Seite auswählen

Hình minh họa.

“Tôi mày mò tra trên Google, thấy chưa đâu lắm ngày này, ngày nọ như ta.”

Trân Văn

Dường như chỉ có hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông chính thức nhớ Ngày Doanh nhân Việt Nam – 13 tháng 10 hàng năm. Nói như thế vì ngoài chuyện Bộ Chính trị ban hành một… nghị quyết để xác định sẽ “xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (1), chính phủ mời đại diện cộng đồng doanh nghiệp tham dự một cuộc tọa đàm (2) và hệ thống truyền thông chính thức đồng loạt tán tụng doanh giới bằng đủ loại mỹ từ (3), chẳng có bao nhiêu người sử dụng mạng xã hội bận tâm đến ngày này…

Dẫu chẳng có bao nhiêu người bận tâm nhưng trên mạng xã hội không phải là không có ai ngẫm nghĩ, chia sẻ những suy tư về kinh doanh, làm giàu ở Việt Nam và tuy không đáng kể nhưng rất đáng ngẫm nghĩ. Chẳng hạn một Huynh Van Diep kể khơi khơi về việc tham dự buổi thảo luận nhân dịp 13 tháng 10. Theo Diep, hôm ấy, một doanh nhân thuộc loại có số má hỏi ông: Vì sao lại chọn ngày 13 tháng 10 làm Ngày Doanh nhân Việt Nam? Diệp không trả lời mà hỏi ngược lại người hỏi lẫn cử tọa: Thưa quý vị, tại sao ở xứ mình, địa chỉ không có số nhà 13? Doanh nhân đã hỏi ông Diep nhận xét: Địa chỉ nhà và Ngày Doanh nhân Việt Nam có liên quan gì với nhau đâu mà ông hỏi vớ vẩn thế? Diep kể thêm: Tôi cười to trả lời, tự hiểu đi ông doanh nhân ạ? Biết chuyện, Giang Phạm Hương – một trong những thân hữu của ông Diep – bình: Dễ hiểu đến vậy nhưng không hiểu mà còn dám nhận là doanh nhân! Ông Nguyen Trung Dan – một thân hữu khác của ông Diep – bình thêm, cũng theo kiểu khơi khơi: Giống như đi tìm lá diêu bông! Có ngày đó hay không thì doanh nhân vẫn là người vất vả nhất và dễ thất bại khi không biết chọn phe với người có quyền và hối lộ. Thật là cái lá phiêu bồng, cái lá không không (4)!

Tuy nhiên cũng có vài người “nhân cái gọi là Ngày Doanh nhân Việt Nam”, huỵch toẹt như Nguyễn Thông: “Tôi mày mò tra trên Google, thấy chưa đâu lắm ngày này, ngày nọ như ta.” Rồi viết tiếp: “…Chỉ những anh đội cái bệnh hình thức lên đầu đi ngênh ngang giữa đường mới khoái kiểu như vậy. Ngày nghiếc cũng là thứ bệnh, bệnh nặng, cùng khối u với bệnh ưa cờ quạt, băng rôn, khẩu hiệu. Vừa lừa dối, vừa mị dân. Năm 2004, ông Phan Văn Khải thay mặt nhà nước ký quyết định chọn ngày 13 tháng 10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam, tới nay đã chẵn 19 năm.”

Giống như “ôn cố, tri tân”, Nguyễn Thông nhắc: Thời xưa, các cụ xứ ta xếp bốn tầng lớp đáng để ý nhất trong xã hội là “sĩ, nông, công, thương”. Khi cộng sản làm cách mạng, họ chủ trương “trí, phú, địa, hào (trí thức, phú nông, địa chủ, cường hào) – đào tận gốc trốc tận rễ”. Chả hiểu tại sao người ta lại thích số bốn đến thế. Tới khi cướp được chính quyền, phe cách mạng đưa lên ban thờ nhóm “công, nông, binh” – chỉ ba thành phần thôi. Mãi về sau họ giật mình khi nghe thiên hạ, nhất là những anh có chữ, có học eo xèo nên bổ sung “trí” cho thành bộ tứ “công, nông, binh, trí” nhưng bắt trí đứng ở cuối hàng. Những người còn lại trong xã hội chỉ là công dân hạng hai, “bắt phong trần phải phong trần/cho thanh cao mới được phần thanh cao”, đâu có doanh diếc gì. Có một giai đoạn rất dài dưới sự cai trị của nhà nước công – nông, khi viết lý lịch mà khai thành phần gia đình hoặc cha mẹ là buôn bán, tiểu thương, thương nhân,… thì không khác chi hạ dấu chấm hết cho tương lai mình. Trong con mắt nhà cai trị, đó là đối tượng, thành phần bóc lột, cùng duộc với bọn tư sản. Cộng sản cực kỳ ghét tư sản, nếu bắn nghìn viên đạn vào đầu thằng tư sản họ cũng bắn, không tiếc đạn.

Dẫn chứng chả khó kiếm. Bà Nguyễn Thị Năm không phải chỉ là địa chủ mà còn là doanh nhân cực kỳ tài giỏi, nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Bà đã chết bởi những viên đạn thù của đám khố rách áo ôm nắm quyền, bởi chúng ghét người giàu. Gần hơn nữa, thập niên 1980, có mấy ai tài giỏi hơn ông Nguyễn Văn Chẩn, được tôn là vua – Vua Lốp. Giỏi, lại biết làm giàu, dù ông làm giàu một cách cực kỳ chính đáng, đáng được trân trọng, tôn vinh nhưng những kẻ ngu muội đã hành ông lên bờ xuống ruộng, bắt giam ông hết lần này đến lần khác, tịch thu tài sản, kê biên – tịch biên nhà xưởng, máy móc. Vua Lốp tội gì? Không hề phản động, thù địch, chống đối gì sất. “Tội” của ông và gia đình là biết làm giàu, làm ra sản phẩm phục vụ đời sống. Tôi đâu dám kể sai. Con cái ông còn sống sờ sờ ra kia, họ là nhân chứng. Nếu ai muốn biết thêm, lên mạng tìm đọc ký sự “Vua Lốp” của nhà văn Trần Huy Quang (người đã viết những tác phẩm lừng danh, trong đó có truyện ngắn “Linh nghiệm” và ký sự “Lời khai của một bị can”) [5]

Cũng nhân “Ngày Doanh nhân Việt Nam”, Lê Huyền Ái Mỹ kể chuyện doanh nhân Nhật, những Shibusawa Eiichi  “ông tổ của chủ nghĩa tư bản Nhật”, người thiết lập hệ thống ngân hàng hiện đại, các công ty dẫn đường cho lĩnh vực dệt vải, đóng tàu, bảo hiểm, hàng hải… và luôn đề cao đạo đức trong kinh doanh (“nhà kinh doanh phải là người yêu nước và có hoài bão đem năng lực cải tiến xã hội, góp phần vào việc xây dựng đất nước và làm cho đồng bào mình được ấm no”, Matsushita Konosuke  người sáng lập công ty tổng hợp điện và điện từ Matsushita ngày nay mang tên Panasonic, chọn National làm tên của loại tivi mới vì nghĩ rằng, sản phẩm, trước hết phải phục vụ tốt nhất cho đồng bào mình, “cặp” Ibuka Masaru và Morita Akio  những người sáng lập đế chế Sony với tôn chỉ “cần dùng sức mạnh của công nghệ để góp phần vào việc phục hưng kinh tế cho tổ quốc của chúng ta”, Toyoda Eiji  người đã hiện thực hóa “công ty Toyota được lớn mạnh như hiện nay là nhờ ân huệ của môi trường xã hộ, do đó, điều quan trọng là công ty phải đáp đền ân huệ đó đối với xã hội”

Lê Huyền Ái Mỹ nhắc lại nhận xét của ông Trần Văn Thọ về những doanh nhân vừa kể: Những doanh nhân vĩ đại ấy mang tinh thần doanh nghiệp (bao gồm nỗ lực tìm kiếm công nghệ mới, thị trường mới, tích cực đầu tư, tinh thần mạo hiểm, sẵn sàng chịu đựng rủi ro; mưu tìm lợi nhuận chứ không mưu tìm đặc lợi). Họ lớn lên, nuôi dưỡng, kích thích và bảo vệ bởi một bộ máy quan chức nhà nước có tinh thần dân tộc cao, được đào tạo, tuyển chọn, sử dụng thực chất, minh bạch và đặc biệt liêm chính. Song song với một hệ thống luật pháp hoàn chỉnh làm hạn chế những quyết định thiếu công minh của quan chức, sự giám sát, phê phán của xã hội đối với quan chức nhà nước rất chặt chẽ, nghiêm khắc làm cho quan chức nhà nước phải hết sức giữ gìn, thận trọng

Rồi bà Mỹ viết thêm: Đến đây, lại nhớ cái cảnh cười ra nước mắt ở phiên tòa “giải kíu ngạo nghễ” hôm nào được tường thuật trên báo: “Bị cáo Dương thấy bị cáo Kiên quát tháo: Tôi biết các anh nộp 150 triệu mỗi chuyến cho anh Tuấn (bị cáo Vũ Anh Tuấn, Cục Quản lý XNC) thì các anh cũng nộp cho tôi 150 triệu đồng, các anh nộp cho Tuấn cả 300 triệu đồng rồi anh Tuấn đưa lại cho tôi hoặc đưa cho tôi rồi tôi đưa anh Tuấn. Nếu không nộp thì không được cấp phép”. Đến đây lại lướt báo tung hoa ngày 13 tháng 10 năm nay, thấy con số mà VCCI vừa công bố “10% người Việt là doanh nhân. Nếu tính cả người làm kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể, đội ngũ doanh nhân Việt Nam có thể đạt con số 10 triệu”. Mừng đến lã chã nước mắt. Thật! Đã thế, lại còn mong muốn chính phủ “đã yêu thương doanh nghiệp thì yêu thương nhiều hơn, đã tháo gỡ khó khăn thì tháo gỡ hơn nữa, đã hạ thuế, phí thì hạ sâu hơn“. “Doanh nghiệp mong chính phủ là điểm tựa những lúc tụt huyết áp…”. Không đọc nữa! Không đọc nổi (6).

“Ngày Doanh nhân Việt Nam” cũng là dịp để Lương Vĩnh Kim bày tỏ sự trăn trở về “giàu”: Việt Nam thống nhất đã gần 50 năm nhưng vẫn nghèo với một xã hội được tổ chức và quản lý rất kém. Không phải vì chiến tranh sinh ra tụt hậu mà chủ yếu là vì chúng ta chưa bao giờ làm qua, chưa bao giờ giàu qua và chưa bao giờ tổ chức được một xã hội dân chủ, văn minh như thế giới G7. Tụt hậu là từ đời ông cha của chúng ta cho đến đời ta. Quê ta, chỉ biết trồng lúa, đi lính, xin viện trợ, sau chiến tranh, chúng ta lại quay về núp lũy tre làng, quờ quạng trồng lúa, hoặc “tay bị tay gậy” tứ tán trông chờ ngoại bang. Chúng ta chưa chế tạo được sản phẩm công nghệ nào mang tầm vóc thương hiệu quốc gia.

Nước Nhật gặp thảm hoạ động đất, sóng thần, gây nên cảnh đổ nát tan hoang. Cả thế giới dõi theo với sự cảm thông, chia sẻ, đồng thời ngưỡng mộ dân tộc Nhật. “Gia bần tri hiếu tử” – trong bối cảnh hoạn nạn này, người Nhật càng bộc lộ những phẩm chất mà chúng ta phải phấn đấu bền bỉ, mất nhiều thế hệ mới có thể hy vọng vươn tới được: Tiền bay lả tả không ai nhặt. Em bé chín tuổi, mất cha mất mẹ, đói lả, sắp hàng để chờ được lãnh phần ăn, khi chưa đến lượt mình mà có người cho phần ăn, em mang lên nộp phần ăn ấy để phân phát chung, rồi quay về vị trí cũ, tiếp tục xếp hàng chờ Với những con người như thế, dân tộc Nhật đã vượt qua thảm họa bom nguyên tử và sóng thần dễ hơn chúng ta giải quyết nạn khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, lấn đường – kẹt xe! Dân tộc Nhật không chỉ giàu về của cải mà họ còn rất giàu về văn hoá. Nhờ văn hoá, họ làm giàu và đồng thời, nhờ làm giàu mà họ hình thành văn hoá của người làm giàu đã mấy trăm năm nay... Phải làm thì mới tìm ra cách làm và sản sinh ra văn hoá làm. Phải làm giàu thì mới tạo ra thói quen làm giàu. Điều quan trọng nhất là phải để lại cho thế hệ sau cách làm giàu và văn hoá làm giàu (7).

***

Chẳng bao nhiêu quốc gia có “Ngày Doanh nhân” như Việt Nam, cũng chẳng bao nhiêu quốc gia có những doanh nhân lẫy lừng vì giàu nhanh nhờ muốn gì được đó kể cả “chọc Trời, khuấy nước” nhưng sự nghiệp chỉ tồn tại được một thời gian rồi bị tống giam, lãnh án tù như Việt Nam. Khó mà tìm thấy quốc gia nào có những… nghị quyết liên quan đến việc “xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân (8) tồn tại song song với những nghị quyết, chỉ thị, công điện,… hối thúc “xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp (9). Vì sao lại thế?

Chú thích

(1) https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-nghi-quyet-41-cua-bo-chinh-tri-ve-phat-huy-vai-tro-doi-ngu-doanh-nhan-119231011165500282.htm

(2) https://vnexpress.net/doanh-nghiep-mong-chinh-phu-la-diem-tua-nhung-luc-tut-huyet-ap-4663722.html

(3) https://nhandan.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan-viet-nam-gop-phan-lam-thay-doi-dien-mao-dat-nuoc-post777425.html

(4) https://www.facebook.com/diepcollection/posts/pfbid0owJG99bRTqayP6CSycmx1ZSEwf5U2Lie8GFutRPc4wrQRcA5urz8bgG74Sa17tNnl

(5) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid023Zm5Spj5AQBAzVkq2DnshdDxYgYNZHXwqYBJjnMxEieGikz9z5pJN5wrmutHSHKgl&id=100024722048900

(6) https://www.facebook.com/huyenaimy.le.9/posts/pfbid02RSnKdpkEpTL3AhBQdLnUzkUrysagyzMD1xDY11CEyxfNLFbHA2R85PcSC1dC43LUl

(7) https://www.facebook.com/KIMLUONG474/posts/pfbid029mHDe1K9MaTuXBBzYFUsxbidGwUa5VtjP8SskF8mWgeJEZJWP9gi9ASHNBfZgYDSl

(8) https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-nghi-quyet-41-cua-bo-chinh-tri-ve-phat-huy-vai-tro-doi-ngu-doanh-nhan-119231011165500282.htm

(9) https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=196835

10/10/2023

Giới tài phiệt Việt Nam và chiến lược bảo vệ tài sản

 

Linh Đan

Vào năm 2013, Forbes lđu tiêđưa vào danh sách nhng người giàu nht thế gii mt t phú ca Vit Nam. Trong nhng năm tiếp theo, s lượng các t phú Vit Nam tăng lên trong danh sách này. H là nhng nhà t phú tiđô đu tiên ca quc gia do Đng cộng sản cm quyn sau nhiu năm chính ph Vit Nam thc hin chính sách m ca th trường và hi nhp kinh tế vi thế gii.

typhu1

6 tỷ phú Việt Nam, trong đó có ông Phm Nht Vượng (gia) được xem là nhng “tài phit” khi tích lũđược tài sn ca h hu hết t bđng sn và ngân hàng theo danh sách của Forbes năm nay. Đồ họa : Tạ Lư

Ngườđu tiên tr thành t phú Vit Nam trong danh sách ca Forbes là ông Phm Nht Vượng, ch tch tđoàn bđng sn Vingroup mà sau này m rng sang nhiu ngành ngh kinh doanh khác. Sau đó vài năm, Vit Nam đã có thêm các t phú khác lt vào danh sách ca Forbes vđánh giá da vào giá tr c phiếu cùng nhiu tài sn khác. Đến năm ngoái, Vit Nam đã có ti 7 t phú trong danh sách này.

Khi gii thiu v ông Vượng lúông tr thành t phú Vit Nam lt vào danh sách nhng người giàu nht hành tinh ca Forbes vào tháng 3/2013, t tp chí kinh doanh hơn 100 năm tui cMỹ viết rằng “câu chuyn công Phm (Nht Vượng) đã nhân cách hóa câu chuyn hu chiến tranh ca (Vit Nam), mt thành tu tư b mđt nước trên danh nghĩa vn là cng sn”.

Ngoài ông Vượng, các t phú khác trong danh sách ca Forbes còn gm có Ch tch tđoàn Hòa Phát TrĐình Long, Ch tch Tđoàn Sovico kiêm CEO ca hãng hàng không VietJet Air Nguyn Th Phương Tho, Ch tch Tđoàn Nova Bùi Thành Nhơn (BBT: rớt đài năm nay), Ch tch Techcombank H Hùng Anh, Ch tch Masan NguyĐăng Quang và Ch tch Thaco Trn Bá Dương.

Nhng t phú nàđu tích lũy của cải từ bất động sản và ngân hàngđng thi tích cc xây dng các mi quan h chính tr cũng như bo v ca ci ca mình nên h được xem là nhng tài phit, theo ông Nguyn Xuân Thành, nhà nghiên cu cao cp ca Vin Rajawali v Châu Á ti trường Harvard Kennedy cĐi hc Harvard  M.

“Mt mt, bn thy nhng doanh nhân như ông Phm Nht Vượng, ngườđã đưa hãng xe VinFast ca mình lên sàn Nasdaq, và mt khác bn cũng thy vic bt gi mt trong nhng nhà phát trin bđng sn ln nht Vit Nam và s sđ sau đó ca mt trong nhng ngân hàng tư nhân ln nht Vit Nam”, ông Thành nói ti mt bui tđàm v cun sách mi ra mVit Nam – Đnh hướng trong mt nn kinh tế, xã hi và trt t chính tr đang thay đi nhanh chóng (Vietnam – Navigating a Rapidly Changing Economy, Society, and Political Order) do Trung tâm Ash cĐi hc Harvard t chc.

Ch tch tđoàn FLC Trnh Văn Quyết, Ch tch Tân Hoàng Minh Đ Anh Dũng và Ch tch Vn Thnh Phát Trương M Lan đu b bt gi vào năm ngoái trong chiến dch chng tham nhũng ca chính ph Vit Nam.

Theo ông Thành, đng tác gi ca cun sách k trên và cũng là ging viên ca Trường Chính sách công và Qun lý tĐi hc Fulbright Vit Nam, nhng nhà tài phit nàđang có nhng chiến lượđ bo v tài sn ca mình trước chiến dch “đt lò”, do Tng bí thư Nguyn Phú Trng pháđng, trong đó t phú có th tr thành ti phm b kếán tù.

H t đâu ra ?

Ti Vit Nam, cũng như nhiu nước xã hi ch nghĩa khác như Liên Xô, Trung Quc, Cuba và Triu Tiên, ch nghĩa xã hđã dn ti vic gii doanh nhân giàu có trong nước b tiêu dit và nn kinh tế th trường b thay thế bng th thng kế hoch hóa tp trung. Sau năm 1975, các nhà lãnh đo chính tr  min Bđã thay thế nn kinh tế th trường  min Nam bng nn kinh tế ch huy và kim soát theo kiu Lê Nin, dđến s chm lđáng k trong phát trin kinh tế  đây vào na cui thp niên 1970.

“Tình trng nghèđói cùng cđã buc các nhà lãnh đo cộng sản phi nhanh chóng t b n lc tp trung hóa hoàn toàn nn kinh tế min Nam”, ông Thành, người tng làm vic ty ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trước khi ging dy và nghiên cu ti trường Fulbright Vit Nam, nói và cho biết tàn dư ca nn kinh tế th trường vn còn tn t Thành phố Hồ Chí Minh giai đon này.

Cui nhng năm 1980 và đu 1990, trước s sđ ca Liên Xô cùng s gim sút v lòng tin ca qun chúng đi vi s lãnh đo cĐng cùng s điu hành ca Nhà nước, Đng cộng sản Vit Nam quyếđnh m ca. Chính sách Đổi mới“, được bđu thc hin vào năm 1986, cho phép thc hin kinh tế hàng hóa nhiu thành phn, trong đó kinh tế nhà nước gi vai trò ch đo, chuyn sang cơ chế th trường có s qun lý ca Nhà nước theo đnh hướng xã hội chủ nghĩa”.

“Nhiu cơ s kinh doanh gia đình  Thành phố Hồ Chí Minh đã tn dng vic m ca này và đó chính là ngun gc nhng doanh nhân giàu có đu tiê Vit Nam”, ông Thành, người có hàng chc năm kinh nghim ging dy và trin khai chính sách v tài chính và đu tư công, cho biết.

Bà Lan, người sáng lp ra Vn Thnh Phát, là mt trong s nhng doanh nhân ca thế h tài phiđu tiê Vit Nam. Khđim ca bà là ngành kinh doanh nhà hàng và thương mi. Sau đó bà chuyn sang kinh doanh bđng sn và khách sn. N doanh nhân gc Hoa này tng s hu nhiu bđng sn sang trng ngay trung tâm thành ph H Chí Minh, đưa gia tc ca bà tr thành mt trong nhng gia đình giàu có nht Vit Nam.

Đến cui nhng năm 1990 đu nhng năm 2000, Vit Nam chng kiến làn sóng doanh nhân giàu có th hai đến t Đông Âu. H là nhng sinh viên được chính ph Vit Nam c sang Liên Xô và các nướĐông Âu hđi hc và sau đi hc t thp niên 70 và 80. Theo ông Thành, s chuyđi ca các nn kinh tế Đông Âu mang li cơ hi cho nhiu thanh niên Vit Nam sau khi tt nghip và thm chí trong quá trình hc tp lúđó đ bđu kinh doanh riêng. Sau đó, h chuyn tài sn ca h ra khĐông Âu và quay tr v Vit Nam đ bđu kinh doanh riêng.

“Điđó xy ra khi Đng cộng sản Vit Nam ngày càng tin tưởng hơn vào các chính sách ci cách kinh tế và có l trình cho phép khu vc tư nhân chính thc tn ti và sau này chp nhn khu vc tư nhân chính thc làđng lc phát trin kinh tế thay cho doanh nghip nhà nước”, ông Thành, người có các nghiên cu v ngân hàng, đu tư công và phát trin cơ s h tng, nói.

T VietNamNet, trong mtbài viết vào tháng 3/2017, nói rng Đông Âu là cái nôi ca các t phú Vit Nam và cho biết nhiđi gia tên tui trong gii kinh doanh hin nay  Vit Nam tng hc tp và lp nghi Đông Âu ri khi tr v Vit Nam đu gt háđược nhiu thành công trong các lĩnh vc mà h theo đui. Trong s h có ông Vượng  người lp ra VinGroup, bà Th người lp ra VietJet Air, và ông Quang – người lp ra Masan.

Bà Tho tng du hc ti Moscow cui thp niên 1980 và đã sm bước chân vào thương trường khi mi là sinh viên năm th 2, khi nghip vi vic kinh doanh hàng đin t và nông sn.  tui 21, bà Thđã kiếđược 1 triu USD và sau đó tr v Vit Nam đu tư bđng sn và tài chính ngân hàng, tr thành c đông sáng lp Tđoàn Sovico cùng 2 ngân hàng tư nhâđu tiên ti Vit Nam là Techcombank và VIB.

Trong khi đó, ông Vượng lp nghip ti Ukraine sau khi hoàn thành vic hc t Moscow. Ti Kharkov, ông m mt nhà hàng vi s vn 10.000 USD ri sau đó cùng mt người bn thành lp Tđoàn Technocom đ sn xut m ăn lin. Dưới s điu hành công Vượng t 1993 đến 1999, tđoàn này tr thành “đế chế s 1 trong th trường thc phăn nhanh ti Ukraine và đượđnh giá lên ti 1 t USD. Vào năm 2001, ông Vượng đưa phn ln li nhun v đu tư ti Vit Nam trong lĩnh vc bđng sn qua 2 công ty VinPearl Land và VinCom. K t khi Forbes đưông vào danh sách t phú cách đây 10 năm, ông Vượng luôn dđu nhóm các t phú Vit khi là người giàu nh quc gia Đông Nam Á.

Bđng sn và ngân hàng

Hu hết các t phú được công nh Vit Nam đu có tài sn t phát trin bđng sn hoc ngân hàng nhưng, theo ông Thành, phn ln trong s h thường tham gia vào c hai lĩnh vc này.

“S kết hp gia bđng sn và ngân hàng đã dn ti s phát trin ca cơ cu s hu chéo phc tp, cho phép nhng doanh nhân này tích lũy tài s Vit Nam vi quy mô chưa tng có”, ông Thành, tng là thành viên ca t tư vn kinh tế cho Th tướng Nguyn Xuân Phúc, nói.

Tuy nhiên, ông Vượng là người không ln sân vào lĩnh vc ngân hàng mà ch tp trung vào phát trin bđng sn.

Mđiu khác bit gia Vit Nam và các nn kinh tế chuyđi khác, như Nga hay Trung Quc, v s ni lên ca gii doanh nhân giàu có, theo ông Thành, là  quc gia Đông Nam Á không có nhng nhà tài phit là nhng nhà lãnh đo chính tr trướđây hoc hin ti hay là giáđđiu hành cp cao ca các SOE (doanh nghip nhà nước)”.

“Lý do chúng ta không thy các tài phit là nhng lãnh đo hay t các doanh nghip nhà nước trướđây là vì các lãnh đĐng luôn quan ngi nhng người giàu, đc bit là nhng tài phit có quan h chính tr đc bit tr nên quá quyn lc”, ông Thành gii thích. (Lãnh đĐng) s rng đó là mt trong nhng ngun gc ca cái mà h gi là din biến hòa bình dđến s phá hy quyn lc cĐng cộng sản”.

Lãnh đĐng cộng sản Vit Nam luôđưa ra nhng cnh báđ ngăn chn và đy lùdin biến hòa bình và cách mng màu mà h gi là nhng âm mưu, th đon chiến lược rt nguy him ca các thế lc thù đch nhm xóa b vai trò lãnh đo cĐng.

Do đó, theo gii thích công Thành, các nhà lãnh đo chính tr biết rng h có th tích lũy ca ci nhưng không th tích cc kim soát các doanh nghip ln và s dng các mi quan h chính tr ca mình đ tích lũy ca ci mt cách công khai.

“Khi bt k nhà lãnh đo chính tr nàđược cho là đang làđiđó, h s b b máĐng hùng mnh trng tr và điu tương t cũng xy ra vi các giáđđiu hành các doanh nghip nhà nước”, ông Thành nói.

Nhưng các lãnh đo chính tr trong nhng năm qua thường b báo chí phanh phui là có nhibit ph vi khi tài sn giàu có hơn người dân bình thường trong nước dù ch nhn mc lương công chc bình thường. BáĐng cộng sản Vit Nam vào tháng 9/2017 đã nói hình thc móc ngoc gia các quan chc và doanh nghiđ hp thc hóa vic tham nhũng, thông qua nhng công ty sân sau hochng lưng cho các doanh nghip.

Đến năm 2015, Đng cộng sản nhn thy nguy cơ tham nhũng vượt tm kim soát nêđã tiến hành nhiu cuđiu tra do Tng bí thư Nguyn Phú Trng dn dt.

“Tt c nhng cuđiu tra này nhanh chóng dđến ngun gc ca s giàu có được nhiu nhà tài phit s dng”, ông Thành nói và cho biết rng các tài phit trong nướtr nên d b tn thương và tích cc theo đui các chiến lược khác nhau đ bo v tài sn ca mình.

Đu tư ra nước ngoài

Mt dng chiến lược bo v tài sn v cơ bn là tăng gđôi s tài sđang có  bng vic xây dng các mi quan h chính tr hin cóđu tư thêm tin vào phát trin bđng sn và ngân hàng, theo ông Thành.

“Nhưng càng ngày, nhng chiến lược truyn thng đó càng tr nên ri ro hơn”, nhà nghiên cu ca Vin Rajawali nói.

Nhng tài phiđu tiên b trm trong bi cnh có s “đđá ni b gay gt và cnh tranh công khai gia các lãnh đo và các th chế chính tr khác nhau trong h thng chính tr Vit Nam, theo ông Thành, gm có NguyĐc Kiên, còđược gi là Bu Kiên, Trm Bê và Hà Văn Thm.

Ông Kiên, thành viên hđng sáng lp Ngân hàng TMCP Á Châu kiêm ch tch Câu lc b bóng đá Hà Ni ABC, b tuyêán tù 30 năm vào năm 2014 vi 4 ti danh, gm kinh doanh trái phép, trn thuế, lđo và c ý làm trái. Còông Trm Bê, tng là phó ch tch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, phi thi hành 2 bán hình s tng cng 7 năm tù trước khi mãn hãđu năm nay. Ông Thm b tuyêán chung thân trong v đán OceanBank cách đây 2 năm.

“Hu hết các v bt gi và truy t gđâđu liên quan đến cuđiu tra tham nhũng xy ra do nhng tài phit nàđã tht bi trong vic thc hin các chiến lược bo v tài sn ca mình”.

Bà Trương M Lan, dù có nhng mi quan h thân thiết vi các quan chc ti Thành phố Hồ Chí Minh, đã b công an Vit Nam bt vào ngày 8/10/2022 vì b cáo buc phát hành trái phiếu bt hp pháđ huy đng 25 nghìn t đng t các nhà đu tư.

Trướđó trong năm vào tháng 3, ông Trnh Văn Quyết b bt giam và khi t vi cáo buthao túng th trường chng khoán”. Vài tun sau đóông Đ Anh Dũng cũng b bt vì tlđo chiếđot tài sn.

Sau mt lot các cuc bt gi các t phú này, mng xã h Vit Nam xut hin thông tin ông Phm Nht Vượng b cm xut cnh”. Tuy nhiên không lâu sau đó, B Công an Vit Nam lên tiếng xác nhn rng ch tch VinGroup không nm trong danh sách cm xut cnh.

Cũng trong năm ngoái, hãng xe VinFast công Vượng đã chuyn tr s pháp lý và tài chính sang Singapore, vài tháng sau khi VinGroup chuyn toàn b c phn VinFast sang công ty con  quc gia Đông Nam Á này vi lý do nhm tái cu trúc đt IPO ti M.

Sau nhiu ln trì hoãn, hãng xe công Vượng đã khđng vic xây dng nhà má M và niêm yết trên sàn chng khoá New York thông qua mt công ty séc khng. Công ty này cũng đang xem xét vicmở nhà máy  Đ và d tínhđầu tư 1,2 t USD vào th trường Indonesia.

Theo ông Thành, đây là nhng chiến lượthành công hơn mà các tài phi Vit Nam đang áp dng trong vic bo v tài sn ca h.

“Các nhà tài phit mi các nhà đu tư chiến lược tham gia, tn dng các hiđnh thương mi và đu tư toàn din hơn ca Vit Nam cũng như s bo v pháp lý mnh m hơn”, ông Thành nói và cho rng điu này khiế“Đng ít xem h là mđe da hơđi vi h thông chính tr“.

S có thêm nhiu công ty ln ca Vit Nam theo đui vic niêm yế nước ngoài, theo ông Thành. Gđây nht, công ty VNG ca Vit Nam đã có kế hoch chào bán c phiếu ph thông trên sàn chng khoán Nasdaq nhưng hoãđt phát hành cho đến năm sau do điu kin th trường không đnh.

Bên cnh đó, theo ông Thành, các công ty ln nàđang cho Chính ph thy rng h có th tr thành công c mi v chính sách công nghip trong vic thay thế các doanh nghip nhà nước hođng kém hiu qu  Vit Nam.

Nhưng liu nhng tài phit và các doanh nhân giàu có ca Vit Nam có thành công trong vic theo đui tham vng m rng toàn cu và thu hút s tham gia ca các nhà đu tư chiến lược quc tế hay không, và liu h có th thành công trong vic thay thế các doanh nghip nhà nước truyn thng làm công c mi trong chính sách công nghip ca Chính ph hay không, theo ông Thành, điđó còn phi ch xem.

“Cho đến nay nó đã được chng minh là rt khó khăn”, ông Thành nói. Rt nhiu trong s h hiđang phi cháp lc tài chính rt ln”.

Linh Đan

Nguồn : VOA, 09/10/2023

Doanh nhân ư, cũng chỉ là cam vắt (Kỳ 1)

13-10-2023

(Nhân cái gọi là Ngày doanh nhân 13.10)

Xứ này có rất nhiều ngày vinh danh dành cho từng loại đối tượng. Tôi mày mò tìm tra trên Gu gồ, thấy chưa đâu lắm ngày này ngày nọ như nước An Nam ta. Một kiểu tự sướng và khoái màu mè hình thức. Chỉ những anh đội cái bệnh hình thức lên đầu đi ngênh ngang giữa đường mới khoái kiểu vậy. Ngày nghiếc cũng là thứ bệnh, bệnh nặng, cùng khối u với bệnh ưa cờ quạt, băng rôn, khẩu hiệu. Vừa lừa dối, vừa mị dân.

Kể từ năm 2004, ông Phan Văn Khải thay mặt nhà nước ký quyết định chọn ngày 13.10 là ngày doanh nhân Việt Nam. Tới nay đã tròn chẵn 19 năm bởi hôm nay là 13.10.

Thời xưa, lẩu lầu lâu rồi, các cụ xứ ta nhấn đến 4 tầng lớp-hạng người đáng để ý nhất trong xã hội, đời sống, là “sĩ nông công thương”. Khi cộng sản làm cách mạng, họ đặt ra mục đích “trí phú địa hào – đào tận gốc trốc tận rễ” (trí thức, phú nông, địa chủ, cường hào). Chả hiểu sao người ta lại thích số 4 đến thế.

Tới khi cướp được chính quyền, phe cách mạng đưa lên ban thờ nhóm ngôi vị độc tôn gồm “công nông binh”, chỉ 3 thành phần thôi, mãi về sau họ giật mình khi nghe thiên hạ, nhất là những anh có chữ có học eo xèo xì xào nên bổ sung “trí” cho thành bộ tứ “công nông binh trí” nhưng bắt trí đứng ở cuối hàng. Những người còn lại trong xã hội chỉ là công dân hạng 2, “bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao”, đâu có doanh diếc gì.

Có một giai đoạn rất dài dưới sự cai trị của nhà nước công nông, khi khai lý lịch mà khai thành phần gia đình hoặc cha mẹ là buôn bán, tiểu thương, thương nhân, kinh doanh, làm ăn cá nhân… thì không khác chi hạ dấu chấm hết cho tương lai mình. Trong con mắt nhà cai trị, đó là đối tượng, thành phần bóc lột, cùng duộc với bọn tư sản. Cộng sản cực kỳ ghét tư sản, nếu bắn nghìn viên đạn vào đầu thằng tư sản họ cũng bắn, cũng không tiếc đạn. Dẫn chứng chả khó kiếm.

Bà Nguyễn Thị Năm không phải chỉ là địa chủ mà còn là doanh nhân cực kỳ tài giỏi, nổi tiếng khắp trong nam ngoài bắc. Bà đã chết bởi những viên đạn thù của đám khố rách áo ôm nắm quyền, bởi chúng ghét người giàu.

Gần hơn nữa, thời thập niên 80 còn mấy ai tài giỏi hơn ông Nguyễn Văn Chẩn, được tôn là vua, vua lốp. Giỏi, lại biết làm giàu. Dù ông làm giàu một cách cực kỳ chính đáng, đáng được trân trọng, tôn vinh, nhưng những kẻ ngu muội đã hành ông lên bờ xuống ruộng, bắt giam ông hết đợt này đến lần khác, tịch thu tài sản, tịch biên kê biên nhà xưởng, máy móc.

Vua Chẩn tội gì? Không hề phản động, thù địch, chống đối gì sất. “Tội” của ông và gia đình là biết làm giàu, làm ra sản phẩm phục vụ đời sống. Tôi đâu dám kể đơn sai. Con cái ông còn sống sờ sờ ra kia, họ là nhân chứng.

Nếu ai muốn biết thêm, lên mạng tìm đọc ký sự “Vua lốp” của nhà văn Trần Huy Quang (người đã viết những tác phẩm lừng danh, trong đó có truyện ngắn “Linh nghiệm” và ký sự “Lời khai của một bị can”).

Làm văn, văn nghiệp phải như Trần Huy Quang, bênh vực con người, phụng sự công lý, đạo lý, chứ không phải xun xoe dùng chữ nghĩa ve vuốt nịnh bợ, viết thứ văn cờ xí khẩu hiệu nhan nhản trong làng văn xứ này.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

Doanh nhân ư, cũng chỉ là cam vắt (Kỳ 2)

15-10-2023

 

Trong suốt quá trình tồn tại và chiếm đoạt vị trí cai trị, từ khi nắm quyền tới nay, nhất là sau 1954 ở miền Bắc, rồi sau 1975 trên cả nước, chính quyền cộng sản chỉ chú trọng, đề cao công nông binh, gần như gạt hẳn tầng lớp, đội ngũ doanh nhân ra khỏi hệ thống của họ.

Họ chủ trương làm ăn tập thể, như ông Lê Duẩn từng nhận định “làm chủ tập thể là phát minh vĩ đại”, công hữu hóa, bài trừ tư sản, diệt lối làm ăn tư hữu cá nhân… nên doanh nhân không có đất để tồn tại. Chỉ cần hé ra, lộ ra cách làm ăn riêng lẻ, dù hiệu quả tới mấy đi chăng nữa, cũng bị tiêu diệt.

Nói đâu xa, chính trong đội ngũ của họ, cái gì đi chệch hướng đường lối của chủ nghĩa xã hội đều phải lên đoạn đầu đài. Dù hợp tác xã nông nghiệp – biểu tượng của lối làm ăn tập thể ở nông thôn chỉ sau gần chục năm tồn tại đã ngày càng thể hiện sự lạc hậu, phi lý, cản trở quá trình phát triển nhưng họ vẫn ngu dốt, cố tình, nhắm mắt nhắm mũi duy trì.

Chuyện ông Kim Ngọc (Kim Văn Nguộc) ở Vĩnh Phú xé rào đường lối, “chống lại trung ương”, tiến hành khoán hộ, làm thay đổi cơ bản cuộc sống nông dân, nông nghiệp, nông thôn theo hướng đi lên, thoát khỏi nghèo đói nhưng vẫn bị các đồng chí của ông, cấp trên ông hành lên bờ xuống ruộng, thì đủ biết họ bảo thủ ngu dốt thế nào. Họ chỉ cần cái gọi là chủ nghĩa xã hội tồn tại, còn bất kỳ thứ nào khác đều không có giá trị.

Sau này, khi bị dồn vào chân tường, thấy rõ nếu không thay đổi thì sẽ chết, nói theo kiểu Fidel “đổi mới hay là chết”, họ lại quay ngoắt nhận công lao về mình, tụng ca đổi mới, như chính họ là người mở đường. Suốt nửa thế kỷ, đưa đất nước, xã hội, nền kinh tế lên bờ thì ít mà xuống ruộng thì nhiều, tận diệt biết bao tinh hoa làm ăn, cuối cùng họ lại thành người có công. Cứ mỗi lần tới dịp này dịp nọ ngày sinh tháng đẻ, ngày giỗ ngày cúng, họ lại tâng bốc những Lê Duẩn, Trường Chinh, Đỗ Mười… lên tận mây xanh, như đuốc soi đường, như cứu tinh, thánh sống.

Với lề thói làm ăn ấy, thì dạng xé rào Kim Ngọc hay Nguyễn Văn Chẩn vua lốp chỉ là tội đồ, chưa bị bắn như bà Nguyễn Thị Năm là may. Có thời gian rất dài, họ nhét vào đầu óc đám học trò chúng tôi những hình ảnh Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Đình Kính… dù làm ăn rất tài giỏi nhưng bản chất là kẻ bóc lột, thậm chí còn quy thành tư sản mại bản cần phải đánh đổ, tiêu diệt. Nhà xưởng, cơ ngơi, tài sản của doanh nhân tư sản bị họ tịch thu, được gọi bằng cái tên mỹ miều “công hữu hóa”. Ở miền Bắc sau 1954 không một doanh nhân nào thoát khỏi tay họ trong cuộc càn quét tiêu diệt tàn bạo ấy.

Ảnh: Bí thư Kim Ngọc (Kim Văn Nguộc), người chủ trương khoán hộ, bị hành lên bờ, xuống ruộng. Nguồn ảnh: VNN

Cứ tưởng sự ngu dốt, ấu trĩ của đám cai trị cầm quyền chỉ diễn ra nhất thời trong buổi mông muội, lúng túng ngơ ngác ban đầu, nhưng không phải, nó còn kéo dài, lặp đi lặp lại rất nhiều lần qua những cuộc “đánh tư sản”, “cải tạo công thương nghiệp” ở cả hai miền Nam, Bắc. Thủ phạm vẫn không ai khác, mà chính là họ.

(Còn tiếp)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen