Seite auswählen

Lý Đợi

29-1-2022

 

Nhóm ‘Mở Miệng’, ảnh chụp tháng 10/2006. Ảnh: Kim Ngân

Dịp Tết năm 2003, khi anh Phạm Hoàng Quân ra vỉa hè Sài Gòn viết chữ, như thường lệ, anh em kéo nhau ra chơi, nhậu nhẹt phụ họa và xin chữ.

Năm đó Bùi Chát và La Hán phòng xin chữ “Loạn” (亂) về treo, kèm theo câu chữ Nho “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Nhưng dán lên tường mấy lần đều rớt xuống, cuối cùng dán lên trần nhà.

Còn xin thêm chữ “Đạo” (道) về dán trong nhà vệ sinh.

Kết quả, năm đó loạn thật sự, mà hệ quả kéo theo là một người phát bệnh đột xuất và chết sau đó ít lâu. Một đám cưới hủy hôn ngay vào buổi sáng rước dâu.

Nhưng ở đây xin không nhắc lại hai trong nhiều việc riêng tư ấy, mà chỉ nói về một số cái loạn khác.

Đó là năm mà thơ Mở Miệng xuất hiện ở rất nhiều nơi, bị chửi bới om sòm; rồi NXB Giấy Vụn bắt đầu gây ấn tượng với nhiều bản in, kết quả bị an ninh văn hóa bố ráp các kiểu, triệu tập lên làm việc liên miên.

Đi đâu cũng có ngoại tuyến theo đuôi. Danh sách đen xuất hiện ở nhiều nơi, đến bây giờ vài nơi cũng còn áp dụng cái danh sách đen lạc hậu đó.

Thi sĩ Nguyễn Hoàng Tranh từ Úc về chơi, anh em ra sân bay đón về nhà Khúc Duy, nhậu nhẹt, đọc thơ suốt mấy ngày đêm. Nhậu đến mức mà Khúc Duy ói ra từng thau máu, nằm li bì mấy ngày, tưởng không qua khỏi được.

Dù không có can dự gì, nhưng rồi Tranh cũng vô tình bị đưa vào sổ đen và bị theo dõi, bố ráp, đến mức trốn ra đến tỉnh Bình Định cũng có ngoại tuyến theo đuôi, nhất cử nhất động.

Khúc Duy phải tương kế tựu kế để lén về được nhà của mình – vì ngoại tuyến ngồi các đầu hẻm – để lấy hành lý giúp Tranh.

Chuyện loạn này kéo dài cả năm trời, với vô số tình tiết. Ví dụ đêm trình diễn thơ 1/1/2004 – hình như tại cà phê Uyên Nguyên (Phú Nhuận) – do họa sĩ Lê Triều Điển hỏi mượn giúp địa điểm, bị bố ráp trước giờ khai cuộc, mấy chục khách mời buộc phải ra về.

Vài anh chị em còn lại chuyển ra quán Ruốc gần đó của nhà văn Mường Mán ngồi nhậu, để chờ đợi tin tức.

Tôi và Bùi Chát bị hốt lên đồn điều tra, nhốt suốt đêm. Đến chiều hôm sau, lập biên bản hành chính xong, tạm giữ xe máy, điện thoại và các tư trang khác, thì thả về.

Từ Phú Nhuận đi xe buýt về Gò Vấp, ghé vào tiệm net công cộng thì mới biết tin tức om sòm về đêm thơ bị bố ráp đêm qua. Sau đó đi bộ thêm gần 1km mới về tới phòng trọ, đầu hẻm đã có 2 ngoại tuyến ngồi canh.

Không khí thơ văn lúc ấy thiệt là vui và kịch tính, ngoài các tiệm photocopy là cơ sở in ấn chui, còn có Tiền Vệ, Talawas, eVăn,… và nhiều trang mạng khác cổ xúy, có nhiều người theo dõi, tranh luận, chửi bới, chụp mũ, vu khống.

Việc chưa thấu hiểu được văn chương cách tân, mạng và ngoài luồng, khiến an ninh văn hóa gặp khó khăn, phải riết làm việc, cũng thêm một điểm kịch tính cho đời sống văn nghệ lúc bấy giờ.

Năm loạn này không chỉ thay đổi hình ảnh của Mở Miệng, mà còn liên can, phiền lụy trực/gián tiếp đến nhiều người. Ví dụ họa sĩ Lê Triều Điển, thi sĩ Phan Bá Thọ, họa sĩ Lê Kiệt, họa sĩ Quốc Việt, nhạc sĩ Bạch Cung Thạnh, thi sĩ Liêu Thái, họa sĩ Nguyễn Bá Văn, họa sĩ Nguyễn Mẫn, họa sĩ Ngô Thanh Tùng, nhạc sĩ Vũ Ngọc Giao, thi sĩ Inrasara…

Chuyện loạn này còn liên quan trực tiếp đến vài người phụ nữ khác, nhưng vì họ ở ngoài giới văn nghệ, nên không tiện kể ra đây.

Hai năm nay Phạm Hoàng Quân không lên Sài Gòn viết chữ nữa, một sáng cuối năm, ngồi nhớ bạn và nhớ về chữ “Loạn” một thời.

Năm mươi năm thắng cuộc nhưng không thắng nổi lòng người

Năm mươi năm thắng cuộc nhưng không thắng nổi lòng người

„“Giải phóng” – từ ngữ ấy từng chói lọi như một lời hứa. Nhưng năm mươi năm sau, nó đã phai màu, trở nên đáng ngờ, thậm chí đáng sợ. Bởi nếu thực sự có giải phóng, thì sau nửa thế kỷ, vì sao người ta vẫn không được tự do ứng cử, vẫn không có báo chí tư nhân, vẫn không...

Nỗi buồn tháng Tư

Phần hai thế kỷ lưu vong   Còn mang thương tích giữa dòng trầm luân ! Ngày Tổ Quốc ngậm ngùi cơn chiến bại Đường Non Sông trùng điệp bóng mù sương Giặc phương bắc từ rừng qua Bến Hải Cướp Miền Nam xây chủ nghĩa tang thương Những đôi mắt mang hình thù viên đạn Đốt quê...

“Chiến thắng 30/4 là chiến thắng của lương tri, của chính nghĩa…”

„Khi nói rằng “Chiến thắng 30 tháng tư là chiến thắng của lương tri, của chính nghĩa”, rõ ràng nhà cầm quyền CSVN đã phóng uế lên cái gọi là “lương tri”, cái gọi là “chánh nghĩa”...   Đâu phải chiến thắng thì nói gì cũng được đâu.“   Trương Nhân Tuấn    PHẦN  I Đảng...

Suy nghĩ về cuộc chiến Bắc-Nam trong ngày 30/04

„chiến tranh đã kết thúc 50 năm. Thế giới đã thay đổi quá nhiều, đến mức một người bình thường cũng có thể tự đánh giá được cuộc “giải phóng” ấy rốt cuộc đã mang lại điều gì? Nó có thực sự cần thiết cho sự phát triển của đất nước không?   Thực chất, cuộc chiến tranh...

30/4/1975 – 30/4/2025: Nhìn lại một giai đoạn lịch sử của dân tộc để nói với tuổi năm mươi

“Ngày 30 tháng 4 năm 2025 đánh dấu một khởi đầu đầy ý nghĩa cho thế hệ hậu chiến, nay họ trưởng thành với tuổi 50 và có trách nhiệm chính trị cho công cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ mới.”    Đỗ Kim Thêm Ảnh trên mạng   Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý...

Biết ơn bên thắng trận?

„cái mệnh đề phải biết ơn nó rất vô tri, vì có quá nhiều hệ quả đến từ việc kết thúc 1 cuộc chiến. Vì việc 2 bên đánh nhau, 1 bên thắng, thì không có nghĩa bên thua phải biết ơn bên thắng. Dân Afghanistan có cần biết ơn Taliban đã “giải phóng dân tộc” không?“   Dương...

Trả súng đạn này

„Lịch sử có thể được nhìn dưới nhiều góc cạnh khác nhau, nhưng sự thật lịch sử thì chỉ có một. Nhân chứng còn đó, và lịch sử vẫn còn đó. Bây giờ, những ngày cuối Tháng Tư này, nơi đây đốt pháo hoa ăn mừng; bên kia cúi đầu tưởng niệm. Triệu người vui, triệu người buồn....

NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI TƯỞNG NIỆM 50 NĂM QUỐC HẬN 30-4-1975 

NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI TƯỞNG NIỆM 50 NĂM QUỐC HẬN 30-4-1975 

ĐẠI LỄ TƯỞNG NIỆM 50 NĂM QUỐC HẬN 30-4  TẠI WASHINGTON, DCTHƯ MỜI Kính gửi:       Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, Quý vị đại diện cộng đồng, đoàn thể, Quý vị đại diện các chính đảng, Quý vị đại diện truyền thông, báo chí, Quý cựu quân nhân và hậu duệ Việt Nam...

NƯỚC MẮT của MỘT NGƯỜI TỴ NẠN

NƯỚC MẮT của MỘT NGƯỜI TỴ NẠN

Điệp Mỹ Linh (Bút ký)   Cách nay không lâu, bất ngờ, tôi nhận được email của Nhã Trân – một người trẻ thuộc Quê Việt Media – cho tôi hay rằng Nhã Trân đã thực hiện youtube Chuyến Ra Khơi Bi Hùng, trích từ cuốn tài liệu lịch sử Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975 của Điệp Mỹ...