Seite auswählen

Sau cơn đột qụy là trước cơn đột quỵ

VON SABINE HOFFMANN

FAZ

VNC chuyển ngữ

 20.07.2023

 

Gần 300.000 người Đức bị đột quỵ mỗi năm. Cứ một trong năm người trong số đó ít nhất sẽ bị lần nhì. Dưới đây  là cách bạn có thể ngăn ngừa một cơn đột quỵ tiếp theo.

Sau khi sinh con trai Jason, Nadine Czarnetzki và chồng Oliver không gì hạnh phúc hơn nữa. Đứa bé chào đời vào tháng 11 năm 2016, một đứa trẻ hoàn toàn như ao ước . “Jason khỏe mạnh lắm và ca sinh nở không có biến chứng gì,” cô làm nghề bán hàng ở Hamm nói.

Không lâu trước Giáng sinh, Nadine Czarnetzki muốn ra khỏi giường vào buổi sáng, nhưng không thể dậy được. Người phụ nữ 33 tuổi nói: “Chân phải của tôi đột nhiên tê liệt, như thể nó đã ngủ quên. “Hơn nữa, cánh tay phải của tôi cứ thõng xuống, không nhấc lên được nữa.” Khi cô quay sang chồng, ông ngạc nhiên nhìn cô và nói: “Khóe miệng bên phải của em hơi xệ xuống đấy.” Đó là những lời cuối cùng cô nhớ được. Sau đó, cô bất tỉnh và chỉ tỉnh lại trong bệnh viện. “Thật kinh khủng,” cô nói. “Tôi không còn cảm giác ở phần bên phải cơ thể của mình.”

Vì những lý do chưa giải thích được, người mẹ trẻ này đã bị đột quỵ. Khoảng 270.000 người Đức cũng bị giống như Nadine Czarnetzki mỗi năm. Mặc dù yếu tố rủi ro lớn nhất là tuổi tác và phần lớn những người bị như vậy đều đã ngoài 60 tuổi, nhưng một cú sốc định mệnh như vậy có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả những người trẻ tuổi và thậm chí cả trẻ em. Theo Hiệp hội Đột quỵ (DSG), người ta ước tính rằng cứ một trong 5 người bị như vậy thì sau này sẽ bị tiếp thêm một hoặc nhiều cơn đột quỵ khác. Trải nghiệm đau buồn thường xuyên này được lặp đi lặp lại với khoảng 55.000 người mỗi năm.

Đức có 342 đơn vị đột quỵ chuyên biệt

Nhờ các điều kiện điều trị tốt hiện nay cho bệnh nhân đột quỵ trong 342 đơn vị đột quỵ chuyên khoa ở Đức, Đức đang đóng vai trò tiên phong trong chăm sóc cấp tính ở châu Âu – nhưng hầu như không có bất kỳ cấu trúc nào để chăm sóc tiếp theo tốt. Giáo sư Darius Nabavi cho biết: “Trong giai đoạn cấp tính và trong bệnh viện phục hồi chức năng, những người bị đột quỵ được chăm sóc cẩn thận.

 Ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị của DSG và Bác sĩ trưởng của khoa Thần kinh tại bệnh viện Vivantes Neukölln ở Berlin. “Tuy nhiên, ngay sau khi bệnh nhân trở về nhà, thường có một khoảng trống trong việc chăm sóc. Chăm sóc tiếp theo chất lượng cao là rất quan trọng vì bệnh nhân có nguy cơ lại bị đột quỵ  cao hơn đáng kể. Sau cơn đột quỵ là trước một cơn đột quỵ khác.

Heike Krüger (tên thật không phải vậy) đã bị ba lần trong vòng chưa đầy một năm rưỡi. Người đàn bà 48 tuổi này đến từ Ratingen không phải là bệnh nhân có nguy cơ cao điển hình: Khi người mẹ của một cặp song sinh bị đột quỵ lần đầu vào tháng 11 năm 2018, bà ấy hoàn toàn khỏe mạnh và rất năng động trong thể thao. Tập thể dục nhiều và chế độ ăn uống lành mạnh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bà.

 Thật lạ kỳ, thay vì trở nên khỏe mạnh hơn, bà ấy lại cảm thấy ngày càng tệ hơn theo thời gian, cảm thấy phong độ của mình giảm sút – cho đến một ngày, đột nhiên, tim bà đập nhanh đến nỗi không thể tưởng được và bà ngã quỵ vì buồn nôn. Do hở van tim (undichte Herzklappe), một lỗ hổng trong tim kết hợp với rung tâm nhĩ (Vorhofflimmern), cục máu đông (Blutgerinnsel) tách ra dẫn đến tắc mạch máu não.

 Bản quét này cho thấy não sau một cơn đột quỵ do huyết khối gây ra. Hình: Picture Alliance

 

Nabavi giải thích: “Trong 80% các trường hợp, đột quỵ xảy ra do rối loạn tuần hoàn (Durchblutungsstörung) ở một vùng cụ thể của não”. Cái gọi là đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra do tắt nghẽn mạch máu do cục máu đông hoặc vôi hóa mạch máu (Gefäßverkalkung). Nó phổ biến hơn nhiều so với biến thể xuất huyết, xảy ra do chảy máu trong não.

Sau khi điều trị cấp tính tại phòng khám, các bệnh nhân thường được phục hồi chức năng nội trú hoặc ngoại trú. Nhưng ngay cả khi kết thúc thành công, mối nguy hiểm vẫn không thể tránh khỏi. “Các yếu tố rủi ro như huyết áp cao, các vấn đề về tim như rung tâm nhĩ và mức cholesterol cao thường tồn tại,” Nabavi nói. “Đột quỵ là một căn bệnh kéo dài với giai đoạn cấp tính và giai đoạn mãn tính tiếp theo.” Ngay cả những người sống sót thường chỉ quay trở lại cuộc sống bình thường một cách chậm chạp và khó khăn.

 Đột quỵ thường là một thay đổi lớn về sức khỏe

Đối với Czarnetzki và Krüger, cú đột quỵ là một bước ngoặt: không còn được như trước đây. Nadine Czarnetzki, người bị đột quỵ chỉ vài tuần sau khi sinh con trai, đã phải tập nói và tập đi lại. “Đó là khoảng thời gian khó khăn, tôi đã khóc rất nhiều”, cô nói.

Heike Krüger, người mẹ thể thao của cặp song sinh, có thể nói nhưng gặp khó khăn trong việc tìm từ. Lúc đầu, bà ấy không thể đi lại được vì toàn bộ phần bên trái của bà bị tê liệt. Mặt bên trái của bà cũng bị ảnh hưởng. Nó trệ xuống, và mắt trái của bà ấy nhìn kém hơn nhiều so với mắt phải.

Sau khi được xuất viện, Czarnetzki chọn điều trị phục hồi nội trú, trong khi Krüger chọn điều trị ngoại trú. Bác sĩ gia đình sau đó đã tiếp nhận việc chăm sóc tiếp theo. Đây là thông lệ. Các nhà thần kinh học nội trú cho đến nay đã đóng một vai trò phụ trong việc chăm sóc tiếp theo. Bác sĩ gia đình nên đóng vai trò như một người quản lý và sắp xếp các phương pháp điều trị tiếp theo cần thiết, ví dụ như vật lý trị liệu và phục hồi chức năng hoặc trị liệu ngôn ngữ. Nhưng hầu hết các bác sĩ đa khoa đều đã quá tải một cách vô vọng.

Sau khi phục hồi chức năng, nhiều người cảm thấy bị bỏ rơi

Không có gì ngạc nhiên khi Czarnetzki và Krüger tường thuật rằng họ cảm thấy cô đơn như thế nào. Cả hai bất chợt phải đối mặt với nhiều câu hỏi, câu trả lời mà họ phải tự tìm ra: Những nhà trị liệu ngôn ngữ, vật lý trị liệu và bác sĩ trị liệu giỏi nào ở gần đây? Có thể hẹn giờ ngắn hạn với ai? Có các dụng cụ hỗ trợ gì, bảo hiểm sức khỏe chi trả những khoản gì? Tôi có quyền được cấp thẻ khuyết tật không?

 Cả hai được chồng, người thân và bạn bè hỗ trợ. Tuy nhiên, hoàn cảnh sống mới đã đặt ra cho họ những thách thức lớn.

Giáo sư Jürgen Faiss biết quá rõ những trường hợp như vậy. Nhà thần kinh học là giám đốc điều hành của DSG và đã làm việc nhiều năm với tư cách là bác sĩ trưởng tại khu khám thần kinh ở bệnh viện Teupitz và ở Lübben cho đến khi nghỉ hưu. Nhiều lần ôngh ấy trải nghiệm sự lúng túng của nhiều bệnh nhân trong quá trình chăm sóc tiếp theo. Họ không hiểu về thuốc men của mình và do đó không dùng thuốc đúng cách, không thực hiện các điều chỉnh lối sống cần thiết mà không có sự hỗ trợ, không nhận được bất kỳ liệu pháp nào và mất động lực khi tiến trình phục hồi chức năng giảm dần. Đột quỵ thường cắt đứt các mối quan hệ xã hội. Nhiều người trong số những người bị ảnh hưởng trở nên cô đơn, lo lắng và trầm cảm. Hoặc bị đưa vào viện dưỡng lão. Những người thân của họ cũng thường bị choáng ngợp, bởi vì có rất nhiều việc phải làm sau một cơn đột quỵ và những câu hỏi mới liên tục xuất hiện.

Không có chương trình chăm sóc tiếp theo toàn diện

Faiss nói: “Vấn đề là không có chương trình toàn diện về chăm sóc tiếp theo có cấu trúc và đảm bảo chất lượng ở Đức. “Dịch vụ chăm sóc do bệnh viện cung cấp và dịch vụ chăm sóc do bác sĩ nhà cung cấp hầu như không liên kết với nhau. Chất lượng của dịch vụ chăm sóc tiếp theo tăng hay giảm tùy thuộc vào mức độ phối hợp ăn ý của mọi người trong giao tiếp và làm việc với nhau. Có một quy định ràng buộc cho việc này. Các bác sĩ đa khoa phải tự mình chăm sóc bệnh nhân đột quỵ và các bệnh cảnh lâm sàng phức tạp của họ.”

 Ví dụ, không có quy định cố định nào về khoảng thời gian mà bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ gia đình sau đột quỵ và những cuộc kiểm tra nào nên được thực hiện đối với những bệnh nhân này trong quá trình chăm sóc sau đó. “Việc trao đổi thông tin giữa bệnh viện và bác sĩ gia đình qua thư bác sĩ cổ điển bằng thư cũng đã lỗi thời”, chuyên gia này nói. Bác sĩ gia đình sẽ phải có khả năng truy cập hồ sơ bệnh nhân trong bệnh viện và dĩ nhiên là có đủ thời gian để đọc nó.

Không tốt cho bệnh nhân – đây là kết luận của chuyên gia về thực trạng chăm sóc sau phẫu thuật. Để thay đổi điều đó, DSG đã thiết lập một ủy ban tương ứng. Mục đích là để trình bày tình hình chăm sóc hiện tại và phát triển các đề xuất để cải thiện việc chăm sóc sau giai đoạn cấp tính. Nhiều dự án đã được bắt đầu trên khắp nước Đức cho mục đích này.

Một trong số đó là SANO. Đây là chữ viết tắt của “Structured outopathy after a stroke”. Giáo sư Armin Grau, một đại biểu trong Bundestag cho Đảng Xanh từ năm 2021, đã khởi động nó khi ông vẫn còn là giám đốc khoa thần kinh tại bệnh viện Ludwigshafen. Cũng giống như Faiss, trong thời gian làm bác sĩ trưởng, ông ấy thường chứng kiến ​​cảnh các bệnh nhân đột ngột rơi vào hố sâu trị liệu sau khi họ xuất viện và phục hồi chức năng sau đó.

Để thay đổi điều đó, ông đã phát triển SANO. Đó là một cách tiếp cận toàn diện để giảm bớt nỗi đau của các cá nhân riêng lẻ. Nhà thần kinh học cho biết: “Mục tiêu là cải thiện công việc chăm sóc sau khi bị đột quỵ cũng như cải thiện việc chuẩn bệnh và điều trị các biến chứng.  Một mạng lưới chuyên nghiệp chéo được sử dụng cho mục đích này. Điều này bao gồm các bác sĩ đa khoa, một điều phối viên đột quỵ và một y tá được đào tạo chuyên về đột quỵ, “y t á đột quỵ” tại các bệnh viện, cũng như các nhà trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng và nhân viên xã hội.

Các bệnh nhân được tư vấn chi tiết, thực hiện các cuộc nói chuyện truyền cảm hứng và diễn tả các thỏa thuận mục tiêu cá nhân với sự tham gia của người thân. Thẻ bảo trì sức khỏe đóng vai trò như một công cụ kiểm soát. Do thường xuyên đến bệnh viện và bác sĩ gia đình nên có thể bắt đầu trực tiếp điều trị các yếu tố nguy cơ và xem xét tốt hơn coi có các bệnh thứ phát có thể xảy ra. Để giảm thiểu các yếu tố rủi ro, bệnh nhân nhận được một chương trình tăng cường. Điều này bao gồm, ví dụ, tăng cường theo dõi huyết áp, bệnh tiểu đường và thuốc men cũng như lời khuyên về các vấn đề về rượu hoặc đề nghị bỏ hút thuốc.

Các dự án phối hợp đầu tiên mang lại hy vọng

30 phòng khám thần kinh trên toàn quốc tham gia SANO với tư cách là đối tác hợp tác. Dự án kéo dài 4 năm cho đến giữa năm 2022 và được tài trợ bởi quỹ sáng kiến của Bộ Y tế Liên bang với số tiền vài triệu euro. Kết quả sẽ được công bố vào năm 2023. “Trong việc cải thiện các yếu tố rủi ro cá nhân, có thể đạt được hiệu quả tốt,” Grau báo cáo trước. Nếu thành công, dự án có thể được đưa vào thực tế – giống như các nghiên cứu chăm sóc tiếp theo khác từ quỹ sáng kiến đã cho kết quả khả quan. Các dự án thí điểm được đề cập rõ ràng trong thỏa thuận chính phủ liên minh. Grau nói: “Việc thực hiện không chỉ có thể ngăn ngừa rất nhiều đau buồn mà còn giảm chi phí có thể phát sinh từ các biến chứng tiếp theo.”

 Hans-Hasso Kleina từ Hiddenhausen biết quá rõ mức độ hữu ích của bất kỳ hình thức hỗ trợ nào sau cơn đột quỵ. Cựu phó hiệu trưởng một trường cấp 2 có cái may trong cái rủi: chỉ 2 năm sau khi nghỉ hưu, ông bị đột quỵ vào một buổi sáng tháng 8/2014 khi đang tắm do hẹp động mạch cổ. Tuy nhiên, không giống như Czarnetzki và Krüger, ông ấy đã nhận được sự hỗ trợ ngay lập tức từ một phụ nữ hướng dẫn bệnh nhân của Tổ chức Hỗ trợ Đột quỵ Đức sau khi được đưa vào nhà thương Herford để được  điều trị y tế.

Dự án này đã tồn tại từ năm 2011. Trong tương lai, nó sẽ trở thành một phần của việc chăm sóc tiêu chuẩn. Các người hướng dẫn nhận bệnh nhân vào chương trình chăm sóc của họ khi họ vẫn còn trong khu đột quỵ. Họ tư vấn cho những người bị ảnh hưởng và người thân của họ, thăm bệnh nhân sau đó trong quá trình phục hồi nội trú và tại nhà và giữ liên lạc qua điện thoại. Các người hướng dẫn theo dõi tình hình chung của bệnh nhân, chăm sóc y tế, điều trị và điều dưỡng. Họ cung cấp hỗ trợ về thay đổi lối sống cũng như các vấn đề về luật xã hội và liên lạc với các công ty bảo hiểm sức khỏe.

Trong một năm, một phụ nữ hướng dẫn đã sát cánh bên Kleina với tư cách là người cung cấp thông tin khi ông có những thắc mắc. Sau cơn đột quỵ, ông giáo viên gần như không nói được và phải ngồi xe lăn. “Điều đó khiến tôi suy sụp vì tôi luôn rất khỏe mạnh và tôi chưa bao giờ phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác,” ông nhớ lại. Người hướng dẫn đã giúp vợ của Kleina kiếm được giường chăm sóc và xe lăn. Cô nhận ra khi ông bị một cơn đột quỵ nhỏ khác và rơi vào trạng thái trầm cảm. Khi cô ấy nhận thấy trong các cuộc trò chuyện với nhau rằng ông ấy khó chấp nhận hoàn cảnh sống mới như thế nào, cô ấy đã đề nghị ông ấy tham gia một nhóm tự lực. “Các cuộc nói chuyện đã giúp ích rất nhiều và cho tôi rất nhiều sức sống trong những thời điểm khó khăn này,” người đàn ông hiện đã 75 tuổi nói.

Ngày  nay Kleina mặc dù chỉ có thể đi bộ một cách khó khăn. Nhưng ông ấy vẫn nói tốt như trước đây và hiện cũng điều hành một nhóm tự hỗ trợ. Bằng cách này, bây giờ ông ấy muốn hỗ trợ những người khác bị đột quỵ và khuyến khích họ.

 

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen