Seite auswählen

50 năm Trung cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa: Chính phủ cần xây đài tưởng nhớ sự kiện này!

Các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) độc lập yêu cầu chính quyền Việt Nam ghi sự kiện Trung cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hoà 50 năm trước vào lịch sử của dân tộc, đồng thời xây đài tưởng nhớ.

Người dân Hà Nội tưởng niệm liệt sỹ Hoàng Sa trong ngày 19/01/2017 AFP

 

Tuyên bố về 50 năm ngày Hoàng Sa bị Trung cộng cưỡng chiếm được các tổ chức như Câu Lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Lập quyền dân, Diễn đàn Bauxite Việt Nam… công bố vào ngày 15/01, bốn ngày trước ngày tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa, trong đó 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà tử trận và bị Trung cộng chiếm giữ quần đảo này từ đó tới nay.

Tuyên bố nhắc lại khi đó Hoàng Sa thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà và Bắc Kinh đã lợi dụng cuộc nội chiến ở Việt Nam để sử dụng vũ lực chiếm đoạt quần đảo.

Theo tuyên bố, Trung cộng là phía xâm lược còn các quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã hy sinh trong trận chiến chống quân xâm lược. Do vậy, họ nên được vinh danh như những anh hùng của dân tộc và Việt Nam cần phải công nhận sự cống hiến xương máu của họ trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, cựu Trưởng ban Nghiên cứu – Ban Dân vận Trung ương, nhắc lại quan điểm này trong cuộc phỏng vấn trả lời Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 18/01:

Tất cả mọi người Việt Nam yêu nước hy sinh để bảo vệ chủ quyền đất nước của mình thì phải được tưởng nhớ phải được tôn vinh. 74 người chiến sĩ hy sinh ở Hoàng Sa cũng thế thôi, cũng trong tinh thần như vậy.”

Biểu tình chống Trung cộng ở thành phố HCM ngày 10/6/2018 (AFP)

 

Trên các tờ báo Nhà nước những ngày gần đây rất ít tin về sự kiện 50 năm ngày mất Hoàng Sa, nếu có thì chỉ vài bài nói về việc chính quyền địa phương thăm hỏi những nhân chứng – là những quân dân cán chính VNCH từng làm việc trên quần đảo Hoàng Sa.

Nhà nước Việt Nam chưa bao giờ thừa nhận sự hy sinh của họ một cách chính thức và tổ chức tưởng niệm ngày này, ngược lại khi người dân tổ chức tưởng niệm trong nhiều năm trước đây thường bị sách nhiễu, đàn áp.

Ông Lê Thân- chủ nhiệm Câu Lạc bộ Lê Hiếu Đằng, cho rằng Hà Nội nên đối xử bình đẳng với tất cả những người đã ngã xuống trong mọi cuộc chiến bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Nhà nước Việt Nam cần vinh danh những người lính tử trận ở Hoàng Sa và các liệt sỹ chống Trung cộng ở biên giới phía Bắc, cũng như 64 liệt sỹ Gạc Ma- những người đã bị hải quân Trung cộng sát hại khi cưỡng chiếm thực thể này ở quần đảo Trường Sa năm 1988.

Tuyên bố cũng kêu gọi Nhà nước cần truyền thông rộng rãi cho nhân dân, đặc biệt là các thanh thiếu niên luôn luôn ghi nhớ việc Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế trong vấn đề Hoàng Sa.

Trong tuyên bố này, các tổ chức và các nhân sỹ ký tên đề nghị chính quyền tiếp tục đấu tranh kiên quyết, bền bỉ  bằng mọi hình thức, biện pháp với Trung cộng nhằm đòi lại Hoàng Sa.

Ông Nguyễn Khắc Mai, đại diện cho tổ chức Lập quyền dân ký trong tuyên bố, nói:

Tiếng nói của chúng tôi là chắc chắn chỉ là một nhóm nhưng mà nó cũng tiêu biểu cho một cái tinh thần hiểu biết và trách nhiệm công dân của mình đối với đất nước với tổ quốc Mà 50 năm đã qua, nhân dân thì yêu cầu đảng cầm quyền và Nhà nước có nhiều hoạt động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, tất nhiên là hòa bình thôi

Nhưng mà phải đưa nó ra thành ra luật pháp quốc tế kêu gọi thế giới nó phân tích nó phê phán nó ủng hộ mình và nó lên cái cuộc xâm lược đấy của Trung cộng. Phải coi trọng đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa bằng tư pháp, luật pháp và dư luận quốc tế.”

Theo ông, Nhà nước Việt Nam phải có những cái tuyên bố rõ ràng, mạnh mẽ về vấn đề này và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế, chứ không lên tiếng một cách máy móc và hời hợt như trong nhiều thập niên qua.

Tôi chỉ hy vọng là Nhà nước phải coi trọng nhiều các hoạt động luật pháp và dư luận hơn nữa về vấn đề bảo vệ chủ quyền của ta ở Hoàng Sa, đặc biệt là cho ngư dân tiếp tục ra ngư trường Hoàng Sa để đánh bắt và để khẳng định chủ quyền của mình ở đấy,” nhà nghiên cứu 92 tuổi ở Hà Nội nói.

Sau khi xâm chiếm Hoàng Sa, năm 1988, Trung cộng lại xua quân đánh chiếm Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa. Trong nhiều năm gần đây, Bắc Kinh đã cải tạo và biến các đảo chiếm được từ Việt Nam thành những căn cứ quân sự, uy hiếp các đảo và cả đất liền của Việt Nam.

Ông Lê Thân đề nghị chính quyền, ngoài việc cố gắng giữ nguyên hiện trạng, bên cạnh đó cần tiếp tục đấu tranh pháp lý để khẳng định “Hoàng Sa là của Việt Nam” và để đến thời cơ chính muồi “cũng chỉ có thể lấy lại bằng vũ lực chứ không có cách gì khác.”

Trong thập niên trước, nhiều cuộc biểu tình xảy ra ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số địa phương khác phản đối Trung cộng xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.

Trong các dịp tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa (19/1) hay Gạc Ma (14/3), nhân sỹ trí thức và người dân thường tập trung ở tượng đài Lý Thái Tổ ở trung tâm Hà Nội hay tượng đài Đức Thánh Trần ở thành phố HCM để tưởng niệm.

Tuy nhiên trong nhiều năm gần đây, bên cạnh việc hàng trăm người bất đồng chính kiến bị bắt giam, thì lực lượng an ninh cũng thường ngăn chặn khiến các cuộc tưởng niệm công khai, đông người không thể diễn ra. Do vậy, các tổ chức XHDS kêu gọi người dân thực hành việc tưởng niệm các liệt sỹ Hoàng Sa theo cách của riêng mình.

Ông Lê Thân nói:

Trong điều kiện này cũng khó tập trung thì mỗi người tự làm một phút mặc niệm trong cái ngày 19/1 để tưởng nhớ 74 người anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc. Cái đó động viên tạo ra một phong trào để động viên cho thế hệ trẻ cũng như nhắc nhở bà con mình về ccuộc chiến ở Hoàng Sa.”

Người dân Hà Nội tham gia một cuộc biểu tình tại Hồ Gươm chống Trung cộng với biểu ngữ “Sang năm tới Hoàng Sa” hồi năm 2016 (AFP)

 

Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn ở Pháp cho rằng tuyên bố trên của các tổ chức và nhân sỹ rất đáng được trân trọng. Ông cho rằng Hà Nội phải có một động thái mạnh, như long trọng ra một tuyên bố trước quốc dân đồng bào cũng như trước cộng đồng quốc tế. Mục đích để cho tranh chấp vẫn còn tồn tại và Việt Nam luôn quan tâm đến việc giành lại các vùng lãnh thổ đã mất của mình.

Nội dung của tuyên bố này tố cáo Trung cộng đã vi phạm luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp quốc khi sử dụng vũ lực để xâm chiếm Hoàng Sa từ Việt Nam.

Tuyên bố cũng cần đưa ra các chứng cứ lịch sử và các cơ sở pháp lý để chứng minh Việt Nam có chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đồng thời vận động cộng đồng quốc tế ủng hộ mình trong nỗ lực đòi lại công lý.

Theo ông, việc xây dựng đài liệt sỹ Hoàng Sa hay viết lại lịch sử sẽ không đủ để Việt Nam thuyết phục được cộng đồng các quốc gia trên thế giới nhìn nhận và ủng hộ chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa.

 

RFA (18.01.2024)

 

***

 

Tuyên bố về 50 năm ngày Hoàng Sa bị Trung cộng cưỡng chiếm

 

Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Geneve 1954, toàn bộ phần lãnh hải phía Nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam do Pháp kiểm soát được giao lại cho quân đội Quốc Gia Việt Nam, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Sau khi Việt Nam Cộng Hòa được thành lập dựa trên cơ sở kế thừa của Quốc Gia Việt Nam thì Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý hành chính của Việt Nam Cộng Hòa .

 

Ngày 19 tháng 1 năm 1974, lợi dụng cuộc nội chiến ở Việt Nam, Trung cộng đã đem quân đội đến cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, giết hại 75 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam và chiếm đóng từ ngày đó đến nay .

 

Ngày 19 tháng 1 năm nay (2024), đã trải qua 50 năm, quần đảo Hoàng Sa đã mất vào tay Trung cộng. Xét về quyền lợi của dân tộc, của tổ quốc Việt Nam thì quân Trung cộng là bọn xâm lược, là kẻ thù của nhân dân Việt Nam.  Những quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì chống quân xâm lược Trung cộng phải được lịch sử Việt Nam dù bất cứ chính quyền nào quản lý, vinh danh như những anh hùng của dân tộc Việt Nam chống quân xâm lược Trung cộng trong hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước.

 

Trước đây tổ chức Công Đoàn Việt Nam đã có kế hoạch xây dựng Đài tưởng niệm Hoàng Sa ở Đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, nhưng sự việc còn dang dở. Hôm nay đã gần 50 năm ngày mất Hoàng Sa, chúng tôi yêu cầu chính quyền:

 

  1. Công khai thừa nhận 74 quân nhân VNCH đã hy sinh ở Hoàng Sa vì chống quân xâm lược Trung cộng, bảo vệ biển đảo là sự kiện phải được ghi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam.
  2. Xây dựng đài tưởng nhớ đến sự kiện lịch sử này.
  3. Truyền thông rộng rãi cho nhân dân đặc biệt là các thanh thiếu niên luôn luôn ghi nhớ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam bị quân Trung cộng cưỡng đoạt bằng vũ lực, vi phạm luật pháp quốc tế.
  4. Nhà cầm quyền tiếp tục đấu tranh kiên quyết, bền bỉ bằng mọi hình thức, biện pháp với Trung cộng nhằm đòi lại Quần đảo Hoàng Sa về tổ quốc Việt Nam.

 

Ngày 15 tháng 1 năm 2024

 

(Quý vị nào muốn tham gia ký tên xin vui lòng gởi về  email nui99bien@gmail.com  để cập nhật)

 

Các tổ chức xã hội dân sự:

 

  1. Lập quyền dân: Ông Nguyễn Khắc Mai đại diện
  2. Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh: Giáo sư Nguyễn Đình Cống đại diện
  3. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự: TS Nguyễn Quang A đại diện
  4. Câu lạc bộ Phan Tây Hồ , TS Hà Sĩ Phu đại diện .

5.Diễn Đàn Bauxite Việt Nam , đại diện GS Nguyễn Huệ Chi .

  1. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng: Ông Lê Thân đại diện

 

Các cá nhân:

 

  1. Nguyễn Thị Kim Chi, nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng , tp HCM .
  2. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
  3. Hoàng Hưng, nhà thơ, tp HCM
  4. Mạc Văn Trang, nhà giáo, tp HCM
  5. Nguyễn Đình Cống, Giáo sư xây dựng, Hà Nội.
  1. Lê Phú Khải, nhà báo, ban chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng .
  2. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng .
  3. Vũ Trọng Khải , PGS chính sách nông nghiệp , tp HCM.
  4. Thiều Thị Tân, hưu trí, CLB Lê Hiếu Đằng, tp HCM.
  5. Trần Hữu Quang, PGS- TS xã hội học, Saigon.
  6. Đinh Hoàng Thắng , TS , nguyên đại sứ VN ở Hà Lan . Hà Nội .
  7. Nguyễn Quang A , TS tin học, Hà Nội .
  8. Hà Sĩ Phu, TS sinh học . Dalat Lâm Đồng .
  9. Lâm Ái , giáo viên hưu trí , Nhatrang.
  10. Lê Thân , hưu trí , CLB Lê Hiếu Đằng ,Saigon.
  11. Bùi Nghệ , Kỹ sư hưu trí ,CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon.
  12. Phan Hoàng Oanh TS Hóa , Saigon.
  13. Nguyễn Huệ Chi GS Ngữ văn , Hà Nội .

19.Nguyễn Đình Nguyên , TS Y Khoa , Autralia.

20.Nguyễn Mai Oanh , Ths Kinh tế Phát Triển, Saigon.

  1. Andre’ Menras, nhà giáo Việt -Pháp , Pháp .
  2. Phan Đắc Lữ , hưu trí , Saigon.
  3. Phạm Xướng , giáo viên hưu trí , Phú Quốc , Kiên Giang.
  4. Phan Thành Khương , nhà giáo nghỉ hưu.
  5. Lê Phước Sinh , Cựu giáo chức – Tp HCM.
  6. Nguyễn Thị Kháng Trâm , hưu trí , Tp HCM.

27.Nguyễn Phú Yên , nhà giáo hưu trí . Thừa Thiên Huế .

  1. Nguyễn Tiến Dân , Nhà Giáo . Hà Nội .
  2. TS Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự Đại hoc Liege Bỉ .

30 Nguyễn Thanh Văn, Nhà báo . Cộng Hòa Liên Bang Đức .

  1. Tuệ -Hải Nguyễn , hưu trí , Canberra Australia.
  2. Phan Quốc Tuyên , kỹ sư tin học. Thụy Sĩ.
  3. Nguyễn Trọng Hoàng , bác sĩ , Paris, Pháp.

34 . Đỗ Thịnh , Hà Nội , 82 tuổi , tiến sĩ , nhà nghiên cứu khoa học xã hội , nhà giáo , hư trí.

  1. Duc Pham , kỹ sư xây dựng , Texas, USA.
  2. Trần Đình Giang (Mr) Civil Engineering.

37.Phạm Văn Nam , hưu trí , Hà Nội .

  1. Trần Thị Thanh, hưu trí , Hà Nội .

39.Nguyễn Khuê, hưu trí .

  1. Lê Anh Hùng , nhà báo tự do, Kim Giang Hà Nội.

41.Huỳnh Quốc Huy, Kỹ sư Cơ khí nông nghiệp hưu trí , Nam California Hoa Kỳ .

  1. Kha Lương Ngãi , nguyên phó TBT báo SGGP, Ban chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng .

 

 

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen