Seite auswählen

Lý Đợi

29-1-2022

 

Nhóm ‘Mở Miệng’, ảnh chụp tháng 10/2006. Ảnh: Kim Ngân

Dịp Tết năm 2003, khi anh Phạm Hoàng Quân ra vỉa hè Sài Gòn viết chữ, như thường lệ, anh em kéo nhau ra chơi, nhậu nhẹt phụ họa và xin chữ.

Năm đó Bùi Chát và La Hán phòng xin chữ “Loạn” (亂) về treo, kèm theo câu chữ Nho “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Nhưng dán lên tường mấy lần đều rớt xuống, cuối cùng dán lên trần nhà.

Còn xin thêm chữ “Đạo” (道) về dán trong nhà vệ sinh.

Kết quả, năm đó loạn thật sự, mà hệ quả kéo theo là một người phát bệnh đột xuất và chết sau đó ít lâu. Một đám cưới hủy hôn ngay vào buổi sáng rước dâu.

Nhưng ở đây xin không nhắc lại hai trong nhiều việc riêng tư ấy, mà chỉ nói về một số cái loạn khác.

Đó là năm mà thơ Mở Miệng xuất hiện ở rất nhiều nơi, bị chửi bới om sòm; rồi NXB Giấy Vụn bắt đầu gây ấn tượng với nhiều bản in, kết quả bị an ninh văn hóa bố ráp các kiểu, triệu tập lên làm việc liên miên.

Đi đâu cũng có ngoại tuyến theo đuôi. Danh sách đen xuất hiện ở nhiều nơi, đến bây giờ vài nơi cũng còn áp dụng cái danh sách đen lạc hậu đó.

Thi sĩ Nguyễn Hoàng Tranh từ Úc về chơi, anh em ra sân bay đón về nhà Khúc Duy, nhậu nhẹt, đọc thơ suốt mấy ngày đêm. Nhậu đến mức mà Khúc Duy ói ra từng thau máu, nằm li bì mấy ngày, tưởng không qua khỏi được.

Dù không có can dự gì, nhưng rồi Tranh cũng vô tình bị đưa vào sổ đen và bị theo dõi, bố ráp, đến mức trốn ra đến tỉnh Bình Định cũng có ngoại tuyến theo đuôi, nhất cử nhất động.

Khúc Duy phải tương kế tựu kế để lén về được nhà của mình – vì ngoại tuyến ngồi các đầu hẻm – để lấy hành lý giúp Tranh.

Chuyện loạn này kéo dài cả năm trời, với vô số tình tiết. Ví dụ đêm trình diễn thơ 1/1/2004 – hình như tại cà phê Uyên Nguyên (Phú Nhuận) – do họa sĩ Lê Triều Điển hỏi mượn giúp địa điểm, bị bố ráp trước giờ khai cuộc, mấy chục khách mời buộc phải ra về.

Vài anh chị em còn lại chuyển ra quán Ruốc gần đó của nhà văn Mường Mán ngồi nhậu, để chờ đợi tin tức.

Tôi và Bùi Chát bị hốt lên đồn điều tra, nhốt suốt đêm. Đến chiều hôm sau, lập biên bản hành chính xong, tạm giữ xe máy, điện thoại và các tư trang khác, thì thả về.

Từ Phú Nhuận đi xe buýt về Gò Vấp, ghé vào tiệm net công cộng thì mới biết tin tức om sòm về đêm thơ bị bố ráp đêm qua. Sau đó đi bộ thêm gần 1km mới về tới phòng trọ, đầu hẻm đã có 2 ngoại tuyến ngồi canh.

Không khí thơ văn lúc ấy thiệt là vui và kịch tính, ngoài các tiệm photocopy là cơ sở in ấn chui, còn có Tiền Vệ, Talawas, eVăn,… và nhiều trang mạng khác cổ xúy, có nhiều người theo dõi, tranh luận, chửi bới, chụp mũ, vu khống.

Việc chưa thấu hiểu được văn chương cách tân, mạng và ngoài luồng, khiến an ninh văn hóa gặp khó khăn, phải riết làm việc, cũng thêm một điểm kịch tính cho đời sống văn nghệ lúc bấy giờ.

Năm loạn này không chỉ thay đổi hình ảnh của Mở Miệng, mà còn liên can, phiền lụy trực/gián tiếp đến nhiều người. Ví dụ họa sĩ Lê Triều Điển, thi sĩ Phan Bá Thọ, họa sĩ Lê Kiệt, họa sĩ Quốc Việt, nhạc sĩ Bạch Cung Thạnh, thi sĩ Liêu Thái, họa sĩ Nguyễn Bá Văn, họa sĩ Nguyễn Mẫn, họa sĩ Ngô Thanh Tùng, nhạc sĩ Vũ Ngọc Giao, thi sĩ Inrasara…

Chuyện loạn này còn liên quan trực tiếp đến vài người phụ nữ khác, nhưng vì họ ở ngoài giới văn nghệ, nên không tiện kể ra đây.

Hai năm nay Phạm Hoàng Quân không lên Sài Gòn viết chữ nữa, một sáng cuối năm, ngồi nhớ bạn và nhớ về chữ “Loạn” một thời.

Họ đã sống và được đối xử ra sao?

Họ đã sống và được đối xử ra sao?

“không biết bao nhiêu gương mặt đấu tranh nổi bật khác vào thời đó chạy xe gì, làm gì, đã sống và được đối xử ra sao dưới chế độ độc tài Mỹ-Ngụy ?”   Nguyễn Ước Lời giới thiệu: Nhân sự kiện ông Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời hôm 24-7-2023, cũng như đêm tưởng niệm Hoàng...

Người Quân Tử và Kẻ Tiểu Nhân

„còn đâu là chuyện thu phục nhân tâm? Suốt hơn 40 năm nay, rõ ràng bọn cộng phỉ miền Bắc đã chiếm được đất đai, xóm làng, thành phố, nhưng không hề và CHƯA BAO GIỜ chiếm được lòng người Miền Nam và SẼ KHÔNG BAO GIỜ chiếm được lòng người dân Miền Nam Việt Nam.“    Huy...

Tin tổng hợp liên quan đến Biển Đông và Trung cộng (08.05.2025)

Tranh chấp Đá Hoài Ân - 'điểm nóng mới' ở Biển Đông Nguồn hình ảnh,CCTV/NTF-WP/Bộ Ngoại giao,Việc Trung cộng và Phi Luật Tân cắm cờ trên Đá Hoài Ân vào tháng 4/4025 và Việt Nam lên tiếng phản đổi có thể tạo ra những động lực mới cho những con sóng xung đột tại Biển...

Tin tổng hợp liên quan đến Tự Do,  Công Lý và Nhân Quyền tại Việt Nam (08.05.2025)

Bị khởi tố thêm tội vì viết “đả đảo Cộng sản” vào giấy khi đang ngồi tù   Ông Trịnh Bá Phương là người đầu tiên bị khởi tố vì bày tỏ chính kiến ở trong tù. Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương (Thịnh Nguyễn)   Thân nhân của nhà đấu tranh nông dân Trịnh Bá Phương cho biết ông...

Sự Thật Lịch Sử

Sau khi cưỡng chiếm Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/4/1975, bọn phỉ quyền Hà Nội đã làm gì ? Đó là xóa sạch toàn bộ những ký ức về Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông, bằng cách đổi tên Sài Gòn thành tên thành phố HCM (Tp HCM) gần như toàn bộ các con đường Sài Gòn và các...

Đức Giáo hoàng Leo XIV: Một may mắn cho người Công giáo Đức

Đức Giáo hoàng Leo XIV: Một may mắn cho người Công giáo Đức

Prevost được coi là người ở Vatican gần đây đã đóng góp đáng kể vào việc xoa dịu xung đột giữa phần lớn các giám mục Đức có tư tưởng cải cách và Vatican. Với ông là Giáo hoàng, nhiều thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Mặc dù Prevost không có khả năng chấp thuận mọi cải cách của “Con đường Công đồng”. Nhưng ông được coi là người có giải pháp thực dụng.

Từ Thức: 50 năm sau. TƯƠNG LAI NÀO CHO VN ?

VN sẽ ra khỏi bóng tối, nếu người Việt ý thức được thân phận tù đầy của, nếu người Việt không muốn con cháu mình sống trong một quốc gia không có giáo dục, không có văn hoá, tương lai mù mịt, xã hội không còn lương tri, chùa chiền hoành tráng chỉ có sư giả, trường học chỉ là một tổ chức kinh doanh…

Bao giờ chúng ta mới ngừng viết về chiến tranh?

Bao giờ chúng ta mới ngừng viết về chiến tranh?

Có lẽ là khi chúng ta thật sự làm hòa với những gì vẫn ám ảnh mình. Nhưng ngay cả lúc ấy, tôi mong ta sẽ không ngừng. Không phải vì chúng ta bị mắc kẹt trong quá khứ, mà vì mỗi câu chuyện đưa ta đến gần hơn với điều gì đó chân thật—về gia đình, về những rạn nứt, và về tương lai. Bởi chiến tranh chưa bao giờ thực sự kết thúc.

Thời tiếng lóng “xưa rồi Diễm”

Sài Gòn vào thập niên 60, thịnh hành một chùm tiếng lóng “sức mấy” để thay nói bất lực hay chuyện không thể. Phổ biến đến nỗi, một nhạc sĩ tên tuổi là Phạm Duy đã chọn làm tựa đề cho một bài hát: Sức mấy mà buồn.