Mục lục
Diễn Đàn Việt Nam 21 Tin Tức – Nghị Luận Số 4.2024
Tử hình 9 người trong đường dây buôn ma túy ở Nghệ An
Hôm 22 Tháng Giêng, Tòa Án Tỉnh Nghệ An đã tuyên án đối với 11 bị cáo trong vụ án buôn bán ma túy. Trong đó, chín bị cáo lãnh án tử hình, hai bị cáo tù chung thân, với cáo buộc “vận chuyển trái phép chất ma túy và mua bán trái phép chất ma túy.”Theo báo Tuổi Trẻ, vụ mua bán, vận chuyển trái phép hơn 105 kg ma túy các loại do bị cáo Trần Thị Mậu, 56 tuổi, ở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, cầm đầuNgoài bị cáo Mậu, các bị cáo bị tuyên án tử hình gồm: Nguyễn Sỹ Đức, 59 tuổi; Nguyễn Đình Tuấn, 51 tuổi; Đậu Thị Tuyết, 48 tuổi; Phan Thị Loan, 45 tuổi; Lê Thị Hồng, 42 tuổi; Phan Thị Thu Hiền, 51 tuổi; Cù Hoàng Hưng, 48 tuổi; Nguyễn Xuân Dũng, 53 tuổi; Nguyễn Đình Dùng, 39 tuổi và Lê Ngọc Tuyến, 37 tuổi.Ngoài ra, hai bị cáo Phan Thị Thu Hiền và Lê Ngọc Tuyến bị lãnh án chung thân.Hội Đồng Xét Xử nhận định 11 bị cáo “vì hám lợi mà bất chấp vận chuyển hàng cấm, nếu trót lọt sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội.”.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/tu-hinh-9-nguoi-trong-duong-day-buon-ma-tuy-o-nghe-an/
Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận bị bắt do dính líu Dự án Đại Ninh
Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, ông Trần Đức Quận, vào ngày 24/1 bị khởi tố, bị bắt tạm giam do dính líu đến Dự án Đại Ninh tại địa phương này.Bộ Công an Việt Nam loan tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ về các biện pháp và lệnh vừa nêu đối với ông Trần Đức Quận.Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) thuộc Bộ Công an xác định rằng ông Trần Đức Quận đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật khi tham gia chỉ đạo giải quyết các công việc liên quan đến Dự án Đại Ninh tỉnh Lâm Đồng, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Hành vi của ông Trần Đức Quận phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).Trong cùng vụ này, vào ngày 2/1 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, ông Trần Văn Hiệp, cũng bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc tham nhũng liên quan đến dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (Lâm Đồng) của Công ty Sài Gòn Đại Ninh của đại gia Nguyễn Cao Trí – người đang bị tạm giữ trong một vụ án khác.Theo thông báo của Bộ Công an, “ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có hành vi nhận hối lộ liên quan đến Dự án khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh, tỉnh Lâm Đồng. Hành vi của ông Trần Văn Hiệp phạm vào tội “Nhận hối lộ”, quy định tại Khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).”
Nguyễn Phú Trọng không tiếp tổng thống Đức
Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng Thống Đức Frank-Walter Steinmeier gặp cả ba lãnh đạo trong số “tứ trụ,” trừ ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư CSVN.Theo báo Tin Tức, người cuối cùng trong số “tứ trụ” mà ông Steinmeier gặp là Thủ Tướng Phạm Minh Chính, vào sáng 24 Tháng Giêng ngay khi ông này vừa trở về Hà Nội sau chuyến thăm một số nước Châu Âu. Theo thông lệ tiếp đãi ngoại giao của Việt Nam, tất cả những trường hợp quốc khách được chào đón bởi 21 phát đại bác như tổng thống Đức, đều được “tứ trụ” lần lượt tiếp đón. Việc ông Trọng không tiếp đón ông Steinmeier khiến giới quan sát một lần nữa cho rằng tổng bí thư lại nhập viện.Lần gần nhất ông Trọng xuất hiện sau khi có tin đồn “qua đời” là tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường của Quốc Hội Việt Nam hôm 15 Tháng Giêng.Trong video clip phát trực tiếp sự kiện này, người ta thấy ông Trọng được ông Vương Đình Huệ, chủ tịch Quốc Hội, nắm tay dắt vào phòng họp.Tiếp đó, ông Trọng đứng lên một cách khó nhọc, thậm chí phải vịn vào cạnh bàn khi đứng dậy hát quốc ca, trong lúc ông Võ Văn Thưởng, chủ tịch nước, ngồi cạnh bên đưa tay tỏ ý giúp đỡ.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nguyen-phu-trong-khong-tiep-tong-thong-duc/
Tuyên 4,5 năm tù đối với bị cáo Nay Y Blang vì tội lợi dụng quyền tự do dân chủ
Ngày 26/1, TAND tỉnh Phú Yên mở phiên xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nay Y Blang (48 tuổi) mức án 4 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.Theo cáo trạng, Nay Y Blang là người Ê Đê ở xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Từ cuối năm 2019 đến 2022, tại nhà riêng của mình, Nay Y Blang tổ chức cho những người theo tổ chức “Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên” (gọi tắt là CHPC do A Ga, Y Am Byă ở nước ngoài cầm đầu, được tách ra từ tổ chức “Tin lành Đấng Christ – UMCC” vào tháng 9/2019, là tổ chức phản động núp bóng tôn giáo để tập hợp lực lượng, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị, lập “nhà nước riêng” của người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên, phụ cận) tụ tập họp nhóm, cầu nguyện, giao tiếp trực tuyến với một số nhân vật cốt cán của CHPC.Bên cạnh đó, bị cáo này cung cấp thông tin sai sự thật về tự do tín ngưỡng tôn giáo tại huyện Sông Hinh; vu cáo, xuyên tạc chính sách tôn giáo, xâm phạm lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vì sao Nguyễn Công Khế là nạn nhân của cuộc chiến Ba Dũng & Tư Sang?
Theo giới quan sát, những diễn biến của chính trị Việt Nam đầu năm 2024, với những tin tức gây bất ngờ và đáng chú ý. Sự vắng mặt bất thường của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong nhiều tuần, cùng những đồn đoán khác nhau về sức khỏe của người đứng đầu đảng CSVN là tin tức hàng đầu, cả các hãng tin quốc tế có uy tín cũng phải tìm hiểu và đưa tin. Vậy mà sự kiện công an ở Sài Gòn bắt ông Nguyễn Công Khế, cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, là một sự kiện chấn động dư luận và giới truyền thông ở Việt Nam. Tin về sức khỏe của ông Trọng, một tin hàng đầu, lập tức biến mất trên mạng xã hội.Vì sao lại có hiện tượng lạ kỳ như vậy, và câu hỏi, “Tại sao sai phạm của ông Nguyễn Công Khế xảy ra cách đây hơn 15 năm bị lôi ra xử lý?” Trong khi hàng loạt sai phạm của các vụ bán công sản tương tự như thế còn rất nhiều? Có lẽ sẽ là câu trả lời.Ông Nguyễn Công Khế là người lâu nay nổi danh vì có mối quan hệ đặc biệt với các lãnh đạo cấp cao trong bộ máy quyền lực của đảng CSVN. Thông qua đám tang của cụ bà Lê Thị Liễu, mẹ của ông Khế, và qua “Lời Cảm Tạ” được đăng trên báo Thanh Niên ngày 5 Tháng Chín, 2007, có ý kiến cho rằng, “…Ngay cả đến đương kim nguyên thủ một cường quốc trên thế giới mà bố mẹ mất cũng không được như thế!”Nói như vậy để thấy, từ lâu, ông Khế được đánh giá là nhân vật “Vua biết mặt, chúa biết tên,” một nhân vật đình đám trong làng truyền thông Việt Nam.
Ông Ngọc Chênh: Điều kiện giam giữ rất tệ, nhà hoạt động Thúy Hạnh mắc bệnh hiểm nghèo
Cựu nhà báo, blogger tranh đấu cho tự do, dân chủ Huỳnh Ngọc Chênh lên tiếng trên mạng xã hội cho hay vợ ông, nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh phải chịu điều kiện giam giữ rất tệ hại và mới đây phát hiện ra bị mắc ung thư giai đoạn giữa.Bà Hạnh, 61 tuổi, bị công an Việt Nam bắt hồi đầu tháng 4/2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” sau nhiều năm bà đấu tranh cho tự do, dân chủ, đồng thời là người sáng lập và điều hành Quỹ 50k chuyên giúp đỡ gia đình của các tù nhân lương tâm.Gần 3 năm trôi qua, bà Hạnh vẫn thuộc diện bị tạm giam và chưa thấy chính quyền thông báo khi nào sẽ đưa bà ra xét xử.Ông Huỳnh Ngọc Chênh cho VOA biết hôm 24/1 rằng trong một lần khám bệnh hồi đầu tháng này, Bệnh viện K Hà Nội, tức Bệnh viện Ung bướu Trung ương, phát hiện bà Nguyễn Thúy Hạnh bị ung thư cổ tử cung giai đoạn giữa.Ông nhận định rằng điều kiện giam giữ tồi tệ tại Trại tạm giam số 2 của công an Hà Nội, nơi bà Hạnh bị giam sau khi bị bắt, là một phần lớn nguyên nhân.Về mặt pháp luật, ông Chênh lập luận, những người ở trong trại tạm giam mới chỉ là những nghi can chưa bị toà án kết tội nên vẫn còn quyền công dân và cao hơn thế là quyền con người.Nhưng trên thực tế, dưới góc nhìn của ông, trại tạm giam đã biến thành nơi trả thù, nơi khủng bố tinh thần và thể xác các nghi can qua điều kiện giam giữ sinh hoạt ăn uống vô cùng tệ hại.
Việt kiều gửi tiền về Sài Gòn năm 2023 tăng gần $9.5 tỷ, cao nhất 10 năm
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, lạm phát và chiến tranh tăng cao… nhưng lượng kiều hối chuyển về Sài Gòn trong năm 2023 vẫn tăng mạnh, đạt gần $9.5 tỷ, cao nhất trong 10 năm qua.Báo Tuổi Trẻ hôm 23 Tháng Giêng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, phó giám đốc Ngân Hàng Nhà Nước Chi Nhánh Sài Gòn, cho biết so với mức dự báo hồi Tháng Mười Hai, 2023, lượng kiều hối chuyển về Sài Gòn thực tế cao hơn $500 triệu.Đáng chú ý, so với năm 2022 kiều hối chuyển về tăng tới 43.3% so với cùng kỳ và là mức tăng trưởng “cao nhất trong 10 năm trở lại đây,” duy trì tỷ trọng cao so với tổng lượng kiều hối của Việt Nam (trên 50%). Còn nếu so với tổng vốn đầu tư trực tiếp của ngoại quốc vào thành phố năm 2023, thì lượng kiều hối gấp $2.7 lần, bằng khoảng 14% GRDP (Gross Regional Domestic Product – tổng sản phẩm của địa phương) của Sài Gòn.Trước đó, hôm 21 Tháng Mười Hai, 2023, theo công bố của báo đài trong nước, lượng kiều hối chuyển về Sài Gòn năm 2023 gần $9 tỷ, tăng 35% so với năm ngoái và gần gấp ba vốn đầu tư trực tiếp từ ngoại quốc (FDI) chỉ với khoảng $3.4 tỷ.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/kieu-hoi-ve-sai-gon-tang-them-500-trieu-cao-nhat-10-nam-qua/
Miền Bắc Việt Nam ‘rét hại kỷ lục,’ nhiều người nhập viện
Giá rét “kỷ lục,” nhiều người ở miền Bắc phải nhập viện cấp cứu do liên quan hô hấp, đột quỵ, tim mạch… tăng gấp đôi trong ba ngày qua.Báo VNExpress dẫn tin từ Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Quốc Gia ghi nhận sáng 23 Tháng Giêng, hầu hết miền Bắc Việt Nam có nhiệt độ dưới 10 độ C, trong đó thấp nhất là Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, nhiệt độ xuống dưới 0 độ C xuất hiện băng dày đặc, phủ trắng.Thậm chí hôm qua 22 Tháng Giêng, đỉnh núi Phia Oắc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, cao hơn xuất hiện băng giá, nhiệt độ ngoài trời xuống âm 5 độ C.Trong khi đó nằm ở độ cao 1,068 mét so với mực nước biển, thuộc vùng Đông Bắc Bộ, hứng không khí lạnh mạnh từ phương Bắc tràn xuống, đỉnh Yên Tử rét 0 độ C.Sáng cùng ngày, một ông 60 tuổi, ở Hà Nội, đau đầu, chóng mặt, ù tai, tê tay chân khi thức dậy. Gia đình tưởng ông bị trúng gió nên cạo gió, song tình trạng không giảm nên đưa đến bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán tai biến mạch máu não. Đây là một trong hàng trăm bệnh nhân phải cấp cứu khi thời tiết ở miền Bắc Việt Nam chuyển rét hại.Theo Bác Sĩ Võ Hồng Khôi, giám đốc Trung Tâm Thần Kinh bệnh viện Bạch Mai, cho biết số ca vào cấp cứu tại Trung Tâm Đột Quỵ, Thần Kinh đều tăng ít nhất 10% đến 15% so với tuần trước. Riêng Trung Tâm Thần Kinh, mỗi ngày thường tiếp nhận 30-50 bệnh nhân, song ba ngày gần đây tăng gấp đôi.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/mien-bac-viet-nam-ret-hai-ky-luc-nhieu-nguoi-nhap-vien/
Hà Nội nói Mỹ dán nhãn ‘kinh tế phi thị trường’ cho Việt Nam ‘có hại’ cho quan hệ song phương
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ hôm thứ Ba vừa thúc giục Washington đưa nước này ra khỏi danh sách ‘nền kinh tế phi thị trường’. Nhãn hiệu này kéo theo các mức thuế trừng phạt lên hàng hoá Việt Nam mà theo Hà Nội, nếu duy trì sẽ ‘có hại’ cho mối quan hệ song phương đang ngày càng trở nên mật thiết, theo Reuters.Năm ngoái, Bộ Thương mại Mỹ cho hay họ đang xem xét tình trạng kinh tế phi thị trường của Việt Nam sau khi Hà Nội nói rằng họ cần phải được đưa ra khỏi danh sách này – vốn được áp dụng với các trường hợp chống bán phá giá – do những cải cách trong nền kinh tế những năm gần đây. Nhãn hiệu nền kinh tế phi thị trường – cũng được áp dụng cho Nga và Trung Quốc do nhà nước can thiệp sâu vào nền kinh tế – cùng với các nước khác, cho phép Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao hơn đáng kể lên hàng nhập khẩu từ các quốc gia được chỉ định bằng cách dựa vào giá uỷ quyền của nước thứ ba. Theo luật pháp Hoa Kỳ, việc đánh giá này, được bắt đầu từ 24/10/2023, cần phải được hoàn thành trong vòng 270 ngày, tức khoảng giữa tháng Bảy.
“Tất nhiên, chúng tôi muốn Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách các nền kinh tế phi thị trường,” đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Nguyễn Quốc Dũng nói với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Mỹ, rằng Việt Nam không còn phù hợp với một nhãn hiệu được áp dụng cho chỉ 12 nước, qua đó, tạo ra những thay đổi và bước tiến đáng kể cho vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4n6r720jl7o
Trung Quốc bác bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Tư (24/1) nói các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông đã được “lịch sử” chứng minh, sau khi Việt Nam vào cuối tuần qua nhắc lại rằng mình có đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo này.Hôm 20/1, khi trả lời câu hỏi của giới truyền thông nhân sự kiện 50 năm Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa năm 1974, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói rằng: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó, chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa được xác lập ít nhất từ thế kỷ XVII, phù hợp với luật pháp quốc tế và được các nhà nước kế tiếp nhau của Việt Nam thực hiện một cách hòa bình, liên tục, công khai”.Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói tuyên bố của Trung Quốc “hoàn toàn được lịch sử và luật pháp chứng minh”.“Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, phát triển và quản lý các đảo và quần đảo này, đồng thời tiếp tục thực thi quyền tài phán chủ quyền đối với chúng”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 24/1 khi được đặt câu hỏi về khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
https://www.voatiengviet.com/a/7455303.html
Việt Nam, Romania ký 19 văn kiện hợp tác
Nhằm đưa quan hệ hợp tác hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực, tại hội đàm ngày 22-1 ở thủ đô Bucharest của Romania, hai Thủ tướng Việt Nam và Romania đã thống nhất một số nội dung. Về chính trị – ngoại giao, hai bên tiếp tục đẩy mạnh tiếp xúc và trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao, trên tất cả các kênh nhằm tăng cường sự tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau, làm nền tảng để thúc đẩy và mở rộng hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực. Về kinh tế – thương mại – đầu tư, hai bên nhất trí cần phát huy hơn nữa các cơ chế hợp tác song phương, nhất là Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế Việt Nam – Romania, tiếp tục triển khai đầy đủ, hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA). Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Romania tích cực hỗ trợ thúc đẩy các nước thành viên còn lại của EU phê chuẩn EVIPA, thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ cảnh cáo “thẻ vàng” đối với hàng thủy sản Việt Nam.Về giáo dục – đào tạo, đây là lĩnh vực hợp tác truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác đào tạo và nghiên cứu giữa các trường đại học hai nước trong các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao, công nghệ thông tin, nông nghiệp, y dược…Nhân dịp này, các trường đại học hai bên đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác, tạo cơ sở đẩy mạnh hơn hợp tác giáo dục giữa hai nước.
https://tuoitre.vn/viet-nam-romania-ky-19-van-kien-hop-tac-20240122204835479.htm
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Ngư dân Việt Nam tại ngư trường Hoàng Sa trước dân quân biển Trung Quốc
Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam và tỉnh Đà Nẵng cho BBC News Tiếng Việt biết các ngư dân đang phải tránh xa vùng ngư trường Hoàng Sa vài chục hải lý để đảm bảo an toàn trước những tàu dân quân biển và tàu chấp pháp của Trung Quốc.Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng, cho biết trong khoảng hai đến ba năm trở lại đây, tần suất tấn công của ngư dân Trung Quốc với tàu bè ngư dân ở Đà Nẵng “có giảm mạnh về tần suất, số lần tấn công và quy mô”.Cụ thể, các tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Đà Nẵng là những tàu lớn trên 17 mét, hoạt động đánh bắt quanh năm, kéo dài 15-20 ngày hoặc cho đến vài tháng. Đà Nẵng có chưa đến 100 tàu như vậy và mỗi tàu thường có năm đến bảy người, theo ông Lĩnh, người đã gắn bó với bà con ngư dân trong bốn thập kỷ qua.“Mặc dù Việt Nam nói là chủ quyền của mình, nhưng khi tàu mình vô thì bị rượt đuổi như thường. Vì thế trong hai năm trở lại đây, tàu bị xua đuổi thì có, nhưng bị cướp cá, cướp lưới, hay sát thương ngư dân như trước đây thì không còn. Khu vực Trung Quốc xua đuổi cũng bị thu hẹp lại. Đây chỉ là tình hình đối với tàu Đà Nẵng thôi.”“Thỉnh thoảng xảy ra ngư dân bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, trước đây có khi kéo dài cả chục tiếng đồng hồ, chủ yếu Trung Quốc muốn khiến ngư dân sợ và bỏ chạy thôi,” ông Lĩnh cho biết.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cv25yj17gdxo
Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: 10 án chung thân và hàng trăm năm tù sau phiên toà “lạ lẫm”
Toà án tỉnh Đắk Lắk hôm 19 tháng 1 đã khép lại phiên xét xử đối với 100 người Thượng, trong vụ án tấn công và sát hại cán bộ ở hai trụ sở uỷ ban nhân dân (UBND) xã xảy ra vào rạng sáng 11 tháng 6 năm 2023. Phiên toà kết thúc với 10 án chung thân dành cho những người bị cáo buộc “chủ mưu”, những người còn lại bị kết án tù từ ba năm rưỡi đến 20 năm tù. Trong số 100 người bị đưa ra xét xử, có 53 người bị kết tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, 45 người bị khép tội “Khủng bố”. Hai tội danh còn lại “Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép”, và “che giấu tội phạm”, mỗi tội khép cho một người. Cuộc tấn công vào hai trụ sở UBND xã Ea Ktur và Ea Tiêu thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, theo thông tin từ nhà chức trách, đã khiến chín người thiệt mạng, trong đó có bốn cảnh sát và cán bộ địa phương. Theo tường thuật của báo chí Nhà nước, tại phiên xét xử sơ thẩm kéo dài từ 16/1 đến 19/1, các bị cáo xác nhận đã bị “dụ dỗ, xúi giục và ép” phải thực hiện cuộc tấn công bởi các nhóm phản động ở nước ngoài, trong đó có Hoa Kỳ và Thái Lan. Họ được nói không hề đề cập đến vấn đề xung đột sắc tộc, đàn áp tôn giáo, hay tranh chấp đất đai. Truyền thông Nhà nước, điển hình là Báo Công an, cũng lên tiếng bác bỏ sự liên hệ giữa vấn đề sắc tộc với cuộc nổ súng trên. Tuy vậy, tại cuộc họp của Uỷ ban Tư pháp của Chính phủ diễn ra hồi tháng 9 năm 2023, nói về vụ nổ súng ở Đắk Lắk, tờ VnExpress dẫn lời thứ trưởng Công an Trần Quốc Tỏ, thừa nhận rằng “nguyên nhân sâu xa, cội nguồn vẫn là những vấn đề kinh tế xã hội của đồng bào trong vùng; ; phân hóa giàu nghèo; quản lý đất đai; xây dựng hệ thống chính trị và cuối cùng là một số nội dung khác về quản lý an ninh trật tự ở cơ sở.”
Cháy công ty nữ trang ở Sài Gòn, gần 40 nhân viên tháo chạy
Tầng 6 toà nhà công ty gia công trang sức vàng, bạc ở quận Gò Vấp bốc cháy dữ dội, gần 40 nhân viên tháo chạy thoát thân, trưa 22/1.Gần 11h, khói lửa bốc lên từ tầng 6, khu vực sản xuất nữ trang vàng, bạc tại toà nhà rộng khoảng 1.000 m2 của công ty trang sức công nghệ 3D trên đường Nguyễn Tuân, phường 3. Mặt ngoài của toà nhà được ốp kính.Một số nhân viên đang làm việc phát hiện cháy đã hô hoán nhau dập lửa, song bất thành. Ít phút sau, lửa bùng lên dữ dội, nhiều người ở các lầu chạy ra lối thang bộ thoát xuống dưới.Khói đen từ toà nhà tỏa mù mịt ra trường học đối diện và khu dân cư. Một nhân viên cho biết khi cháy có phát ra nhiều tiếng nổ lớn. “Tôi vội chạy ra ngoài nên để đồ đạc ở lại hết, mong không bị cháy, hư hỏng”, anh nói. Nhiều xe chữa cháy cùng gần 20 chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hoả kéo vòi rồng tiến vào bên trong dập lửa đồng thời chống cháy lan. Sau 20 phút, ngọn lửa được khống chế.
https://vnexpress.net/chay-cong-ty-nu-trang-o-sai-gon-gan-40-nhan-vien-thao-chay-4703641.html
Muốn làm việc ở Nhật, thực tập sinh Việt Nam được yêu cầu dùng biện pháp tránh thai
Một cuộc khảo sát của hãng tin Kyodo của Nhật Bản hôm 21/1 tiết lộ rằng một số nữ thực tập sinh kỹ thuật Việt Nam đã được yêu cầu dùng các biện pháp tránh thai theo hướng dẫn của các tổ chức môi giới tham gia chương trình thực tập sinh ở Nhật Bản.Hãng tin cho biết thêm hiện chính phủ Nhật Bản đang xem xét loại bỏ chương trình thực tập kỹ thuật hiện tại dành cho người nước ngoài. Chương trình này bắt đầu từ năm 1993 với mục tiêu được nêu ra là chuyển giao kiến thức và kỹ năng cho các nước đang phát triển, chủ yếu dành cho lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất, với các thực tập sinh được phép làm việc tới 5 năm.Tuy nhiên, chương trình này đã vấp phải nhiều chỉ trích vì tạo cơ hội cho tình trạng bóc lột lao động và bị cáo buộc là vỏ bọc cho các công ty nhập khẩu lao động giá rẻ từ các nước châu Á khác.Hiện Nhật Bản đang có kế hoạch tạo ra một chương trình mới, trong đó có tính đến các vấn đề về vi phạm nhân quyền đã bị chỉ trích trong hệ thống hiện tại như tình trạng nợ lương, bạo lực, vẫn theo Kyodo.Theo một khảo sát gần đây được thực hiện thông qua nhóm hỗ trợ thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản, 9 phụ nữ đã được các tổ chức môi giới tư vấn áp dụng các biện pháp tránh thai. Cuộc khảo sát cũng cho thấy 5 người trong số họ thực sự đã dùng các phương pháp điều trị này, trong đó có cả việc sử dụng biện pháp đặt vòng tránh thai, Kyodo cho hay.
https://www.voatiengviet.com/a/7450170.html
Cựu cục phó Trần Hùng khai không nhận hối lộ 300 triệu đồng
Ngày 22/1, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm, xem xét đơn kháng cáo kêu oan của bị cáo Trần Hùng, cựu Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Tổ trưởng Tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường cùng 17 bị cáo khác trong vụ án.Ngoài bị cáo Trần Hùng kêu oan, các bị cáo khác xin giảm nhẹ hình phạt, xin hưởng án treo…Phiên tòa vắng mặt một số người làm chứng, người liên quan đến vụ án, nhưng đại diện VKS cho rằng đã có lời khai của những người này trong hồ sơ vụ án nên sự vắng mặt của họ không làm ảnh hưởng tới việc xét xử. Sau khi hội ý, HĐXX quyết định tiếp tục phiên tòa. Theo cáo buộc, năm 2020, Công ty Phú Hưng Phát bị Đội quản lý thị trường (QLTT) số 17, Cục QLTT Hà Nội kiểm tra, thu giữ số lượng lớn sách giáo khoa của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Kết quả kiểm tra phát hiện, 27.360 quyển sách giáo khoa ghi “Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam” không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc. Đội QLTT số 17 đã lập biên bản, tạm giữ số sách trên để tiếp tục xác minh, làm rõ.Do lo sợ bị xử lý hình sự, Cao Thị Minh Thuận (Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát) bàn bạc, trao đổi với Nguyễn Mạnh Hà (Phó Giám đốc Công ty CP In Hà Nội) về việc đến gặp Nguyễn Duy Hải (người thường xuyên cung cấp các thông tin vi phạm của các cơ sở in sách cho ông Hùng) nhờ Hải nói ông Trần Hùng xin xử lý nhẹ đối với vụ việc.
https://vietnamnet.vn/cuu-cuc-pho-tran-hung-khai-khong-nhan-hoi-lo-300-trieu-dong-2242469.html
Bắt giữ ‘ông trùm’ lừa hơn 700 tỷ đồng với chiêu bài huy động vốn đầu tư
Lã Quốc Trưởng chuyên tổ chức các hội thảo, đứng ra thuyết trình để kêu gọi đầu tư nhưng thực chất là lừa đảo huy động vốn, chiếm đoạt hơn 700 tỷ đồngNgày 22/1, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam Lã Quốc Trưởng (38 tuổi, quê Hà Nội, ngụ TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Capel) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các quyết định trên đã được Viện KSND TP.HCM phê chuẩn. Theo thông tin ban đầu, qua công tác nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP.HCM phát hiện đối tượng Lã Quốc Trưởng có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản với hình thức huy động vốn nên tập trung điều tra và phối hợp với Công an các tỉnh, thành khác để xác minh, làm rõ.Theo đó, để có tiền tiêu xài, mua sắm nhà, xe ô tô, Lã Quốc Trưởng sử dụng pháp nhân Công ty CP tập đoàn Capel (Công ty Capel) để thực hiện lừa đảo chiếm đoạt tiền của người dân. Thủ đoạn mà Trưởng áp dụng là tuyển dụng nhân viên, tự phong các chức vụ cao cấp như: Tổng Giám đốc, Trợ lý của Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, trưởng nhóm, kế toán, thủ quỹ… và lập thêm 5 chi nhánh của Công ty Capel tại TP Hà Nội, Thanh Hóa, Bắc Giang, Cần Thơ, Nghệ An. Sau đó, Lã Quốc Trưởng tổ chức nhiều buổi hội thảo do chính Trưởng đứng lên thuyết trình, giới thiệu về Công ty Capel, từ đó kêu gọi các nhà đầu tư.
Thái Lan : Thủ lĩnh phong trào dân chủ được trắng án trong một vụ kiện
Pita Limjaroenrat, thủ lĩnh đảng Move Forward ủng hộ dân chủ Thái Lan, đã được trắng án ngày 24/01/2024 trong vụ kiện về việc ông sở hữu các cổ phần của một kênh truyền hình trong quá trình tranh cử. Với 8 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Tòa Bảo Hiến quyết định ông Pita Limjaroenrat « vẫn còn tư cách dân biểu ».Tòa Bảo Hiến khẳng định: « iTv không hoạt động giống như một cơ quan báo chí vào ngày đảng Move Forward đăng ký tên của bị cáo tham gia các cuộc bầu cử (…). Việc sở hữu cổ phần không vi phạm luật ». Luật pháp Thái Lan cấm mọi ứng cử viên có liên quan đến hoạt động quản lý các cơ quan báo chí. Trước đó, Pita Limjaroenrat giải thích ông đã thừa kế cổ phần kênh iTv từ người cha quá cố, nhưng kênh này đã ngưng phát sóng từ năm 2007, vì vậy không thể được coi là một cơ quan truyền thông.Phán quyết của Tòa Bảo Hiến rất được trông đợi, vì Thái Lan đang bị chia rẽ giữa thành phần tinh hoa bám quyền và thế hệ trẻ muốn đổi mới. Trước những người ủng hộ tập hợp trước tòa, ông Pita Limjaroenrat khẳng định sẽ trở lại Hạ Viện « trong thời gian nhanh nhất có thể ». Thông tín viên của AFP có mặt tại chỗ cho biết nhiều người đã hô « Pita là thủ tướng ».Dù chiếm đa số ở Hạ Viện sau cuộc bầu cử tháng 4/2023, đảng Move Forward do Pita Limjaroenrat lãnh đạo đã không thành lập được chính phủ, do ông bị đình chỉ tư cách dân biểu vào tháng 7 để điều tra, buộc đảng Move Forward rút lại đề xuất thành lập chính phủ. Chính phủ Thái Lan hiện do liên minh gồm đảng Pheu Thai, đồng minh cũ của đảng Move Forward và các phong trào ủng hộ quân đội điều hành.
Tòa LHQ yêu cầu Israel ‘phải làm tất cả để ngăn hành động diệt chủng ở Gaza’
Tòa Công lý Quốc tế của Liên Hiệp Quốc vừa yêu cầu Israel ‘phải làm tất cả để ngăn các hành vi diệt chủng ở Gaza’Dù không đồng ý với kiến nghị của CH Nam Phi là phải có ngay cuộc ngưng bắn, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice-ICJ) ở The Hague, Hà Lan yêu cầu Israel phải có mọi biện pháp “ngăn các hành vi mang tính diệt chủng” (to prevent genocidal acts) ở Dải Gaza.Phán quyết với đa số thuận trong tổng số 17 thẩm phán của Tòa đặt Israel, quốc gia đang tiến hành chiến sự diệt tổ chức Hamas ở Gaza, vào tình thế khó xử, theo BBC News trưa ngày 26/01/2024, khi có tin từ The Hague.Các thẩm phán nói Israel “phải làm mọi cách trong thẩm quyền của mình để tránh không giết người Palestine, gây thương vong, tổn thương tinh thần cho họ, và không được áp đặt các biện pháp nhằm ngăn phụ nữ Palestine sinh con”.Về cơ bản, ICJ nói Israel phải thay đổi cách tiến hành hoạt động quân sự ở Gaza, theo biên tập viên kỳ cựu chuyên về Trung Đông của BBC, ông Jeremy Bowen.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c80nwkp06jwo
Trung Quốc-Philippines nhất trí giảm căng thẳng về đối đầu Biển Đông
Trung Quốc và Philippines loan báo đã nhất trí nỗ lực giảm căng thẳng sau một năm đối đầu công khai và căng thẳng ở Biển Đông làm dấy lên lo ngại về sự can dự vũ trang trong khu vực.Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 18/1 cho biết hai bên đã nhất trí tiếp tục cải thiện liên lạc và sử dụng các cuộc đàm phán thân thiện để giải quyết những khác biệt trên biển, “đặc biệt là quản lý tốt tình hình tại rạn san hô Nhân Ái”.Nhân Ái tiêu là tên tiếng Hoa mà Philippines gọi là Bãi cạn Ayungin, Mỹ gọi là Bãi cạn Thomas Thứ hai, Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây, nơi xảy ra nhiều cuộc đối đầu giữa tàu của hai nước trong những tháng gần đây.Vào tháng 11/2023, Manila cho biết một tàu tuần duyên Trung Quốc và các tàu đi kèm đã tiến hành các hoạt động nguy hiểm và dùng vòi rồng bắn vào một tàu tiếp tế của Philippines trong vùng biển tranh chấp. Trung Quốc phản đối câu chuyện này và nói rằng họ đã hành động phù hợp. Trung Quốc và Philippines cho biết họ đã đồng ý hạn chế căng thẳng tại cuộc họp về Biển Đông hôm 17/1 tại Thượng Hải, cuộc họp thứ tám trong chuỗi cuộc họp bắt đầu vào năm 2017.
Ukraine mời Tập Cận Bình tới hội nghị thượng đỉnh hòa bình
Cố vấn ngoại giao hàng đầu của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cho biết Ukraine đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham gia “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” theo kế hoạch của các nhà lãnh đạo thế giới ở Thụy Sĩ, khi cuộc xâm lược của Nga sắp tròn hai năm.Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với Nga và không chỉ trích việc nước này xâm lược Ukraine, nhưng cũng nói rằng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước phải được tôn trọng và đề nghị giúp hòa giải trong cuộc xung đột.“Chúng tôi chắc chắn mời Trung Quốc tham gia hội nghị thượng đỉnh, ở cấp cao nhất, ở cấp Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, Cố vấn Ihor Zhovkva nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn tuần này.“Sự tham gia của Trung Quốc sẽ rất quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi đang làm việc với phía Trung Quốc. Chúng tôi nhờ các đối tác của mình trên thế giới để họ truyền đạt cho phía Trung Quốc tầm quan trọng của việc tham gia vào một hội nghị thượng đỉnh như vậy”.
https://www.voatiengviet.com/a/7458672.html
Nga cáo buộc Ukraine bắn hạ máy bay, giết chết 65 tù binh Ukraine
Nga hôm 24/1 cáo buộc Ukraine cố tình bắn hạ một máy bay vận tải quân sự của Nga, vốn chở 65 binh sĩ Ukraine bị bắt đến một nơi trao đổi tù binh, và một quan chức địa phương cho biết tất cả 74 người trên máy bay đã thiệt mạng.Truyền thông nhà nước Nga cho biết 6 thành viên phi hành đoàn Nga và 3 bảo vệ có mặt trên chiếc máy bay vận tải quân sự Ilyushin Il-76 bị bắn hạ gần thành phố Belgorod của Nga, gần biên giới Ukraine.”Đó hoàn toàn là sự cố ý. Họ biết rất rõ rằng máy bay đang trong hành trình bay, nó sẽ đi đâu và những người điều khiển hệ thống tên lửa đất đối không (Ukraine) không thể nhầm máy bay vận tải là máy bay quân sự hoặc trực thăng là các mục tiêu”, Andrei Kartapolov, một nhà lập pháp trong quốc hội Nga và một vị tướng đã nghỉ hưu, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình với hãng SHOT.”Nó được thực hiện một cách có chủ ý nhằm phá hoại việc trao đổi tù binh”. Kartapolov, người vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, cho biết chiếc máy bay đã bị bắn hạ bởi ba tên lửa do Mỹ hoặc Đức sản xuất.Nếu thông tin chi tiết được xác nhận, đây sẽ là vụ việc gây chết chóc nhất trong cuộc chiến kéo dài gần hai năm bên trong biên giới được quốc tế công nhận của Nga.
https://www.voatiengviet.com/a/7455112.html
Đức cảnh báo việc hỗ trợ Ukraine, EU ‘gặp khó’ trong trừng phạt Nga
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner tuyên bố nước này không thể một mình duy trì năng lực phòng thủ của Ukraine về lâu dài và các quốc gia khác cần tăng cường đóng góp.Vấn đề đã lên đến đỉnh điểm sau khi Mỹ ngừng viện trợ cho Kiev vì bế tắc ở cơ quan lập pháp, trong bối cảnh nhu cầu vũ khí của Ukraine ngày càng tăng sau chiến dịch phản công quân Nga không đạt kết quả như mong đợi.“Không thể xảy ra việc Đức làm nhiều hơn để giúp Ukraine trong khi những nước khác làm ít hơn”, ông Lindner phát biểu tại một sự kiện của Hiệp hội Doanh nghiệp Đông Đức hôm 23/1. Quan chức này đồng thời hối thúc các nước khác thuộc Liên minh châu Âu (EU) chia sẻ chi phí trợ giúp Ukraine.Theo đài RT, lãnh đạo Bộ Tài chính Đức đưa ra lời kêu gọi trên sau khi Văn phòng Thống kê liên bang (Destatis) tuần trước công bố báo cáo cho biết, nền kinh tế nước này đã suy giảm 0,3% trong năm ngoái, làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế ở khu vực đồng Euro rộng lớn hơn.Đức đang chịu ảnh hưởng vì các cuộc biểu tình rầm rộ tái diễn vào đầu tháng 1, khi nông dân bắt đầu dùng máy kéo chặn các tuyến giao thông và đường cao tốc trên toàn quốc. Họ đổ ra đường biểu tình vì Berlin tuyên bố cắt giảm trợ cấp nông nghiệp không lâu sau khi công bố kế hoạch tăng gần gấp đôi trợ giúp cho Kiev vào năm 2024.Theo Viện Kinh tế thế giới Kiel, Đức đã cung cấp các khoản viện trợ trị giá gần 23 tỷ USD cho Ukraine kể từ tháng 2/2022 đến tháng 11/2023, đưa nước này trở thành quốc gia tài trợ lớn thứ 2 sau Mỹ. Thủ tướng Đức mới đây bày tỏ tin tưởng, EU sẽ đồng ý với gói viện trợ trị giá 50 tỷ Euro cho Kiev tại hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp sắp tới của khối vào ngày 1/2.
https://vietnamnet.vn/duc-canh-bao-viec-ho-tro-ukraine-eu-gap-kho-trong-trung-phat-nga-2243270.htm
Houthi yêu cầu công dân Mỹ, Anh rời Yemen
Lực lượng Houthi yêu cầu các nhân viên LHQ và các tổ chức nhân đạo mang quốc tịch Mỹ, Anh rời Yemen trong vòng một tháng.”Đề nghị các ông phải thông báo cho quan chức và nhân viên mang quốc tịch Mỹ, Anh rời Yemen trong vòng 30 ngày”, cơ quan đối ngoại của lực lượng Houthi viết trong thư gửi quyền điều phối viên nhân đạo của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Yemen Peter Hawkins ngày 24/1.Bức thư cũng đề nghị các tổ chức quốc tế không tuyển công dân Mỹ và Anh tham gia các hoạt động ở Yemen.Đại sứ quán Mỹ nói đã biết thông tin về bức thư, nhưng “không thể đại diện LHQ hay bất cứ tổ chức nhân đạo nào ở Yemen lên tiếng về những yêu cầu họ có thể đã nhận được từ Houthi”.Đại sứ quán Anh cho biết các nhân viên của họ vẫn chưa được thông báo rời Yemen và cơ quan này đang liên lạc chặt chẽ với LHQ.
https://vnexpress.net/houthi-yeu-cau-cong-dan-my-anh-roi-yemen-4704779.html
Trung Quốc bị ‘soi’ kỹ lưỡng về nhân quyền tại cuộc họp của LHQ
Trung Quốc vừa bị xem xét kỹ lưỡng về hồ sơ nhân quyền tại một cuộc họp quan trọng của Liên Hiệp Quốc hôm 23/1, trong đó các nước phương Tây kêu gọi bảo vệ nhiều hơn cho người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và tự do nhiều hơn ở Hong Kong trong khi Bắc Kinh nói họ đã đạt được tiến bộ lịch sử.Đây là cuộc đánh giá đầu tiên diễn ra tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva kể từ khi quan chức hàng đầu về nhân quyền của cơ quan toàn cầu công bố một báo cáo vào năm 2022 nói rằng việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc có thể cấu thành tội ác chống nhân loại.Bắc Kinh phủ nhận mọi hành vi lạm dụng.Các nhà ngoại giao nói với Reuters rằng Trung Quốc đã vận động các nước ngoài phương Tây ca ngợi thành tích nhân quyền của nước này trước cuộc họp bằng cách gửi bản ghi nhớ cho các đặc phái viên trong những tuần gần đây.Phái đoàn ngoại giao của Trung Quốc không bình luận về hoạt động vận động hành lang được báo cáo. Phái đoàn của họ tại Geneva hôm 23/1 cho biết họ đã đạt được tiến bộ kể từ lần đánh giá cuối cùng của Liên Hiệp Quốc vào năm 2018, nói rằng họ đã giúp gần 100 triệu người thoát khỏi đói nghèo.
https://www.voatiengviet.com/a/7451587.html
Quân đội Israel tấn công dữ dội, xông vào 2 bệnh viện ở Dải Gaza
Quân đội Israel hôm nay (22/1) đã xông vào một bệnh viện, và bao vây một bệnh viện khác ở thành phố Khan Younis của Dải Gaza.Theo hãng tin Reuters, giới chức Palestine cáo buộc hành động của Israel đã ngăn cản hoạt động chăm sóc cho các bệnh nhân. Theo đó, vào hôm nay, quân đội Israel đã lần đầu tiên tiến vào quận al-Mawasi ở phía tây thành phố Khan Younis. Ông Ashraf al Qidra, người phát ngôn cơ quan y tế Dải Gaza, cáo buộc binh sĩ Israel đã xông vào bệnh viện Al-Khair, và bắt giữ các nhân viên y tế.Trong khi đó, tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine cho biết xe tăng Israel cũng đã bao vây bệnh viện al-Amal ở thành phố Khan Younis.Ông Qidra cho hay ít nhất 50 người đã thiệt mạng tại Khan Younis trong đêm qua. Các cuộc bao vây nhằm vào các cơ sở y tế cũng đã khiến hàng chục người chết, và bị thương. “Hành động bao vây của Israel đang ngăn cản xe cứu thương đi thu hồi thi thể, và vận chuyển những người bị thương ở miền tây Khan Younis”, ông Qidra nói.Hiện phía Israel chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. Người dân địa phương cho biết đây là đợt oanh tạc trên không, trên bộ, và trên biển dữ dội nhất của Israel ở miền nam Gaza, kể từ khi xung đột Israel – Hamas bùng nổ vào tháng 10/2023. Theo đó, các xe tăng của Israel đã tràn qua Khan Younis từ phía đông tới bờ biển Địa Trung Hải
Nga phải giải trình tại Liên Hiệp Quốc về số phận trẻ em Ukraina bị đưa đi
Ngày 22/01/2024, Ủy ban Quyền Trẻ em của Liên Hiệp Quốc bắt đầu nghiên cứu hồ sơ liên quan đến Nga trong cuộc chiến Ukraina. Trong hai ngày, Matxcơva sẽ phải giải trình trước 18 chuyên gia độc lập của Ủy ban về số phận của trẻ em Ukraina bị đưa sang lãnh thổ Nga kể từ tháng 02/2022. Trước đó vài tháng, Ủy ban đã gửi cho Nga danh sách những điểm mà họ quan tâm, như quá trình đưa trẻ em Ukraina sang Nga hoặc những vùng lãnh thổ Ukraina bị Nga kiểm soát, số lượng trẻ em bị đưa đi, « các biện pháp được tiến hành để bảo vệ quyền được giữ danh tính, kể cả quốc tịch, của những em này ».Kiev cho rằng có khoảng 20.000 trẻ em Ukraina đã bị Nga dùng vũ lực đưa đi, trong đó chỉ mới có khoảng 400 em được chính quyền đưa về. Matxcơva khẳng định muốn bảo vệ những em này khỏi chiến tranh và việc đưa sang đã« được thực hiện theo yêu cầu và sự đồng ý của các em », theo giải trình bằng văn bản năm 2023 gởi cho Ủy ban về Quyền Trẻ em và được Liên Hiệp Quốc gửi đến báo giới ngày 18/01. Tuy nhiên, văn bản này không nêu chính xác số trẻ em bị đưa đi, đồng thời cho biết « có 46.886 trẻ em Ukraina được cấp quốc tịch Nga trong giai đoạn 01/04/2022 đến 30/06/2023 ».Trả lời AFP, luật sư Kateryna Rashevska thuộc tổ chức phi chính phủ Regional Center for Human Rights ở Ukraina đánh giá « tiến trình hồi hương trẻ em Ukraina được thực hiện rất lẻ tẻ ». Với nhịp độ hiện nay, « có lẽ phải mất đến 90 năm chỉ để đưa các em được biết danh tính trở về Ukraina» .
Lãnh đạo đối ngoại EU kêu gọi ‘giải pháp hai nhà nước’ cho Israel-Palestine
Kế hoạch của Israel nhằm tiêu diệt nhóm chiến binh Hồi giáo Hamas ở Gaza không có tác dụng và Liên minh châu Âu phải theo đuổi các nỗ lực tạo ra ‘giải pháp hai nhà nước’ bất chấp sự phản đối của Israel, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell cho biết hôm 22/1.Thủ tướng Israel hôm 21/1 tái khẳng định đường lối cứng rắn của nước này, vốn phản đối bất kỳ nhà nước Palestine nào vì nó sẽ gây ra ‘nguy cơ sinh tồn’ đối với Israel. Ông cho biết Israel sẽ tiếp tục kiên định mục tiêu kiểm soát an ninh hoàn toàn đối với tất cả các lãnh thổ phía tây sông Jordan, bao gồm Dải Gaza và Bờ Tây do Israel chiếm đóng. Ông Borrell phát biểu tại cuộc gặp hàng tháng của các ngoại trưởng EU, lần này có sự tham dự của những người đồng cấp từ Ả rập Xê-út, Ai Cập và Jordan và Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập. Các cuộc thảo luận tập trung chủ yếu vào hậu quả của cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10 vào Israel và cuộc tấn công trả đũa của Israel ở Gaza.Ngoại trưởng Israel Israel Katz và Ngoại trưởng Palestine Riyad al-Maliki đã xuất hiện riêng rẽ tại cuộc họp.
Cơn giận của giới nông dân châu Âu bùng nổ ở nhiều nước
Khắp nơi trong Liên Hiệp Châu Âu, từ Rumani, Đức, Ba Lan, đến Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha … phong trào phản kháng của giới nông dân đang tăng mạnh. Các hành động như biểu tình, tuần hành bằng xe kéo trong trung tâm thành phố, phong tỏa đường cao tốc, đổ phân bón ra trước trụ sở các cơ quan công quyền … diễn ra ở nhiều nơi. Đâu là những lý do khiến nông dân châu Âu nổi giận ? Trả lời đài RFI Pháp ngữ, bà Christine Lambert, cựu chủ tịch nghiệp đoàn nông nghiệp Pháp FNSEA, hiện là chủ tịch COPA, tổ chức vận động hành lang bảo vệ nông dân châu Âu tại Bruxelles, giải thích :« Có rất nhiều lý do dẫn đến phong trào ở các nước khác nhau. Tại Rumani, Ba Lan, Bulgari, chủ yếu việc này liên quan đến việc ngăn chặn ngũ cốc Ukraina và Nga, vốn đã làm rớt giá nông phẩm của các nước này. Tại Đức,đó là do những quyết định mà chính phủ đơn phương đưa ra để loại bỏ ưu đãi thuế về nhiên liệu. Ở những nước khác, lý do là việc áp dụng quy định về phân đạm nitrat.Ngoài ra càng đến gần kỳ bầu cử Nghị Viện Liên Âu, Bruxelles càng ráo riết hoàn tất các văn bản Thỏa thuận Xanh của châu Âu. Bất chấp những vấn đề mà các nông dân đang gặp phải, họ vẫn muốn mọi thứ phải được giải quyết trước khi rời chức vụ. Về việc hướng tới một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường hơn, dĩ nhiên chúng tôi hiểu là cần phải làm, phải sản xuất nhiều hơn, tốt hơn, ít gây tác hại hơn. Chúng tôi sẽ biết cách thực hiện, nhưng không được ép buộc và phải có những phương tiện bổ sung.Hơn nữa, còn có sự bùng nổ về giá năng lượng, không chỉ ảnh hưởng đến các hộ gia đình, mà còn ảnh hưởng đến trang trại, doanh nghiệp, các tòa nhà, trang thiết bị, các nhà kính của chúng tôi. Nói tóm lại là đang có quá nhiều điều nông dân không hiểu nổi và nhiều sự kiện khiến giới nông dân phải lên tiếng: : Thế là quá đủ rồi, hãy dừng lại và lắng nghe chúng tôi ».
Nước Đức rung chuyển với các đợt biểu tình đối chọi nhau và vụ phe cực hữu họp kín
Cuối tuần qua, các cuộc biểu tình phản đối phe cực hữu nổ ra ở một số thành phố của Đức, sau khi chính trường nước này chấn động vì tin có một ‘cuộc họp kín’ của các đảng cánh hữu và cực hữu bàn ý tưởng trục xuất người nhập cư hồi tháng 11.Thủ tướng Olaf Scholz (đảng SPD) đã “cảm ơn” hàng trăm nghìn người dân xuống đường ở Berlin, Munich Cologne, Dresden, Leipzig, Bonn hôm Chủ Nhật 21/01/2024.Tại Hamburg, cuộc tuần hành xảy ra hôm thứ Sáu và sang ngày thứ Bảy thì hàng chục nghìn đã biểu tình chống phe cực hữu ở Frankfurt và Dortmund, theo BBC News.Một số báo Đức nói số đô thị lớn nhỏ có biểu tình vì quyền của người nhập cư lên tới 100.Thủ tướng Scholz cũng nhân không khí biểu tình để lên án ý tưởng “trục xuất ồ ạt” mà phe cực hữu tung ra, coi đó là “cuộc tấn công vào nền dân chủ Đức”.Nhưng các vấn đề nghiêm trọng chưa biến đi, theo các báo châu Âu khi mà hàng nghìn nông dân vùng Đông nước Đức vẫn biểu tình bằng máy kéo, xe tải chặn các con lộ ra vào thủ đô Berlin và ngay trong trung tâm thành phố.Sức ép lên liên minh Xanh-Vàng-Đỏ của ba đảng Xanh, Tự do và Xã hội Dân chủ thấy rõ ở các bang phía Đông trước kỳ bầu cử địa phương dự tính vào mùa thu năm nay. Đây cũng là các bang đảng cực hữu, bài ngoại Alternative fuer Deutschland (AfD) có khả năng giành tới 30% phiếu cử tri vào các hội đồng địa hạt.Cục Bảo vệ Hiến pháp- một cơ quan an ninh cấp liên bang- đang nghiên cứu khả năng cấm luôn AfD hoạt động.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cevrlp1979do
Số người Palestine chết vì cuộc chiến ở Gaza vượt quá 25,000
Số người Palestine thiệt mạng trong cuộc chiến giữa Israel và Hamas tăng vọt lên hơn 25,000, Bộ Y Tế tại Dải Gaza cho biết hôm Chủ Nhật, 21 Tháng Giêng, trong khi Israel thông báo về cái chết của một con tin khác và dường như còn lâu mới đạt được mục tiêu đề ra là giải cứu hơn 100 người khác và tiêu diệt nhóm chiến binh, theo AP.Bộ Y Tế Gaza cho biết kể từ khi chiến tranh bắt đầu, 25,105 người Palestine thiệt mạng, trong khi 62,681 người khác bị thương. Ông Ashraf al-Qidra, phát ngôn viên Bộ Y Tế Gaza, cho biết con số này bao gồm 178 thi thể được đưa đến bệnh viện ở Gaza kể từ Thứ Bảy.Tổng số người thiệt mạng được cho là cao hơn vì nhiều người thương vong vẫn bị chôn vùi dưới đống đổ nát hoặc ở những khu vực mà nhân viên y tế không thể tiếp cận, theo ông al-Qidra.Bộ Y Tế Gaza không phân biệt dân thường và chiến binh trong các số liệu nhưng cho biết khoảng 2/3 số người thiệt mạng ở Gaza là phụ nữ và trẻ vị thành niên. Bộ này là một phần của chính phủ do Hamas điều hành, nhưng số liệu thương vong từ các cuộc chiến trước đây phần lớn phù hợp với số liệu của các cơ quan Liên Hiệp Quốc và thậm chí cả quân đội Israel.
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/so-nguoi-palestine-chet-o-gaza-vuot-qua-25000/