Seite auswählen

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã chủ động tìm cho mình thế đứng của một đối tác ngày càng quan trọng với nhiều quốc gia phát triển. Điểm nổi bật gần đây trong chiều hướng đó là việc thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ cũng như Úc châu. Với tư cách là thành viên hiện tại của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam gần đây cũng tuyên bố sẽ là ứng viên cho một nhiệm kỳ mới.

 

Bất chấp sự hội nhập rõ ràng của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế và thế hỗ tương kinh tế ngày càng lớn, Việt Nam vẫn không thay đổi ở một khía cạnh quan trọng: đất nước vẫn nằm dưới sự cai trị của một chế độ cộng sản độc đảng với thành tích nhân quyền tồi tệ. Thật không may, xu hướng “củng cố quan hệ” của các nước phát triển đối với Việt Nam lại trùng hợp với sự gia tăng vi phạm thay vì cải thiện về tình trạng nhân quyền ở quốc gia này.

 

Án tử hình: Một quốc gia hàng đầu thế giới

Vào tháng 8 năm 2023, Liên minh Châu Âu bày tỏ quan ngại về sự thiếu minh bạch của chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các vụ hành quyết và che giấu những dữ liệu quan trọng liên quan đến án tử hình. Nhóm nhân quyền Project88 báo cáo rằng dựa trên dữ liệu có sẵn, cùng với Trung Quốc và Iran, Việt Nam thuộc ba quốc gia có nhiều vụ hành quyết nhất trên thế giới.

 

Đông Nam Á là một trong những khu vực trên thế giới nơi nhiều quốc gia duy trì án tử hình, và Việt Nam với ước tính dè dặt là 189 án tử hình vào năm 2023, được xếp hạng là quốc gia thi hành án tử hình hàng đầu Đông Nam Á. Điều này càng đáng lo ngại hơn khi xét đến nền tư pháp Việt Nam rất thiên vị và hiện tượng kết án thường dựa trên những lời thú tội bị ép buộc. Tại UPR Chu kỳ 3 năm 2019, một số quốc gia đã khuyến nghị Việt Nam tạm dừng thi hành án hoặc bãi bỏ hoàn toàn án tử hình, nhưng hành động của Việt Nam chưa phù hợp với các khuyến nghị đó.

 

Tiếp tục đàn áp xã hội dân sự

Trong những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục sách nhiễu, bắt giữ và bỏ tù các nhà báo, blogger và nhà hoạt động độc lập với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” (Điều 117 Bộ luật Hình sự) và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” (Điều 331). Theo Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, trong năm 2022 và 2023, ít nhất 27 nhà vận động và nhà hoạt động đã bị buộc tội và truy tố tùy tiện theo Điều 117, và 44 người khác cũng bị buộc tội và truy tố theo Điều 331. Đầu năm 2024, các vụ bắt giữ gần đây gồm có những người chỉ trích chính quyền Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Vũ Bình và Hoàng Việt Khánh.

 

Chính phủ Việt Nam cũng bắt giữ các nhà hoạt động môi trường và lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ đã đăng ký với cáo buộc bịa đặt là “trốn thuế”. Trong số này có nhà hoạt động Ngụy Thị Khanh, người đoạt giải Môi trường Goldman 2018, luật sư Đặng Đình Bách, nhà báo Mai Phan Lợi, nhà báo Bạch Hùng Dương, nhà vận động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng và chuyên gia năng lượng bền vững Ngô Thị Tố Nhiên.

 

Cuộc đàn áp xã hội dân sự gần đây đã lan sang các tổ chức phi chính phủ chuyên về phát triển. Lãnh đạo của một số tổ chức phi chính phủ vận động cho quyền đất đai hoặc tham gia vào các hoạt động chống tham nhũng đã bị bắt giữ hoặc trở thành mục tiêu đàn áp. Trong số này có Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển, và Nguyễn Sơn Lộ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ và Phát triển SENA.

 

Báo cáo kết quả thường niên của Liên hiệp quốc tại Việt Nam năm 2022 cho thấy có ít tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam hợp tác với Liên hiệp quốc trong chu kỳ thứ tư sắp tới của UPR của Việt Nam vì sợ chính phủ trả thù. Vào tháng 11 năm 2023, báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về quyền phát triển, Surya Deva, bày tỏ lo ngại rằng Việt Nam đang bắt giữ và bịt miệng những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động môi trường khi những thành phần xã hội dân sự này cần được tạo không gian để lên tiếng bất bình thay vì bị coi là một đe dọa an ninh quốc gia.

 

Một vấn đề đáng lo ngại khác với ảnh hưởng quốc tế quan trọng là Quyết định 1334 của Việt Nam ban hành vào tháng 11 năm 2023 nhằm thu hút “nguồn lực” từ cộng đồng hải ngoại để “phục vụ phát triển đất nước”. Về bản chất, chính sách mới này thể hiện ý định của Chính quyền Việt Nam tìm cách kiểm soát và can thiệp vào các hoạt động trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài sinh sống ở Mỹ, Liên Minh Châu Âu, Úc, Canada, v.v. Việc Việt Nam chuẩn bị và thi hành chính sách này trước sau đều có tác động vi phạm an ninh quốc gia của các nước sở tại. Hơn nữa, Quyết định 1334 sẽ là mối đe dọa đáng kể đối với an ninh, tự do và quyền của công dân gốc Việt sinh sống tại các quốc gia đó.

 

Tự do tôn giáo: Can thiệp, sách nhiễu và đàn áp của nhà nước

Vào tháng Giêng năm 2024, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt “vì đã tham gia hoặc dung túng cho những hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo”. Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2018 của Việt Nam yêu cầu các nhóm tôn giáo phải đăng ký để được chính phủ công nhận và được phép hoạt động “tự do”. Quá trình đăng ký và công nhận này dẫn đến sự kiểm soát và can thiệp đáng kể của chính phủ vào các hoạt động và thực hành tôn giáo, đồng thời tạo ra căng thẳng giữa các nhóm tôn giáo được công nhận và các nhóm tôn giáo không được công nhận, trong đó các nhóm tôn giáo không được công nhận phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, quấy rối và đàn áp. Việc đòi hỏi đăng ký với chính quyền dường như không phục vụ mục đích nào khác ngoài việc ngăn chặn sự phát triển của tôn giáo độc lập ở Việt Nam. Các nhóm phải chịu hạn chế của chính quyền bao gồm các nhóm tôn giáo dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên. Các Giáo hội Công giáo, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Giáo hội Cao Đài và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) cũng phải chịu những biện pháp kiểm soát và đàn áp.

 

Quyền lao động: Thiếu tiến bộ

Trong lĩnh vực quyền lao động, dù có cam kết chính thức nhưng Việt Nam vẫn rất chậm trong việc điều chỉnh luật lao động cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; cho đến nay Việt Nam đã trì hoãn việc thực hiện Công ước số 98 của Liên Hiệp Quốc về quyền thương lượng tập thể đã được phê chuẩn năm 2019. Việt Nam chưa phê chuẩn Công ước số 87 về Tự do Hiệp hội và Bảo vệ Quyền Tổ chức; trong khi đó, Việt Nam vẫn tiếp tục hành động vi phạm rõ ràng quyền thương lượng tập thể và quyền tự do hiệp hội. Công đoàn lao động duy nhất được phép hoạt động hợp pháp trong nước là công đoàn do đảng cộng sản cầm quyền điều hành và kiểm soát. Người lao động Việt Nam vẫn có nguy cơ bị phân biệt đối xử hoặc bị trả thù nếu họ chọn thực hiện quyền tự do hiệp hội bằng cách thành lập một công đoàn độc lập. Đặc biệt, các nhà hoạt động của Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam (VIU) đã phải hoạt động ngầm để tránh bị đàn áp.

 

Theo Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) mà Việt Nam phê chuẩn năm 2020, Việt Nam cam kết tôn trọng quyền lao động và đồng ý thành lập Nhóm Tư vấn Trong nước (DAG) để giám sát và theo dõi tiến độ cải cách lao động. Tuy nhiên, các thành viên DAG ở Việt Nam đại diện cho xã hội dân sự đã bị chính quyền bắt giữ và bỏ tù.

 

Theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký với 10 quốc gia khác, Việt Nam đã đạt được những lợi ích kinh tế đáng kể nhưng đồng thời lại không sửa đổi luật lao động và lối tiếp cận để tuân thủ các nghĩa vụ của Chương Lao động trong CPTPP. Đặc biệt, nước này đã bỏ lỡ thời hạn mới nhất vào tháng 1 năm 2024 về việc phê chuẩn Công ước 87 về Tự do Hiệp hội để cho phép công đoàn độc lập được thành lập và hoạt động.

 

Khuyến nghị

Trước thực trạng trên, các tổ chức đại diện cho cộng đồng người Việt Nam hải ngoại và các tổ chức nhân quyền kêu gọi Chính quyền Việt Nam, với tư cách là thành viên Liên hiệp quốc, thành viên Hội đồng nhân quyền, thành viên khối APEC và CPTPP:

  1. Tôn trọng và thực hiện đầy đủ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, hai Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa.

 

  1. Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân bị giam giữ hoặc bị kết án chỉ vì đã bày tỏ quan điểm và lập trường của mình một cách ôn hòa; chấm dứt ngay mọi biện pháp đàn áp các cá nhân, tổ chức thực hiện và bảo vệ các quyền tự do cơ bản như ngôn luận, hội họp, tín ngưỡng, và lập hội.

 

  1. Chấp nhận vai trò thiết yếu của các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong các lĩnh vực như tôn giáo, môi trường – biến đổi khí hậu, hoạt động công đoàn và truyền thông; tạo điều kiện để các tổ chức xã hội dân sự đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước mà không bị cản trở, đàn áp.

 

  1. Trong lĩnh vực quyền lao động, hãy thiết lập các mốc thời gian rõ ràng và các mốc quan trọng cụ thể để hướng tới việc chấp nhận hoàn toàn các công đoàn độc lập. Một cơ chế giám sát phải được thiết lập và áp dụng để các bên liên quan trong xã hội dân sự và quốc tế có thể theo dõi tiến độ thực hiện.

 

Tổ chức ký tên:

Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Chính Trị Tại Âu châu

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ

Liên Hội Người Việt Canada

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu

 

Liên lạc (Âu châu):

Lê Quang Thành, Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Chính Trị tại Âu Châu,  Email: vtdmunich@gmail.com

Dr. Nguyễn Quốc Nam, Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Chính Trị tại Âu Châu, Email: dr.nqnam@gmail.com

 

Bản tiếng Anh:

 

Statement by the Vietnamese Communities Overseas

on the Occasion of the 2024

Human Rights Universal Periodic Review (UPR) of Vietnam

 

Over the last several years, Vietnam has taken the initiative to position itself as an increasingly important player with a range of developed countries. Recent highlights in that trajectory have been the establishment of Comprehensive Strategic Partnerships with the US as well as Australia. As a current member of the UN Human Rights Council, it has further announced it will be seeking a new term.

Despite the apparent integration of Vietnam into the international community and the greater economic interdependence, Vietnam has not changed in one crucial aspect: the country is still governed by a one-party communist regime with a dismal human rights record. The trend of “engagement” by developed countries with respect to Vietnam has unfortunately coincided with a steady increase, rather than decrease, in human rights abuses in that country. 

 

Death Penalty: A World Leader

In August 2023, the European Union expressed concern regarding the Vietnamese government’s lack of transparency in carrying out executions and concealing crucial data related to the death penalty. The human rights group Project88 reported that based on available data, along with China and Iran, Vietnam belonged to the top three countries in the world with the most executions. 

Southeast Asia is one of the regions in the world where the death penalty is largely maintained, and Vietnam with a conservative estimate of 189 death sentences in 2023, ranks as Southeast Asia’s top executioner. This is all the more unsettling when one considers the country’s highly partial judiciary and the fact that convictions are often based on forced confessions. At the 2019 Cycle 3 UPR, several countries recommended a moratorium on executions or an outright abolition of the death penalty, but Vietnam’s actions have not been in line with such recommendations.

 

Continued Repression of Civil Society

In recent years, Vietnam has continued to harass, detain, and imprison independent journalists, bloggers and activists on charges of “anti-state propaganda” (Criminal Code Article 117) and “abusing democratic freedoms” (Article 331). According to the Vietnam Human Rights Network, in 2022 and 2023, at least 27 advocates and activists were accused and prosecuted, without regard for due process, under Article 117, and another 44 likewise accused and prosecuted under Article 331. In early 2024, the most recent arrests involved government critics Nguyen Chi Tuyen, Nguyen Vu Binh, and Hoang Viet Khanh.

The Vietnamese government also arrested environmental activists and leaders of registered NGOs on false charges of “tax evasion.” Among these are Nguy Thi Khanh, winner of the 2018 Goldman Environmental Prize, lawyer Dang Dinh Bach, journalist Mai Phan Loi, journalist Bach Hung Duong, environmental campaigner Hoang Thi Minh Hong and sustainable energy expert Ngo Thi To Nhien.

The crackdown on civil society has recently expanded to development NGOs. Leaders of several NGOs advocating for land rights or engaging in anticorruption activities have been arrested or targeted for persecution. These include Hoang Ngoc Giao, head of the Institute for Research on Policy, Law and Development, and Nguyen Son Lo, the former director of the Southeast and North Asia Institute of Research and Development.

In the 2022 U.N. in Vietnam Annual Results Report, it was reported that fewer NGOs in Vietnam were collaborating with the UN in the upcoming fourth cycle of the UPR of Vietnam for fear of government reprisal. In November 2023, the UN special rapporteur on the right to development, Surya Deva, expressed concern that Vietnam was arresting and silencing human rights defenders and environmental activists when these civil society elements should be given the space to voice grievances rather than be viewed as a threat to national security.

A further issue of concern with significant international implications involves Decision 1334 Vietnam issued in November 2023 to allegedly attract “resources” from the overseas communities to “serve national development”. In its essence, this new policy embodies Vietnam government’s intention to control and interfere with activities within the various overseas Vietnamese communities living in the US, the EU, Australia, Canada, etc. For Vietnam to develop and carry out this policy would translate into violations of the national security of the host countries concerned. Furthermore, Decision 1334 would represent a considerable threat to the security, freedoms and rights of citizens of Vietnamese descent living in those countries.

 

Religious Freedom: State Interference, Harassment and Suppression

In January 2024, the US State Department placed Vietnam on its Special Watch List “for having engaged in or tolerated severe violations of religious freedom.” Vietnam’s 2018 Law on Belief and Religion requires religious groups to register in order to be recognized by the government and allowed to operate “freely”. This registration and recognition process results in significant government control and interference in religious activities and practices, and creates tensions between recognized versus unrecognized religious groups, with the latter facing discrimination, harassment and suppression. Government registration appears to serve no other purpose than to prevent the development of independent religion in Vietnam. Groups particularly impacted by government restrictions include ethnic minority religious groups in the Northwest Highlands and Central Highlands. Also targeted have been the Catholic Church, the Hoa Hao Buddhist Church, the Cao Dai Church and the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV).

 

Labour Rights: Lack Of Progress

In the area of labour rights, despite official commitments, Vietnam has been very slow in aligning its labour laws with international standards; it has so far delayed implementation of UN Convention 98 on the Right to Collective Bargaining which had been ratified in 2019. Vietnam has not ratified Convention 87 on Freedom of Association and the Protection of the Right to Organize, In the meantime, Vietnam continues to act in clear violation of the right to collective bargaining and freedom of association. The only labour union allowed to legally operate in the country is state run and controlled by the ruling communist party. Vietnamese workers still risk discrimination or retaliation if they choose to exercise their right to freedom of association by setting up an independent union. In particular, activists from the Vietnam Independent Union (VIU) have had to operate underground to avoid repression.

Under the EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) which Vietnam ratified in 2020, the country committed to respecting labour rights and agreed to set up a Domestic Advisory Group (DAG) to oversee and monitor progress in labour reforms. However, members of the DAG inside Vietnam representing civil society have been arrested and imprisoned by the authorities.

Under the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-pacific Partnership (CPTPP) signed with 10 other countries, Vietnam has achieved significant economic benefits but has at the same time failed to bring its labour laws and practices into compliance with the CPTPP Labour chapter obligations. In particular, it has missed the latest January 2024 deadline on ratifying Convention 87 on Freedom of Association to allow independent trade unions.

 

Recommendations

In light of the above situation, organizations representing the Vietnamese communities overseas and human rights organizations call on the Vietnamese government, as a member of the United Nations, a member of the Human Rights Council, an APEC and CPTPP member to:

  1. Fully respect and implement the Universal Declaration of Human Rights, and the two International Covenants on Civil and Political Rights, and the International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights.
  2. Immediately and unconditionally release all prisoners held or convicted solely for peacefully expressing their views and positions; immediately end all repressive measures against individuals and organizations that exercise and protect fundamental freedoms such as speech, assembly, belief, association, etc.
  3. Accept the essential role of independent civil society organizations in areas such as religion, the environment – climate change, union activism, and media; create conditions for civil society organizations to contribute to the development process of the country without being hindered or repressed.
  4. In the area of labour rights, establish clear timelines and concrete milestones leading toward full acceptance of independent trade unions. A monitoring mechanism is to be put in place so international and civil society stakeholders can track progress on implementation.

 

Signing organizations:

Vietnamese Political Refugee Community in Europe

Federation of Vietnamese American Communities of the USA

Vietnamese Canadian Federation

Vietnamese Community in Australia

 

Contact (Europe):

Mr. Quang Thanh Le (Vietnamese Political Refugee Community in Europe), Email: vtdmunich@gmail.com

Dr. Quoc Nam Nguyen (Vietnamese Political Refugee Community in Europe), Email: dr.nqnam@gmail.com

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen