Seite auswählen

Mục lục

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ‘xin nghỉ’, Đảng đồng ý

Ông Vương Đình Huệ hôm 26/4 vừa bị Đảng cho ra khỏi Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị để tiến tới bị miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội sắp tới, báo chí trong nước đưa tin.Theo đó, Trung ương Đảng đã họp để cho ý kiến về trường hợp của ông Huệ, vài ngày sau khi người phụ tá thân cận của ông là Phạm Thái Hà đã bị công an bắt giữ do dính líu đến Tập đoàn Thuận An.Quyết định này được đưa ra trên cơ sở xem xét nguyện vọng của ông Huệ, tờ Tuổi Trẻ dẫn thông cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng cho biết.Trước đó, ông Huệ đã có đơn xin từ chức và nghỉ công tác vì ‘nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân’, thông cáo nêu.Báo cáo trước Ban chấp hành Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định rằng ông Huệ đã ‘vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và chịu trách nhiệm người đứng đầu’.“Những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông,” thông cáo viết.Sau khi Đảng cho nghỉ, chức Chủ tịch Quốc hội của ông Huệ còn phải cần được Quốc hội miễn nhiệm trong kỳ họp sắp tới.Cũng như trường hợp của ông Thưởng, Đảng không nói rõ sai phạm của ông Huệ cụ thể là gì, dính dáng đến Tập đoàn Thuận An đến đâu. Nhưng với quyết định này, nhiều khả năng ông Huệ cũng được cho hạ cánh an toàn như ông Thưởng, tức là sẽ không bị truy tố hình sự.Như vậy, ông Vương Đình Huệ là trường hợp lãnh đạo trong tứ trụ thứ hai bị mất chức chỉ sau hơn một tháng, sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng bị Đảng cho về nghỉ hồi tháng 3 cũng vì lý do tương tự. Trước đó hơn một năm, một nhân vật tứ trụ khác cũng từ chức vì ‘nhận trách nhiệm người đứng đầu’ là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Đây là điều chưa từng thấy trong một nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản. Kể từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến nay, đã có đến 5 trong số 18 Ủy viên Bộ Chính trị bị rớt đài, bao gồm phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, các Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và giờ là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

https://www.voatiengviet.com/a/chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-xin-nghi-dang-dong-y/7586038.html

Vương Đình Huệ được đảng ‘cho nghỉ’ y hệt Võ Văn Thưởng

Ông Vương Đình Huệ, chủ tịch Quốc Hội Việt Nam, vừa được trung ương đảng tuyên bố “cho thôi giữ các chức vụ” vào chiều 26 Tháng Tư, giờ Hà Nội.Kết cục không ngoài dự đoán của giới quan sát, diễn ra chỉ bốn ngày sau khi Bộ Công An Việt Nam công bố vụ bắt giữ ông Phạm Thái Hà, trợ lý của ông Huệ, vì dính vụ án Thuận An.Theo tờ Tuổi Trẻ hôm 26 Tháng Tư, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương kết luận rằng ông Huệ “đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của đảng và pháp luật của nhà nước.” “Những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của đảng, nhà nước và cá nhân ông. Nhận thức rõ trách nhiệm trước đảng, nhà nước và nhân dân, ông đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác,” bản tin viết.Nội dung nêu trên được ghi nhận y hệt trường hợp của ông Võ Văn Thưởng, người mất ghế chủ tịch nước Việt Nam hồi trung tuần tháng trước.Như vậy, đảng quyết định cho ông Vương Đình Huệ thôi chức nhưng vẫn giúp ông này giữ thể diện bằng cách không công khai sai phạm cũng như không xác nhận rằng ông này dính vụ án Thuận An.Vào buổi sáng cùng ngày trước khi chính thức mất ghế, ông Vương Đình Huệ được nhìn thấy cùng ông Phạm Minh Chính, thủ tướng, đi viếng lăng Hồ Chí Minh.Đây là lần hy hữu của chính trường Việt Nam khi có hai ghế trong số “tứ trụ” là chủ tịch nước và chủ tịch Quốc Hội lần lượt bị bỏ trống trong vòng một tháng, với cùng một sai phạm “mơ hồ.”

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/vuong-dinh-hue-duoc-dang-cho-nghi-y-het-vo-van-thuong/

Cái kết nào cho Vương Đình Huệ?

Bàn cờ chính trị Việt Nam đang thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước.Trưa nay, 22-4-2024, Bộ Công an chính thức công bố lệnh khởi tố, bắt giam Phạm Thái Hà, Phó Chánh Văn phòng Quốc hội, trợ lý Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Tất cả các diễn biến giống hệt bộ phim thể loại hành động kinh điển.Đến lúc này các quân cờ đều lật ngửa. Trận so găng đỉnh cao, không khoan nhượng, mang tính “một mất một còn” giữa Tô Lâm với Vương Đình Huệ đang dần dần đi đến hồi kết. Cả hai đều là ủy viên Bộ Chính trị hai khóa 12 và 13; đều có học hàm học vị “giáo sư, tiến sĩ” và đều là đại biểu quốc hội khóa 15. Một người đang giữ chức bộ trưởng Bộ Công an, người kia là đương kim Chủ tịch Quốc hội khóa 15. Tháng 12-2022, liên quan đại án “chuyến bay giải cứu” và “test kit Việt Á”, cả hai phó thủ tướng đương chức Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam đều chiến đấu đến cùng để “trụ hạng”. Đến lúc Bộ Công an lần lượt bắt giam hai trợ lý của họ là Nguyễn Quang Linh và Nguyễn Văn Trịnh, thì Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam vội vã “buông súng”, viết đơn xin thôi tất cả các chức vụ để về vườn.Tháng 1-2023, tương tự như hai ông Minh và Đam, ban đầu khi bị quy trách nhiệm, ông Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị ba khóa 11,12 và 13, đương kim chủ tịch nước, cũng “vùng vằng” không chịu nhận sai, không chịu viết đơn xin “về vườn làm người tử tế”.Khi Bộ Công an bắt giam Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, em họ – con chú ruột của ông Phúc – rồi bắt luôn Nguyễn Bạch Thuỳ Linh, người kinh doanh cùng “công chúa” Nguyễn Thị Xuân Trang – con gái ông Phúc – lại còn đe doạ sẽ “sờ gáy” vợ con ngài chủ tịch nước, thì ông Nguyễn Xuân Phúc mới chịu… buông súng đầu hàng, rút lui để bảo vệ danh dự và sự bình an của gia đình.Tháng 3-2024, Bộ Công an tiến hành bắt giam Nguyễn Văn Hậu, ông chủ Tập đoàn Phúc Sơn, nhằm “rung cây” cho ông Võ Văn Thưởng,

https://baotiengdan.com/2024/04/22/cai-ket-nao-cho-vuong-dinh-hue/

Bắt Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà, trợ lý của ông Vương Đình Huệ

Ông Phạm Thái Hà là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý của Chủ tịch Quốc hội. Thông tin ông Hà bị bắt đã được lan truyền không chính thức từ vài ngày trước. Tuy nhiên, đến hôm nay thì mới có thông tin chính thức.Ngày 22/4, Trung tướng Tô Ân Xô – người phát ngôn Bộ Công an Việt Nam – cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức liên quan.Trước đó một ngày (21/4), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét với ông Phạm Thái Hà – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội – về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” theo quy định tại Khoản 4, Điều 358, Bộ Luật Hình sự 2015.Ông Phạm Thái Hà là một người thân cận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9ez15r3x07o

Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo bản án tử hình

Bà Trương Mỹ Lan – 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, vào ngày 26 tháng tư có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm tuyên tử hình bà.Truyền thông Nhà nước loan tin dẫn đơn kháng cáo gửi đi từ trại tạm giam của bà Trương Mỹ Lan nêu rằng bản thân bà không chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB). Bà trình bày các nguyên nhân khách quan trong việc tham gia tái cơ cấu ngân hàng này dẫn đến rủi ro.Như tin RFA loan, vào ngày 11 tháng tư vừa qua, Tòa án thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) tuyên án tử hình cho bà Trương Mỹ Lan vì vai trò của bà trong vụ lừa đảo tài chính trị giá 304 nghìn tỷ đồng (12,46 tỷ USD). Đây là vụ án lừa đảo trong ngành ngân hàng được cho lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam. Bà Lan bị kết tội tham ô, hối lộ và vi phạm các quy định ngân hàng tại TP HCM.Các mức án cụ thể của bà Lan gồm: tử hình về tội tham ô tài sản, 20 năm tù tội đưa hối lộ, 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hình phạt là tử hình.Ngoài ra, Hội Đồng Xét Xử (HĐXX) xác định bà Lan còn phải bồi thường hơn 673.800 tỷ đồng trong số 1.243 khoản vay.Ngoài án của bà Lan, đáng chú ý có án tù đối với bà Trương Huệ Vân (TGĐ Công ty Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor) là cháu gái bà Lan – 17 năm tù thuộc nhóm tội tham ô; tỷ phú người Hong Kong đồng thời là chồng bà Lan – ông Chu Lập Cơ – bị tuyên án chín năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; bà Đỗ Thị Nhàn (Nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II) – người đã nhận năm triệu đô la tiền hối lộ từ bà Lan – phải chịu án chung thân và buộc nộp phạt bổ sung 100 triệu đồng

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/property-tycoon-truong-my-lan-appeals-the-death-sentence-04262024091929.html

Lê Tiến Phương, cựu chủ tịch Bình Thuận, bị bắt vì tham nhũng

Ông Lê Tiến Phương, 65 tuổi, cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận, vừa bị bắt, khởi tố với cáo buộc “có sai phạm” liên quan dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.Theo tờ Tuổi Trẻ hôm 26 Tháng Tư, cùng bị bắt với ông Phương là các bị can: Nguyễn Văn Phong (cựu phó chủ tịch tỉnh Bình Thuận), Xà Dương Thắng (cựu giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Bình Thuận), Đỗ Ngọc Điệp (cựu chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Phan Thiết), Hồ Như Hải (cựu phó giám đốc công ty Thông Tin và Thẩm Định Giá Miền Nam, chi nhánh Bình Thuận) và Lê Anh Huy (cựu trưởng phòng Hành Chính Tổng Hợp, Chi Cục Quản Lý Đất Đai tỉnh Bình Thuận).Ông Lê Tiến Phương tại vị ghế chủ tịch tỉnh Bình Thuận từ năm 2011.Đến hồi cuối năm 2015, ông Phương được miễn nhiệm sau khi làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi.Hồ sơ của Bộ Công An Việt Nam cáo buộc ông Lê Tiến Phương “ký nhiều quyết định quan trọng liên quan đến dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết,” nhằm giúp tập đoàn Rạng Đông chuyển mục đích xây dựng sân golf trên khu đất rộng 62 hécta thành khu đô thị.Sở Xây Dựng tỉnh Bình Thuận là đơn vị thẩm định quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 của dự án và là cơ quan đề nghị việc “hoán đổi” 20% quỹ “đất xã hội” trong dự án sang nơi khác.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/le-tien-phuong-cuu-chu-tich-binh-thuan-bi-bat-vi-tham-nhung/

Trần Quí Thanh, chủ Tân Hiệp Phát, bị đề nghị 9 đến 10 năm tù

Đại diện Viện Kiểm Sát ở Sài Gòn đề nghị Hội Đồng Xét Xử tuyên bị cáo Trần Quí Thanh 9-10 năm tù; Trần Uyên Phương 5-6 năm tù và Trần Ngọc Bích 4-5 năm tù cùng về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.”Báo Pháp Luật TP.HCM hôm 24 Tháng Tư dẫn kết luận của Viện Kiểm Sát cho rằng bị cáo Trần Quí Thanh, chủ tịch tập đoàn Tân Hiệp Phát, phải chịu trách nhiệm chính trong việc chiếm đoạt tài sản trị giá 1,048 tỷ đồng ($42.2 triệu), song có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên đề nghị tòa tuyên phạt mức án như trên.Theo đại diện Viện Kiểm Sát, có đủ cơ sở xác định từ năm 2019 đến 2020 bị cáo Thanh cùng hai con gái thông qua môi giới đã cho nhiều người vay tiền với lãi suất 3%/tháng. Các bị cáo yêu cầu người vay phải ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, cổ phần của dự án và cam kết bán lại để che giấu bản chất của việc cho vay. Khi bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi theo thỏa thuận bán lại tài sản ban đầu, thì các bị cáo đưa ra nhiều lý do để không trả lại.Bằng hình thức này, ba cha con bị cáo Thanh đã thực hiện bốn vụ chiếm đoạt tài sản, tổng trị giá hơn 1,048 tỷ đồng. Trong đó, bị cáo Thanh chiếm đoạt hai dự án Minh Thành, Nhơn Thành của bà Đặng Thị Kim Oanh; 29 thửa đất được tách từ thửa đất số 452 của ông Nguyễn Văn Chung, bốn thửa đất của ông Lâm Sơn Hoàng và hai thửa đất của ông Nguyễn Huy Đông.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/tran-qui-thanh-chu-tan-hiep-phat-bi-de-nghi-9-den-10-nam-tu/

UBKTTƯ Đảng CSVN kỷ luật hàng loạt cán bộ lãnh đạo ba tỉnh Vĩnh Phúc, An Giang, Sóc Trăng

Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) Đảng Cộng sản Việt Nam tại kỳ họp thứ 40 diễn ra trong hai ngày 23 và 24 tháng tư quyết định kỷ luật một loạt lãnh đạo, cán bộ ba tỉnh Vĩnh Phúc, An Giang và Sóc Trăng. Song song đó UBKTTƯ cũng ban hành biện pháp kỷ luật đối với cơ sở đảng và chính quyền tại những tỉnh đó.Cụ thể, UBKTTƯ quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với đảng đoàn Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2021-2026; Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Vĩnh Phúc hai nhiệm kỳ 2016-2021 và 2021-2026. Hình thức cảnh cáo cũng được áp dụng đối với 19 cán bộ chủ chốt tại Vĩnh Phúc. UBKTTƯ quyết định khiển trách đối với đảng đoàn HĐND tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2016-2021; Ban Thường vụ đảng ủy Công an tỉnh Vĩnh Phúc hai nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025; cùng bốn cán bộ lãnh đạo khác.UBKTTƯ đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc hai nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025.Sai phạm của các cơ quan đảng, chính phủ và lãnh đạo tại tỉnh Vĩnh Phúc được nêu ra là “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; vi phạm nguyên tắc tự phê bình, phê bình, đoàn kết thống nhất trong đảng, trong công tác cán bộ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban cán sự đảng UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của đảng, pháp luật Nhà nước trong thực hiện một số dự án đầu tư, trong đó có các dự án do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện”. UBKTTƯ cảnh cáo ông Vương Bình Thạnh-nguyên Phó Bí thư, Bí Thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang; và khiển trách ông Trần Văn Chuyện-nguyên Phó Bí thư, Bí thư ban Cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vcp-central-inspection-committee-penalizes-a-number-of-high-ranking-provincial-officials-for-corruption-04242024092221.html

Tòa Lâm Đồng tuyên phạt YouTuber Dương Tuấn Ngọc 7 năm tù

Hôm 24/4, một tòa án ở Lâm Đồng tuyên phạt ông Dương Tuấn Ngọc 7 năm tù và 3 năm quản chế về tội “tuyên truyền chống nhà nước”, do ông bị nhà chức trách quy là đã “nói xấu” chế độ và “xúc phạm” lãnh tụ.Các trang báo mạng nhà nước dẫn cáo trạng tường thuật rằng từ năm 2012 đến tháng 7/2023, ông Dương Tuấn Ngọc đã tạo ra 106 bài viết, 37 video clip “có nội dung sai sự thật, bóp méo tình hình thực tế, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, nói xấu chế độ Xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam.Ngoài ra, Hội đồng xét xử còn cho rằng ông Ngọc “đả kích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội; xuyên tạc lịch sử; nói xấu, xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh hoặc bôi nhọ lãnh đạo cấp cao của đảng”.Nhà chức trách cho rằng những việc làm này của ông “có tính chất, mức độ rất nghiêm trọng và nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến an ninh quốc gia, gây ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”.Trang Công an Nhân dân của Bộ Công an cho hay ông Ngọc, người bị bắt vào tháng 7/2023, đã “thừa nhận” trước tòa về mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình, đồng thời “bày tỏ sự ăn năn, hối cải”.

https://www.voatiengviet.com/a/toa-lam-dong-tuyen-phat-youtuber-duong-tuan-ngoc-7-nam-tu/7584333.html

Ân xá Quốc tế công bố cáo nhân quyền Việt Nam 2023

Hôm 23/4, tổ chức Ân xá Quốc tế công bố báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam năm 2023, nhận định rằng “giới bất đồng chính kiến tiếp tục bị đàn áp, các nhà báo và người bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù, quyền tự do biểu đạt của họ bị xâm phạm”.Tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại London, Anh, cũng ghi nhận việc chính quyền Việt Nam ngày càng mở rộng mạng lưới giám sát của mình, với việc sử dụng phần mềm gián điệp để nhắm mục tiêu vào những người chỉ trích chính quyền, hoặc bất cứ ai thảo luận các vấn đề được coi là nhạy cảm với lợi ích của chính phủ.Báo cáo viết rằng kể từ khi Việt Nam tuyên bố ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hồi tháng 2/2021 và sau đó đắc cử cho đến nay, hàng chục nhà báo độc lập, lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ, người bảo vệ nhân quyền và nhiều người khác “đã bị bắt giam một cách tùy tiện”.Thậm chí việc ông Võ Văn Thưởng lên thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc trở thành Chủ tịch nước vào tháng 3/2023 cũng không khiến tình hình nhân quyền của Việt Nam được cải thiện, báo cáo nhận định.Báo cáo điểm lại các vụ bắt giữ và truy tố trong thời gian qua gồm nhà báo Nguyễn Lân Thắng, nhà hoạt động nhân quyền Trương Văn Dũng, nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm, YouTuber Đường Văn Thái… như là các vụ vi phạm điển hình về quyền tự do biểu đạt.

https://www.voatiengviet.com/a/an-xa-quoc-te-cong-bo-cao-nhan-quyen-viet-nam-2023/7583881.html

Hà Nội mở chiến dịch đày đoạ tù nhân chính trị

Một đợt trấn áp vô cớ đang diễn ra ở nhiều trại giam Việt Nam. Tin cho biết những tù nhân chính trị bị cô lập trong buồng giam, bị biệt giam, bị thiếu thuốc chữa bệnh, ăn thức ăn trại phát thì bị tiêu chảy, nguồn nước thì bị ô nhiễm, thiếu nguồn nước sạch để sinh hoạt… Trong chuyến thăm chồng vào hôm nay, ngày 21 Tháng Tư năm 2024, bà Đỗ Thị Thu, vợ ông Trịnh Bá Phương (tù nhân lương tâm, dân oan Dương Nội – Hà Nội) cho hay, hiện tại chồng bà và một số các anh em bị giam giữ tại Trại giam An Điềm (tỉnh Quảng Nam) đang bị đối xử tồi tệ, hà khắc. Ông Hoàng Đức Bình (Hoàng Bình – tù nhân lương tâm, hoạt động cho Phong Trào Lao Động Việt, người đã từng huy động hàng chục ngàn ngư dân đi khởi kiện Formosa trong vụ công ty này đầu độc biển miền Trung hồi 2016) thì bị biệt giam.Bà Thu cho biết, bắt đầu từ ngày 8 Tháng Tư, trại giam An Điềm không mở cửa như trước kia mà đóng cửa buồng 24/7. Mọi thư từ, đồ ăn, lấy nước sôi đều qua khe cửa. Việc đóng cửa này là việc làm tùy tiện của trại, bởi phía trại An Điềm không đưa ra bất kỳ nguyên nhân hay lý do nào. Ông Phương kể, hiện mọi người ở đây đang bị nhốt giam, y như lúc ông còn ở Trại Tạm giam số 1 của CATP Hà Nội (tên gọi khác là Hỏa Lò). 

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/ha-noi-mo-chien-dich-day-doa-tu-nhan-chinh-tri/

Nữ cán bộ hưu trí bị án hai năm tù với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”

Bà Nguyễn Thu Hằng-62 tuổi, ngụ tại phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, vào ngày 24 tháng tư bị tòa tại địa phương này tuyên 24 tháng tù với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2 Điều 331, Bộ Luật Hình sự Việt Nam.Truyền thông Nhà nước loan tin cho biết bà Nguyễn Thu Hằng từng là giáo viên công tác tại một trường Trung học Cơ sở tại TP Đồng Hới nhưng đã nghỉ hưu. Bà bị bắt giam vào ngày 27 tháng 11 năm ngoái theo cáo buộc như vừa nêu.Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an TP Đồng Hới cho biết bà Nguyễn Thu Hằng không đồng ý với phán quyết trong một vụ án dân sự “tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” mà bà Hằng là nguyên đơn.Cơ quan này cho rằng sau đó vào tháng tư năm 2023, bà Nguyễn Thu Hằng nhiều lần sử dụng tài khoản Facebook cá nhân “Nguyễn Thu Hằng’ để phát trực tiếp ý kiến về thẩm phán Nguyễn Văn Ngh.Cơ quan Cảnh sát Điều tra còn kết luận từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2023 bà Nguyễn Thu Hằng nhiều lần sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để đăng tải những video clip tự quay khi phát biểu tại trụ sở Ủy ban Nhân dân phường Nam Lý, Phòng Giáo dục- Đào Tạo TP Đồng Hới, trụ sở Thanh tra tỉnh Quảng Bình.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-retired-officer-got-jail-verdict-on-the-charge-of-abusing-democratic-freedom-04242024092946.html

Việt Nam thuê công ty ở Washington để gây ảnh hưởng lên Quốc hội Mỹ về chính sách thương mại

Một công ty vận động hành lang ở thủ đô Mỹ đã được Bộ Công Thương Việt Nam thuê để gây ảnh hưởng tới các nhà lập pháp Mỹ trong lúc Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang đánh giá lại yêu cầu của quốc gia Đông Nam Á để được đưa ra khỏi danh sách các nền kinh tế phi thị trường.Bộ Công Thương đã nộp đơn lên Bộ Thương Mại Mỹ để yêu cầu đánh giá lại tình trạng nền kinh tế phi thị trường (NME) của Việt Nam hồi tháng 9 vừa qua. Bộ này nộp đơn chỉ 1 ngày trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tới thăm Việt Nam và nâng cấp quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược toàn diện.Một bản đăng ký theo Đạo luật Đăng ký Đại diện cho nước Ngoài (FARA) trình lên Bộ Tư pháp Mỹ, mà VOA xem được, cho thấy Steptoe LLP, một công ty luật quốc tế có trụ sở ở Washington DC, đã cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho Bộ Công Thương Việt Nam trong vấn đề thương mại.Bản đăng ký, đề ngày 1/5/2024, cho biết luật sư của công ty có tên Jeffrey Weis được thuê làm “đối tác” trong việc “trợ giúp Bộ Công Thương và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đạt được quy chế kinh tế thị trường trong quá trình tố tụng chống bán phá giá.”Bộ Thương mại Mỹ có 270 ngày để xem xét và đánh giá yêu cầu của Việt Nam được Bộ Công thương nộp ngày 8/9/2023. Trong tuyên bố chung đưa ra sau khi Tổng thống Biden và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nâng cấp quan hệ, Mỹ nói rằng sẽ xem xét yêu cầu của Việt Nam một cách nhanh chóng nhất có thể, phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ.

https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-thue-cong-ty-o-washington-gay-anh-hung-len-quoc-hoi-my-ve-quy-che-kinh-te-thi-truong/7580028.html

Mùa Xuân để lại của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Ở Việt Nam, trong thế kỷ 20, có ba cuộc cải cách ruộng đất. Một cuộc ở phía Bắc năm 1954 diễn ra với đầy máu xương, khiến hàng triệu người khốn khổ; trong khi đó, hai cuộc cải cách ở miền Nam thì mang lại cơm no áo ấm cho đồng bào và sự thịnh vượng cho quốc gia (miền Nam VNCH).Cuộc cải cách ruộng đất đầu tiên ở miền Nam được thực hiện thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, kéo dài từ 1955 đến 1963. Và cuộc cải cách điền địa thứ hai được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tiến hành từ 1967 đến 1973. Cuộc cải cách thứ hai được thực hiện trong bối cảnh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và chính quyền VNCH đương đầu với thù trong giặc ngoài, phải đối phó với những âm mưu phá hoại của Việt Cộng nằm vùng, và cuộc chiến bảo vệ miền Nam trước sự phá rối liên tục của cộng sản Bắc Việt.Tổng thống Thiệu bắt đầu thai nghén chiến dịch cải cách ruộng đất vào Tháng Hai 1966. Sau chuyến thị sát Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Tổng thống Thiệu nói rằng ông không hài lòng về việc nhà nước vẫn kiểm soát nhiều đất công, thay vì giao cho người dân. Nói rằng “đất đai phải thuộc về người trồng cấy,” Tổng thống Thiệu muốn giao cho người dân quyền sở hữu ruộng đất một cách tuyệt đối; cho họ quyền sống chết với mảnh đất của mình.Thời điểm đó, nhiều quan chức chính quyền Đệ Nhị Cộng hòa chưa tin rằng nông dân sẵn sàng trở thành người chủ của ruộng đồng. Cơ quan viện trợ Hoa Kỳ USAID, nơi yểm trợ các chính sách phát triển cho Nam Việt Nam, cũng nghi ngờ về quyết định của Tổng thống Thiệu. Tìm hiểu của USAID cho thấy không ít nông dân miền Nam, vốn trải qua hàng trăm năm làm tá điền, vẫn chưa có ý thức làm chủ. Họ vẫn thích làm công ăn lương để không phải suy nghĩ và lo lắng về chuyện tô thuế hay luật pháp.

https://saigonnhonews.com/nhin-lai-lich-su/ky-uc-30-4/mua-xuan-de-lai-cua-tong-thong-nguyen-van-thieu/

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước tình hình vàng, đô la biến động!

Tại họp báo về kết quả kinh doanh quý 1 diễn ra sáng 19 tháng 4 vừa qua, ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá diễn biến bất lợi. Trong khi đó, theo thông tin từ báo Đầu tư-Chứng khoán, trong quý 1 năm 2024, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng tăng khoảng 2,2%, lên quanh mức 24.800.Tiến sĩ kinh tế Đinh Xuân Quân nêu nhận định với RFA:“Nếu tỷ giá hối đoái tăng quá 2% thì Ngân hàng Nhà nước có quyền tham gia, mua đô la vào hay bán đô la ra vì họ muốn giữ trị giá của đồng Việt Nam thăng bằng. Đó là cái quan trọng. Mà nếu muốn bán đô la ra thì phải có đô la. Đô la từ đâu ra? Trước hết là khi Việt Nam buôn bán xuất cảng hàng hóa ra ngoại quốc thì Việt Nam nhận được tiền đô la. Thứ hai là do lao động ở ngoại quốc nhận lương bằng đô la. Thứ ba, do Việt Kiều trên khắp thế giới gửi tiền về, mà Việt kiều tại Mỹ là nhiều nhấ..Việt Nam có thương lượng với Bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ, và họ đã nói, nếu Việt Nam thay đổi tỷ giá hối đoái để có thể xuất cảng nhiều hơn thì họ sẽ để ý và có thể trừng phạt. Bởi đó nó thuộc vào cái mà Hoa Kỳ gọi là currency manipulation (thao túng tiền tệ). Do đó, Việt Nam phải rất thận trọng trong vấn đề thay đổi tỷ giá hối đoái. Ngân hàng Nhà nước có thể tham gia vào việc bán đô la ra hoặc mua đô la vào để giữa thăng bằng cho đồng tiền Việt Nam. Họ nói ra (công khai chuyện can thiệp ngoại tệ – NV) là tốt hơn vì đây không phải là một cố gắng để xuất cảng thêm. Đó là một chuyện rất quan trọng”.  

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-should-the-state-bank-do-when-the-exchange-rate-is-too-high-04232024115231.html

Chủ nghĩa Mác-Lênin tiếp tục soi sáng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

V.I.Lênin – nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của phong trào cộng sản toàn thế giới đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do cho các dân tộc, vì hạnh phúc của toàn thể nhân loại. Những di sản mà Lênin để lại cho toàn thể nhân loại tiến bộ là vô cùng to lớn trên cả phương diện lý luận và từ chính thực tiễn hoạt động cách mạng của Người. Ðối với cách mạng Việt Nam, tư tưởng của V.I.Lênin không chỉ là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng mà vẫn đang tiếp tục chỉ dẫn cho mỗi bước đi trong chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình mới. Hòng thực hiện âm mưu làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, một trong những mục tiêu các thế lực thù địch tập trung thực hiện chính là đòi xóa bỏ sự lãnh đạo duy nhất, trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối, mọi mặt của Ðảng Cộng sản Việt Nam với cách mạng Việt Nam. Ðể thực hiện mục tiêu này, các đối tượng tuyên truyền luận điệu: Ðảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng mà theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì chính trị nảy sinh trên cơ sở kinh tế, phản ánh kinh tế và chính trị do kinh tế quyết định. Bởi vậy theo họ, ở Việt Nam thời kỳ đổi mới đang thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu cho nên theo quy luật kinh tế quyết định chính trị thì Việt Nam phải tiến hành đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; chỉ có thực hiện đa nguyên, đa đảng đại diện cho lợi ích của các giai cấp, lực lượng khác nhau trong xã hội thì mới thật sự bảo đảm dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Ðây là sự xuyên tạc vô căn cứ và cũng không đúng với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị.

https://nhandan.vn/chu-nghia-mac-lenin-tiep-tuc-soi-sang-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-post805822.html

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Cambodia, đồng minh thân thiết nhất tại Đông Nam Á

Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến Cambodia vào hôm Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, trong cuộc công du ba ngày nhằm tái xác nhận mối liên hệ ngoại giao khắng khít với đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Đây là chặng dừng chân cuối cùng của họ Vương sau Indonesia và Papua New Guinea, Đài ABC News loan tin.Cuộc viếng thăm này diễn ra giữa lúc Trung Quốc đang tài trợ cho việc thực hiện hai công trình lớn tại Cambodia, đó là một kênh đào và một căn cứ hải quân, mà các nước khác cho rằng có mục đích phục vụ quyền lợi chiến lược của Trung Quốc trong vùng.Trung Quốc là đồng minh quan trọng nhất của Cambodia, là kẻ tác động ảnh hưởng mạnh mẽ lên nền kinh tế của đất nước Chùa Tháp, với nhiều công trình khuếch trương do Trung Quốc tài trợ, đặc biệt là hạ tầng cơ sở, như phi trường và đường sá, cũng như các dự án phát triển tư nhân, như khách sạn, sòng bài và phát triển địa ốc. Trung Quốc chiếm tới 40 phần trăm số nợ ngoại quốc hiện nay lên tới $10 tỷ của Cambodia.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/ngoai-truong-trung-quoc-tham-cambodia-dong-minh-than-thiet-nhat-tai-dong-nam-a/

Quốc hội Việt Nam họp vào ngày 20/5: Có bầu luôn chủ tịch nước?

Kỳ họp thường kỳ sắp tới của Quốc hội khóa 15 là kỳ họp thứ 7, được ấn định vào ngày 20/5.Nhiều nhà quan sát đã nhận định với BBC rằng chức danh chủ tịch nước có thể chính thức được đưa ra để Quốc hội Việt Nam xem xét trong kỳ họp này nếu không có cuộc họp bất thường nào khác diễn ra trước thời điểm 20/5.Hiện chức danh chủ tịch nước cần phải sớm được công bố, trong bối cảnh Việt Nam đang ra sức trấn an các nước và làm nhẹ sự nghi ngại của các nhà đầu tư nước ngoài về tính bất ổn chính trị khi chỉ trong hơn một năm đã có hai chủ tịch nước bị mất chức.Kỳ họp Quốc hội lần này bắt đầu từ ngày 20/5 đến 28/6 tại Hà Nội trong hai đợt. Đợt 1 từ ngày 20/5 đến ngày 8/6. Đợt 2 từ ngày 17/6 đến ngày 28/6.Theo thông tin được công bố, nội dung họp gồm điều chỉnh tiến độ 1 dự án luật, bổ sung 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết, xem xét dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, thành phố Đà Nẵng…Tới nay, Quốc hội khóa 15 của Việt Nam đã họp 6 kỳ họp thường kỳ và 6 kỳ họp bất thường.Vào ngày 20/3, ông Carl Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales, nhận định với BBC News Tiếng Việt ngay sau khi có tin ông Võ Văn Thưởng rời ghế chủ tịch nước:”Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch nước. Thông thường có kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 và tháng 10. Và chúng ta có thể phải đợi từ nay đến tháng 5 để Ban Chấp hành Trung ương đạt sự đồng thuận và sau đó Quốc hội sẽ bầu chủ tịch nước.”

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2vwqe9v3wjo

Quân sự : Mỹ – Philippines khởi động cuộc tập trận Balikatan ở Biển Đông

Cuộc tập trận Balikatan – Vai Kề Vai lần thứ 39 mở ra từ ngày 22/04/2024 đến 10/05/2024, huy động gần 17.000 binh sĩ, chủ yếu là lính Mỹ và Philippines ở khu vực miền bắc và miền tây quần đảo Philippines. Điều đáng chú ý là lần đầu tiên Pháp chính thức tham dự cuộc tập trận này. Theo thông cáo của sứ quán Pháp tại Philippines, tàu hộ tống Vendémiaire bắt đầu tham gia chiến dịch Vai Kề Vai và sẽ hiện diện trong khu vực cho đến ngày 03/05/2024, trước khi hai đồng minh thân thiết, Mỹ và Philippines, bắt đầu khâu diễn tập đối phó với « một cuộc xung đột ở cường độ cao ». Từ mùa hè năm nay, Pháp sẽ chính thức chỉ định một tùy viên quân sự thường trực tại Manila, dấu hiệu cho thấy quyết tâm của Paris tăng cường hiện diện tại vùng Châu Á –Thái Bình Dương.Hãng tin Mỹ AP nhắc lại đợt tập trận chung Mỹ-Philippines lần này diễn ra trong bối cảnh nhiều sự cố thường xuyên xảy ra trong những tuần qua giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tuần duyên Phililippines.Trong thời gian tập trận, 11.000 lính Mỹ, hơn 5.000 phía Philippines sẽ cùng với khoảng 250 quân nhân Pháp và Úc bắt đầu các bài tập « bảo vệ bờ biển Philippines », « tăng cường khả năng ứng phó trước mọi cuộc xung đột và chiến tranh ».Đại tá Philippines, Michael Logico được hãng tin Mỹ AP trích dẫn nhấn mạnh, « lần đầu tiên các hoạt động diễn tập được thực hiện ở khu vực ngoài lãnh hải Philippines, cách bờ biển của Philippines đến 22 km ». Các bài tập diễn ra trong vùng đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và gần eo biển Đài Loan. 

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240422-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1-m%E1%BB%B9-philippines-kh%E1%BB%9Fi-%C4%91%E1%BB%99ng-cu%E1%BB%99c-t%E1%BA%ADp-tr%E1%BA%ADn-balikatan-%E1%BB%9F-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng

BẦU CỬ MỸ 2024: SO SÁNH 10 CHÍNH SÁCH LỚN CỦA TRUMP VS BIDEN

Cử tri Mỹ đang trong quá trình lựa chọn giữa việc tái bầu Tổng thống Joe Biden từ Đảng Dân chủ hay người tiền nhiệm của ông, cựu Tổng thống Donald Trump từ Đảng Cộng hòa.Dưới đây là so sánh về chủ trương và đề xuất chính sách của hai ông trong 10 vấn đề lớn.Chính sách kinh tế của Tổng thống Biden, có tên là Bidenomics, liên quan tới việc xây dựng nền kinh tế “từ dưới lên”, tức đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, sản xuất, năng lượng sạch và mở rộng cơ hội việc làm.Theo thống kê, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh và tạo ra được nhiều việc làm dưới sự lãnh đạo của ông Biden.Tuy nhiên, cử tri Mỹ gặp nhiều khó khăn do lạm phát, đặc biệt là khi mua thực phẩm và xăng dầu.Ông Trump đổ lỗi cho việc chi tiêu của ông Biden là nguyên nhân gây ra lạm phát. Ông đã thề sẽ quay lại chính sách giảm trừ thuế và các quy định liên quan.Ông cũng nói rằng sẽ tìm cách thay thế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, người mà ông bổ nhiệm nhưng bây giờ lại buộc tội là quá ‘chính trị’.Tổng thống Biden hứa sẽ xử lý vấn đề nhập cư một cách nhân đạo hơn.Ông Biden đã tạm ngưng và hủy bỏ một số chính sách biên giới của ông Trump, đồng thời dỡ bỏ giới hạn nhập cư tị nạn và mở rộng hạn chế nhập cư nhân đạo.Tuy nhiên, lượng di cư bất hợp pháp tăng mạnh cùng sự phản đối của công chúng đã khiến Đảng Dân chủ chuyển hướng sang các biện pháp chặt chẽ hơn, bao gồm một dự luật liên đảng gần đây mà cho phép ông Biden đóng cửa biên giới.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx0394pwv9wo

Tổng thống Zelenskyy cảm ơn Hạ viện Mỹ thông qua viện trợ dành cho Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ngày thứ Bảy tỏ lòng biết ơn việc Hạ viện Hoa Kỳ thông qua dự luật cấp viện trợ quân sự cho nước ông và nói rằng sự hỗ trợ này sẽ cứu được nhiều sinh mạng và “đặt dấu chấm hết” cho cuộc chiến với Nga.“Tôi biết ơn Hạ viện Hoa Kỳ, cả hai đảng, và cá nhân Chủ tịch Mike Johnson vì quyết định giúp lịch sử đi đúng hướng,” ông Zelenskyy viết trên mạng xã hội X.Tổng thống nói dự luật “sẽ giữ cho chiến tranh không lan rộng, cứu sống hàng ngàn và hàng ngàn sinh mạng, và giúp cả hai nước chúng ta trở nên mạnh hơn.”Vài phút sau, trong phát biểu qua video hàng đêm, tổng thống nói sự hỗ trợ “sẽ tới tay các binh sĩ của chúng ta ở tiền tuyến” và ca ngợi vai trò của “sự lãnh đạo của Mỹ” trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.”Chúng tôi chắc chắn sẽ sử dụng hỗ trợ của Mỹ để củng cố sức mạnh của cả hai quốc gia và đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến này. Một cuộc chiến mà Putin phải thua.”Các dự luật trong gói hành động lập pháp sẽ cung cấp 60,84 tỉ đôla cho Ukraine, bao gồm 23 tỉ đôla để bổ sung vũ khí, kho dự trữ và cơ sở vật chất của Mỹ.

https://www.voatiengviet.com/a/zelenskyy-cam-on-ha-vien-my-thong-qua-vien-tro-cho-ukraine/7578315.html

Tại sao Nhật Bản ‘thay đổi căn bản’ thái độ với Nga?

Theo đánh giá của Đài phát thanh Quốc tế Đức (DW.com), Nhật Bản đang trở thành một trong những nhà cung cấp viện trợ quan trọng nhất của Ukraine với hàng tỷ USD. Nhưng câu hỏi đặt ra là điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến quan hệ với Nga? Trong bối cảnh viện trợ từ EU và Mỹ có dấu hiệu chậm lại, các quốc gia phương Tây khác đã tăng tỷ lệ hỗ trợ của họ cho Ukraine, trong số đó có Nhật Bản. Theo Bộ Tài chính Ukraine, Nhật Bản đã âm thầm trở thành một trong những nước hỗ trợ tài chính quan trọng nhất của Kiev, dẫn đầu trong những tháng đầu năm 2024. Tại một hội nghị ở Nhật Bản vào tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết viện trợ được cung cấp và cam kết từ Tokyo sẽ có tổng trị giá 12 tỷ USD (11,2 tỷ euro). Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 6 về viện trợ quốc tế cho Ukraine vào tháng 1 vừa qua, cung cấp hơn 7 tỷ euro. Khoản viện trợ này từ Nhật Bản đang giúp duy trì nền kinh tế Ukraine. Ngân hàng Quốc gia Ukraine ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã giảm 1/3 kể từ khi cuộc xung đột nổ ra vào tháng 2/2022. Mặc dù Tokyo không thể cung cấp cho Kiev vũ khí sát thương vì lý do lịch sử và các hạn chế pháp lý quốc gia, nhưng họ có thể gửi thực phẩm, thuốc men, máy phát điện, ô tô, áo giáp chống đạn và thiết bị rà phá bom mìn.

https://cafef.vn/tai-saonhat-ban-thay-doi-can-ban-thai-do-voi-nga-188240422192414344.chn

Trùm tình báo quân đội Israel từ chức vì thất bại trước Hamas

Lãnh đạo Tổng cục Tình báo Quốc phòng Israel trở thành quan chức cấp cao nhất của nước này từ chức vì không ngăn được cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10/2023.”Thiếu tướng Aharon Haliva đã xin rời nhiệm sở, sau khi nhận trách nhiệm với tư cách là Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Quân đội trong những sự việc xảy ra ngày 7/10/2023. Ông sẽ nghỉ hưu sau khi hoàn tất quy trình bàn giao công việc cho người kế nhiệm”, Bộ Quốc phòng Israel cho biết hôm nay.Giới chức Israel cũng công bố nội dung bức thư xin từ chức của tướng Haliva.”Ngày 7/10/2023, Hamas đã tiến hành vụ tấn công bất ngờ nhằm vào đất nước Israel. Cơ quan tình báo dưới quyền của tôi đã không hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Tôi luôn nhớ về ngày đen tối đó và sẽ mãi mãi mang theo nỗi đau khủng khiếp của cuộc chiến”, thư có đoạn.Tướng Haliva là quan chức cấp cao đầu tiên của Israel từ chức vì để xảy ra vụ tấn công của Hamas. Ông từng tuyên bố sẽ từ chức hồi cuối năm ngoái, nhưng vẫn tại vị cho đến nay.Lực lượng Hamas tại Dải Gaza ngày 7/10/2023 bất ngờ mở chiến dịch tập kích hiệp đồng bằng đường bộ, đường không và đường biển vào lãnh thổ Israel, khiến hơn 1.100 người thiệt mạng, hơn 8.000 người bị thương và bắt hàng trăm người về Dải Gaza làm con tin.Cuộc tấn công hiệp đồng của Hamas được đánh giá là “thất bại thảm họa” về mặt tình báo của Israel. Giới chuyên gia nhận định chiến dịch táo bạo này đã được nhóm vũ trang lên kế hoạch trong thời gian dài, ngay trước mắt Israel, song tình báo nước này không hay biết.

https://vnexpress.net/trum-tinh-bao-quan-doi-israel-tu-chuc-vi-that-bai-truoc-hamas-4737275.html

Mỹ sẽ tịch thu tài sản Nga để quân viện cho Ukraine, theo luật mới

Khoản viện trợ lớn Hoa Kỳ dành cho Ukraine và các đồng minh khác mà Tổng Thống Joe Biden ký ban hành hôm Thứ Tư, 24 Tháng Tư cũng cho phép chính quyền tịch thu tài sản nhà nước của Nga tại Hoa Kỳ và tận dụng số tài sản đó vì lợi ích của Kiev, thông tấn xã AP loan tin.Điều đó có thể tức là sẽ có thêm $5 tỷ quân viện cho Ukraine, đến từ tài sản của Ngân Hàng Trung Ương Nga vốn bị đóng băng ở Hoa Kỳ. Hành động tịch thu tài sản sẽ được thực hiện theo các điều khoản của Đạo Luật REPO, viết tắt của Đạo Luật Tái Thiết Thịnh Vượng Kinh Tế và Cơ Hội cho Người Ukraine, được đưa vào luật viện trợ.Nhưng Mỹ khó có thể tịch thu tài sản nếu không có sự đồng ý của các thành viên khác trong nhóm G7 và Liên Âu.Hoa Kỳ và các đồng minh ngay lập tức đóng băng $300 tỷ tài sản ngoại quốc của Nga khi Moscow mở màn xâm lược Ukraine. Số tiền đó vẫn chưa ai động tới – phần lớn là ở các quốc gia thuộc Liên Âu – khi chiến tranh tiếp diễn. Nhưng khoảng $5 tỷ trong số đó nằm ở Mỹ.Các tài sản phong tỏa bị niêm phong và Moscow không thể tiếp cận được – nhưng số tài sản đó vẫn thuộc về Nga. Trong khi các chính phủ nói chung có thể phong tỏa tài sản mà không gặp khó khăn gì, thì việc biến tài sản đó thành tài sản bị tịch thu rồi bán vì lợi ích của Ukraine đòi hỏi phải có thêm một thủ tục tư pháp dựa trên nền tảng pháp lý và xét xử tại tòa án.

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/my-se-tich-thu-tai-san-nga-de-quan-vien-cho-ukraine-theo-luat-moi/

Ngoại trưởng Ukraine có chung quan điểm với Nga

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba cho rằng viện trợ của Mỹ không đủ để chặn bước quân Nga. Tuyên bố này cũng tương tự những gì người phát ngôn Điện Kremlin đã nói trước đó.Theo RT, ông Kuleba ca ngợi Thượng viện Mỹ đã quyết định thông qua gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine song cảnh báo rằng nó không đủ để tạo ra sự khác biệt trên chiến trường. Sau nhiều tháng tranh cãi, đảng Cộng hòa đã nhượng bộ đảng Dân chủ và ủng hộ đề xuất viện trợ của Nhà Trắng trong cuộc bỏ phiếu diễn ra hôm 23/4. Trả lời phỏng vấn tờ The Guardian, ông Kuleba nói: “Không một gói viện trợ đơn lẻ nào có thể ngăn cản được người Nga. Điều có thể ngăn cản Nga là một mặt trận thống nhất của Ukraine và tất cả các đối tác”. Lập trường của ông Kuleba tương đồng với tuyên bố trước đó của người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ông Peskov từng nói, những vũ khí và đạn dược mà Mỹ và đồng minh của nước này chuyển cho Kiev sẽ không thay đổi được động lực ở tiền tuyến, nơi quân Nga đã đạt những tiến bộ đáng kể trong những tuần gần đây. Và rằng, điều duy nhất mà gói viện trợ mới của Mỹ sẽ làm là khiến thêm nhiều người Ukraine thiệt mạng.

 https://vietnamnet.vn/ngoai-truong-ukraine-co-chung-quan-diem-voi-nga-2274413.html

EU ngần ngại cung cấp Patriot cho Ukraine

Các bộ trưởng EU cho biết đang xem xét cách cung cấp thêm hệ thống phòng không cho Ukraine nhưng chưa đạt được cam kết về tên lửa Patriot mà Kiev coi trọng nhất.Trong bối cảnh Nga tăng cường không kích vào cơ sở hạ tầng năng lượng và các thành phố của Ukraine, chính phủ nhiều nước Liên minh châu Âu (EU) đang chịu áp lực phải cung cấp thêm hệ thống bảo vệ cho Kiev. Tuy nhiên, trong cuộc họp ngày 22/4 tại Luxembourg, các ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng từ những quốc gia sở hữu hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất, loại Ukraine đã sử dụng và đánh giá cao về khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo, đều không thể đưa ra cam kết cung cấp hệ thống này cho Kiev.Các quan chức cho rằng rất khó để các nước chuyển Patriot vì chúng là một phần không thể thiếu trong hệ thống phòng thủ quốc gia. Giới chức Ukraine phản bác nguy cơ các nước EU bị tấn công bằng đường không là rất thấp, trong khi Ukraine thường xuyên phải đối mặt với những cuộc tập kích như vậy.Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson cho hay Stockholm đã đồng ý cung cấp vũ khí phòng không cho Ukraine, trong đó có tên lửa phòng không vác vai RBS 70.

https://vnexpress.net/eu-ngan-ngai-cung-cap-patriot-cho-ukraine-4737399.html

Ukraine dự báo tháng Năm khó khăn, bắt gián điệp Nga ở Kiev

Theo Kyiv Independent, trong ngày 22/4, Giám đốc Cơ quan tình báo Quốc phòng Ukraine (GUR) Kyrylo Budanov đã đưa ra những dự báo về tình hình ở tiền tuyến trong thời gian tới. “Chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong tương lai gần, nhưng nó không phải là thảm họa. Mọi người cần hiểu rằng Ukraine sẽ không sụp đổ, nhưng tình hình ở tiền tuyến sẽ trở nên phức tạp hơn từ giữa tháng Năm. Đối thủ đang chuẩn bị cho một chiến dịch quy mô lớn”, ông Budanov nóiQuan chức Ukraine nhận xét, bộ binh Nga đang được trang bị tốt hơn so với thời điểm đầu của cuộc xung đột. Tuy vậy, các loại khí tài hạng nặng của đối thủ lại đang suy giảm khả năng tác chiến nhanh chóng.”Tinh thần của đối thủ đã lên cao sau khi kiểm soát được Avdiivka, nhưng nó chỉ là tạm thời. Hiện Nga đang gia tăng sức ép ở Chasiv Yar bằng số lượng lớn xe tăng và xe bọc thép. Tuy vậy, các phương tiện này đang gặp nhiều vấn đề, bởi chúng liên tục cần sửa chữa do đã ở trong các kho dự trữ quá lâu”, ông Budanov nói thêm.

https://vietnamnet.vn/ukraine-du-bao-thang-nam-kho-khan-bat-gian-diep-nga-o-kiev-2273295.html

Giữa căng thẳng với Trung Quốc, Ấn Độ cấp phi đạn hành trình siêu thanh cho Philippines

Ấn Độ đã bắt đầu chuyển giao phi đạn hành trình siêu thanh cho Philippines khi hai nước thắt chặt quan hệ quốc phòng và chiến lược trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Philippines và Trung Quốc về tranh chấp hàng hải ở Biển Đông.Phi đạn BrahMos đang được Philippines mua theo hợp đồng trị giá 375 triệu đô la được ký vào năm 2022.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói hôm 19/4 tại một cuộc mít tinh bầu cử: “Bây giờ chúng ta cũng đang xuất khẩu phi đạn BrahMos. Lô phi đạn đầu tiên này sẽ đến Philippines vào ngày hôm nay”.Ấn Độ và Philippines đã tăng cường hợp tác quốc phòng khi mối lo ngại về một Trung Quốc ngày càng quyết đoán ngày càng sâu sắc ở cả hai nước.Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc đã leo thang trong năm qua khi Bắc Kinh viện dẫn các quyền lịch sử để đưa ra yêu sách đối với các khu vực bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila. Trong khi đó, những nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng đối đầu quân sự kéo dài 4 năm của New Delhi với Bắc Kinh dọc biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya không có nhiều tiến triển.Tại New Delhi, các nhà phân tích cho rằng Ấn Độ muốn tham gia vào việc chống lại Trung Quốc ở Biển Đông mạnh mẽ hơn khi lo ngại gia tăng về tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.

https://www.voatiengviet.com/a/giua-cang-thang-voi-trung-quoc-an-do-cap-phi-dan-hang-trinh-sieu-thanh-cho-philippines/7582211.html

Thái Lan kêu gọi vai trò ‘chủ động hơn’ của ASEAN trong việc giải quyết xung đột Myanmar

Thái Lan hôm 26/4 kêu gọi khối ASEAN đóng vai trò chủ động hơn trong việc tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar vốn đang do quân đội cai trị, sau nhiều tuần giao tranh gần biên giới khiến thương mại bị đình trệ và dẫn đến một làn sóng người tị nạn trong một thời gian ngắn.Myanmar đang mắc kẹt trong cuộc nội chiến giữa một bên là quân đội và một bên là liên minh lỏng lẻo của các nhóm dân quân dân tộc thiểu số với một phong trào phản kháng được hình thành sau cuộc đàn áp đẫm máu của chính quyền đối với những người bất đồng chính kiến sau cuộc đảo chính năm 2021.Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đưa ra kế hoạch hòa bình vào năm 2021 và có sự đồng tình của các tướng lĩnh Myanmar, nhưng kế hoạch này mới chỉ được thực hiện một phần, gây ra những rạn nứt trong khối và sự thất vọng từ các thành viên nổi bật nhất.“Chúng tôi mong muốn thấy một ASEAN chủ động hơn,” Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Nikorndej Balankura nói.“Chúng tôi đã thảo luận với Lào, nước Chủ tịch luân phiên của ASEAN, và Myanmar về tình hình này”.

https://www.voatiengviet.com/a/thai-lan-keu-goi-vai-tro-chu-dong-hon-cua-asean-trong-viec-giai-quyet-xung-dot-myanmar/7586494.html

Ngoại trưởng Blinken nêu lo ngại với Chủ tịch Tập về việc Trung Quốc hỗ trợ Nga

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm 26/4 bày tỏ lo ngại về sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với quân đội Nga, một trong nhiều vấn đề đe dọa làm xấu đi sự cải thiện gần đây trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.Ông Blinken nêu vấn đề này trong cuộc họp dài 5 tiếng rưỡi với nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh. Đây là cuộc tiếp xúc cấp cao mới nhất giữa hai nước, hiện đang giảm được những căng thẳng vốn đã đẩy mối quan hệ xuống mức thấp lịch sử vào năm ngoái.Nhà ngoại giao Hoa Kỳ sẽ kết thúc chuyến thăm vào ngày 26/4 với rất ít tiến triển về một loạt vấn đề gây tranh cãi, bao gồm cả những phàn nàn của Mỹ về hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc. Thay vào đó, cả hai bên đang tập trung vào các vấn đề thực dụng như ngoại giao nhân dân.“Ngoại trưởng [Blinken] đã thảo luận những lo ngại về sự hỗ trợ của Công hòa Nhân dân Trung Hoa đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết, đồng thời nói rằng hai bên cũng thảo luận về Đài Loan, Biển Đông và các điểm nóng khác.Bất chấp mối quan hệ đối tác “không giới hạn” với Moscow, Trung Quốc vẫn tránh việc cung cấp vũ khí cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-blinken-neu-lo-ngai-voi-chu-tich-tap-viec-trung-quoc-ho-tro-nga/7586196.html