trường Khỏa thân Berlin để khuyến khích thực hành khỏa thân hỗn hợp nam nữ, tiếp tục niềm tin rằng khỏa thân ngoài trời thúc đẩy sự hòa hợp với thiên nhiên và lợi ích sức khỏe.
Tuy học thuyết của Đức Quốc xã lúc đầu cấm FKK, coi nó là sự nảy nở của tính phi đạo đức, nhưng đến năm 1942, Đệ tam Đế chế đã nới lỏng các lệnh cấm khỏa thân nơi công cộng – tuy nhiên, sự khoan dung đó không áp dụng cho các nhóm bị Đức quốc xã đàn áp, như người Do Thái và cộng sản.
Nhưng mãi cho đến hàng chục năm sau khi nước Đức tách ra thành Đông Đức và Tây Đức sau Thế chiến, FKK mới thực sự nở rộ, đặc biệt là ở Đông Đức – mặc dù đón nhận khỏa thân không còn chỉ giới hạn ở tầng lớp tư sản.
Đối với những người Đức sống ở Cộng hòa Dân chủ Đức, nơi việc đi lại, tự do cá nhân và buôn bán hàng tiêu dùng bị hạn chế, FKK đóng vai trò một phần như là ‘van an toàn’, theo Bauerkämper – một cách để giải tỏa căng thẳng ở một nhà nước kiểm soát chặt chẽ bằng cách đem đến một chút “hành động tự do”.
Hochmuth, vốn đã đến các bãi biển khỏa thân cùng cha mẹ khi còn nhỏ ở Đông Berlin, đồng ý. “Có cảm giác thoát ly,” ông nói. “[Người Đông Đức] luôn phải đối mặt với tất cả những đòi hỏi của Đảng Cộng sản và những việc họ bị bắt phải làm, như đi dự các cuộc mít tinh của đảng hoặc được yêu cầu thực hiện các công việc cộng đồng vào cuối tuần mà không được trả lương.”
Trong khi những người dân Đông Đức bất hảo vẫn tiếp tục tắm truồng trong những năm đầu của nhà nước Đông Đức – vừa làm vậy vừa phải canh chừng cảnh sát tuần tra – thì mãi đến sau khi Erich Honecker lên nắm quyền vào năm 1971, FKK mới chính thức được cho phép trở lại.
Theo Bauerkämper, dưới thời Honecker, Cộng hòa Dân chủ Đức đã bắt đầu quá trình cởi mở các chính sách đối ngoại và đối nội, một chiến thuật nhằm làm cho họ trở nên dễ gần hơn đối với thế giới bên ngoài.
“Đối với Cộng hòa Dân chủ Đức, sẽ rất có ích khi lập luận rằng: ‘Này, chúng tôi cho phép và thậm chí khuyến khích khỏa thân, chúng tôi là xã hội tự do’,” Bauerkämper nói.
Kể từ khi Đông Đức hợp nhất với phương Tây vào năm 1990 và các hạn chế được dỡ bỏ ở nhà nước cựu cộng sản này, văn hóa FKK đã suy tàn.
Trong những năm 1970 và 80, hàng trăm nghìn người khỏa thân tràn ngập khu cắm trại, bãi biển và công viên. Vào năm 2019, Hiệp hội Văn hóa Cơ thể Tự do của Đức chỉ có hơn 30.000 thành viên đăng ký – nhiều người trong số này ở độ tuổi 50, 60.
Tinh thần cởi mở
Tuy nhiên, ngày nay FKK tiếp tục để lại dấu ấn tượng trong văn hóa Đức, đặc biệt là ở Đông Đức trước đây. Đôi khi, thậm chí nó còn trở thành những tít báo nóng sốt, chẳng hạn như khi một người đàn ông trần truồng trong khu vực dành cho FKK tại một hồ nước ở Berlin vào mùa hè này buộc phải đuổi theo một con lợn rừng bỏ chạy, cắp theo chiếc túi bên trọng đựng chiếc máy tính xách tay của ông.
Trên thực tế, FKK và truyền thống khỏa thân lâu đời của nước Đức đã tạo sự khoan dung rộng rãi trên khắp đất nước đối với không gian không quần áo, và khỏa thân nơi công cộng được coi như một hình thức chăm sóc sức khỏe.
Tôi khám phá ra rằng có các điểm FKK có sẵn mà ta không cần mất nhiều công tìm kiếm, và chúng thường gắn liền với các hoạt động sức khỏe.
Trang Nacktbaden.de cung cấp danh sách các bãi biển và công viên quy củ trên khắp nước Đức, nơi bạn có thể khỏa thân tắm nắng; cởi quần áo trong phòng tắm hơi và dịch vụ spa; hoặc lội bộ đường dài mà không phải mặc đồ, như Dãy núi Harz, Bavarian Alps hoặc rừng Saxony-Anhalt.
Hoặc nếu bạn muốn trang trọng hơn một chút, câu lạc bộ thể thao FSV Adolf Kochoffers có lớp yoga, bóng chuyền, cầu lông và bóng bàn khỏa thân ở Berlin.
Theo nhiều cách, di sản FKK đem đến cho khách du lịch sự thấu hiểu về các giá trị vẫn gắn kết nhiều người Đông Đức.
Đối với Sylva Sternkopf, người từ nhỏ đã đi đến các bãi biển FKK ở Đông Đức, văn hóa tự do thân thể của đất nước vừa phản ánh vừa truyền thụ những giá trị nhất định mà bà sẽ truyền lại cho con cái của bà, nhất là tư tưởng cởi mở đối với cơ thể.
GETTY IMAGES
“Tôi nghĩ điều này vẫn còn bám rễ rất sâu trong thế hệ của tôi ở Đông Đức,” bà nói. “Tôi cũng cố gắng truyền lại cho các con tôi, để nuôi dạy chúng theo cách cởi mở với cơ thể của chính mình và không xấu hổ khi là chính mình và khi khỏa thân, khi để người khác thấy cơ thể trần trụi của mình.”
Đối với Sternkopf, nhìn thấy cơ thể khỏa thân theo cách không nhục dục cũng giúp mọi người học cách nhìn người khác sâu hơn là hình dáng bề ngoài. Bằng cách lột trần trụi, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy không chỉ là cơ thể mà còn là một cá nhân.
“Nếu bạn đã quen nhìn người khỏa thân, bạn sẽ không nghĩ nhiều về ngoại hình,” bà cho biết. “Tôi nghĩ đây là điều phổ biến hơn ở Đông Đức nói chung: chúng tôi cố gắng đánh giá người khác không phải bằng ngoại hình của họ, mà chúng tôi luôn tìm cách nhìn vào bên trong.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.