Seite auswählen

Trí Lưc

 

Cm nghĩ về việc xóa bỏ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa và hai chữ tỵ nạn trên trang bìa tạp chí Viên Giác số 258 và 259 – tháng 2 năm 2024.

 

 

 Hôm nay, cũng như mọi khi, tôi trang trọng mở tờ báo Viên Giác được xuất bản tại Cộng hòa Liên bang Đức ra đọc. Nhìn trang bìa số 258 và 259, tôi lặng người ra một hồi lâu và không tin vào chính đôi mắt của mình. Sự thật, lá cờ vàng ba sọc đỏ thân thương, biểu tượng cho một nền tự do nhân bản của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và hai chữ tỵ nạn đã bị xóa bỏ trên tạp chí này.

 

 Niềm đau nỗi xót tự nhiên tràn ngập trong lòng tôi! Có thể lá cờ thiêng liêng của người Việt quốc gia tỵ nạn cộng sản đã bị xóa nhòa như vậy ư? Phải chăng ban biên tập tờ báo Viên Giác đã cố tình phi tang quá khứ và xóa bỏ một giai đoạn lịch sử ngập tràn nước mắt quê hương?

 

 1 Lật lại trang sử đau thương

 Ngược dòng thời gian, đã gần ngót 50 năm đằng đẳng, giở lại trang sử đau buồn của quê hương đất nước, người dân Việt không ai mà không khỏi chạnh lòng buốt dạ, mỗi khi nhớ nghĩ về tháng Tư đen năm 1975. Ngày ấy tang tóc điêu linh, quân cộng sản miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, mở đầu cho bao thảm cảnh đè nặng lên kiếp sống dân lành. 

 

 Chế độ cộng sản độc tài toàn trị đang tâm chà đạp quyền sống của cả dân chúng hai miền Nam Băc. Hàng trăm hàng nghìn nhà tù lớn nhỏ và trại  tập trung cải tạo mọc lên khắp nơi, nhằm trả thù các tầng lớp quân dân cán chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Tài sản, nhà cửa, đất đai, ruộng vườn… cua bao người dân vô tôi đã bị chính quyền công sản vô cớ tịch thu, sau đó cả nhà bị đày ải lên vùng gọi là kinh tế mới, sỏi đá khô cằn, rừng thiêng nước độc.

 

 Mây đen trùm phủ cả vùng trời quê hương thảm đạm, u tôi, thê lương! Hơn bốn nghìn năm lịch sử, chưa bao giờ găp cảnh người Việt giày xéo nước non đất Việt! Có ai mà không khỏi đau xót quặn lòng trước cảnh nước mất nhà tan, núi sông rách nát! Chính quyền cộng sản Hà Nội ngày càng nuôi lớn hận thù, ôm ấp hờn căm hiểm ác, để rồi cam tâm bóp nát tình thương, chẳng chút động lòng! Dân chúng chịu cảnh lầm than, sống kiếp đọa đày, trong nỗi niềm đắng cay tủi hổ!

 

 Cả triệu người đành lòng bỏ quê hương đất nước vượt biển ra đi tìm tự do, lánh nạn cộng sản. Hơn phân nửa thuyền nhân bất hạnh đã bỏ lại xác thân giữa lòng biển cả, còn lại gặp may mắn được đặt chân đến bến bờ tự do. Nay cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản đã có mặt khắp cả năm châu, mọi người luôn luôn hướng về quê hương thân yêu, đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội hãy trả lại quyền sống cho người dân.

 

 Hai chữ tỵ nạn chính là niềm tự hào, và cũng là nỗi đớn đau chua xót của bao nạn nhân dưới chế độ cộng sản phi nhân, độc tài toàn trị!

 

 2 Phi tang quá khứ

 

 Lá thư tòa soạn mở đầu tờ Viên Giác số 259 – Tháng 2 năm 2024 – không đủ sức thuyết phục. Ban biên tập đã viện dẫn lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma và định luật vô thường để biện minh cho sự  xóa bỏ lá cờ thiêng liêng và hai chữ tỵ nạn đã đồng hành cùng tờ báo suốt chặng đường dài 45 năm qua. Ở đây, chúng tôi không cần trích dẫn từng câu để phản biện, chỉ xin thẳng thắn trình bày thiển ý của mình.

 

 Đức Phật dạy nguyên lý vô thường, vạn vật biến chuyển đổi thay theo từng nhân duyên sinh khởi. Thế nhưng, lịch sử là những sự kiện diễn ra trong quá khứ cho đến hiện giờ, mãi mãi và tuyệt nhiên không thể nào thay đổi.

 

 Quý ngài chủ nhiệm, chủ bút và ban biên tập tờ báo Viên Giác chớ có đánh đồng việc xóa bỏ lá cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa và hai chữ tỵ nạn là hợp lẽ đổi thay. Dẫu rằng, lãnh thổ miền Nam Việt Nam đã rơi vào tay cộng sản vào năm 1975, thế nhưng, lá cờ ấy thực sự chính là hồn thiêng sông núi, là kết tinh của bao máu xương của chư anh hùng tử sĩ, quân dân cán chính, quyết tâm bảo vệ miền Nam Việt Nam tự do. Nay ngọn cờ vàng ba sọc đỏ vẫn đang hiện hữu và ngang nhiên phất phới trên mọi nẻo đường của người Việt tỵ nạn cộng sản khắp năm châu. Nơi đâu có bước chân người Việt tỵ nạn cộng sản, nơi đó có biểu tượng thiêng liêng chính là ngọn cờ vàng.

 

 Thế hệ con cháu của người tỵ nạn, cũng là người Việt quốc gia lánh nạn cộng sản. Do đâu mà chúng có mặt trên quê hương thứ hai này? Bởi vì cha ông của chúng đã từng bị chính quyền cộng sản đọa đày khốn khổ trong các trại tập trung cải tạo, trong vùng kinh tế mới nước độc rừng thiêng, nay may mắn hãy còn sống sót đề có một cuộc sống an bình chốn đất khách quê người, nhận nơi đây làm quê hương thứ hai. Các ngài cho rằng, nay chúng đã mang quốc tịch Âu Mỹ, không còn đơn thuần là người Việt Nam nữa, nói sao mà cảm thấy buồn cười? Các ngài nói như vậy chẳng khác nào muốn phi tang quá khứ, xóa bỏ lịch sử đau thương của dân tộc Việt Nam bởi bạo quyền cộng sản. Quá khứ, dù đau buồn tới đâu chúng ta cũng không có quyền phủ nhận, như vậy là có tội với hồn thiêng sông núi, lỗi đạo với chư anh hùng tử sĩ, vị quốc vong thân.

 

Sao nỡ đành quên? 

 Những lúc quý ngài tìm đường lánh nạn công sản, lênh đênh trên Đông hải, sóng dập gió dồi, mạng sống tựa hồ nghìn cân treo sợi tóc. Nay được đặt chân đến bến bờ tự do, sau bao nhiêu năm có được cuộc sống ấm no, ổn định chốn quê người, thế mà đành lòng xóa bỏ lá cờ thiêng và cố tình quên đi hai chữ tỵ nạn.

 

 Nỡ đành quên sao? 

 Những năm tháng ở quê nhà, ruộng vườn nhà cửa bị chính quyền cộng sản ngang nhiên cướp trắng, nạn nhân một thời dưới chính sách đánh tư sản mại bản. Nay cư an sao chẳng tư nguy, lại nỡ lòng nào êm xuôi thỏa hiệp với nghị quyết 36 của chính quyền công sản Hà Nôi tráo trở lọc lừa. Dẫu có được hứa hẹn gì đi chăng nữa, cũng chỉ toàn là bánh vẽ mà thôi!

 

 Người học Phật không được nuôi dưỡng hận thù, mà hãy lấy lòng từ bi để chuyển hóa vô minh. Ở đây, nếu các ngài đành đoạn xóa bỏ biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ thiêng liêng và hai chữ tỵ nạn trên trang bìa tạp chí Viên Giác, cá nhân tôi cho rằng đó là việc làm bôi nhọ lịch sử, phi tang quá khứ, chứ đừng biện minh mà trích dẫn lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Thời gian thay đổi thì mọi việc sê phải đổi thay”…

 

Lời nói thẳng thường nghe chối tai. Trông mong các ngài chủ nhiệm, chủ bút cùng ban biên tập tạp chí Viên Giác hãy bình tâm suy xét.

 

 Thuy Điên, ngày giá tuyết 14-02-2024

 

 Trí Lưc

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen