Mục lục
HRW: Chính quyền Sóc Trăng bỏ tù Danh Minh Quang để trả thù vì bày tỏ quan điểm chính trị
HRW nói Sóc Trăng kết tội và bỏ tù nhà hoạt động Danh Minh Quang vì muốn trả thù việc ông bày tỏ chính kiến.Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói chính quyền tỉnh Sóc Trăng kết tội và bỏ tù nhà hoạt động người Khmer Danh Minh Quang vì muốn trả thù việc ông bày tỏ chính kiến. Ông Danh Minh Quang, 37 tuổi, ở huyện Mỹ Xuyên, bị công an địa phương bắt giữ ngày 31/7/2023 với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự. Sau hơn sáu tháng, ngày 07/2, Toà án Nhân dân huyện Mỹ Xuyên đã kết tội và tuyên mức án ba năm sáu tháng tù giam. Dẫn cáo trạng của Viện kiểm sát, truyền thông nhà nước nói ông Danh Minh Quang có đăng tải và chia sẻ 51 bài viết, hình ảnh trên mạng xã hội “mang nội dung có tính chất tiêu cực, tuyên truyền, xuyên tạc không đúng sự thật nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức Nhà nước.” Ngày 11/2, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của HRW ra thông cáo báo chí phản đối việc kết tội ông Danh Minh Quang.“Chính quyền tỉnh Sóc Trăng đã chà đạp một cách trắng trợn quyền tự do ngôn luận và trả thù một công dân chỉ vì người này nêu quan điểm độc lập về chính trị của mình trên mạng xã hội.”
Nghệ An bắt giữ băng người Việt lừa người Việt $8.2 triệu
Nhà chức trách tỉnh Nghệ An xác nhận có tổng cộng 32 nghi can bị bắt trong đường dây lừa đảo trực tuyến nhắm vào người Việt.Theo tạp chí Tri Thức (ZNews) và báo Nghệ An hôm 10 Tháng Hai (Mùng Một Tết), đây là băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức làm việc cho các công ty đóng ở Cambodia, để lừa đảo chiếm đoạt 200 tỷ đồng ($8.2 triệu) của các nạn nhân tại Việt Nam.Chiêu thức của băng nhóm này là giả danh cán bộ tư pháp hoặc giới chức Bộ Công An Việt Nam để gọi điện thoại hăm dọa bắt giữ, khởi tố, khóa SIM điện thoại…, khiến các nạn nhân nhẹ dạ sợ hãi đến mức giao quyền quản lý tài khoản ngân hàng của họ cho kẻ lừa đảo.Sau khi “con mồi” dính bẫy, các nghi can luôn yêu cầu họ ở không gian kín đáo, không được nói cho ai khác biết sự việc, kể cả người thân, và thường xuyên giữ liên lạc để dễ dàng thao túng tâm lý bị hại.Công An Tỉnh Nghệ An xác nhận đã bắt giữ nghi can cầm đầu đường dây là Tăng Quảng Vinh, 35 tuổi, ở quận 5, Sài Gòn, và làm việc tại Cambodia.Nghi can Vinh được ghi nhận câu kết với các nghi can người Nghệ An và người Đài Loan, điều hành mọi hoạt động lừa đảo trực tuyến.Hầu hết các nghi can tham gia đường dây được xác định là người Nghệ An, số ít còn lại là người Sài Gòn, tỉnh Bình Thuận và Thanh Hóa.Sau vụ bắt giữ nhóm nghi can, Công An Tỉnh Nghệ An thông báo những ai là nạn nhân của băng nhóm này “nhanh chóng trình báo để được giải quyết.” Nhà chức trách cũng khuyến cáo người dân “cần đề cao cảnh giác” khi nhận các cuộc gọi của những người tự xưng là cán bộ, nhất là công an viên để yêu cầu điều tra vụ án và quản lý tài khoản ngân hàng
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nghe-an-bat-giu-bang-nguoi-viet-lua-nguoi-viet-8-2-trieu/
VietNamNet gỡ bài tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979
Nhiều cư dân mạng phát giác bài báo “45 Năm Chiến Đấu Bảo Vệ Biên Giới Phía Bắc: Để Lịch Sử Không Lặp Lại Đau Thương” trên báo VietNamNet bỗng nhiên trong tình trạng “không tìm thấy đường dẫn [link] này” sau khi đăng tải hôm 16 Tháng Hai.Theo bản tóm tắt bài báo do Google lưu lại, bài nêu trên nằm trong loạt bài tưởng niệm 45 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc nhằm “cung cấp thêm thông tin, tư liệu tới quý độc giả để mọi người cùng ghi nhớ, không thể lãng quên.”Một phần bài báo bị gỡ được một Facebooker nhanh tay lưu lại, ghi: “Mờ sáng 17 Tháng Hai, 1979, dưới chiêu bài ‘phản kích tự vệ,’ 60 vạn quân Trung Quốc bất ngờ tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Quân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ biên cương, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Ngày 5 Tháng Ba, 1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân, nhưng trên thực tế ‘cuộc chiến đấu mới’ phải kéo dài tới 10 năm (1979-1989) đầy ác liệt, mất mát, đau thương…”Không rõ vì sao tòa soạn VietNamNet gỡ bài nêu trên nhưng vẫn để lại các bản tin khác có cùng chủ đề, vốn được tập hợp lại từ những bài đã đăng vào dịp 17 Tháng Hai các năm trước.
Quảng Ngãi: bắt cựu Chủ tịch Hội nông dân huyện Sơn Tịnh vì lừa đảo hơn một tỷ đồng
Cựu Chủ tịch Hội nông dân huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi – Huỳnh Văn Quyết đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh bắt để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Ngày 16/2, văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ngãi cho truyền thông Nhà nước hay đã di lý ông Quyết từ TP Hồ Chí Minh về đến Quảng Ngãi.Công an cho biết ông Quyết bị bắt vì lấy sổ đỏ của dân đi cầm cố, lừa bán đất, chuyển mục đích sử dụng đất để chiếm đoạt tài sản.Cụ thể, vào năm 2023, ông Quyết đã lợi dụng danh nghĩa khi còn là cán bộ, công chức để đưa ra nhiều thông tin giả như bán đất, chuyển đổi mục đích sử dụng rồi chiếm đoạt tiền hơn một tỷ đồng của nhiều người dân.Sau khi lừa đảo, ông Quyết đã đi khỏi địa phương. Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết người dân đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của ông Quyết đến cơ quan công an. Sau khi tiếp nhận thông tin của người dân, Công an đã vào TP.HCM bắt giữ và di lý ông Quyết về Quảng Ngãi để phục vụ công tác điều tra.
Chiến tranh Việt–Trung: cuộc chiến đẫm máu giữa các ‘đồng chí’
Ngày 17/2/1979 được đánh dấu là thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng biên giới hai nước. Đó là một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu giữa những “đồng chí”, đồng minh một thời.Lúc bấy giờ, Việt Nam vừa thống nhất đất nước sau Chiến tranh Việt Nam thì lại phải lâm vào cuộc chiến với Khmer Đỏ ở Campuchia. Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình gọi Việt Nam là “tiểu bá” và rắp tâm “dạy cho Việt Nam một bài học Trung Quốc gọi đây là cuộc chiến tự vệ. Trong ảnh: Xe tăng Trung Quốc tập kết gần biên giới cách không xa thị xã Lạng Sơn của Việt Nam, ngày 1/2/1979. Chiến tranh nổ ra trên toàn tuyến biên giới vào ngày 19/2/1979, nhưng trước đó, trong tháng 1 và 2 cùng năm, Trung Quốc đã thực hiện hàng trăm vụ xâm phạm vũ trang vào lãnh thổ Việt Nam. Phía Trung Quốc gọi cuộc chiến này là Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến (Chiến tranh tự vệ đánh trả Việt Nam), còn phía Việt Nam thoạt tiên gọi là Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng Trung Hoa.Khi đã hết chiến tranh, trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, trước nhu cầu củng cố quan hệ với Trung Quốc, chính quyền Việt Nam đã tránh làm đậm thông tin cuộc chiến này, tên cuộc chiến cũng đã thay đổi. Về sau, tên gọi thường được biết đến nhiều nhất là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979. Tên của “kẻ thù Trung Quốc” cũng ít được nhắc đến một cách chính thức, như cách mà chính quyền Việt Nam hay nhắc tới Pháp, Nhật, Mỹ trong các cuộc chiến trước đó.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cglm3gk83yeo
Bốn đại án tham nhũng sẽ được đưa ra xét xử trong năm 2024
Bốn đại án được dư luận quan tâm và thuộc diện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng gồm vụ Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh, FLC và vụ án liên quan Công ty Việt Á sẽ được đưa ra xét xử trong năm 2024.Truyền thông trong nướcloan tin trên trong ngày 16/2. Trong bốn đại án trên, vụ Vạn Thịnh Phát liên quan đến vợ chồng đại gia Trương Mỹ Lan và 85 đồng phạm đã được ấn định lịch xét xử kéo dài gần hai tháng từ 5/3 đến 29/4.Các vụ án còn lại chưa được thông báo ngày, giờ xét xử cụ thể. Tuy nhiên, vụ Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh – Đỗ Anh Dũng cùng đồng phạm lừa đảo hơn 8.600 tỷ đồng, hiện cáo trạng, hồ sơ vụ án đã được Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao chuyển sang Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội để đưa ra xét xử trong năm nay.Vụ án của Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cũng dự kiến được đưa ra xét xử trong năm 2024. Trước đó, hồi tháng 10/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận đề nghị truy tố ông Trịnh Văn Quyết và 20 người về tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.Tuy nhiên mới đây Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vụ án này.Riêng vụ án liên quan Công ty Việt Á, hồi đầu tháng 1/2024, cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Chu Ngọc Anh, cùng 36 bị cáo, có sai phạm trong việc đưa, nhận hối lộ, cấp phép sản xuất thương mại các bộ xét nghiệm COVID-19 cho Công ty Việt Á đã được TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm.
Quan hệ Việt-Nga ảnh hưởng ra sao sau vụ thắng kiện của Tập đoàn Nga với PVN?
Tập đoàn Power Machines của Nga đã thắng kiện Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) từ tháng 11 năm ngoái và theo nguồn tin giấu tên trong bài đăng trên Nhật báo RBC (Nga), phía Power Machines đang “đòi” khoản tiền bồi thường khoảng 500 triệu USD. Việc này ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Việt – Nga?Nhận định về vụ kiện này, thạc sỹ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu quốc tế, cho rằng những tập đoàn làm việc với nhau thì phải có đụng chạm. Khi lợi ích bị xung đột thì phải sử dụng biện pháp ra tòa án quốc tế. Theo ông, vụ kiện này cũng không phải là gì “quá ghê gớm”:“Đây chỉ là một dự án nhỏ, nó không thể ảnh hưởng đến tổng thể mối quan hệ của hai bên được. Quan hệ của hai bên phải bao gồm chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế chứ không phụ thuộc vào chuyện này.”Cũng theo ông Hoàng Việt, 500 triệu USD không phải là tiền bồi thường mà là số tiền phía tập đoàn Power Machines đã bỏ tiền thi công 70% khối lượng công việc. Nay, dự án không thể tiếp tục thì phía tập đoàn Nga kiện đòi lại số tiền này.Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam, từ nước Úc nói rằng theo các phương tiện truyền thông, dù ban đầu, phía Việt Nam phớt lờ các cuộc đàm phán ở cấp chính phủ giữa hai nước, tuy nhiên, tranh chấp giữa Power Machines với PVN cũng sẽ không có tác động tiêu cực quá lớn đến quan hệ Nga-Việt
“Nếu lãnh đạo cộng sản thực sự có đức, có tài, Việt Nam đã phú cường từ lâu” – TS Nguyễn Huy Vũ
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam – Nguyễn Phú Trọng tại buổi gặp mặt các cơ quan Trung ương hôm 7/2/2024 yêu cầu làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIV nhiệm kỳ 2026 – 2031.Yêu cầu của ông Tổng Bí thư không gây ngạc nhiên khi chỉ trong năm 2023, đã có 19 cán bộ đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị kỷ luật.Mới nhất là trường hợp ông Trần Tuấn Anh- Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cựu Bộ trưởng Công thương và Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường bị Bộ Chính trị kỷ luật và đồng ý cho thôi các chức vụ đang công tác.Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài từ Đức quốc hôm 9/2/2024 nhận định với RFA:“Đây không phải lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng nói về quy hoạch Ban chấp hành Trung ương đảng, Ban Bí thư hay Bộ Chính trị, ngay từ khi nhiệm kỳ trước đại hội lần thứ 12, ông đã đề cập như vậy. Trước đại hội 13 lại đề cập như vậy… Nhưng cuối cùng như chúng ta thấy, mỗi một nhiệm kỳ dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng đều có cả hàng chục Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ chính trị bị vi phạm pháp luật đến mức kỷ luật, hoặc nặng hơn thì bị xử lý về vấn đề hình sự.Theo Luật sư Đài, trong chế độ cộng sản, bản thân ông Tổng Bí thư mặc dù trên danh nghĩa là người có quyền lớn nhất, nhưng ở trong một số lĩnh vực, còn trong vấn để sắp xếp nhân sự thì bản thân ông Trọng không thể nào quán xuyến tất cả mọi thứ. Ông Đài giải thích:Còn Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ ở Na Uy, khi trả lời RFA hôm 9/2 thì cho rằng, Đảng trưởng luôn muốn đảng của mình ngày một tốt hơn là một nhu cầu hợp lý. Theo ông Vũ, nếu Đảng Cộng sản có nhiều lãnh đạo có đức, có tài thì đó quả thật là hồng phúc cho dân tộc, và Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một quốc gia phú cường từ rất lâu. Thực tế theo ông Vũ, đã chứng minh ngược lại. Đảng Cộng sản đã đưa Việt Nam đi từ thất bại này đến khủng hoảng khác và hậu quả là khoảng cách về mức sống trung bình giữa người dân Việt Nam và các nước phát triển trong khu vực vẫn còn ở mức rất xa
Liệu có tiến bộ về nhân quyền khi Chủ tịch nước ân xá hàng chục án tử hình?
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gần đây đồng ý ân giảm nhiều án tử hình xuống thành chung thân, tuy nhiên một số nhà hoạt động cho rằng đó vẫn chưa phải là bước tiến về nhân quyền ở Việt Nam.Ngày 27/12/2023, ông Thưởng ký quyết định ân xá cho 18 tử tù. Hơn một tháng sau đó, ngày 6/2, năm bị án có đơn xin ân giảm gửi Chủ tịch nước được giảm xuống án chung thân, tuy nhiên, danh tính của những người này không được công bố.Từ California (Hoa Kỳ), tiến sỹ Nguyễn Bá Tùng, Trưởng ban Điều hành của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam phát biểu với Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho rằng, những hành động này chỉ để “làm đẹp hình ảnh của Việt Nam trên trường thế giới.” Ông nói qua điện thoại hôm 9/2:”Họ vẫn xử tử hình như một phương cách để dằn mặt, đồng thời đến cuối năm hoặc trong những dịp lễ họ cho Chủ tịch nhà nước cho ân xá để tạo ra bộ mặt nhân đạo trước thế giới. Các tổ chức nhân quyền thế giới sẽ thấy rõ điều đó.”Việt Nam là một trong số những quốc gia áp dụng nhiều án tử hình nhất thế giới. Tuy đã bỏ bớt một số tội danh có thể đưa đến án tử hình, Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành vẫn duy trì án tử hình cho 18 tội danh, trong đó nhiều nhất là những tội liên quan đến ma túy.Theo báo cáo mới nhất của tổ chức Ân xá Quốc tế, Việt Nam đứng thứ tám trên bảng xếp hạng các nước tuyên án tử hình nhiều nhất trong năm 2022 với ít nhất 102 người bị kết án. Năm 2021, nước này đứng thứ bảy với 119 người
Người chết vì tai nạn giao thông tăng vọt dịp Tết 2024 dù công an siết nồng độ cồn
Có tới 214 người thiệt mạng trên toàn Việt Nam trong 7 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn 2024, nhiều báo trong nước dẫn thông tin do Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT) thuộc Bộ Công an đưa ra hôm 14/2.Ngoài những người tử vong còn có 504 người bị thương và hai con số vừa nêu là hậu quả của 541 vụ tai nạn giao thông, các trang tin của Lao Động, Quân Đội Nhân Dân, Vietnamplus và VTC News cho hay, dựa trên số liệu của công an.Theo tìm hiểu của VOA, số người chết vì tai nạn giao thông trong dịp Tết mới đây cao gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước, là 89 người tử vong trong 7 ngày Tết Quý Mão 2023. Số vụ tai nạn và người bị thương của Tết năm nay cũng cao hơn hẳn các con số lần lượt là 152 vụ và 111 người hồi Tết năm ngoái.Các con số của năm 2023 được Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Việt Nam đưa ra hồi cuối tháng 1 năm ngoái. Xa hơn nữa, so với Tết 2022, các dữ liệu về tai nạn giao thông năm nay cũng cao hơn nhiều lần.Cả 3 tiêu chí về tai nạn giao thông mới đây đều tăng cao như vậy làm dấy lên nhiều câu hỏi và thắc mắc trên mạng xã hội về hiệu quả của việc công an siết kiểm tra nồng độ cồn bấy lâu nay, theo quan sát của VOA.
Việt Nam tổ chức duyệt binh ở Trường Sa ngày Tết Nguyên Đán
Việt Nam vừa tổ chức lễ duyệt binh ở quần đảo Trường Sa, thuộc Biển Đông, vào ngày đầu năm mới với mục tiêu “biểu dương lực lượng” và “thể hiện sự đoàn kết, ý chí quyết tâm giữ gìn lãnh thổ”, truyền thông Việt Nam đưa tin hôm 11/2.“Chào cờ năm mới diễn ra đúng mùng 1 Tết và bao gồm có đọc thư chúc Tết của Chủ tịch nước, duyệt đội ngũ”, VOV dẫn lời Trung tá Đào Xuân Nam, Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây, cho biết.Những hình ảnh được TTXVN đăng lên cho thấy ngoài lực lượng quân sự đóng quân ở Trường Sa, còn có một nhà sư, một số người dân, trong đó có một vài phụ nữ mặc áo dài truyền thống, tham gia lễ duyệt binh.Cùng với Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo Việt Nam tuyên bố chủ quyền trong khi các quốc gia khác là Trung Quốc, Đài Loan, Brunei, Philippines và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền chồng lấn trong khu vực này. Tuy nhiên, Việt Nam gặp nhiều căng thẳng và xung đột nhất với Trung Quốc liên quan đến tranh chấp Biển Đông.Mới đây, hôm 20/1, sau khi đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nhắc lại “cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” nhân sự kiện 50 năm Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa năm 1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức bác bỏ chủ quyền của Việt Nam và tái khẳng định yêu sách chủ quyền của mình đối với hai quần đảo trên là “hoàn toàn được lịch sử và luật pháp chứng minh” và sẽ “tiếp tục thực thi quyền tài phán chủ quyền đối với chúng”.
https://www.voatiengviet.com/a/7484108.html
Navalny, kẻ thù không đội trời chung của Putin, chết trong tù
Alexei Navalny, kẻ thù không đội trời chung của Tổng Thống Nga Vladimir Putin, người vận động chống tham nhũng trong chính quyền và tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ chống Điện Kremlin, qua đời trong tù hôm Thứ Sáu, 16 Tháng Hai. Ông được 47 tuổi, theo hãng tin AP. Navalny, đang thụ án 19 năm vì phạm tội cực đoan, cảm thấy không khỏe sau khi đi dạo, theo Cơ Quan Tòa Án Liên Bang Nga, sau đó ông bất tỉnh. Xe cấp cứu tới nơi cố gắng cứu sống Navalny, nhưng ông không qua khỏi. Cơ quan tòa án cho biết nguyên nhân cái chết “đang được điều tra.”Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ông Putin được loan báo về cái chết của Navalny và cơ quan quản lý nhà tù sẽ điều tra sự việc theo các thủ tục tiêu chuẩn.Navalny ngồi tù từ Tháng Giêng 2021, khi ông quay về Moscow sau khi bình phục sức khỏe ở Đức sau vụ đầu độc chất độc thần kinh mà ông đổ lỗi là do Điện Kremlin làm. Trước khi bị bắt, ông từng vận động chống tham nhũng, tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn chống Điện Kremlin và tranh cử vào các cơ quan công quyền.Từ lúc đó, ông phải lãnh ba bản án tù, tất cả đều bị Navalny bác bỏ nói rằng các bản án đều có động lực chính trị.Ngay sau khi cái chết của Navalny được loan báo, mạng xã hội SOTA của Nga lan truyền những hình ảnh về chính khách đối lập được cho là vừa ra tòa ngày hôm qua. Trong đoạn phim, người ta thấy Navalny đứng lên và cười đùa với thẩm phán trong băng thu hình.
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/navalny-ke-thu-khong-doi-troi-chung-cua-putin-chet-trong-tu/
Lãnh đạo Đức, Ukraine ký hiệp ước an ninh, lên án cái chết của ông Navalny
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã nhận được viện trợ quân sự mới và ký một hiệp ước an ninh dài hạn với Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Berlin hôm thứ Sáu (16/2), trong một cuộc họp bị chấn động bởi tin tức về cái chết của nhà phê bình Điện Kremlin đang bị bỏ tù Alexei Navalny.Ông Zelenskyy đang thăm Đức và Pháp trong một chuyến công du nhằm cảm ơn và hoan nghênh sự hỗ trợ quân sự vào thời điểm quan trọng trong cuộc chiến chống Nga, trong khi quân đội Ukraine đang cố gắng ngăn chặn các lực lượng Nga đang tiến sát thị trấn Avdiivka phía đông.Hiệp ước an ninh, sẽ kéo dài trong 10 năm, cam kết Đức sẽ hỗ trợ quân sự cho Ukraine và trừng phạt Nga cũng như kiểm soát xuất khẩu, đồng thời đảm bảo rằng tài sản của Nga vẫn bị phong tỏa.Berlin cũng chuẩn bị một gói hỗ trợ tức thời khác trị giá 1,13 tỷ euro (1,22 tỷ USD) tập trung vào phòng không và pháo binh.
https://www.voatiengviet.com/a/7490643.html
Tập Cận Bình và cuộc săn lùng tham nhũng không hồi kết
Khi giai đoạn mới nhất trong chiến dịch trấn áp tham nhũng của Tập Cận Bình càn quét tới các ngân hàng lớn và lực lượng tên lửa hạt nhân ưu tú, một số người đã đặt câu hỏi khi nào nó sẽ kết thúc.Câu trả lời ngắn gọn: Nó sẽ không kết thúc.Chiến dịch này đã trở thành một phần quan trọng trong hệ thống quản trị của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.Và, bởi vì nỗ lực chống tham nhũng đã được sử dụng để loại bỏ bất kỳ ai có dấu hiệu, dù nhỏ nhất, đi chệch khỏi quỹ đạo của mình, ông Tập đôi khi được mô tả là một nhân vật mất kiểm soát kiểu Stalin đang thanh trừng cả tả lẫn hữu mà không vì một mục đích chính đáng nào cả.Nhưng có những người không nhìn sự việc theo cách đó.Andrew Wedeman, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học bang Georgia, đánh giá: “Ông Tập có thể hoang tưởng về nạn tham nhũng cấp cao, nhưng nỗi sợ hãi của ông ta không phải là ảo tưởng”.”Tình trạng tham nhũng mà ông ta lo ngại chắc chắn là có thật. Tất nhiên, cũng có khả năng đúng là ông Tập đã lợi dụng cuộc đàn áp để đạt được lợi thế chính trị.”Dưới thời Chủ tịch Mao, có triết lý là tham nhũng có thể được kiểm soát bằng cách nuôi dưỡng lòng yêu Đảng.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ce7l6x30405o
Một Ukraine kiệt sức đang chật vật tìm lính mới cho tiền tuyến
Khi Pavlo Zhilin và đội tuần tra của ông tiến vào đường phố ở Cherkasy, đàn ông con trai ở đây thường đổi hướng để tránh mặt họ. Pavlo là một sĩ quan phụ trách tuyển quân đang tìm kiếm lính mới cho quân đội Ukraine. Nhưng gần hai năm sau khi Nga phát động của xâm lược toàn diện vào Ukraine, không còn dòng thác quân tình nguyện cho tiền tuyến nữa. Hầu hết những người sẵn sàng chiến đấu đều đã chết, bị thương hoặc vẫn còn kẹt ở tiền tuyến đợi lính mới vào thay. Ở thị trấn miền trung Cherkasy, tương tự những nơi khác, tìm kiếm tân binh giờ đây không dễ chút nào, khi mà những nhiệt huyết và năng lượng ban đầu đang cạn dần.Ukraine đang kiệt sức.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c80ndx8z8vpo
Thủ tướng Ba Lan nói không gì có thể thay thế được quan hệ của châu Âu, NATO và Mỹ
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói hôm 12/2 rằng không có sự thay thế nào cho mối quan hệ đối tác giữa Châu Âu, NATO và Hoa Kỳ trong việc đối mặt với những rủi ro an ninh ngày càng gia tăng, trong khi lo ngại ngày càng gia tăng về việc Washington rút lui.Ông Tusk đến Paris như một phần của chuyến công du mà ông còn tới Berlin để mưu tìm mối quan hệ chặt chẽ hơn với hai cường quốc lớn nhất châu Âu trong khi cuộc chiến ở Ukraine bước sang năm thứ ba và các thủ đô của châu Âu để mắt đến khả năng Donald Trump trở lại Nhà Trắng.Ông Trump đã gây ra sự phẫn nộ của các đối tác phương Tây vào cuối tuần, sau khi cho rằng Hoa Kỳ có thể không bảo vệ các đồng minh NATO khỏi một cuộc xâm lược tiềm tàng của Nga vì các nước này không chi tiêu đủ cho quốc phòng.”Không có sự thay thế nào cho EU, NATO, hợp tác xuyên Đại Tây Dương. Châu Âu phải trở thành một lục địa an toàn, và điều này có nghĩa là Liên minh châu Âu, Pháp và Ba Lan phải trở nên mạnh mẽ và sẵn sàng bảo vệ biên giới của chính họ cũng như bảo vệ và hỗ trợ các đồng minh của chúng ta và những người bạn bên ngoài Liên minh”, ông Tusk nói trong tuyên bố chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
https://www.voatiengviet.com/a/7484311.html
Tổng thống Israel, Thủ tướng Palestine tham dự Hội nghị An ninh Munich
Hội nghị diễn ra khi cuộc chiến ở Dải Gaza giữa Israel và nhóm chiến binh Palestine Hamas, trong đó hơn 28.000 người Palestine và khoảng 1.430 người Israel đã thiệt mạng, bước sang tháng thứ năm và chưa có hồi kết.Ông Shtayyeh là một phần của Chính quyền Palestine có trụ sở tại Bờ Tây mà Israel chiếm đóng. Không rõ liệu ông và ông Herzog có gặp nhau hay không.Ông Heusgen cho biết, cuộc chiến Israel-Hamas, cuộc xâm lược Ukraine của Nga và các cuộc xung đột ở vùng Sừng châu Phi sẽ chi phối hội nghị diễn ra tại thành phố Munich nằm ở phía nam nước Đức từ thứ Sáu đến Chủ nhật tuần này và có sự tham dự của giới tinh hoa quốc phòng và an ninh thế giới. Ông Heusgen cho biết, tương lai của NATO và quốc phòng châu Âu cũng sẽ là một chủ đề lớn.Ông Heusgen cũng cho biết rằng các con tin Israel được trả tự do và người thân của các con tin Hamas cũng sẽ tham gia vào một sự kiện bên lề hội nghị.Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres sẽ khai mạc hội nghị. Những người tham dự khác bao gồm Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, chủ tịch ủy ban EU Ursula von der Leyen và các lãnh đạo chính phủ của Lebanon, Qatar và Iraq, ông nói thêm.
https://www.voatiengviet.com/a/7484320.html
EU kêu gọi ngừng chuyển vũ khí cho Israel
Quan chức phụ trách đối ngoại EU Josep Borrell kêu gọi các đồng minh của Israel ngừng gửi vũ khí cho nước này vì “quá nhiều người” đang thiệt mạng ở Gaza.”Nếu bạn tin rằng có quá nhiều người đang bị giết hại, có lẽ bạn nên cung cấp ít vũ khí hơn để ngăn chặn điều đó”, ông Borrell ngày 12/2 nói, đề cập tới bình luận từ Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tuần trước rằng hành động của quân đội Israel “đang vượt quá giới hạn”.Có phải điều này thiếu hợp lý không?”, ông đặt câu hỏi tại một cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ, cùng với Philippe Lazzarini, lãnh đạo Cơ quan Liên Hợp Quốc phụ trách Người tị nạn Palestine (UNRWA).”Đã bao nhiêu lần mọi người nghe các lãnh đạo và ngoại trưởng nổi tiếng nhất thế giới nói rằng có quá nhiều người bị giết rồi?”, ông tiếp tục hỏi.Nhà ngoại giao hàng đầu Liên minh châu Âu (EU) cũng phản đối lệnh từ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng hơn một triệu người Palestine trú ẩn tại thành phố Rafah, bên trong Dải Gaza, cần được sơ tán trước một chiến dịch quân sự mà Tel Aviv đang lên kế hoạch thực hiện ở đây.
https://vnexpress.net/eu-keu-goi-ngung-chuyen-vu-khi-cho-israel-4711167.html
Đài Loan bênh vực lực lượng tuần duyên sau khi Trung Quốc khiếu nại về tai nạn chết người
Đài Loan hôm 15/2 lên tiếng bênh vực hành động của lực lượng tuần duyên của mình sau khi hai người trên một tàu cao tốc Trung Quốc thiệt mạng khi chiếc tàu của họ bị lật trong lúc tìm cách chạy thoát một tàu tuần duyên.Văn phòng của Trung Quốc chuyên lo về các vấn đề Đài Loan tố cáo Đài Loan có lúc đối xử với ngư dân Trung Quốc một cách “thô bạo và nguy hiểm”, là nguyên nhân chính dẫn đến vụ việc mà họ lên án là “tàn độc” này.Đài Loan, nơi Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình, đã phàn nàn trong những năm gần đây về các tàu đánh cá Trung Quốc và các tàu khác hoạt động trong vùng biển do Đài Loan kiểm soát, đặc biệt là xung quanh các đảo Kim Môn và Mã Tổ nằm cách bờ biển Trung Quốc một khoảng cách ngắn.Hôm 14/2, hai trong số bốn người trên một tàu cao tốc Trung Quốc đi vào vùng biển cấm gần đảo Bắc Định của Kim Môn, nơi có một đơn vị quân sự đồn trú, đã thiệt mạng khi tàu của họ bị lật sau khi cố gắng chạy trốn khỏi một tàu tuần duyên Đài Loan, lực lượng tuần duyên cho biết.Hội đồng các vấn đề đại lục, cơ quan của Đài Loan chuyên lập chính sách về Trung Quốc, cho biết, theo điều tra sơ bộ, lực lượng tuần duyên đã thực hiện nhiệm vụ của mình theo luật pháp và không làm gì sai trái
Houthi tuyên bố tấn công tàu chở hàng của Mỹ ở Biển Đỏ
Theo hãng tin Reuters, Houthi cho hay con tàu bị tấn công có tên Star Iris. Phát ngôn viên của nhóm vũ trang Houthi Yahya Saree nói đây là tàu của Mỹ. Tuy nhiên, các nhà theo dõi hàng hải cho biết con tàu treo cờ của quần đảo Marshall, và thuộc sở hữu của Hy Lạp.Trước đó, cũng trong ngày 12/2, Công ty an ninh hàng hải Ambrey của Anh và Cơ quan Điều hành Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh (UKMTO) cho biết một tàu chở hàng thuộc sở hữu của Hy Lạp treo cờ quần đảo Marshall đã bị tên lửa tấn công 2 lần khi đi qua eo biển Bab al-Mandab. Theo Ambrey, tàu chở hàng đã bị trúng tên lửa, và bị hư hại ở mạn phải.Cũng theo Ambrey, tàu chở hàng được báo cáo đang di chuyển tới thành phố Bandar Imam Khomeini của Iran. Còn theo UKMTO, thủy thủ đoàn may mắn không bị thương vong, và con tàu đang tiến đến cảng tiếp theo.Nhóm vũ trang Houthi ở Yemen đã liên tục phóng máy bay không người lái (UAV), và tên lửa tấn công các tàu thương mại quốc tế kể từ giữa tháng 11/2023. Theo Houthi, các cuộc tấn công là phản ứng trước hành động quân sự của Israel ở Dải Gaza, và thể hiện sự ủng hộ của nhóm vũ trang này với Hamas.
https://vietnamnet.vn/houthi-tuyen-bo-tan-cong-tau-cho-hang-cua-my-o-bien-do-2249016.html
IDF bắt hơn 20 nghi phạm đột kích Israel, đàm phán con tin với Hamas lâm bế tắc
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố, khi càn quét bệnh viện lớn nhất ở Dải Gaza, họ đã bắt giữ hơn 20 nghi phạm tham gia vụ đột kích đẫm máu của Hamas vào lãnh thổ nước này tháng 10 năm ngoái.Quân đội Israel hôm nay (16/2) ra thông cáo cho biết: “Lực lượng đặc nhiệm của IDF đang tiếp tục chiến dịch chống Phong trào Hồi giáo Hamas tại bệnh viện Nasser ở Khan Younis. Binh lính IDF đã phát hiện các vũ khí bên trong bệnh viện và bắt giữ hàng chục nghi phạm khủng bố”. IDF không cung cấp thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào về những nghi phạm bị họ bắt giữ hay chính xác sự liên quan của những người này trong vụ đột kích của Hamas vào lãnh thổ Israel ngày 7/10/2023.Theo CNN, IDF cũng tuyên bố đã tìm thấy nhiều vũ khí, bao gồm cả đạn súng cối và lựu đạn, bên trong bệnh viện lớn nhất Dải Gaza, đồng thời công bố một bức ảnh có độ phân giải thấp làm bằng chứng cho điều đó. Các hãng thông tấn quốc tế thừa nhận không thể xác minh bức ảnh trên được chụp ở đâu và khi nào.
Ông Netanyahu bác bỏ áp lực quốc tế về nhà nước Palestine
Israel sẽ không bị áp lực phải chấp nhận một nhà nước Palestine, Thủ tướng Benjamin Netanyahu nói hôm thứ Sáu (16/2), sau bản tin của Washington Post rằng đồng minh chính của Israel là Hoa Kỳ thúc đẩy kế hoạch thành lập một nhà nước Palestine.“Israel kiên quyết bác bỏ các mệnh lệnh quốc tế liên quan đến một giải pháp lâu dài với người Palestine”, ông Netanyahu nói trong một tuyên bố được công bố sau cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden. “Israel sẽ tiếp tục phản đối việc đơn phương công nhận nhà nước Palestine”.Ông Netanyahu nói việc trở thành một nhà nước sẽ là một “phần thưởng to lớn” sau cuộc tấn công do Hamas dẫn đầu vào ngày 7/10 nhằm vào Israel, gây ra cuộc chiến mới nhất ở Gaza. Ông nói sự sắp xếp như vậy chỉ có thể đạt được thông qua đàm phán trực tiếp giữa hai bên, mặc dù chưa có cuộc đàm phán nào được tổ chức kể từ năm 2014.Tờ Washington Post hôm thứ Năm đưa tin rằng Hoa Kỳ đang làm việc với một số quốc gia Ả Rập, bao gồm Ai Cập, Jordan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar và Ả Rập Saudi – những quốc gia mà Israel từ lâu đã tìm cách thiết lập quan hệ ngoại giao – về một kế hoạch hậu chiến cho khu vực, bao gồm một mốc thời gian chắc chắn cho việc thành lập một nhà nước Palestine.
https://www.voatiengviet.com/a/7490580.html
Chiến thuật giúp Ukraine đánh chìm chiến hạm Nga
Quân đội Ukraine triển khai nhiều xuồng tự sát vây đánh chiến hạm Nga trong đêm, khiến đối phương khó đối phó và chịu tổn thất lớn.Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine ngày 14/2 tuyên bố đã phối hợp với các lực lượng khác, sử dụng xuồng tự sát tấn công đánh chìm tàu đổ bộ cỡ lớn Caesar Kunikov thuộc Hạm đội Biển Đen tại vùng biển gần thành phố Alupka, bán đảo Crimea.Vụ tập kích đánh chìm tàu đổ bộ Caesar Kunikov hé lộ chiến thuật tập kích bằng xuồng tự sát không người lái (USV) Sea Baby mà Ukraine sử dụng gần đây, sau nhiều tháng hoàn thiện loại khí tài tấn công điều khiển từ xa này.Hải quân Ukraine lần đầu triển khai xuồng tự sát Sea Baby vào cuối năm 2022, khi một nhóm USV chứa đầy thuốc nổ được điều khiển bằng vệ tinh tấn công căn cứ Hạm đội Biển Đen của Nga tại Sevastopol, bán đảo Crimea, song không gây ra thiệt hại lớn.”Ukraine mất gần một năm để hoàn thiện USV và chiến thuật tập kích bằng xuồng tự sát”, biên tập viên David Axe của Forbes nhận định. “Sau khi hoàn tất, lực lượng Ukraine bắt đầu đánh chìm nhiều chiến hạm của đối phương”.
Gunny, một chuyên gia hàng hải tại Anh, cho biết trong trận tập kích tàu đổ bộ Caesar Kunikov, Ukraine đã cho một xuồng tự sát tiếp cận chiến hạm Nga từ mạn phải, chiếc thứ hai áp sát mạn trái. Chiếc xuồng tự sát thứ ba ở cách xa hơn, theo dõi đòn đánh của hai xuồng khác thông qua camera hồng ngoại.
https://vnexpress.net/chien-thuat-giup-ukraine-danh-chim-chien-ham-nga-4711749.html
Quân Nga siết chặt vòng vây thành phố Avdiivka chiến lược, Ukraine cố thủ
Lực lượng phòng thủ của Ukraine với quân số ít hơn nhiều đang kiên quyết cố thủ bên trong thành phố nhỏ Avdiivka ở phía đông hôm thứ Sáu (16/2), khi lực lượng Nga siết chặt vòng vây thành phố có vị trí chiến lược này trước thời điểm cột mốc hai năm xâm lược của họ, các chỉ huy Ukraine cho biết.Rodion Kudriashov, phó chỉ huy Lữ đoàn tác chiến số 3 tinh nhuệ, cho biết: “Áp lực là thường trực”, mô tả các cuộc tấn công của quân Nga suốt ngày đêm khiến một số đơn vị của Ukraine buộc phải tổ chức “phòng thủ 360 độ”.Nga đã ra sức bao vây và chiếm Avdiivka kể từ cuối năm ngoái và cứ địa của Kyiv trong thị trấn dường như ngày càng lung lay, các đường tiếp tế bị đe dọa và dân số trước chiến tranh khoảng 32.000 người giờ chỉ còn dưới 1.000 người.Việc chiếm được thành phố này là chìa khóa cho mục tiêu của Nga nhằm đảm bảo quyền kiểm soát hoàn toàn hai tỉnh tạo nên khu vực công nghiệp Donbas và có thể mang lại cho Tổng thống Vladimir Putin một chiến thắng trên chiến trường để giữ chân cử tri khi ông tái tranh cử vào tháng tới.Kyiv hôm thứ Năm cho biết họ đang rút một số binh sĩ ở Avdiivka về các vị trí tốt hơn sau nhiều tháng giao tranh, đồng thời gửi những binh sĩ thiện chiến từ lữ đoàn tấn công tinh nhuệ tới.
https://www.voatiengviet.com/a/7490390.html
Hoa Kỳ cảnh cáo lãnh thổ then chốt của Ukraine có thể mất vào tay Nga
Hoa Kỳ đã cảnh cáo rằng quân Nga có thể chiếm lấy thành phố then chốt Avdiivka ở miền Đông Ukraine, là chiến trường nơi lực lượng hai bên đang giao tranh ác liệt trong mấy tháng gần đây, Đài BBC loan tin.“Avdiivka đang có nguy cơ rơi vào tay quân Nga,” phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ John Kirby tuyên bố hôm Thứ Năm, 15 Tháng Hai, viện dẫn tình trạng thiếu thốn đạn dược hiện nay của Ukraine.Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng thề quyết sẽ làm mọi sự “để cứu càng nhiều sinh mạng của người dân Ukraine càng tốt.” Các lực lượng Nga đang giành thế thượng phong tại Avdiivka, đe dọa sẽ bao vây và cô lập nơi này.Thành phố này, hầu như hoàn toàn bị phá hủy, được coi như lối vào thành phố kỹ nghệ Donetsk và cũng là thủ phủ của vùng Donetsk Oblast, nơi đã bị quân nổi dậy thân Nga chiếm đóng trong cuộc chiến năm 2014, và sau cuộc chiến tranh xâm lược của Nga hồi Tháng Hai năm 2022 thì bị sáp nhập bất hợp pháp vào Liên Bang Nga.Tại cuộc thuyết trình tình hình tại thủ đô Washington vào hôm Thứ Năm, ông Kirby nói Avdiivka rất có thể sẽ thất thủ, phần lớn là “vì lực lượng trên bộ của Ukraine đã hết đạn trọng pháo rồi.” “Và vì Quốc Hội Mỹ vẫn chưa thông qua khoản viện trợ bổ sung cho nên chúng ta không thể cung cấp cho quân Ukraine số đạn trọng pháo mà họ đang hết sức cần tới để chặn đứng các đợt tấn công của Nga. Quân tấn công đã tiến tới các chiến hào của Ukraine tại mặt trận và bắt đầu tràn ngập các vị trí phòng thủ của Ukraine.” Hôm Thứ Năm, Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng việc Hoa Kỳ không chấp thuận viện trợ thêm cho Ukraine đã gây ra hậu quả thấy rõ trên chiến trường Ukraine.Khuya hôm Thứ Năm, Tướng Oleksandr Tarnavsky của Ukraine đã nhìn nhận rằng hiện các cuộc “giao tranh ác liệt” đang diễn ra “bên trong” thành phố Avdiivka.
Quan chức Mỹ: Cuộc xâm lược Ukraine của Nga có thể tiêu tốn tới 211 tỷ USD
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết hôm thứ Sáu rằng Nga có thể đã chi tới 211 tỷ USD để trang bị, triển khai và duy trì quân đội cho các hoạt động ở Ukraine và Moscow đã mất hơn 10 tỷ USD tiền bán vũ khí do bị hủy hoặc hoãn.Chi tiết về cái giá mà Nga phải gánh chịu trong cuộc xâm lược kéo dài gần hai năm của nước này được đưa ra khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang nỗ lực thúc đẩy Hạ viện Hoa Kỳ chấp nhận gói hỗ trợ an ninh quốc tế trị giá 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Đài Loan.“Quý vị biết là chúng tôi đang bàn rất nhiều về tầm quan trọng của việc Quốc hội Hoa Kỳ ban hành khoản tài trợ bổ sung để chúng tôi có thể tiếp tục hỗ trợ Ukraine”, quan chức này nói với các phóng viên.“Nhưng tôi không nghĩ chúng ta đã nói nhiều về những chi phí mà Nga đã và đang phải gánh chịu”, quan chức giấu tên nói thêm.Quan chức này cho biết cuộc chiến khiến Nga thiệt hại khoảng 1,3 nghìn tỷ USD trong tăng trưởng kinh tế được dự đoán trước đó cho đến năm 2026, và khoảng 315.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương cho đến nay.