Seite auswählen

Nữ tù binh duy nhất tại nhà tù Hỏa Lò – một nữ y tá người Tây Đức

 

 

 

 

 

Nữ y tá Đức Monika Schwinn, 31 tuổi, sau gần 4 năm tù bị giam cầm đã mừng rỡ khi đặt chân trở lại quê hương hồi 07/03/1973

Từ 05/08/1964 đến 29/03/1973 trong thời chiến tranh Việt Nam, nhà tù Hỏa Lò tại Hà Nội là nơi giam giữ hàng trăm tù binh Mỹ, đặc biệt ít người biết trong số tù binh ở nhà tù Hỏa Lò có một nữ tù binh duy nhất. Nữ tù binh này không phải là người Mỹ, mà cũng chẳng phải là lính Mỹ. Nữ tù nhân này là một y tá người Đức (Tây Đức), tên là Monika Schwinn, sang Đà Nẵng làm việc thiện nguyện giúp nạn nhân chiến tranh. Sau gần 4 năm bị bắt giam, mặc dù không phải là người Mỹ và lính Mỹ, nhưng cô Monika Schwinn được thả ra khỏi nhà tù Hỏa Lò chung với những tù binh Mỹ ngay sau khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết.

-*-*-*-*-*-*-*-*-*-

Năm 1967, một con tầu của hy vọng sơn mầu trắng, đến thả neo ở Ðà Nẵng. Ðó là con tầu y tế “Helgoland” của Tây Đức, còn được gọi là bệnh viện nổi, phục vụ cứu trợ nhân đạo cho các nạn nhân chiến tranh do Hồng Thập Tự của Tây Đức thực hiện. Cùng hoạt động trong thành phố ấy còn có các toán y tế thuộc tổ chức Malteser Hilfsdienst, một tổ chức từ thiện Thiên chúa giáo tại Tây Đức, gồm các bác sĩ, nữ y tá và các nhân viên khác. Đây là các chương trình cứu trợ nạn nhân chiến tranh của CHLB Ðức, họ đã chữa trị cho cả hàng trăm ngàn thường dân Việt Nam, không phân biệt người theo cộng sản hay quốc gia.

Trong khi con tàu y tế “Helgoland” của Hồng Thập Tự chỉ hoạt động ở Việt Nam trong một thời gian ngắn khoảng 1 năm, thì tổ chức Malteser Hilfsdienst thực hiện công việc thiện nguyện suốt gần 9 năm trời, từ 07/09/1966 đến 10/04/1975, với tổng cộng 303 nhân viên gồm bác sĩ, y tá và người săn sóc bệnh nhân v.v. phục vụ chăm sóc y tế cho người dân Việt Nam – đặc biệt là ở Đà Nẵng, An Hòa và Hội An.

Ðến nhờ chúng tôi chữa trị có những người lớn tay chân bị đứt lìa, và cả những đứa bé bụng bị rách toang…” khi Walter Ruhland kể lại về thời gian phục vụ của mình ở Việt Nam như vậy thì trên ánh mắt anh vẫn còn đầy vẻ khiếp sợ về những hình ảnh ấy. Anh là thợ cơ khí xe tải, tham dự chương trình cứu trợ Malteser Hilfsdienst hơn 40 năm trước đây, lúc ấy bỗng nhiên thấy mình hiện diện trong một cuộc chiến rất “khốc liệt và tàn bạo“.

Đối với cô Monika Schwinn ở Lebach thuộc bang Saarland, giúp đỡ những người gặp khó khăn là điều tự nhiên. “Cô ta luôn luôn hết sức sẳn lòng giúp đỡ“, anh họ Adolf Spaniol nhớ lại. Ban đầu, người phụ nữ trẻ ở Lebach này học nghề thợ làm tóc. Nhưng nghề thực sự cô yêu thích lại là y tá chăm sóc trẻ em. Không có gì ngạc nhiên với gia đình cô rằng vào năm 1968, lúc 26 tuổi, cô đã đáp ứng theo lời kêu gọi của tổ chức thiện nguyện Malteser Hilfsdienstes: Cần các bác sĩ và y tá phục vụ cho các bệnh viện ở Nam Việt Nam để giúp đỡ dân chúng, nạn nhân của cuộc chiến kéo dài không hồi kết. Cô Monika Schwinn hạnh phúc khi cô làm việc tại khoa nhi ở bệnh viện Đà Nẵng.

 

 

Bác sĩ và y tá của tổ chức cứu trợ Đức Malteser Hilfsdienst đang khám bệnh một em bé Việt Nam

Năm nhân viên Malteser Hilfsdienst bị Việt Cộng bắt cóc

Nhưng một ngày nghỉ cuối tuần 27/04/1969 đã trở thành một ngày định mệnh đối với cô Monika Schwinn. Cô ấy cùng với nữ đồng nghiệp Marie-Louise Kerber từ Nohfelden-Türkismühle cũng thuộc bang Saarland, anh Bernhard Diehl 21 tuổi và hai y tá khác: cô Hindrika Kortmann và anh Georg Bartsch, họ đi một chuyến dã ngoại tưởng như bình thường, nhưng sau đó họ rơi vào một cuộc phục kích bên một cánh đồng lúa, bỗng nhiên xuất hiện mười lăm tay súng Việt Cộng, lăm lăm chĩa mũi súng vào họ. Khi được đưa vào làng, cả năm người đều hết sức tìm cách “chứng minh” mình chỉ là nhân viên y tế, mà là người “Đức”, chứ không phải người Mỹ! Vô hiệu quả! Nhóm Việt Cộng luôn đe dọa “cắt đầu”. Vài giờ sau khi bị bắt cóc, có lúc Bernhard Diehl đã quay sang nói với các đồng nạn nhân của mình, trong đó có cô Marie Luise Kerben, mới 19 tuổi: “Nguy quá, chắc phải mất ít nhất một năm để chúng mình mới được can thiệp cho trở về nhà”.

Đây thực sự là chiến tranh“, Bernhard Diehl ngạc nhiên nhận thấy, khi anh ta đến Việt Nam năm anh 21 tuổi. Trong thời gian đi nghĩa vụ quân sự, anh đã được đào tạo như một nhân viên y tế, giờ đây tại Việt Nam anh là người đứng đầu đội y tá Malteser ở An Hòa gần Đà Nẵng. Ban ngày vùng này được coi là an toàn. Nhưng ban đêm, đó là “khu vực tranh chấp“, một khu vực nơi quân du kích Việt Cộng đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng. Anh Bernhard Diehl và đội y tá của anh ta chăm sóc các thương binh ở cả hai phía và dân chúng.
 

Năm nhân viên của tổ chức thiện nguyện Malteser Hilfsdienst đã bị Việt Cộng bắt giữ ngày 27/04/1969

Nguyên do tại sao 5 nhân viên cứu trợ y tế của Tây Đức bị Việt Cộng bắt cóc?

Trong chiến tranh Việt Nam, CHLB Đức không đáp ứng yêu cầu của đồng minh Mỹ đưa quân đội vào tham chiến tại Việt Nam, để bù lại CHLB Ðức hiện diện tại miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa) với vai trò đóng góp nhiều về viện trợ kinh tế, giáo dục, cứu trợ y tế, cứu trợ nạn nhân chiến tranh v.v.

Vậy tại sao 5 nhân viên người Tây Đức làm nhiệm vụ cứu trợ y tế của tổ chức thiện nguyện Malteser Hilfsdienst lại bị Việt Cộng bắt cóc?

Lý do là vì Cộng hòa Dân chủ Đức đã sử dụng Chiến tranh Việt Nam cho một chiến dịch tuyên truyền chống Tây Đức. Đây là một chiến dịch tuyên truyền rất là thâm độc của Ðông Bá Linh! Các nhân viên tuyên truyền kích động của CHDC Ðức dựng lên hình ảnh một nước Tây Ðức gây chiến và Cộng hòa Liên bang Đức là chư hầu của Mỹ, những người Tây Đức tình nguyện mặc áo bác sĩ chỉ là ngụy trang, họ chính là những người trợ giúp quân sự cho Nam Việt Nam.

Đồng thời họ ngụy tạo tin quân đội CHLB Ðức gởi một đội quân bí mật sang Việt Nam dưới cái tên là “Legion Vietnam” (Binh đoàn lê dương Đức tại Việt Nam)! Báo “Neues Deutschland” (Nước Ðức Mới) của Đảng Cộng sản Đông Đức (SED) mô tả con tàu y tế “Helgoland” trong bức tranh biếm họa như một tàu chiến, với hình khắc trên boong mũi là một người lính.

Ngoài ra, ông Albert Norden, lãnh đạo tuyên truyền trong Bộ Chính trị đảng SED (SED là tên viết tắt của Ðảng Xã hội Thống nhất Ðức) ngụy tạo ra một số người làm “nhân chứng” về việc có chiến đấu võ trang trong các toán công tác cứu trợ của CHLB Ðức!

Sự dối trá ấy đưa đến một tác động ghê gớm ngay. Nhân viên cứu trợ bỗng nhiên bị đánh đồng, coi như là “tay sai của Ðế Quốc Mỹ”, và thế là mạng sống của họ bị rơi ngay vào hiểm nguy thường xuyên của cuộc chiến. Các nhân viên cứu trợ Tây Ðức bị đưa vào “sổ đen” của Việt Cộng.

Tiến sĩ Hermann von Richthofen, hiện cư ngụ tại Berlin, hồi đó được gửi đến Đại sứ quán CHLB Đức tại Sài Gòn với tư cách là một cố vấn trẻ trong ngoại giao đoàn, sau này cũng làm việc ở Đông Berlin, ông đã nói vắn tắt về mục tiêu tuyên truyền của CHDC Ðức như sau: “Tôi nghĩ rằng, Ðông Ðức chỉ muốn bằng mọi cách làm Tây Ðức chúng ta bị suy yếu, không chỉ trên bình diện quốc tế, mà cả trong nội bộ nước CHLB Ðức. Đó là việc gây ảnh hưởng tác động đến thế hệ 68, họ dễ bị mắc phải vào sự tuyên truyền của Đông Đức. Và bằng cách thức này có thể gây xáo trộn để một chính phủ khác lên cầm quyền“.

Trong số năm y tá Tây Đức bị bắt cóc, chỉ có 2 người còn sống sót trở về

Sau khi 5 nhân viên của tổ chức thiện nguyện Malteser Hilfsdienst bị Việt Cộng bắt cóc, họ bị áp giải từ Nam ra Bắc, đi bộ dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh. Monika Schwinn và những người cùng khổ của cô phải đi hết khu rừng này đến khu rừng khác. “Đó là một phòng giam nhỏ, rộng khoảng một mét rưỡi và dài hai mét rưỡi. Cái giường là một vài tấm ván nằm trên sàn bê tông ở độ cao từ 20 đến 25 cm. Một nửa mét vuông là dành để cái xô vệ sinh“, Monika Schwinn viết trên tờ Der Spiegel (Tạp chí Tấm gương) sau khi được thả ra hồi năm 1973. Họ bị thẩm vấn, tra tấn, hầu như không được ăn gì. Bệnh tật và bị hạ nhục xảy ra thường xuyên. Ba trong số năm người đã không sống sót nỗi. Cô Marie-Louise Kerber chết lúc bị giam cầm hồi năm 1969, mãi đến năm 1997 mới có thể đưa hài cốt cô về bang Saarland chôn cất. Monika Schwinn cũng thường cận kề với cái chết hơn là sự sống. Nhưng cô đấu tranh kiên cường, không để bị sỉ nhục. “Cắn vào tôi là họ gãy răng“, cô viết.

 

 

 

 

 

Hai y tá Monika Schwinn và Bernhard Diehl sau khi được thả ra khỏi nhà tù Hỏa Lò ngày 05/03/1973 về đến CHLB Đức vào ngày 07/03/1973

Sau 1,346 ngày bị cầm giữ (gần 4 năm dài), trong thời gian cuối bị giam giữ trong nhà tù khét tiếng Hỏa Lò tại Hà Nội, Monika Schwinn và Bernhard Diehl cuối cùng đã được thả ra vào ngày 05/03/1973 sau khi Hiệp định Paris kết thúc cuộc Chiến tranh Việt Nam được ký kết. Ngày 07/03/1973 tại sân bay Tây Đức ở Frankfurt am Main, họ được nồng nhiệt chào đón bằng những biểu ngữ. Báo chí và truyền thông chen lấn chung quanh họ. Tạp chí Stern (Ngôi sao) đưa ngay lên trang bìa, làm thành đề tài chính của số báo. Trên tờ Der Spiegel (Tạp chí Tấm gương) Monika Schwinn viết hồi ký về những gian khổ của cô đã trải qua trong gần 4 năm bị giam cầm tại miền Bắc Việt Nam. Thậm chí cô cùng với Bernhard Diehl còn viết một cuốn sách ấn tượng: “Một chút ít tình người“. Tại bang Saarland, quê hương của cô, cô được Thống đốc Franz-Josef Röder (thuộc đảng CDU) chào đón và được thành phố Lebach vinh danh thành công dân danh dự.

Đến một lúc nào đó những vinh quang lắng dịu, và Monika Schwinn đi làm y tá trở lại tại Lebach, chăm sóc trẻ sơ sinh. Cô cũng giúp những thuyền nhân tị nạn Việt Nam khi họ đến Lebach. Như một điều tất nhiên. “Cô ấy luôn tạo ấn tượng vui vẻ với tôi“, anh họ Adolf Spaniol của cô nói. Nhưng bị giam cầm một thời gian dài trong một điều kiện cực kỳ khắc nghiệt như vậy, cô không thể hồi phục hoàn toàn giống như trước trước đây được. Cô không thành lập gia đình và đã nghỉ hưu ở tuổi 55. “Cô ấy thường xuyên bị ốm“, anh họ của cô nói, „có lẽ điều mà cũng làm cô ấy đau là người ta không còn nhớ đến cô nữa“. Người ta đã quên cái giá mà cô ấy đã trả cho sự sẳn lòng giúp đỡ của cô ta.

Hôm thứ Hai 11/03/2019 Monika Schwinn đã qua đời, thọ 76 tuổi, trong bệnh viện ở Lebach, nơi cô làm việc y tá ở khoa nhi trong một thời gian nhiều năm dài.

Vào thứ Năm ngày 21/03/2019, lúc 1 giờ chiều, buổi tang lễ cầu nguyện cho Monika Schwinn đã diễn ra tại nhà thờ giáo xứ ở Lebach.

Phim tài liệu „Cứu trợ nhân đạo tại Việt Nam của tổ chức từ thiện Tây Đức Malteser Hilfsdienst“

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Tổng hợp)

Nguồn:

 

Deutsche Malteser-Helfer zwischen den Fronten

 

Deutsche in den Händen der Vietcong: Sie kamen als Techniker, Ärzte, Sanitäter – und gerieten zwischen die Fronten. Der History Channel aus München erzählt ihre vergessene Geschichte
| Susanne Stephan
Viele Kinder waren unterernährt, dehydriert, manche hatten Napalm-Brandwunden.
Viele Kinder waren unterernährt, dehydriert, manche hatten Napalm-Brandwunden.

 

„Wir sahen zum ersten Mal nach dem zweiten Weltkrieg Krieg schreiende Not“, erinnert sich Christa von Richthofen, die 1966 mit ihrem Mann an die Deutsche Botschaft in Saigon ging. Die Diplomaten-Gattin (Hermann von Richthofen war Referent für humanitäre Hilfe in Saigon) fühlte sich als Botschafterin eines anderen, besseren Deutschlands. Andere trieb Abenteuerlust, manchen auch Naivität.

Es war die Zeit des Kalten Krieges. Die USA befürchteten, auch in Südostasien werde sich der Kommunismus ausbreiten. Deutschland wollte gut 20 Jahre nach dem Ende des Dritten Reichs seine Verbundenheit mit den Amerikanern unter Beweis stellen, aber auf keinen Fall in Kriegshandlungen eingreifen. Also unterstützte die Bundesrepublik nur humanitäre Einsätze.

Die DDR instrumentalisierte währenddessen den Vietnamkrieg für einen Propagandafeldzug gegen Westdeutschland: Die Bundesrepublik als Vasall der Amerikaner, die freiwilligen Helfer im Arztkittel als verkappte Militärhelfer für die Südvietnamesen. In den Staatsmedien wurde von einem geheimen Kontingent westdeutscher Soldaten fabuliert – der „Legion Vietnam“. Die „Helgoland“ wurde im „Neuen Deutschland“, dem Zentralorgan der SED, in einer Karikatur als Kriegsschiff dargestellt – mit einem Soldaten als Galionsfigur. Albert Norden, berüchtigter Propaganda-Verantwortlicher im Politbüro der SED, ließ erfundene Zeugen aufmarschieren, die vom Kampf westdeutscher Einsatzkräfte gegen die Kommunisten in Vietnam berichteten. Die Lügen wirkten, in der DDR und in Vietnam. Für die Vietcong waren Menschen wie Bernhard Diehl oder Walter Ruhland Handlager des Westens.

Und die Kommunisten waren nicht zimperlich. Auf das Konto des vietnamesischen Führers Ho Chi Minh gehen direkt und indirekt je nach Schätzung zwischen eine und vier Millionen Tote. „Die Studenten in Deutschland nannten ihn einen Revolutionär“, sagt Thanh Nguyen-Brem, der in Manching lebt und lange Zeit für die vietnamesischen Katholiken im Erzbistum München und Freising arbeitete. „Für mich ist er ein Massenmörder.“

Besonders unter der Zivilbevölkerung richteten Guerillas und Kommunisten Gemetzel an. Wer im Verdacht stand, mit den USA zu kollaborieren, wurde ohne großes Federlesen abgeschlachtet. US-Offizier Warren Bud Williams erinnert sich an eine Familie, die die Vietcong im Busch aufknüpften – nachdem sie ihnen ihre abgeschnittenen Gliedmaßen in den Mund gesteckt hatten.

„Hier ist ja richtig Krieg“, dachte sich Bernhard Diehl erstaunt, als er 21-jährig in Vietnam ankam. Im Wehrdienst hatte er sich zum Sanitäter ausbilden lassen, hier war er der Leiter des Malteser-Teams in An Hoa. Tagsüber galt das Gebiet als sicher. Nachts war es „contested area“, ein Bereich, in dem Guerilla-Truppen der Vietcong, die den Einflussbereich der nordvietnamesischen Kommunisten ausweiten wollten, unterwegs waren. Diehl und sein Team kümmerten sich um verletzte Kämpfer beider Seiten und um die Zivilbevölkerung.

Und sie erkundeten die Gegend. Immer wieder wagte Diehl Ausflüge in die wilde, unberührte Landschaft. Auch am 27. April 1969 machte er sich zusammen mit vier anderen Maltesern auf. „Einziger Proviant waren zwei Zitronen, denn nachmittags um vier wollten wir wieder zurück sein“, erinnerte sich später die Kinderkrankenschwester Monika Schwinn. Ihre Unbekümmertheit sollte den jungen Leuten zum Verhängnis werden. Sie gerieten in einen Hinterhalt der Vietcong.

„Sie riefen ’cat dau’, „Kopf ab“, erzählte Schwinn. Es folgte ein Martyrium. Zu Fuß wurden die jungen Leute kreuz und durch den Dschungel getrieben, schliefen in primitivsten Unterkünften, bekamen praktisch nichts zu essen und tranken von Ungeziefer verunreinigtes Wasser aus Tümpeln und Bächen. Binnen zweier Tage waren drei Malteserhelfer schwer krank, litten an hohem Fieber. Alle hatten Hungerödeme. Zuerst starb die 19-jährige Malteserhelferin Marie-Luise Kerber, dann zwei weitere Freiwillige.

„Hindrika Kortmann war voller Wasser gewesen, da schläft man so ein“, berichtete Schwinn später in einem Interview. Sie selbst war sieben Wochen ohne Bewusstsein. Während der Regenzeit konnten die Gefangenen der Vietkong im vietnamesischen Dschungel oft ihr eigenes Wort kaum verstehen, so lärmend fiel das Wasser auf ihre Unterkünfte. Der Eiweiß- und Vitaminmangel führte dazu, dass die Haare ausfielen, der Körper voller Wasser war.

Die Deutschen ließen gezwungenermaßen Politunterricht über sich ergehen – und ließen sich nicht auf Diskussionen mit ihren Wärtern ein. „Mir war die ganze Zeit über klar“, berichtet Bernhard Diel, „dass ich diesen Menschen intellektuell und moralisch weit überlegen war“. Ein Hochmut, der ihm beim Überleben half.

Am schlimmsten, sagt Diehl heute, war für ihn die Einzelhaft in einem Lager, als ihm die Vietcong drohten, für jeden gefallenen Offizier ihrer Seite würden sie einen westlichen Helfer erschießen. „Ich saß drei Tage vor einer Schlinge, die ich mir geknüpft hatte, um mich aufzuhängen. Am dritten Tag nahm ich sie ab und fasste drei Entscheidungen: 1. Ich komme hier raus. 2. Ich studiere Medizin. 3. Ich erwerbe einen Doktortitel.“ Er verwirklichte seine Pläne – aber erst drei Jahre später. 1973, als sich die USA im Pariser Abkommen zum Abzug ihrer Truppen verpflichteten und Nordvietnam zusagte, alle Kriegsgefangenen freizulassen, kamen Diehl und Schwinn frei. Das Abkommen kam zu spät für die drei Mitgefangenen Diehls, zu spät für fünf weitere Helfer, die zuvor Aktionen der Vietkong zum Opfer gefallen waren.

Für die Menschen im Land ging der Krieg weiter. Schon vor dem Abkommen waren Hunderttausende Nordvietnamesen vor den Kommunisten in den Süden geflohen. Hektisch evakuierten im April 1975 die verbliebenen US-Militärs und die CIA tausende Menschen pro Tag aus dem umkämpften Saigon. Der Krieg endete erst im Mai 1975 mit der Einnahme Saigons. Susanne Stephan

Die Legion. Deutscher Krieg in Vietnam. History Channel (über Kabel oder Sky per Satellit), 27. Oktober, 22 Uhr

Der Vietnam-Krieg: 60 000 tote US-Soldaten, Millionen tote Zivilisten

Ein Stellvertreter-Konflikt verwüstete Vietnam seit Mitte der 1940er Jahre: Auf den Widerstand der Kommunisten gegen die französische Kolonialmacht folgte die Teilung des Landes im Jahr 1954. Im Süden gingen die Kämpfe weiter. Dort versuchten die Kommunisten, ihren Einflussbereich auszuweiten. In den USA wurde dies mit Sorge verfolgt: Wenn Vietnam fällt, fällt ganz Asien, fürchtete Washington. Amerika unterstützte Südvietnam zunächst mit militärischen Beratern. Am 8. März 1965 landeten die ersten US-Kampftruppen im Land. Es gelang ihnen sogar, Gebiete, die die Kommunisten bei der Tet-Offensive erobert hatten, zurückzugewinnen. Am Ende waren die Amerikaner aber der Guerilla-Taktik der Nordvietnamesen unterlegen. Die USA versuchten, Nachschubwege der Kommunisten auch in den Nachbarländern zu unterbinden, marschierten in Kambodscha und Laos ein – was die Länder weiter destabilisierte. Währenddessen wuchs der Widerstand in den Vereinigten Staaten und ihren wichtigsten Verbündeten gegen den Krieg. Der Zustand der US-Truppen war bedenklich, fast jeder zweite Soldat nahm Heroin. Erst spät rückte der damalige US-Sicherheitsberater Henry Kissinger von seiner Überzeugung ab, eine „viertklassige Macht“ wie Vietnam werde schon noch aufgeben. Die US-Führung hatte ihre Möglichkeiten heillos überschätzt, musste ihre Truppen 1975 abziehen. Die Bilanz des Konfliktes: 60000 tote US-Soldaten, Millionen tote Vietnamesen.

AZ

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen