Seite auswählen

Sự kiện lớn nhưng sợ Tàu cộng, tất cả truyền thông trong nước “im thin thít”, người Việt khắp nơi ở hải ngoại biểu tình chống Trung cộng.

 

Biểu Tình tại Toà Án Công Lý Quốc Tế Thường Trực La Haye – Hoà Lan 11.03.2023

Đúng 35 năm trước Trung Cộng đã dùng vũ lực chiếm đảo Gạc Ma và vài đảo khác trong quần đảo Trường Sa mà phần lớn thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trung Cộng đã thoải mái dùng súng hạng nặng bắn thẳng vào thuyền và thân xác 64 lính VN trên đảo. Thoải mái vì lính VN bị bộ trưởng quốc phòng lúc đó là Lê Đức Anh cấm bắn trả “trong mọi trường hợp”.

Phần lớn thi hài 64 người chiến sĩ xấu số đó đã bị vùi sâu trong lòng biển chứ đảng không (dám) có nỗ lực đưa về gia đình.

Điều bi thảm và khôi hài là dân VN không được tổ chức tưởng niệm vong linh 64 chiến sĩ Trường Sa. Ai dám tổ chức, công an sẽ đến trấn áp, khủng bố ngay lập tức bằng dùi cui, tòa án và nhà tù.

Hải chiến Gạc Ma, Hải chiến Trường Sa hoặc Xung đột Trường Sa là sự kiện xung đột tại khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988 khi Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung cộng tấn công vũ trang hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma, bấy giờ đang được Hải quân Nhân dân Việt Nam cho người bảo vệ và đang xây dựng công trình trên các đảo này.

Do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ và xây dựng công trình trên các bãi đá. Phía Trung cộng cho quân đổ bộ ngăn chặn, nổ súng để giật cờ Việt Nam trên bãi đá Gạc Ma, sau đó lại dùng pháo trên chiếm hạn bắn vào tàu vận tải hải quân Việt Nam (không có pháo để tự vệ), khiến cuộc chiến nổ ra vào sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam bị mất ba tàu vận tải của Hải quân và 64 lính. Trung cộng bị hư hại một số xuồng đổ bộ, thương vong 25 lính.

 

Trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988, phía Trung cộng thống kê họ đã bắn tổng cộng 285 viên đạn pháo 100mm và 266 viên đạn pháo 37mm, chưa kể các cỡ đạn nhỏ hơn. Phía Việt Nam chỉ có tàu vận tải nên không có pháo để bắn trả, chỉ có thể bắn trả bằng các loại vũ khí cá nhân như AK-47 và RPG-7.

Thiệt hại của Việt Nam bao gồm 2 tàu bị bắn chìm, 1 tàu bị bắn hỏng được cho ủi bãi. 3 người hy sinh, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung cộng đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích và được xem là đã hy sinh. Theo các báo của Việt Nam thì khi tàu của Việt Nam bị đánh đắm thì tàu chiến Trung cộng chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu.

Theo phía Trung cộng thì trong khi các tàu của họ đang bỏ neo để yểm trợ cho một nhóm nghiên cứu thăm dò mỏ dầu ở đây thì Hải quân Việt Nam nổ súng tấn công, vì thế hải quân Trung cộng “bắt buộc phải tự vệ”. Khi hạm đội Trung cộng di chuyển tới quần đảo Trường Sa, Trung cộng lấy danh nghĩa đưa phái đoàn khoa học Liên Hợp Quốc đi khảo sát. Sau này Chính phủ Trung cộng tuyên bố rất tiếc là biến cố đã xảy ra. Về phía Liên Hợp Quốc thì cho rằng lúc đó họ không có công tác khảo sát nào ở Trường Sa. Theo phía Trung cộng, chủ trương ban đầu của họ là chỉ chiếm đóng các đảo còn bỏ hoang, chứ không tranh chấp các đảo có lực lượng nước ngoài chiếm đóng từ trước.

Trong suốt thời gian xảy ra chiến sự, Hải quân Liên Xô đóng ở Cam Ranh đã không can thiệp. Việc này được cho là do bối cảnh chính trị Liên Xô khi đó đang muốn kết thúc Chiến tranh Lạnh với phương Tây cũng như muốn xích lại gần Trung cộng.

Trước đó, giữa Việt Nam và Liên Xô đã ký riêng Hiệp ước Liên minh Quân sự Đồng minh song phương (tháng 11 năm 1978), trong đó ghi rõ là Liên Xô sẽ hỗ trợ Việt Nam hết sức mình về các mặt kinh tế, văn hóa và quốc phòng. Tuy nhiên, sau đó phía Việt Nam yêu cầu không đưa đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm quân sự vào khu vực cảng Cam Ranh để tránh nguy cơ chiến tranh hạt nhân xảy ra trên đất nước mình. Liên Xô không đưa được tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân vào Cam Ranh nên đã đồng ý rút khỏi Hiệp định tương trợ quân sự sớm 4 năm, bộ đội Hải quân và Không quân Nga cũng dần rút khỏi Cam Ranh. Do vậy, trong trận chiến năm 1988, Liên Xô không còn nghĩa vụ phải điều động quân đội để ủng hộ Việt Nam.

Khoảng một tháng sau trận hải chiến tại Gạc Ma, hải quân Việt Nam đưa 35 công binh và 7 thủy binh cùng vật liệu xây dựng, một số vũ khí bí mật đổ bộ trong đêm lên đá Len Đao xây nhà đánh dấu chủ quyền. Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày Trung cộng đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá Len Đao. Tuy nhiên lần này Việt Nam cho 7 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-22M từ đất liền bay ra bãi đá hỗ trợ nên số tàu chiến của Trung cộng tản đi; đụng độ không nổ ra, phía Việt Nam giữ được đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá này.

****

Đáp lời mời của Cộng đồng Người Việt Tị nạn cộng sản tại Hòa Lan, Hội cựu quân cán chính VNCH và đảng Việt Tân, hôm 11 Tháng Ba, 2023, hàng trăm người Việt ở nhiều quốc gia tại Âu Châu như Pháp, Bỉ, Đức, Đan Mạch, Na Uy đã vượt chặng đường xa xôi, có nơi cách gần hàng ngàn cây số đổ về trước trụ sở Tòa án Trọng tài Quốc tế tại thành phố Den Haag, tham dự cuộc biểu tình phản đối Trung cộng nhân 49 năm cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.

(Tòa Án Trọng Tài Thường Trực Có trụ sở tại La Haye (Hà Lan), là cơ quan liên chính phủ thường trực đầu tiên nhận đứng ra giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua thủ tục trọng tài và « các phương tiện ôn hòa khác ».

Được khai sinh năm 1899 nhân Hội nghị Hòa bình La Haye lần thứ nhất, do Sa hoàng Nicolas đệ nhị của Nga triệu tập, mục tiêu của tòa án này là tìm kiếm « những phương cách hiệu quả nhất để bảo đảm cho mọi dân tộc lợi ích của một nền hòa bình thực sự và lâu dài ».

Các trọng tài dựa vào những hợp đồng, các thỏa thuận và hiệp ước khác nhau, như của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) hay Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), để giải quyết. Hiện có 116 hồ sơ đang được nghiên cứu.)

Chương trình được bắt đầu vào lúc 14 giờ 30 bằng nghi thức chào cờ Hòa Lan và Việt Nam, cùng phút mặc niệm.

Sau đó đại diện ban tổ chức, ông Đinh Ngọc Hiển đã chào mừng đồng bào tham dự, nói lên ý nghĩa và mục đích của cuộc biểu tình. Trong phần phát biểu của mình, ông cũng đã đọc lá thư chung với gần 140 tổ chức, hội đoàn ký tên, với nội dung chính như:

– Nêu lên bối cảnh Trung cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa & 6 đảo thuộc quần đảo Trường Sa của VN.


– Kêu gọi mọi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước cùng nhau mạnh mẽ lên án hành vi xâm lược của Trung cộng trên mọi diễn đàn để Thế giới;


– Đòi hỏi Bắc Kinh phải chấm dứt các hành vi gây hấn hung hăng tại Biển Đông để bảo vệ an toàn cho ngư dân;


– Yêu cầu nhà nước Cộng Sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho những người Việt Nam yêu nước đang bị giam cầm vì chống Trung cộng. Chấm dứt chính sách ngăn chặn các sinh hoạt quần chúng nhằm phản đối hành vi xâm lược của Bắc Kinh hay vinh danh sự hy sinh của các binh sĩ trong hai trận chiến Hoàng Sa, Trường Sa và cuộc chiến biên giới phía Bắc.


– Đòi nhà nước Cộng Sản Việt Nam phải kiện Trung cộng ra Tòa án Quốc tế để xác định chủ quyền.

Tiếp theo sau là những phát biểu của đại diện các phái đoàn đến từ các quốc gia như:

– Chị Nguyễn Kim Hương – đại diện hội Người Việt Tự Do tại Đan Mạch.
– Ông Nguyễn Văn Cư – đại diện Cộng Đồng Việt Nam tại Lìege, Vương quốc Bỉ.
– Bà Lý Thị Khiếu – đại diện Liên Hội NVTNCS tại CHLB Đức.
– Ông Phạm Minh Hoàng – Nhà hoạt động Xã Hội và là Cựu TNLT.
– Ông Trần Văn Dũng – đại diện Nhóm Gia Đình Mũ Đỏ tại Bergen, Na Uy.
– Ông Trần Kỉnh Thành – đại diện Việt Tân Âu Châu.

Nội dung những phát biểu đã xoay quanh sự kiện 50 năm Trung cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam:

– Người Việt Nam không thể đứng nhìn đất nước bị xâm lấn. Con dân Việt Nam cần phải lên tiếng bày tỏ sự cương  quyết phản đối và vạch trần âm mưu bành trướng của Trung cộng.

– Nhắc nhở thế giới và nhân loại yêu chuộng hòa bình, không quên bản chất hung tàn, hiếu chiến của Trung cộng đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

– Cùng đòi lại biển đảo, chủ quyền đất nước đang bị đảng CSVN dâng cho Trung cộng…

Xen kẽ các bài phát biểu là những bài hát rực lửa đấu tranh và những khẩu hiệu vang dội, lên án Trung cộng xâm chiếm lãnh thổ VN, đả đảo và đòi hỏi Trung cộng cút khỏi Hoàng Sa – Trưòng Sa của VN, “đả đảo csvn bán nước“, “Đừng im tiếng, phải lên tiếng”, “Cùng hành động vì Hoàng Sa – Trường Sa”. „“ No China“, “China get out of Vietnam“…

 

Là người VN yêu nước thì làm sao có thể chấp nhận được việc một phần lãnh thổ của mình bị ngoại bang xâm chiếm một cách bất hợp pháp và còn đe dọa đến an ninh tổ quốc của mình như vậy.

Là người VN còn chút lương tri thì làm sao mà không phẫn uất khi chính ngay trên ngư trường đánh bắt truyền thống của mình, tài sản ngư dân mình bị Trung cộng ngang nhiên cướp phá, sinh mạng ngư dân mình bị đe dọa, thậm chí bị bắn giết…

Là người VN còn chút tự hào về truyền thống quật cường của cha ông thì làm sao không tức giận khi ngư dân vn bị bọn giặc tàu hi*ếp đáp cướp phá. Những lúc như thế họ rất cần sự bảo vệ của lực lượng cảnh sát biển VN, nhưng chẳng thấy bóng dáng cảnh sát biển VN ở đâu. Dư luận mỉa mai rằng lúc đó cảnh sát biển VN nói riêng và hải quân VN nói chung chỉ dám ngồi trên bờ mà nhìn. Còn nhà cầm quyền thì thỉnh thoảng chỉ dám lên tiếng phản đối lấy lệ.

Khôi hài hơn nữa, là trước bọn kiểm ngư Trung cộng với tàu sắt có võ trang, nhà cầm quyền CSVN lại trang bị cho ngư dân những lá cờ đỏ sao vàng và kêu gọi ngư dân bám biển “chống giặc“ khẳng định chủ quyền!?

Nhìn qua đất nước láng giềng Phi Luật Tân để thấy rằng họ đã từng kiện ra tòa án quốc tế về cái đường lưỡi bò mà Trung cộng tự vẽ ra trên biển Đông.

Mới đây Tổng Thống Ferdinand Marcos Jr. đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ những hành động khiêu khích của hải quân Trung cộng khi xâm phạm chủ quyền biển đảo của Phi Luật Tân.

Trước sự hung hãn của Trung cộng hiện nay, Phi Luật Tân đã liên minh với các nước khác như Mỹ , Nhật,…để bảo vệ chủ quyền của mình và để bảo đảm an toàn và an ninh cho người dân Phi Luật Tân và không sờn lòng trước sự hăm he đủ điều từ phía Trung cộng.

Ngược với hành động cương quyết bảo vệ chủ quyền của lãnh đạo Phillipines, lãnh đạo CSVN thường vin vào câu „đừng vì chuyện nhỏ mà làm hỏng đại cục“, đã làm ngơ trước việc Trung cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN. CSVN đã im lặng gần 50 năm qua, hoặc chỉ lên tiếng phản đối lấy lệ khi ngư dân VN bị hải quân Trung cộng c*ướp ph*á, b*ắn gi*ết trên vùng biển đánh bắt truyền thống của mình. CSVN cũng im lặng và rút lui khỏi bãi Tư Chính trước những đòi hỏi vô lý ngang ngược của Trung cộng. Chẳng những thế, khi người dân VN xuống đường phản đối hành động xâm lược của Trung cộng thì CSVN lại ra tay đàn áp dã man.

Rõ ràng câu „Hèn với giặc, ác với dân“ mà người dân VN gán cho lãnh đạo CSVN là hoàn toàn đúng đắn.

Với những lý do nêu trên, người tham dự biểu tình thể hiện sự ph*ẫn n*ộ của mình qua những khẩu hiệu rực lửa trên quảng trường Haags Herdenkingsmonument, trước Tòa án Trọng tài Quốc tế tại Den Haag.

 

Một số đồng bào tham dự cuộc biểu tình khi được hỏi nếu có dịp nói với lãnh đạo csvn thì sẽ nói gì thì cho biết:

-Hãy ngưng ngay hành vi hèn với giặc và ác với dân.


-Hãy bảo vệ sinh kế của ngư dân VN trên vùng biển đánh bắt truyền thống của chúng ta.


-Hãy để người dân VN lên tiếng phản đối Trung cộng về những hành vi xâm lấn biển đảo VN, về những hành vi c.ôn đ.ồ của chúng đối với ngư dân VN trên biển Đông.


-Hãy dẹp cái gọi là “đại cục”. Đối với Trung cộng hãy “rõ ràng, sòng phẳng, m*ẹ nó, sợ gì” như ông Phạm Minh Chính đã từng tuyên bố như vậy ở Mỹ, mà lên tiếng phản đối mạnh mẽ bằng cách kiện Trung cộng ra tòa án LHQ về hành vi xâm chiếm HS & TS của VN.

 

Cuối cùng là phần phát biểu của ông Nguyễn Khai Trí, đại diện cho Cộng đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan. Ông Trí đã bày tỏ sự cảm kích của bà con đã không ngại đường xá xa xôi mà về tham dự cuộc biểu tình này.

Kết thúc buổi biểu tình là cuộc tuần hành chung quanh quảng trường với bài hát Việt Nam – Việt Nam vang dội.

Mọi người chia tay nhau, nhưng không quên nhắc nhỡ nhân mốc điểm 50 năm Hoàng Sa sắp tới, nếu có điều kiện thì hãy liên tục lên tiếng phản đối Trung cộng trên khắp mọi diễn đàn, bằng mọi hình thức hầu góp phần vạch trần bộ mặt bá quyền của chúng trước công luận thế giới.

Nguyen Thanh Van

64 liệt sĩ đã hy sinh ngày 14-3-1988 trong trận chiến bảo vệ quần đảo Trường Sa:

 

1 – Vũ Phi Trừ, quê Quảng Khê, Quảng Xương, Thanh Hóa.

2 – Nguyễn Văn Thắng, quê Thái Hưng, Thái Thụy, Thái Bình.

3 – Phạm Gia Thiều, quê Hưng Đạo, Trung Đồng, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà Nam)

4 – Lê Đức Hoàng, quê Nam Yên, Hải Yên, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

5 – Trần Văn Minh, quê Đại Tân, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ Tĩnh (nay là tỉnh Nghệ An).

6 – Đoàn Đắc Hoạch, quê 163 Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Hải Phòng

7 – Tạ Trần Văn Chức, quê Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình

8 – Hán Văn Khoa, quê Văn Lương, Tam Thanh, Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ).

9 – Trần Văn Phong, quê Hải Tây, Hải Hậu, Hà Nam Ninh (Nam Định).

10 – Nguyễn Văn Hải, quê Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng.

11 – Nguyễn Tất Nam, quê Thường Sơn, Đô Lương, Nghệ Tĩnh.

12 – Trần Đức Bảy, quê Phương Phượng, Lê Hòa, Kim Bảng, Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà Nam).

13 – Đỗ Việt Thắng, quê Thiệu Tân, Đông Sơn, Thanh Hóa

14 – Nguyễn Văn Thủy, quê Phú Linh, Phương Đình, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam).

15 – Phạm Hữu Đoan, quê Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình

16 – Bùi Duy Hiền, quê Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình.

17 – Nguyễn Bá Cường, quê Thanh Quýt, Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam – Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam).

18 – Kiều Văn Lập, quê Phù Long, Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội.

19 – Lê Đình Thơ, quê Hoằng Minh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

20 – Cao Xuân Minh, quê Hoằng Quang, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

21 – Nguyễn Mậu Phong, quê Duy Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (nay là Quảng Bình).

22 – Trần Văn Phương, quê Quảng Phúc, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).

23 – Đinh Ngọc Doanh, quê Ninh Khang, Hoa Lư, Hà Nam Ninh (Ninh BÌnh).

24 – Hồ Công Đệ, quê Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

25 – Đậu Xuân Tư, quê Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).

26 – Bùi Bá Kiên, quê Văn Phong, Cát Hải, Hải Phòng.

27 – Đào Kim Cương, quê Vương Lộc, Can Lộc, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).

28 – Phan Tấn Dư, quê Hòa Phong, Tuy hòa, Phú Khánh (Phú Yên).

29 – Nguyễn Văn Phương, quê Mê Linh, Đông Hưng, Thái Bình.

30 – Võ Đình Tuấn, quê Ninh Ích, Ninh Hòa, Phú Khánh (Khánh Hòa).

31 – Nguyễn Văn Thành, quê Hương Điền, Hương Khê, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).

32 – Phan Huy Sơn, quê Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).

33 – Lê Bá Giang, quê Hưng Dũng, thành phố Vinh, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).

34 – Nguyễn Thắng Hải, quê Sơn Kim, Hương Sơn, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).

35 – Phan Văn Dương, quê Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).

36 – Hồ Văn Nuôi, quê Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).

37 – Vũ Đình Lương, quê Trung Thành, Yên Thành, Nghệ Tĩnh.

38 – Trương Văn Thinh, quê Bình Kiên, Tuy Hòa, Phú Khánh (Phú Yên).

39 – Trần Đức Thông, quê Minh Hòa, Hưng Hà, Thái Bình.

40 – Trần Văn Phong, quê Minh Tâm, Kiến Xương, Thái Bình.

41 – Trần Quốc Trị, quê Đông Thạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình)

43 – Lê Thế, quê tổ 29, An Trung Tây, Quảng Nam – Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).

44 – Trần Đức Hóa, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).

45 – Phan Văn Thiềng, quê Đông Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).

46 – Tống Sĩ Bái, quê phường 1, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).

47 – Hoàng Ánh Đông, quê phường 2, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).

48 – Trương Minh Phương, quê Quảng Sơn, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).

49 – Nguyễn Minh Tâm, quê Dân Chủ, Hưng Hà, Thái Bình.

50 – Trần Mạnh Viết, quê tổ 36, Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam – Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng)

51 – Hoàng Văn Túy, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).

52 – Võ Minh Đức, quê Liên Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).

53 – Võ Văn Tứ, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).

54 – Trương Văn Hướng, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).

55 – Nguyễn Tiến Doãn, quê Ngư Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).

56 – Phạm Hữu Tý, quê Phong Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).

57 – Nguyễn Hữu Lộc, quê tổ 22, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam – Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).

58 – Trương Quốc Hùng, quê tổ 5, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam – Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).

59 – Nguyễn Phú Đoàn, quê tổ 47, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam – Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).

60 – Nguyễn Trung Kiên, quê Nam Tiến, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (Nam Định)

61 – Phạm Văn Lợi, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).

62 – Trần Văn Quyết, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Q. Bình).

63 – Phạm Văn Sửu, quê tổ 7, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam – Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).

64 – Trần Tài, quê tổ 12, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam – Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen